Nguyên tắc phát triển là gì

Phát triển là phạm trù triết học dùng để khái quát quá trình vận động từ thấp đến cao, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện hơn, từ chất cũ đến chất mới ở trình độ cao hơn của tự nhiên, xã hội và tư duy.[1]

Triết học duy vật biện chứng cho rằng, phát triển là một phạm trù triết học khái quát quá trình vận động tiến lên từ thấp lên cao, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện hơn của sự vật. Nguồn gốc của sự phát triển là quá trình giải quyết mâu thuẫn trong bản thân sự vật. Cách thức của sự phát triển là quá trình tích lũy về lượng, thay đổi về chất trong sự vật. Khuynh hướng của sự phát triển là quá trình phủ định của phủ định, cái mới ra đời thay thế cái cũ.

Phát triển mang tính khách quan, tức là nguồn gốc của nó nằm trong chính bản thân sự vật, hiện tượng chứ không phải do tác động từ bên ngoài và đặc biệt không phụ thuộc vào ý thức, ý muốn chủ quan của con người; mang tính phổ biến, vì nó diễn ra ở khắp mọi nơi trong các lĩnh vực tự nhiên, xã hội và tư duy, trong mọi không gian và thời gian; mang tính đa dạng, phong phú, tức là tùy thuộc vào hình thức tồn tại cụ thể của vật chất mà phát triển diễn ra nhiều hình thức khác nhau, nó còn phụ thuộc vào không gian và thời gian, vào các yếu tố, điều kiện tác động lên sự phát triển đó.

Khi nhận thức sự vật phải nhận thức nó trong sự vận động, phát triển, không đánh giá sự vật ở trạng thái đứng im, không vận động, chết cứng. Quan điểm phát triển đòi hỏi phải chống lại quan điểm bảo thủ, trì trệ, ngại khó, ngại đổi mới, dễ bằng lòng với thực tại.

Phát triển là khó khăn, phức tạp vì phải giải quyết mâu thuẫn bên trong sự vật; là quá trình tích lũy về lượng, thay đổi về chất lâu dài; là quá trình phủ định thay thế cái cũ. Nhận thức được điều này sẽ tránh tình trạng chủ quan, giản đơn khi đề ra con đường, biện pháp thúc đẩy sự vật, hiện tượng phát triển.

Tư duy cần phải mềm dẻo, linh hoạt cho phù hợp với sự thay đổi của sự vật, hiện tượng. Thực hiện tốt yêu cầu này sẽ khắc phục được bệnh giáo điều trong nhận thức và hoạt động thực tiễn.

  • Quan điểm toàn diện
  • Giáo điều

  1. ^ PGS. TS Đoàn Quang Thọ. “Giáo trình Triết học. Nhà xuất bản Lý luận chính trị. Hà Nội năm 2007” [PDF]. Truy cập 2 tháng 2 năm 2021.

Bài viết này vẫn còn sơ khai. Bạn có thể giúp Wikipedia mở rộng nội dung để bài được hoàn chỉnh hơn.

  • x
  • t
  • s

Lấy từ “//vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Quan_điểm_phát_triển&oldid=67927296”

Phát triển là quá trình vận động tiến lên từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện hơn của một sự vật. Quá trình vận động đó diễn ra vừa dần dần, vừa nhảy vọt để đưa tới sự ra đời của cái mới thay thế cái cũ. Sự phát triển là kết quả của quá trình thay đổi dần về lượng dẫn đến sự thay đổi về chất, quá trình diễn ra theo đường xoắn ốc và hết mỗi chu kỳ sự vật lặp lại dường như sự vật ban đầu nhưng ở mức [cấp độ] cao hơn.[1][2]

Theo chủ nghĩa Marx - Lenin thì mâu thuẫn là nguồn gốc vận động, phát triển của sự vật và hiện tượng. Mỗi mâu thuẫn bao hàm sự thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập, làm cho sự vật hiện tượng không thể giữ nguyên trạng thái cũ. Kết quả là mâu thuẫn cũ mất đi, mâu thuẫn mới hình thành, sự vật hiện tượng cũ được thay thế bằng sự vật hiện tượng mới. Do đó, sự đấu tranh giữa các mặt đối lập [giải quyết mâu thuẫn] là nguồn gốc vận động phát triển của sự vật và hiện tượng.

Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng, phát triển có 4 tính chất cơ bàn:

  • Sự phát triển mang tính khách quan.
  • Sự phát triển mang tính phổ biến.
  • Sự phát triển có tính đa dạng, phong phú.
  • Sự phát triển có tính kế thừa.

Khuynh hướng phát triển của sự vật hiện tượng là sự vận động đi lên cái mới, cái mới ra đời và thay thế cái cũ, nhưng ở trình độ cao hơn, hoàn thiện hơn.

Nguyên lý về sự phát triển là cơ sở lý luận của sự phát triển, một quan điểm khoa học trong việc nhận thức và cải tạo thế giới. Nội dung cơ bản của quan điểm phát triển như sau:

  • Khi xem xét các sự vật, hiện tượng phải đặt nó trong sự vận động, phát triển và phải phát hiện ra các xu hướng biến đổi, chuyển hóa chúng. Sự vận động, biến đổi ấy là cái vốn có của thế giới hiện thực. Sự vận động, biến đổi của sự vật, hiện tượng diễn ra đa dạng, phong phú và theo những khuynh hướng khác nhau, thậm chí trái ngược nhau, trong đó phát triển vẫn là xu hướng chính, có vai trò chi phối các xu hướng khác. Quá trình nhận thức của con người phải phát hiện ra xu hướng chính để thúc đẩy sự vật phát triển.
  • Sự vận động, phát triển của sự vật, hiện tượng trong thế giới khách quan là một quá trình chứa đựng nhiều mâu thuẫn. Trong quá trình đó, sự vật, hiện tượng không chỉ có những biến đổi theo chiều hướng đi lên, mà còn bao hàm cả những biến đổi thụt lùi. Do vậy, quá trình nhận thức phải thấy rõ được tính chất quanh co, phức tạp của quá trình phát triển như là một hiện tượng phổ biến.
  • Quá trình nhận thức sự vật, hiện tượng phải luôn đổi mới, bổ sung và phát triển cho phù hợp với sự biến đổi của bản thân sự vật, hiện tượng.

  1. ^ Giáo trình Triết học Mac - Lê nin. “Hai nguyên lý của phép biện chứng duy vật”. Bản gốc lưu trữ ngày 7 tháng 1 năm 2017. Truy cập ngày 7 tháng 1 năm 2017.
  2. ^ “Phát triển xã hội - Một số quan điểm và Kinh nghiệm từ Châu Âu”. Bản gốc lưu trữ ngày 7 tháng 1 năm 2017. Truy cập ngày 7 tháng 1 năm 2017.

  • Giáo trình Triết học Mác - Lê nin, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội, năm 2006
  • V.I.Lenin, Toàn tập, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, năm 2005
  • Giáo dục công dân 10, Bộ Giáo dục và Đào tạo, năm 2014
  • Mâu thuẫn
  • Quy luật thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập

Lấy từ “//vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Phát_triển&oldid=67700954”

Mục lục bài viết

  • 1. Khái niệm về sự phát triển
  • 2. Tính chất của sự phát triển
  • 2.1. Tính khách quan của sự phát triển
  • 2.2. Tính phổ biến của sự phát triển
  • 2.3. Tính kế thừa của sự phát triển
  • 2.4. Tính phong phú, đa dạng của sự phát triển
  • 3. Ý nghĩa phương pháp luận rút ra từ nguyên lý về sự phát triển
  • 4. Quan điểm toàn diện là gì?
  • 5. Phương pháp luận của quan điểm toàn diện
  • 5.1. Cơ sở lý luận của quan điểm toàn diện
  • 5.2. Yêu cầu của quan điểm toàn diện là gì?
  • 6. Quan hệ giữa quan điểm toàn diện và quan điểm lịch sử cụ thể

1. Khái niệm về sự phát triển

– Trong chủ nghĩa duy vật biện chứng,phát triểnlà một phạm trù triết học dùng để khái quát quá trình vận động tiến lên từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện hơn.

– Ta cần phân biệt khái niệm “vận động” và khái niệm “phát triển“:

+Vận độnglà mọi biến đổi nói chung. Khái niệm này có ngoại diên lớn hơn khái niệm phát triển.

+Phát triểnlà sự vận động có khuynh hướng tạo ra cái mới hợp quy luật. Phát triển gắn liền với sự ra đời của cái mới này.

Nhờ cósựphát triển, cơ cấu tổ chức, phương thức tồn tại và vận động của sự vật cũng như chức năng vốn có của nó ngày càng hoàn thiện hơn. Như thế,phát triểnlà một trường hợp đặc biệt của sự vận động.

– Quan điểm biện chứng thừa nhận tính phức tạp, tính không trực tuyến của quá trình phát triển. Sự phát triển có thể diễn ra theo con đường quanh co, phức tạp, trong đó không loại trừ bước thụt lùi tương đối.

2. Tính chất của sự phát triển

2.1. Tính khách quan của sự phát triển

– Tất cả các sự vật, hiện tượng trong hiện thực luôn vận động,phát triểnmột cách khách quan, độc lập với ý thức của con người. Đây là sự thật hiển nhiên, dù ý thức của con người có nhận thức được hay không, có mong muốn hay không.

Nguồn gốc củasự phát triểnnằm ngày trong chính bản thân của sự vật, hiện tượng. Đó là sự thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập thuộc mỗi sự vật, hiện tượng.

Phát triểnlà quá trìnhtự thân[tự nó, tự mình] của mọi sự vật, hiện tượng.

– Quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng về tính khách quan củasự phát triểnđã phủ nhận quan điểm của chủ nghĩa duy tâm và quan điểm siêu hình vềsự phát triển.

Quan điểm duy tâm cho rằng nguồn gốc củasự phát triểnở các lực lượng siêu nhiên, phi vật chất [thần linh, thượng đế], hay ở ý thức con người. Tức là đều nằm ở bên ngoài sự vật, hiện tượng.

Quan điểm siêu hình cho rằng các sự vật, hiện tượng về cơ bản là “đứng im”, khôngphát triển. Hoặcphát triểnchỉ là sự thay đổi đơn thuần về mặt lượng [số lượng, kích thước…] mà không có sự biến đổi về chất.

2.2. Tính phổ biến của sự phát triển

Sự phát triểndiễn ra ở tất cả mọi lĩnh vực, từ tự nhiên, xã hội và tư duy. Từ hiện thực khách quan đến những khái niệm, những phạm trù phản ánh hiện thực ấy.

Trong hiện thực, không có sự vật, hiện tượng nào là đứng im, luôn luôn duy trì một trạng thái cố định trong suốt quãng đời tồn tại của nó.

2.3. Tính kế thừa của sự phát triển

Sự phát triểntạo ra cái mới phải trên cơ sở chọn lọc, kế thừa, giữ lại, cải tạo ít nhiều những bộ phận, đặc điểm, thuộc tính… còn hợp lý của cái cũ; đồng thời cũng đào thải, loại bỏ những gì tiêu cực, lạc hậu, không tích hợp của cái cũ. Đến lượt nó, cái mới này lại phát triển thành cái mới khác trên cơ sở kế thừa như vậy.

Đó là quá trình phủ định biện chứng. Là sự thay đổi về lượng dẫn đến sự thay đổi về chất. Quá trình này diễn ra vô cùng, vô tận theo hình xoáy trôn ốc.

2.4. Tính phong phú, đa dạng của sự phát triển

Sự phát triểncó muôn hình, muôn vẻ, biểu hiện ra bên ngoài theo vô vàn loại hình khác nhau.

Sự phong phú của các dạng vật chất và phương thức tồn tại của chúng quy định sự phong phú của phát triển. Môi trường, không gian, thời gian và những điều kiện, hoàn cảnh khác nhau tác động vào các sự vật, hiện tượng cũng làm chosự phát triểncủa chúng khác nhau.

Trong giới hữu cơ,sự phát triểnbiểu hiện ở khả năng thích nghi của cơ thể trước sự biến đổi của môi trường, ở khả năng tự sản sinh ra chính mình với trình độ ngày càng cao hơn…

Sự phát triểntrong xã hội biểu hiện ở năng lực chinh phục tự nhiên, cải tạo xã hội ngày càng lớn của con người.

Đối với tư duy,sự phát triểnlà năng lực nhận thức ngày càng sâu sắc, toàn diện, đúng đắn hơn.

3. Ý nghĩa phương pháp luận rút ra từ nguyên lý về sự phát triển

Từ việc nghiên cứunguyên lý về sự phát triểncủa các sự vật, hiện tượng, chúng ta rút raquan điểm phát triểntrong nhận thức và hoạt động thực tiễn. Quan điển này đòi hỏi:

Thứ nhất: Khi xem xét các sự vật, hiện tượng, ta phải đặt nó trong sự vận động và phát triển.

– Ta cần phải nắm được sự vật không chỉ như là cái nó đang có, đang hiện hữu trước mắt, mà còn phải nắm được khuynh hướngphát triểntương lai, khả năng chuyển hóa của nó. Bằng tư duy khoa học, ta phải làm sáng tỏ được xu hướng chủ đạo của tất cả những biến đổi khác nhau đó.

–Quan điểm phát triểnhoàn toàn đối lập với quan điểm bảo thủ, trì trệ, định kiến. Tuyệt đối hóa một nhận thức nào đó về sự vật có được trong một hoàn cảnh lịch sử nhất định, xem đó là nhận thức duy nhất đúng về toàn bộ sự vật trong quá trình phát triển tiếp theo của nó sẽ đưa chúng ta đến sai lầm nghiêm trọng.

Thứ hai: Không dao động trước những quanh co, phức tạp của sự phát triển trong thực tiễn.

Ta cần phải xác quyết rằng các sự vật, hiện tượng phát triển theo một quá trình biện chứng đầy mâu thuẫn. Do đó ta phải công nhận tính quanh co, phức tạp của quá trình phát triển như một hiện tượng phổ biến, đương nhiên.

Quan điểm phát triểnđòi hỏi phải có sự nhìn nhận, đánh giá khách quan đối với mỗi bước thụt lùi tương đối của sự vật, hiện tượng. Bi quan về sự thụt lùi tương đối sẽ khiến chúng ta gặp phải những sai lầm tai hại.

Thứ ba: Phải chủ động tìm ra phương pháp thúc đẩy sự phát triển của sự vật, hiện tượng.

–Ta phải tích cực, chủ động nghiên cứu, tìm ra những mâu thuẫn trong mỗi sự vật, hiện tượng. Từ đó, xác định biện pháp phù hợp giải quyết mâu thuẫn để thúc đẩy sự vật, hiện tượngphát triển.

Việc xác định những biện pháp cũng cần căn cứ vào từng giai đoạn, hoàn cảnh cụ thể của sự vật, hiện tượng. Vìsự phát triểndiễn ra theo nhiều giai đoạn, từ thấp đến cao, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện hơn.

– Vì trongsự phát triểncó sự kế thừa, ta phải chủ động phát hiện, cổ vũ cái mới phù hợp, tìm cách thúc đẩy để cái mới đó chiếm vai trò chủ đạo.

Ta cũng phải tìm cách kế thừa những bộ phận, thuộc tính… còn hợp lý của cái cũ, đồng thời kiên quyết loại bỏ những gì thuộc cái cũ mà lạc hậu, cản trởsự phát triển.

Thứ tư: Phải tích cực học hỏi, tích lũy kiến thức khoa học và kiến thức thực tiễn.

Tuyệt đối tránh bảo thủ, trì trệ trong tư duy và hành động.

–Sự phát triểnđược thực hiện bằng con đường tích lũy về lượng để tạo ra sự thay đổi về chất. Do đó, chúng ta phải luôn nỗ lực, chăm chỉ lao động để làm cho sự vật, hiện tượng tích lũy đủ về lượng rồi dẫn đến sự thay đổi về chất.

4. Quan điểm toàn diện là gì?

Quan điểm toàn diện là gì? – Quan điểm toàn diện được hiểu là quan điểm khi nghiên cứu và xem xét sự vật phải quan tâm đến tất cả các yếu tố, các mặt kể cả khâu gián tiếp hay trung gian có liên quan đến sự vật.

Điều này xuất phát từ mối liên hệ nằm trong nguyên lý phổ biến của các hiện tượng và sự vật trên thế giới. Phải có quan điểm toàn diện vì bất cứ mối quan hệ nào cũng tồn tại sự vật. Và không có bất cứ sự vật nào tồn tại riêng biệt, cô lập, độc lập với các sự vật khác.

Ví dụ quan điểm toàn diện

Trong công cuộc đổi mới của Đảng Cộng sản Việt Nam không những chú ý đến mối liên hệ nội tại mà còn chú đến mối liên hệ giữa sự vật này với sự vật khác. Hơn 20 năm đổi mới Đảng ta đã sử dụng đồng bộ các phương tiện cũng như biện pháp khác nhau để mang lại hiệu quả đổi mới cao nhất. Không những cần vận dụng được nguồn lực đất nước mà còn cần tranh thủ sự giúp đỡ của các nước khác. Vừa tận dụng được yếu tố chủ quan vừa tận dụng được yếu tố khách quan từ bên ngoài.

Quan điểm toàn diện là gì lấy ví dụ?. Một ví dụ cho quan điểm toàn diện nữa chính là trong học tập. Một cá nhân để đạt được kết quả tốt trong học tập cần đến nhiều yếu tố khách quan và chủ quan tác động. Bạn không những cần đến nỗ lực và trí tuệ của bản thân mà còn cần học thêm các kiến thức từ sách vở và cuộc sống. Kiến thức cần bồi đắp từ cả lý thuyết và thực tiễn thì mới có thể trở nên hoàn thiện. Một cá nhân không thể toàn diện nếu chỉ học tập tốt mà còn cần đến lao động tốt và sống tốt.

5. Phương pháp luận của quan điểm toàn diện

5.1. Cơ sở lý luận của quan điểm toàn diện

Theo quan điểm phương pháp luận khoa học củachủ nghĩa duy vật biện chứngthì mối liên hệ giữa sự phát triển và sự phổ biến dùng để cải tạo hiện thực và nhận thức. Đây cũng chính là cơ sở lý luận và phương pháp luận của quan điểm toàn diện. Mọi sự vật, sự việc trên đời đều tồn tại song song các mối quan hệ phong phú và đa dạng.

Khi nhận thức về hiện tượng, sự vật, sự việc trong cuộc sống chúng ta cần xem xét đến quan điểm toàn diện. Xem xét đến mối liên hệ của sự vật này với sự vật khác nhằm tránh quan điểm phiến diện. Từ đó tránh được việc phán xét con người hay sự việc một cách chủ quan. Không suy xét kỹ lưỡng mà đã vội kết luận về tính quy luật hay bản chất của chúng.

5.2. Yêu cầu của quan điểm toàn diện là gì?

Theo quan điểm toàn diện, con người cần nhận thức sự vật qua mối quan hệ qua lại. Mối quan hệ này có thể là giữa các yếu tố, các bộ phận, giữa sự vật này với sự vật khác, giữa mối liên hệ trực tiếp với gián tiếp. Chỉ khi chúng ta nhìn nhận qua quan điểm toàn diện thì mới có thể đưa ra các nhận thức đúng đắn.

Không những thế quan điểm toàn diện còn đòi hỏi con người phải chú ý và biết phân biệt từng mối liên hệ. Cụ thể hơn đó là các mối quan hệ chủ yếu với tất yếu, mối liên hệ bên trong và bên ngoài, mối liên hệ về bản chất. Chỉ có như vậy chúng ta mới có thể hiểu rõ được bản chất của sự việc.

Bên cạnh đó quan điểm toàn diện còn đòi hỏi con người nắm bắt được khuynh hướng phát triển của sự vật trong tương lai. Cũng như hiểu rõ về hiện tại đang tồn tại của sự vật. Con người cần nhận biết được sự biến đổi kể cả biến đổi đi lên hay các biến đổi đi xuống.

Ví dụ quan điểm toàn diện: Khi bạn nhận xét về một người nào đó thì không thể có cái nhìn phiến diện ở vẻ bên ngoài. Cần chú ý đến các yếu tố khác như bản chất con người, các mối quan hệ của người này với người khác, cách cư xử cũng như việc làm trong quá khứ và hiện tại. Chỉ khi hiểu hết về người đó bạn mới có thể đưa ra các nhận xét.

6. Quan hệ giữa quan điểm toàn diện và quan điểm lịch sử cụ thể

Theo như quan hệ giữa quan điểm toàn diện và quan điểm lịch sử cụ thể thì trong việc xử lý và nhận thức trong tình huống cần xem xét đến đặc thù và tính chất của đối tượng nhận thức. Tình huống trong thực tiễn cần được giải quyết một cách khác nhau trong thực tiễn.

Cần phải đặt sự vật trong điều kiện thời gian và không gian cũng như trong từng điều kiện lịch sử cụ thể với các mối quan hệ nhất định. Xem xét cụ thể mối quan hệ tác động từ bên trong và bên ngoài. Mối quan hệ khách quan và chủ quan, quan hệ gián tiếp và trực tiếp của mỗi sự vật.

Ví dụ quan điểm toàn diện: Trong cuộc chiến tranh Việt Nam, Hồ Chí Minh đã xác định được quan hệ giữa dân tộc thuộc địa và đế quốc xâm lược, mối quan hệ giữa nhân dân các nước thuộc địa với nhân dân các nước đế quốc bị bóc lột. Mối quan hệ giữa tầng lớp công – nông và quan hệ giữa giai cấp lãnh đạo với với quần chúng nhân dân,… Chỉ khi nắm bắt được lý luận và thực tiễn cũng như sự liên quan giữa các mối quan hệ thì cuộc chiến tranh tại Việt Nam mới có thể hoàn toàn thắng lợi.

Video liên quan

Chủ Đề