Nhà máy điện gió phú lạc thuộc tỉnh nào

Điện từ Nhà máy Phú Lạc được hòa chính thức vào đường dây 110 kV Ninh Phước – Tuy Phong của hệ thống điện lưới quốc gia

Chiều 1/9, tại huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận, Nhà máy Điện gió Phú Lạc đã hòa thành công dòng điện đầu tiên vào hệ thống điện lưới quốc gia, đánh dấu thành công của dự án sau gần 14 tháng thi công.

Vào lúc 14h, Công ty Cổ phần Phong điện Thuận Bình tiến hành chạy thử nghiệm tổ máy đầu tiên của Dự án điện gió Phú Lạc, tỉnh Bình Thuận. Dòng điện sau khi qua trạm biếp áp Phú Lạc được hòa chính thức vào đường dây 110 kV Ninh Phước – Tuy Phong của hệ thống điện lưới quốc gia, cung cấp nguồn điện bổ sung cho địa bàn Bình Thuận và các tỉnh phía Nam.

Nhà máy điện gió Phú Lạc giai đoạn 1 có tổng công suất 24 MW; sử dụng công nghệ tua bin gió của hãng Vestas - Đan Mạch với 12 trụ điện gió. Dự án có tổng mức đầu tư gần 1.100 tỷ đồng, trong đó 85% là vốn vay của Ngân hàng Tái Thiết Đức. Đây là dự án đầu tiên Công ty Cổ phần Phong điện Thuận Bình vay vốn từ Chính phủ Cộng hòa Liên bang Đức. 

Ông Bùi Văn Thịnh, Giám đốc Công ty Cổ phần Phong điện Thuận Bình cho biết, đến giờ này, tất cả các công việc của dự án đã hoàn thành theo đúng những yêu cầu kỹ thuật đề ra từ phía Ngân hàng cho vay cũng như Chủ đầu tư. Công ty hoàn thành tiến độ sớm hơn so với hợp đồng 15 ngày là thành tích rất lớn của tập thể đơn vị chủ đầu tư, tư vấn cho đến nhà thầu trên công trường điện gió Phú Lạc.

Dự an điện gió Phú Lạc là dự án điện gió thứ 3 được triển khai trên địa bàn tỉnh Bình Thuận sau dự án Phong điện 1 Tuy Phong, dự án Điện gió Phú Quý và là dự án điện gió thứ 4 của cả nước.

Chiều 25-11, Công ty CP phong điện Thuận Bình, huyện Tuy Phong [Bình Thuận] tổ chức Lễ khánh thành Dự án Nhà máy điện gió Phú Lạc, giai đoạn 1.

Dự án Nhà máy điện gió Phú Lạc do Công ty CP phong điện Thuận Bình [EVN TBW] làm chủ đầu tư, được xây dựng trên diện tích 400 ha thuộc địa bàn xã Phú Lạc, huyện Tuy Phong. Dự án có tổng mức đầu tư gần 1.100 tỷ đồng, trong đó 85% nguồn vốn do Ngân hàng tái thiết Đức [KfW] tại Việt Nam tài trợ.

Giai đoạn 1 của dự án, nhà máy có công suất 24 MW, sử dụng 12 tua-bin gió V100, công nghệ hiện đại nhất của hãng Vestas [Đan Mạch], mỗi tua-bin có công suất hai MW. Được khởi công xây dựng từ ngày 21-7-2015, sau hơn 13 tháng thi công, đến giữa tháng 9-2016 toàn bộ 12 tua-bin gió đã chính thức hoạt động và hòa đồng bộ vào lưới điện quốc gia. Tất cả thông số kỹ thuật của tua bin đáp ứng yêu cầu kỹ thuật đề ra. Mỗi ngày Nhà máy điện gió Phú Lạc cung cấp cho hệ thống khoảng 200 nghìn kWh.

Ông Đào Hiếu, thành viên Hội đồng thành viên Tập doàn điện lực Việt Nam cho biết, đây là dự án điện gió đầu tiên do EVN đầu tư thông qua EVN TBW. Với mục tiên xây dựng dự án điện gió chuẩn, qua đó EVN có cơ sở thực tế đưa ra những đề xuất cụ thể kiến nghị với Chính phủ trong việc xây dựng chính sách về năng lượng tái tạo, cũng như phát triển điện gió tại Việt Nam.

Tại lễ khánh thành, bà Kranz Plote, đại diện Bộ Hợp tác Kinh tế CHLB Đức cho biết: “Chúng tôi vinh dự được là một phần của thành công này. Hỗ trợ đối tác của mình nhằm giảm thiểu rủi ro đối với dự án áp dụng công nghệ mới nhưng mang lại lợi ích tốt đẹp cho môi trường và xã hội là công việc và trách nhiệm của hợp tác phát triển. Chúng tôi cam kết tiếp tục sẵn sàng ủng hộ và đồng hành cùng Việt nam để đạt được các mục tiêu lớn lao trong lĩnh vực năng lượng tái tạo”.

Ông Lương Văn Hải, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận cho biết, Bình Thuận là một trong những những địa phương có tiềm năng rất lớn và có lợi thế về phát triển nguồn năng lượng sạch, nhất là năng lượng gió và năng lượng mặt trời. Đến nay, đã có 19 dự án điện gió đăng ký đầu tư, tuy nhiên, với mức đầu tư cao, nhưng giá bán điện thấp, nên nhiều dự án vẫn chưa thu xếp được vốn. Tỉnh kiến nghị với các bộ, ngành có liên quan nghiên cứu, đề xuất với Chính phủ các cơ chế chính sách phù hợp, nhất là cơ chế hỗ trợ giá cho các dự án sử dụng năng lượng gió, mặt trời… nhằm đẩy nhanh tiến độ triển khai các dự án trên địa bàn.

Nhà máy điện gió Phú Lạc là dự án điện gió thứ ba của tỉnh Bình Thuận đã hoàn thành sau các dự án Nhà máy điện gió Tuy Phong và Phú Quý, nâng tổng công suất điện gió của tỉnh từ 36 MW lên 60 MW. Từ khi hòa lưới điện quốc gia đến thời điểm này, nhà máy đã cung cấp cho hệ thống sản lượng điện 9,5 triệu kWh.

Dự án Nhà máy điện gió Phú Lạc giai đoạn 1 có 12 tua-bin gió, với tổng công suất 24MW

Theo //www.nhandan.com.vn/

28/07/2015

     Ngày 21/7/2015, Công ty CP Phong điện Thuận Bình đã tổ chức khởi công xây dựng Nhà máy Điện gió Phú Lạc giai đoạn 1 với tổng diện tích 400 ha, trong đó diện tích chiếm đất vĩnh viễn của dự án khoảng 11 ha và diện tích chiếm đất tạm thời khoảng 8 ha tại huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận. Đây là Nhà máy điện gió thứ tư trong cả nước được khởi công xây dựng, sau 2 nhà máy khác cũng tại tỉnh Bình Thuận và 1 Nhà máy tại tỉnh Bạc Liêu. Ở giai đoạn 1, Nhà máy được thiết kế bao gồm 12 tuabin với công suất 24 MW, tổng vốn đầu tư hơn 1.000 tỷ đồng, dự kiến sẽ được thực hiện trong vòng 14 tháng. 

Hệ thống điện gió tại huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận

     Hiện nay, điện gió được xem là nguồn năng lượng sạch và tương lai sẽ dần thay thế các dạng năng lượng truyền thống, vì trong quá trình sản xuất điện gió không phát thải các chất độc hại, gây ô nhiễm môi trường. Dự kiến Nhà máy Điện gió Phú Lạc khi đi vào hoạt động sẽ góp phần giải quyết nhu cầu thiếu hụt năng lượng điện hiện nay và thúc đẩy phát triển nền kinh tế cũng như góp phần giải quyết vấn đề việc làm cho lao động địa phương. Theo đánh giá của các chuyên gia, tiềm năng về điện gió ở Bình Thuận rất lớn. Nhiều nhà đầu tư chọn Bình Thuận bởi nơi đây có gió lớn quanh năm, ít bão, nhiều khu vực có ngọn đồi cao, vận tốc gió có thể đạt tới 7m/giây. Bên cạnh đó, Bình Thuận đã thực hiện nhiều chính sách ưu đãi để thu hút đầu tư điện gió như: hỗ trợ đất đai, thuế và các ưu đãi khác. Hiện tỉnh đang dẫn đầu cả nước trong lĩnh vực thu hút phát triển các dự án phong điện với hơn 12 dự án phong điện, với tổng công suất hơn 2.000 MW.

Thu Hằng

Năng lượng Theo dõi Congthuong.vn trên

Chiều 25/11, Công ty Cổ phần Phong điện Thuận Bình đã khánh thành, đưa vào hoạt động Nhà máy điện gió Phú Lạc, huyện Tuy Phong, Bình Thuận.

Trạm biến áp 22/110 kv Nhà máy điện gió Phú Lạc

Đây là nhà máy điện gió thứ 3 tại Bình Thuận đi vào hoạt động sau nhà máy Phong Điện Tuy Phong và điện gió đảo Phú Quý.

Ở giai đoạn 1, nhà máy điện gió Phú Lạc có 12 tuabin với 12 trụ điện gió, công suất 2 MW/tuabin. Mỗi trụ tuabin cao 90 m, đường kính trụ 4m, bên trong có cầu thang tự động lên xuống để bảo trì. Đây là dự án điện gió được đầu tư thiết bị thuộc diện hiện đại nhất của thế giới.

Dự án với tổng vốn đầu tư trên 1.000 tỷ đồng, vay từ Ngân hàng tái thiết Đức [KFW], với sự bảo trợ của chính phủ hai nước. Toàn bộ thiết bị của nhà máy được nhập của hãng Vestas [Đan Mạch] và HBB [Thụy Điển].

Dự kiến, trong thời gian đầu chuyển giao công nghệ, nhà máy sẽ hoạt động với sự hỗ trợ về mặt tổ chức và kỹ thuật của các đối tác Đức. Việc hoàn thành dự án nhà máy điện gió Phú Lạc là một bước tiến quan trọng trong việc đáp ứng nhu cầu năng lượng gia tăng hàng năm bằng nguồn năng lượng xanh. Năng lượng xanh là một trong những trọng tâm trong hợp tác phát triển giữa 2 quốc gia Việt Nam và Đức.

Ðiện gió được xem là nguồn năng lượng sạch vì trong quá trình sản xuất không phát thải các chất độc hại gây ô nhiễm môi trường. Cùng với các nguồn năng lượng tái tạo khác, điện gió là nguồn năng lượng của tương lai sẽ dần thay thế các dạng năng lượng truyền thống. Lý do nhiều nhà đầu tư chọn Bình Thuận bởi nơi đây có gió lớn quanh năm, ít bão, nhiều khu vực có ngọn đồi cao, vận tốc gió có thể đạt tới 7 m/giây. Theo thiết kế, với tốc độ gió 3m/giây thì cánh quạt khởi động, tuabin sẽ phát điện.

Theo ông Lương Văn Hải, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Bình Thuận, tỉnh luôn thực hiện nhiều chính sách ưu đãi để thu hút đầu tư điện gió như hỗ trợ đất đai, thuế, các ưu đãi khác...

Đến nay, toàn tỉnh có 19 dự án điện gió đăng ký đầu tư. Tuy nhiên, vấn đề khó khăn để phát triển điện gió của tỉnh chính là công tác đào tạo nguồn nhân lực. Nhiều dự án vẫn phải thuê chuyên gia nước ngoài bởi cả Việt Nam nói chung và Bình Thuận nói riêng hầu như chưa có cơ sở đào tạo cán bộ kỹ thuật chuyên về điện gió.

Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Tags:

Chiều 10/6, trường Đại học Tôn Đức Thắng phối hợp với Tổng công ty Điện lực TP. Hồ Chí Minh tổ chức lễ trao giải cuộc thi sinh viên chung tay tiết kiệm điện.

Hội thảo “Lộ trình hiện thực hóa điện gió ngoài khơi tại Việt Nam: Hướng đến mục tiêu của Quy hoạch điện VIII và Cam kết Net Zero” đã diễn ra ngày 9/6.

Ban Chỉ đạo Quốc gia về phát triển điện lực họp rà soát tiến độ cụm công trình giải tỏa công suất nhà máy nhiệt điện BOT Vân Phong 1.

Vừa qua, Tổng công ty Truyền tải điện Quốc gia đã tổ chức đóng điện kỹ thuật Đường dây 500kV mạch 3 đoạn Quảng Trạch-Dốc Sỏi và Sân phân phối 500kV Quảng Trạch.

Thời gian qua, Tập đoàn Điện lực Việt Nam đã chủ động triển khai nhiều chương trình, nhằm góp phần thúc đẩy quá trình chuyển đổi năng lượng tại Việt Nam.

Mạng lưới tiết kiệm điện Việt Nam chính thức ra mắt tại hai kênh thông tin của mạng lưới trên nền tảng Zalo và Facebook vào ngày 7/6.

Chuyên gia kinh tế, TS Võ Trí Thành gợi ý hướng giảm giá xăng dầu và hỗ trợ an sinh trong buổi trả lời phỏng vấn của phóng viên Báo Công Thương.

Ngày 7/6, Tổng công ty Truyền tải điện Quốc gia đã làm việc với lãnh đạo thị xã Kỳ Anh [tỉnh Hà Tĩnh] bàn giải pháp tháo gỡ vướng Đường dây 500 Kv mạch 3

Việc đầu tư lưới điện thông minh không chỉ đáp ứng nhu cầu phát triển của năng lượng tái tạo mà còn giúp kiểm soát và sử dụng năng lượng hiệu quả.

Việc cải thiện sản xuất theo hướng tăng hiệu quả sử dụng năng lượng, đã mang lại lợi ích về kinh tế - môi trường cho Nhà máy Bia Hà Nội - Hoàng Hoa Thám.

Tạp chí The Economist của Anh số ra ngày 4/6 đã có bài viết nhận định Việt Nam là một điểm sáng trong khu vực về chuyển đổi sang năng lượng sạch.

Để đảm bảo cấp điện ổn định phát triển kinh tế xã hội nhưng phả bảo tồn rừng quốc gia và các di tích lịch sử, Điện lực miền Nam đề xuất kéo cáp ngầm ra Côn Đảo.

Tổng Công ty Điện lực miền Trung vừa ra văn bản thông báo dừng, không thanh toán đối với các dự án hệ thống điện mặt trời mái nhà không đảm bảo quy định.

Hội thảo sẽ có nhiều bài học kinh nghiệm từ trong và ngoài nước nhằm thúc đẩy ngành điện gió ngoài khơi, góp phần đảm bảo thực hiện lộ trình tiến tới Net Zero.

Những năm gần đây, tỉnh Hà Tĩnh chấp thuận chủ trương đầu tư nhiều dự án năng lượng tái tạo.

Chương trình năng lượng phát thải thấp Việt Nam V-LEEP II tiếp tục hỗ trợ thúc đẩy quá trình chuyển đổi ngành năng lượng của Việt Nam theo hướng sạch, bền vững.

Đại diện Thương vụ Việt Nam tại Malaysia cho biết, nếu Việt Nam nhập khẩu xăng dầu từ Malaysia sẽ nhập khẩu theo giá đàm phán.

Vài ngày qua, dư luận lại nóng lên với chủ đề giá xăng dầu được thảo luận tại Nghị trường Quốc hội.

Trước thông tin giá xăng chỉ 13.000 đồng/lít, Malaysia muốn xuất khẩu xăng sang Việt Nam, cơ quan chức năng của Bộ Công Thương đã làm rõ vấn đề trên.

Người Malaysia chỉ cần bỏ 13.000 đồng [0,5 USD] mua 1 lít xăng.Tuy nhiên, đây là chính sách trợ giá dành riêng cho người bản địa nên khó có thể xuất khẩu giá rẻ

Để thực hiện dự án điện gió ngoài khơi mất từ 7-8 năm, theo đó, cần có cơ chế thu hút đầu tư và triển khai ngay mới có thể đạt được mốc quy hoạch đến năm 2030.

Trước và trong kỳ họp Quốc hội lần này, nhiều địa phương vẫn xin bổ sung nguồn năng lượng tái tạo, điện khí vào Quy hoạch điện VIII một cách tràn lan.

Để có được một hệ thống năng lượng có mức phát thải ròng bằng 0, cần hành động sớm để mức phát thải đạt đỉnh không muộn hơn năm 2035, tránh chi phí quá cao.

Sáng 2/6, lễ công bố Báo cáo triển vọng năng lượng Việt Nam 2021 được diễn ra tại Hà Nội.

Việt Nam cần nguồn năng lượng tái tạo xanh, sạch hơn để phát triển kinh tế mạnh mẽ theo hướng bền vững, đặc biệt để hiện thực hoá tham vọng cân bằng phát phải.

Video liên quan

Chủ Đề