Nhà Nguyễn xác lập chủ quyền biển đảo

Giữa những ngày tháng Tư lịch sử, Sở VHTT&DL tỉnh Bắc Giang đã tổ chức trưng bày, triển lãm tư liệu “Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam- Những bằng chứng lịch sử và pháp lý”. Đây là hoạt động hết sức có ý nghĩa, góp phần nâng cao nhận thức cán bộ, đảng viên và các tầng lớp Nhân dân trong tỉnh về vị trí, vai trò đặc biệt quan trọng của biển, đảo Việt Nam.

Thực hiện Quyết định số 1862/QĐ-TTg ngày 04/11/2021 của Thủ tướng Chính phủ về việc tổ chức Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam; Kế hoạch số 489/KH-UBND ngày 03/3/2022 của UBND tỉnh về việc tổ chức các hoạt động Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam năm 2022 trên địa bàn tỉnh Bắc Giang, Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch tổ chức trưng bày chuyên đề: “Hoàng Sa, Trường Sa  của Việt Nam-Những bằng chứng lịch sử và pháp lý”; “Các dân tộc và tôn giáo ở Việt Nam trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”; “Những kỷ vật đi cùng năm tháng”. Trưng bày được tổ chức tại Bảo tàng tỉnh, khai mạc từ ngày 20/4/2022 và trưng bày đến hết tháng 4/2022. Đây là hoạt động chào mừng kỷ niệm 47 năm Ngày Giải phóng miền Nam,thống nhất đất nước [30/4/1975-30/4/2022]; 68 năm chiến thắng Điện Biên Phủ [07/5/1954-07/5/2022]; 45 năm Ngày Quốc tế Bảo tàng [18/5/1977-18/5/2022]; 132 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh [19/5/1890-19/5/2022]; Hưởng ứng các hoạt động chào mừng Ngày sách và văn hóa đọc Việt Nam 21/4/2022.

Năm 2015, UBND tỉnh Bắc Giang phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức Triển lãm trưng bày tư liệu "Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam - Những bằng chứng lịch sử và pháp lý" tại tỉnh thu hút hàng trăm cơ quan, tổ chức, hàng nghìn người dân trên địa bàn đến tham quan. Ngay sau khi kết thúc triển lãm đó, nhiều tư liệu, văn bản, hiện vật được Bộ Thông tin và Truyền thông bàn giao lại cho tỉnh. Bảo tàng tỉnh là đơn vị tiếp nhận toàn bộ nguồn tài liệu quý giá này, trực tiếp quản lý và tiếp tục phối hợp thực hiện nhiều cuộc triển lãm tại các địa phương, đơn vị, trường học, mang lại hiệu quả tuyên truyền tích cực.

Dịp này, Bảo tàng tỉnh trưng bày 80 hình ảnh, 42 hiện vật do Bộ Thông tin và Truyền thông tặng tỉnh Bắc Giang với chủ đề “Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam - những bằng chứng lịch sử và pháp lý”, Những bản đồ và tư liệu trưng bày tại Bảo tàng tỉnh lần này là một phần bằng chứng lịch sử và cơ sở pháp lý chứng minh chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa trên Biển Đông. Nguồn tư liệu cho thấy các nhà nước Việt Nam, từ thời kỳ phong kiến đến thời kỳ xã hội chủ nghĩa ngày nay, đã khai phá, xác lập, thực thi và bảo vệ chủ quyền quốc gia đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa và nhiều vùng biển đảo khác thuộc lãnh thổ Việt Nam. Đó là một quá trình liên tục, lâu dài, được ghi nhận trong nhiều nguồn sử liệu của Việt Nam và các nước, đặc biệt là những tư liệu, bản đồ được soạn vẽ, xuất bản từ thế kỷ XVI đến nay ở Việt Nam và nhiều nước trên thế giới.

 Đồng chí Mai Sơn, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh cùng các em học sinh thăm trưng bày tại Bảo tàng tỉnh.

Các nhóm tư liệu chính như: Phiên bản của các văn bản Hán - Nôm, văn bản Việt ngữ và Pháp ngữ do triều đình phong kiến Việt Nam và chính quyền Pháp ở Đông Dương, thay mặt nhà nước Việt Nam đương thời, ban hành từ thế kỷ XVII đến đầu thế kỷ XX, khẳng định quá trình xác lập, thực thi và bảo vệ chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Đặc biệt là các châu bản triều Nguyễn [từ triều Gia Long đến triều Bảo Đại] ban hành liên quan trực tiếp đến vấn đề khai thác, quản lý, xác lập và thực thi chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa dưới triều Nguyễn [1802 - 1945]. Phiên bản của các văn bản hành chính của chính quyền Việt Nam Cộng hòa ở miền Nam Việt Nam ban hành trong thời kỳ 1954 - 1975 tiếp tục khẳng định quá trình quản lý hành chính, thực thi và bảo vệ chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Phiên bản của các văn bản hành chính của nhà nước Cộng hòa XHCH Việt Nam ban hành từ năm 1975 đến nay tiếp tục khẳng định thực thi và bảo vệ chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa và những vùng biển đảo khác thuộc lãnh thổ Việt Nam.

Bên cạnh đó là một số tư liệu, ấn phẩm do các nước phương Tây biên soạn và xuất bản từ thế kỷ XVIII đến thế kỷ XIX liên quan đến chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa; một số hình ảnh tư liệu về quá trình thực thi và bảo vệ chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa từ những năm 1930 đến khi Trung Quốc xâm chiếm toàn bộ quần đảo Hoàng Sa bằng trận “Hải chiến Hoàng Sa” ngày 19/1/1974. Ngoài ra, tại đây cũng trưng bày một số hình ảnh tư liệu các đồng chí Lãnh đạo tỉnh trong các đợt thăm quần đảo Trường Sa, gửi gắm tình cảm của đất liền đến với đồng bào và chiến sỹ trên đảo. Nhân dân Bắc Giang cùng với nhân dân cả nước vẫn luôn hướng về biển đảo, có nhiều hoạt động thiết thực, chung tay góp sức cả vật chất và tinh thần, động viên kịp thời đối với các lực lượng chấp pháp, kiên cường, bất khuất vượt qua khó khăn bảo vệ vững chắc chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc.

Các đại biểu tham quan trừng bày tại Bảo tàng tỉnh

Cùng với việc trưng bày tư liệu khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa, trưng bày chủ đề “Các dân tộc và tôn giáo ở Việt Nam trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc” thông qua 180 ảnh về các dân tộc và tôn giáo ở Việt Nam do Bộ Thông tin và Truyền thông bàn giao cho Bảo tàng tỉnh năm 2021 và trưng bày “Những kỷ vật đi cùng năm tháng” với 40 hình ảnh, gần 200 hiện vật tiêu biểu là những kỷ vật của quân và dân Bắc Giang trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ xâm lược.

Những năm qua, Bắc Giang không ngừng đẩy mạnh nhiệm vụ tuyên truyền về chủ quyền biển đảo. Cùng với tổ chức tuyên truyền trực quan, các cơ quan báo chí truyền thông của tỉnh đã thường xuyên thực hiện tuyên truyền nâng cao nhận thức về vị trí, vai trò, tầm quan trọng của biển, đảo Việt Nam trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; tuyên truyền quan điểm, chủ trương của Đảng và các văn bản pháp luật về biển, đảo của Nhà nước ta, trong đó có Luật Biên giới quốc gia, Luật biển Việt Nam, Nghị quyết TW4 [khóa X] về “Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020”, những nội dung cơ bản của Công ước Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982, tuyên bố ứng xử các bên ở Biển đông [DOC], Luật Thủy sản, Luật Hàng hải Việt Nam... Đài PT&TH Bắc Giang duy trì chuyên mục “Hướng về Biển Đông” trên sóng phát thanh và truyền hình, trên trang thông tin điện tử. Báo Bắc Giang duy trì chuyên trang “Biển đảo quê hương”, tập trung tuyên truyền những thành tựu trong phát triển kinh tế- xã hội gắn với quản lý, bảo vệ chủ quyền biển, đảo, thềm lực địa của Tổ quốc; nhân rộng các điển hình tiên tiến, các nhân tố mới trong phát triển kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội, bảo tồn và phát huy văn hóa truyền thống vùng biển, ven biển gắn với đảm bảo quốc phòng, an ninh và chủ quyền các vùng biển, đảo của Tổ quốc; đấu tranh, phản bác các luận điệu sai trái của các thế lực thù địch, cơ hội chính trị xuyên tạc quan điểm của Đảng và Nhà nước ta trong việc giải quyết các vấn đề liên quan đến chủ quyền biển đảo của Việt Nam…

Trưng bày tư liệu “Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam- Những bằng chứng lịch sử và pháp lý” thêm một lần nữa khẳng định tinh thần đoàn kết, ý thức trách nhiệm của nhân dân cả nước nói chung và nhân dân trong tỉnh nói riêng, kiều bào ta ở nước ngoài, đặc biệt là tầng lớp thanh niên trong công cuộc gìn giữ và bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc; cũng như nhắc nhở mỗi người dân trên địa bàn tỉnh luôn biết ơn các thế hệ cha anh đã hy sinh để bảo vệ chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc./.

Vân Hồng

Châu bản triều Nguyễn là một loại văn bản hành chính của các vương triều phong kiến Việt Nam dưới thời các vua nhà Nguyễn. Việc xác lập và thực thi chủ quyền của triểu đình nhà Nguyễn trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa cũng được thể hiện và chứng minh rõ ràng qua các châu bản triều Nguyễn còn lưu lại đến nay.

 1. Khái quát vể châu bản triều Nguyễn

Châu bản triều Nguyễn là một loại văn bản hành chính của các vương triều phong kiến Việt Nam dưới thời các vua nhà Nguyễn. Trên nhiều văn bản này còn lưu lại các dấu tích bút phê của nhà vua bằng son đỏ. Cho đến nay, theo số liệu thống kê năm 1993 của Trung tâm lưu trữ quốc gia I,Cục văn thư và lưu trữ Nhà nước thuộc Bộ Nội vụ thì số lượng châu bản triều Nguyễn được sắp xếp thành 734 tập1 với hàng ngàn đơn vị văn bản gốc nhưng trong chiến tranh do điều kiện phương tiện bảo quản không đủ nên nhiều châu bản bị thất lạc, hư hỏng ở các mức độ khác nhau như kết dính, bị mốc, mục. Tuy vậy, các nhà nghiên cứu vẫn sưu tập và khai thác được nhiều châu bản có nội dung liên quan tới hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

2. Châu bản triều Nguyễn và việc thực thi chủ quyền trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa

Giá trị của châu bản triều Nguyễn thể hiện ở cả hình thức và nội dung. Về hình thức, đây là văn bản hành chính gốc, nhiều văn bản có ý kiến chỉ đạo trực tiếp của nhà vua nên có giá trị pháp lý cao. Về nội dung, châu bản cung cấp thông tin về việc điều hành đất nước trên nhiều phương diện, trong đó, việc thực thi chủ quyền được đặc biệt quan tâm. Rất nhiều sự kiện, hoạt động quản lý hành chính đã được nêu trong các bộ sử do Quốc sử quán biên soạn dựa trên cơ sở châu bản, qua đó, khẳng định tính xác thực cũng như giá trị pháp lý của các sự kiện này.

Việc xác lập và thực thi chủ quyền của triểu đình nhà Nguyễn trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa cũng được thể hiện và chứng minh rõ ràng qua các châu bản triều Nguyễn còn lưu lại đến nay. Mặc dù rất nhiều châu bản đã bị thất lạc, nhưng phần châu bản còn lại đã được phát hiện cho đến nay cũng đủ cho thấy bức tranh tổng thể của hoạt động thực thi chủ quyền của triều đình Huế đối với hai quần đảo. Điểm đặc biệt hơn nữa là phấn lớn các châu bản liên quan đến Hoàng Sa và Trường Sa đều có bút phê của nhà vua, đây chính là những bằng chứng sống động và rõ ràng cho thấy sự quan tâm ở cấp cao nhất của chính quyền phong kiến đối với hai quần đảo này.

Từ nội dung của châu bản,  có thể thấy các vị vua triều Nguyễn đã tiếp nối chính sách của các Chúa Nguyễn đối với hai quần đảo, đồng thời triển khai toàn diện và hệ thống hơn các hoạt động quản lý đối với Hoàng Sa và Trường Sa, Cụ thể là thiết lập đơn vị hành chính trên đảo, tiến hành khảo sát đo đạc, cắm mốc chủ quyền, vẽ bản đồ, cứu hộ, cứu nạn, đảm bảo an toàn hàng hải đồng thời cũng có chính sách thưởng phạt phân minh để khích lệ thuỷ quân thuộc đội Hoàng Sa và đội Bắc Hải được cử ra hai quần đảo.

- Vương triều Nguyễn liên tục cử người khảo sát, tiến hành cắm mốc, đo vẽ bản đồ trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

Khi lên ngôi, vua Gia Long đã thực hiện nhiều hoạt động về chính trị, kinh tế, văn hóa xã hội để xây dựng và củng cố vương triều, trong đó nhà vua rất quan tâm tới cương giới trên biển. Một trong các hoạt động quản lý miền biên hải của vua Gia Long là sai thủy quân, một binh chủng trong quân đội cùng đội Hoàng Sa tiến hành khảo sát quần đảo Hoàng Sa. Theo Đại Nam thực lục chính biên, năm Ất Hợi niên hiệu Gia Long thứ 14 [1815], nhà vua cử Phạm Quang Ảnh ra Hoàng Sa thăm dò đường biển2, đến tháng 3 mùa xuân năm Gia Long thứ 15 [1816], nhà vua tiếp tục sai thủy quân và đội Hoàng Sa đi thuyển ra Hoàng Sa để thăm dò đường biển3.

Vua Gia Long tạ thế năm 1819, cháu nội là Nguyễn Phúc Đảm lên ngôi năm 1820, lấy hiệu là Minh Mệnh. Vua Minh Mệnh tiếp tục chính sách củng cố vương triều của tổ tiên. Về bộ máy hành chính, vua Minh mệnh đã đặt thêm cơ quan Nội các để giúp nhà vua thực thi công việc điều hành đất nước, trong đó có công việc thực thi chủ quyền trên hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa. Căn cứ vào các châu bản, các bộ, cơ quan được giao nhiệm vụ thực thi chủ quyền trên hai quần đảo Hoàng Sa, Trường gồm có cơ quan Nội các, bộ Công, bộ Hộ, bộ Binh, bộ Hình, bộ Lại và các quan đầu tỉnh Quảng Ngãi, Bình Định... Bộ Binh đảm nhiệm công việc điều quân4, tuần tra cương giới lãnh thổ trên biển5. Bộ Công đảm nhiệm công việc khảo sát, xây dựng, quản lý quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

Thực hiện ý chỉ của nhà vua, nhiệu đoàn khảo sát đã tới xứ Hoàng Sa. Nội dung công việc của mỗi đoàn có khác nhau. Có đoàn đi thăm dò đường biển, có đoàn làm nhiệm vụ đo vẽ bản đồ, có đoàn mang cọc gỗ ra cắm mốc ở quần đảo Hoàng Sa. Tờ châu bản để ngày 12 tháng 2 năm Minh Mệnh thứ 17 [1836] của bộ Công cho thấy viên Chánh đội trưởng Thủy quân được cử đi cắm mốc chủ quyền ở Hoàng Sa là Phạm Hữu Nhật. Trên tờ châu bản này có hai dòng chữ. Một là, mỗi cọc gỗ dài 5 thước, rộng 5 tấc, dày 1 tấc, hai là thuyền nào đến đâu thì lập tức cắm cọc làm mốc. Đây là chữ viết của vua Minh Mệnh. Từ các dòng chữ này cho thấy quyết tâm của nhà vua đối với việc thực thi chủ quyền trên xứ Hoàng Sa. Việc cắm mốc ở Hoàng Sa không chỉ là nhiệm vụ của quân đội. Theo một văn bản của người Chăm trên đảo Phú Quý, người dân cũng đã chuẩn bị đầy đủ ba thuyền cùng dân đinh và ngư phủ ra Hoàng Sa, Trường Sa hỗ trợ việc cắm mốc theo chỉ dụ.6

Mỗi đoàn đi khảo sát Hoàng Sa đều có báo cáo. Châu bản ghi ngày 21 tháng 6 năm Minh Mệnh thứ 19 [1838] cho biết kết quả của đoàn đi khảo sát quần đảo Hoàng Sa năm 1838: đoàn đã khảo sát được 25 đảo [trong đó đoàn đã đi khảo sát lại 12 đảo mà các đoàn trước đã đến, và khảo sát được 13 đảo chưa có đoàn nào đến].

Thời Thiệu Trị [1841- 1847], các nhà nghiên cứu đã tìm được hai văn bản mang nội dung liên quan tới công việc thực thi chủ quyền trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Xem xét hai tờ châu bản này thì thấy cơ quan được giao nhiệm vụ theo dõi công việc thực thi chủ quyền trên hai quán đảo Hoàng Sa và Trường Sa vẫn hoạt động theo những qui định của nhà nước. Tuy nhiên, trong giai đoạn vua Thiệu Trị trị vì đã xảy ra nhiều biến động lịch sử nên công việc khảo sát hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa phải tạm dừng.

- Chính sách của nhà Nguyễn đối với việc cứu hộ, cứu nạn

Triều đình xác định vùng biển hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thuộc lãnh thổ của Việt Nam nên các thương thuyền của nước ngoài khi đi qua vùng này gặp nạn đều được triều đình cứu vớt và trợ giúp. Bản tâu đề ngày 27 tháng 6 năm Minh Mệnh thứ 11 [1830] của Nguyễn Văn Ngữ, quan Thủ ngự cửa biển Đà Nẵng cho biết khi nhận được tin tầu buôn của người Pháp gặp nạn ở Hoàng Sa, ông đã sai tầu tuần tiễu đem nước ngọt đi tìm kiếm họ. Tờ tâu của bộ Hộ ghi này 22 tháng 12 năm Tự Đức thứ 22 [1869] cho biết có 540 người tỉnh Phúc Kiến đi trên tầu buôn gặp nạn ở Hoàng Sa. Quan coi quản cửa biển Đà Nẵng đã cứu vớt và trợ giúp cho người gặp nạn. Từ các công việc cứu hộ cứu nạn của các quan coi giữ cửa biển cho thấy tinh thần trách nhiệm quản lý cương giới lãnh thổ của vương triều Nguyễn.

- Chính sách của nhà Nguyễn đối với người đi thực thi công vụ trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trưởng Sa

Triều đình nhà Nguyễn xác định công việc khảo sát hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là công việc khó khăn, nhưng lại có tầm quan trọng đặc biệt. Nhận thức được tầm quan trọng ấy, nhà Nguyễn đã có những chính sách nhằm khuyến khích và động viên những người đi thực hiện nhiệm vụ quan trọng này. Căn cứ vào các tờ châu bản, chúng ta nhận thấy những chính sách đó như sau:

Trước hết, nhà nước tiến hành miễn thuế cho các đoàn thuyền thực hiện các hoạt động quản lý, đánh bắt hải sản ở các vùng biển, đặc biệt là công việc thực thi chủ quyền như đi thăm dò, khảo sát hai quẩn đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Việc kê khai xin miễn thuế cho thuyền đi công vụ ở Hoàng Sa được ghi rõ trong văn bản ngày 19 tháng 7 năm Minh Mệnh thứ 19 [1838] do quan Bố chính tỉnh Quảng Ngãi tấu trình. Bản tấu ghi rõ kích cỡ, nguồn gốc các loại tầu thuyền, số lượng, quê quán từng người trên tầu thuyên. Bản tấu cũng đã được nhà vua chuẩn y.

Thứ hai, nhà nước có chính sách rõ ràng đối với những người đi thực hiện công vụ ở Hoàng Sa. Chính sách đó thông qua các hình thức thưởng phạt. Việc thưởng phạt đã được ghi lại rõ ràng trong các châu bản, đặc biệt là thời kỳ vua Minh Mệnh.

Căn cứ vào các châu bản đã được phát hiện, hình thức ban thưởng cao nhất cho người đi thực hiện công vụ ở Hoàng Sa và Trường Sa là tha tội chết. Trường hợp này áp dụng cho viên Giám thành Trương Viết Soái. Viên này nguyên là Quản đốc kho thuốc súng, mắc tội để kho thuốc bị cháy, triều đình xử tội chém đầu. Bản tấu đề ngày ngày 13 tháng 7 năm Minh Mệnh thứ 18[1837] cho biết viên Giám thành Trương Viết Soái mắc tội quân, đã được sai đi hiệu lực ở Hoàng Sa nhiều lần. Nhà vua đã phê vi binh tái sĩ sai phái. [cho về làm lính, đợi sai phái tiếp].

Bên cạnh đó, nhà vua cũng có hình thức xử phạt rõ ràng trong trường hợp thủy quân đi Hoàng Sa, Trường Sa không hoàn thành nhiệm vụ. Căn cứ vào các châu bản hiện còn thì thấy tuy có hình thức xử phạt nhưng xét tính chất vất vả, khó khăn của các chuyến đi đến hai quần đảo, nhà vua thường cho miễn tội.

Châu bản triều Nguyễn là nguồn tư liệu gốc chứa đựng nhiều thông tin quý giá, nhất là mảng tư liệu có nội dung liên quan tới việc thực thi chủ quyển của Việt Nam trên hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa. Đây là văn bản chính thức của vương triều phong kiến nhà Nguyễn cho thấy nhà nước phong kiến Việt Nam đã xác lập và thực thi chủ quyền trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa một cách liên lục, hòa bình thông qua các hoạt động của nhà nước với sự chỉ đạo trực tiếp của nhà vua.

Ủy ban Biên giới quốc gia,Bộ Ngoại giao Việt Nam trân trọng giới thiệu đến bạn đọc, các nhà nghiên cứu Việt Nam và thế giới, toàn thể đồng bào trong và ngoài nước một phần tuyển tập châu bản triều Nguyễn chứng minh chủ quyền của Việt Nam trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.                                        

Chú thích

1.Xem : Mục lục châu bản triều Nguyền. Tập I. NXB. Văn hóa Thông tin. H. 2010,trang VI.

2.Đại Nam thực lục chính biên Đệ nhất kỷ. quyển 50

3.Đại Nam thực lục chính biên Đệ nhất kỷ. quyển 52

4.Tờ châu bản của quan tỉnh Quảng Ngãi đề ngày 15 tháng 4 năm Minh Mệnh thứ 15[1834] lưu giữ tại gia đình ông họ Đặng ở đảo Lý Sơn, hiện đã được trao tặng cho ủy ban Biên giới Quốc gia Bộ Ngoại giao.

5.Tờ châu bản đề ngày 22 tháng 12 năm Tự Đức 22 [1869] có dòng châu phê: Việc này bộ Binh đã tâu trình. Điều này chứng tỏ bộ Binh vẫn được giao nhiệm vụ bảo vệ bờ cõi lãnh hải kể cả khi Pháp đã xâm chiếm Việt Nam.

6.Theo tài liệu của TS. Thông Thanh Khánh, Trung tâm UNESCO Nghiên cứu và Bảo tồn văn hóa Chăm.

Phần I
Châu bản về Quốc sử quán triều Nguyễn

Dịch nghĩa:

Chúng thần hàng văn, võ cúi đầu, dập đầu trăm lạy kính cẩn tâu trình. Vâng chỉ [có đoạn] Chọn người sung vào làm việc trong sử quán. Hãy tuân mệnh.

Chúng thần vâng mệnh nghị bàn chức Giám tu quốc sử xin chỉ cho Hoàng đệ1, Hoàng tử2 kiêm lĩnh. Chức Tổng tài3, Phó tổng tài4 đều xin chỉ cho quan nhất phẩm, nhị phẩm kiêm trông coi. Còn các viên Toản tu5, Biên tu6, Khảo hiệu7, Hiệu san8, Thu chưởng9, Biện sự10, Đằng lục11 thì chúng thần bàn chọn sung vào [quốc sử quán] hiện được bao nhiêu, kính cẩn ghi rõ chức quan, họ tên, tuổi, quê quán theo thứ tự tâu trình đầy đủ như sau:

Các viên Toản tu:

- Binh bộ Hữu tham tri Trần Minh Nghĩa12

- Công bộ Hữu tham tri Nguyễn Khoa Minh

- Thự13 Lại bộ Tham tri Nguyễn Vàn Hưng

- Hàn lâm viện Chưởng viện học sĩ Hoàng Long Hoán

- Thái thường tự khanh Tham lý Lễ bộ sự vụ Lê Toàn Lý

 - Thự Hình bộ Tham tri Nguyễn Huy Trinh

- Lại bộ Thiêm sự Lê Đăng Doanh

- Đông các học sĩ Đinh Nguyễn Phiên

- Hàn lâm viện Thị giảng học sĩ Nguyễn Thuẫn Lý

- Hàn lâm viện Thị giảng học sĩ Nguyễn Mậu Bách

Các viên Biên tu

- Hàn lâm viện Thị độc Cao Huy Diệu

- Hàn lâm viện Nguyễn Vàn Khuê

- Hàn lâm viện Nguyễn Đức Nhuận

-  Hàn lâm viện Biên tu kiêm Khởi cư chú 14 Hoàng Long Quýnh

- Hàn lâm viện Biên tu Bùi Tăng Huy

- Hàn lâm viện Biên tu Ngô Phúc Hội

- Hàn lâm viện Biên tu Bùi Trịnh Dự

- Hàn lâm viện Biên tu Nguyễn Công Trứ

- Hàn lâm viện Biên tu Nguyễn Năng Tĩnh

- Hàn lâm viện Biên tu Lý Văn Phức

- Hàn lâm viện Biên tu Ngô Thế Canh [Mĩ]

- Hàn lâm viện Biên tu Ngô Đình Thái

- Hàn lâm viện Biên tu Phạm Đình Giản

- Hàn lâm viện Biên tu Nguyễn Văn Nhiên

- Hàn lâm viện Biên tu Vũ Đĩnh

- Hàn lâm viện Biên tu Thang Huy Kính

- Hàn lâm viện Biên tu Phạm Quang Hãn

- Hàn lâm viện Biên tu Thang Đắc Ninh

- Hàn lâm viện Biên tu Phạm Hội

- Hàn lâm viện Biên tu Lê Dục Đức

- Hàn lâm viện Biên tu Trần Văn Tự

- Hàn lâm viện Biên tu Ngô Du

- Hàn lâm viện Biên tu Phan Huy Chú

- Hàn lâm viện Biên tu Đỗ Huy Ngạc

- Hương cống Nguyễn Duy Phiên

Các viên Khảo hiệu, Hiệu san

- Hàn lâm viện Kiểm thảo Nguyễn Minh Khiêm

- Hàn lâm viện Kiểm thảo Nguyễn Trù

- Hàn lâm viện Kiểm thảo Đoàn Hồng Nguyên

- Sử quán Chánh bát phẩm Thư lại Lê Doãn ứng

- Hàn lâm viện Điển bạ Trần Bá Lượng

Các viên Thu chưởng, Biện sự

- Lại bộ Chánh cửu phẩm Thư lại Lê Xuân Đường

- Lại bộ Chánh cửu phẩm Thư lại Đặng Ngọc Sỹ

- Hộ bộ Chánh cửu phẩm Thư lại Nguyễn Quang Kiền

- Hộ bộ Chánh cửu phẩm Thư lại Nguyễn Công Toàn

- Lễ bộ Chánh cửu phẩm Thư lại Phạm Văn Cương

- Lễ bộ Chánh cửu phẩm Thư lại Nguyễn Đình Dao

- Binh bộ Chánh cửu phẩm Thư lại Trần Quốc Thục

- Binh bộ Chánh cửu phẩm Thư lại Phạm Phúc Hạc

 - Hình bộ Chánh cửu phẩm Ihư lại Hồ Văn Lộc

 - Hình bộ Chánh cửu phẩm Thư lại Nguyễn Văn Thận

 - Công bộ Chánh cửu phẩm Thư lại Trần Văn Quang -Công bộ Chánh cửu phẩm Thư lại Nguyễn Công Thự

Các viên Đằng lục

- Tòng bát phẩm Thư lại Trần Công Trực

- Vũ Tá Dịch

- Tòng cửu phẩm Thư lại Nguyễn Trọng Nghiêm

 - Tòng cửu phẩm Thư lại Nguyễn Hữu Ngoạn

- Tòng cửu phẩm Thư lại Lê Bá Hoảng

- Tòng cửu phẩm Thư lại Phạm Đình Tôn

 - Tòng cửu phẩm Thư lại Vũ Đình Túc

- Tòng cửu phẩm Thư lại Đinh Đăng Chuyên

- Tòng cửu phẩm Thư lại Nguyễn Văn Thuận

- Tòng cửu phẩm Thư lại Đỗ Văn Chử

- Tòng cửu phẩm Thư lại Trần Văn Côn

- Phạm Đắc Hiến

- Nguyễn Huy Hằng

- Chu Quốc Phương

 - Lê Phụ

Ngày 5 tháng 4 năm Minh mệnh thứ 2 [ 1821]

Khâm sai Chưởng Hữu quân thần Nguyễn Văn Nhân

Khâm sai Chưởng thủy quân Đô Thống chế thần Tống Phúc Lương

Thần sách quân Tiền doanh Khâm sai Đô Thống chế thần Nguyễn Văn Vân 

Thần sách quân Hữu doanh Phó Đô Thống chế Tông thất thần Bính

Thần sách quân Trung doanh Phó Đô Thống chế thần Nguyễn Văn Soạn

Lại bộ Thượng thư thần Trịnh Hoài Đức

Hình bộ Thượng thư Lê Bá Phẩm

Lễ bộ Thượng thư thán Phạm Đăng Hưng

Hộ bộ Thượng thư thần Nguyễn Hữu Thận

Khâm sai Thống chế Phó quản thủy quân thần Phạm Văn Tường

Binh bộ Hữu Tham tri thần Trần Minh Nghĩa

Hộ bộ Hữu Tham tri thần Nguyễn Công Tiệp

Công bộ Hữu Tham tri thần Trần Văn Tính

Công bộ Hữu Tham tri thần Nguyễn Khoa Minh

Thự Lại bộ Tham tri thần Nguyễn Văn Hưng

Thự Hình bộ Tham tri thần Nguyễn Huy Trinh

Châu phê: [Chữ vua phê bằng son đỏ] Chuẩn cho Quận công Nguyễn Văn Nhân chức Tổng tài, Thượng thư Trịnh Hoài Đức, Phạm Văn Hưng chức Phó Tổng tài. Còn chức quan Giám tu đợi sau chọn bổ. Đến việc làm sử sẽ giáng dụ chỉ sau để tỏ rõ tín sử cho muôn đời. Hãy tuân mệnh.

Chú thích

1. Hoàng độ: em vua

2. Hoàng tử: con vua

3. Tổng tài: người đứng dầu một cơ quan chịu trách nhiệm chì đạo mọi công việc về soạn sử

4. Phó Tống tài: người giúp việc cho Tống tài

5. Toán tu: chức quan cỏ nhiệm vụ tập hợp tài liệu và biên soạn nội dung

6. Biên tu: chức quan làm nhiệm vụ biên soạn nội dung

7. Khảo hiệu: chức quan làm nhiệm vụ xem xét đối chiêu hiệu đính bản tháo

8. Hiệu san: chức quan, chức năng hiệu đinh, chinh sửa bản Ihảo

9. Thu chưởng: tròng coi công việc thu nhận bảo quản các bản tháo

10. Biện sự: làm các công việc trong Quốc sử quán

11. Đằng lục: viết lại bản thăo theo chừ chân phương

12. Chúng lôi lược bỏ năm sinh, năm đồ, quê quán... lịch trình công tác cùa các quan trong tờ lâu này

13. Thự: tạm nắm quyền

14. Khởi cư chú: chức quan làm việc biên chép sử trong cung vua .

Nguồn: vietnam.vn

Video liên quan

Chủ Đề