Diện tích Việt Nam thời nhà Nguyễn

Lịch sử Việt Nam đã trải qua rất nhiều thời kỳ phát triển. Có lúc thịnh, có lúc suy. Thời kỳ vua Minh Mạng cai trị, đất nước có nhiều sự chuyển biến rõ rệt về lãnh thổ. Vua Minh Mạng đã khẳng định được sức mạnh của đất nước qua quốc hiệu “Đại Nam”. Để hiểu rõ tình hình đất nước thời kỳ này, chúng ta cùng tìm hiểu qua bản đồ thời Minh Mạng của Việt Nam.

Một vài thông tin về vua Minh Mạng

Minh Mạng là vị hoàng đế thứ 2 của vương triều Nguyễn. Ông có tên thật là Nguyễn Phúc Đảm, là con trai thứ tư của vua Gia Long. Sau khi vua Gia Long mất [đầu năm 1820] Nguyễn Phúc Đảm lên trị vì,đặt niên hiệu là Minh Mạng. Lúc đó vua Minh Mạng đã 30 tuổi. Ông có rất am hiểu về triều chính. Cùng với sự chăm chỉ, siêng năng học hỏi, đất nước dưới thời ông cai trị có sự phát triển mạnh mẽ cả về tiềm lực kinh tế, văn hóa và quốc phòng. Trên bản đồ thời Minh Mạng của Việt Nam diện tích nước ta thời kỳ đó rộng gấp 1,7 lần diện tích ngày nay.

Tìm hiểu lịch sử với bản đồ thời Minh Mạng của Việt Nam 

Vua Minh Mạng được xem là một trong những vị vua rất coi trọng học vấn. Ông chú trọng dùng người tài đức. Ngay từ thời đó ông đã rất coi trọng việc chống tham nhũng, yên dân. Ông chia bộ máy cai trị từ cửu phẩm tới nhất phẩm. Mỗi phẩm lại được chia làm chánh và tòng 2 bậc. Quan võ được chỉ định dưới quyền quan văn cùng phẩm. Quan tổng đốc là quan văn có nhiệm vụ chỉ huy quân đội của tỉnh nhà.

Để cải cách bộ máy hành chính, từ năm 1831, vua Minh Mạng tiến hành loại bỏ các dinh, trấn, và thành lập các tỉnh. bản đồ thời Minh Mạng của Việt Nam bao gồm 3 miền đó là Bắc Kỳ, Trung Kỳ và Nam Kỳ.

Bản đồ hành chính Việt Nam thời kỳ đó được chia làm 30 tỉnh:

  • Bắc Kỳ bao gồm 13 tỉnh: Hà Nội, Tuyên Quang, Sơn Tây, Hưng Yên, Hưng Hóa, Nam Định, Ninh Bình, Hải Dương, Cao Bằng, Lạng Sơn, Bắc Ninh, Thái Nguyên, Quảng Yên.
  • Trung Kỳ gồm 12 tỉnh bao gồm: Thanh Hóa, Nghệ An, Quảng Bình, Quảng Ngãi, Hà Tĩnh, Quảng Trị, Quảng Nam, Bình Định, Phú Yên, Bình Thuận, Khánh Hòa, Thừa Thiên.
  • Nam Kỳ có 6 tỉnh gồm: Phiên An [sau đổi thành Gia Định – năm 1836], Biên Hòa, Vĩnh Long, An Giang, Hà Tiên, Định Tường.

>> Tìm hiểu các mẫu bản đồ Việt Nam tại đây: //bandothegioikholon.com/Ban-Do-Kho-Lon/ban-do-viet-nam-kho-lon/

Đối với các tỉnh lớn, vua Minh Mạng cắt cử quan Tổng Đốc trông coi, các tỉnh nhỏ dưới quyền của Tuần Phủ. Riêng tỉnh Thừa Thiên có quan Phủ Doãn trông coi các công việc trong tỉnh. Ngoài ra còn có các quan Bố Chính Sứ, Án Sát và Lãnh Binh trông coi các công việc tại mỗi tỉnh.

Việc giao thông đi lại giữa các vùng miền ở thời kỳ này không có nhiều thông tin. Bản đồ giao thông Việt Nam thời kỳ Minh Mạng chưa được xác lập.

Lãnh thổ Việt Nam trên bản đồ thời Minh Mạng 

Bản đồ Việt Nam thời kỳ này các đơn vị hành chính ít hơn bây giờ nhưng diện tích lại rộng lớn hơn. Sở dĩ nước Đại Nam thời vua Minh Mạng có diện tích lớn là do sức mạnh kinh tế, quốc phòng thời vua Minh Mạng rất lớn mạnh.

Nhiều vùng của Ai Lao [nước Lào ngày nay] xin được quyền bảo hộ của Đại Nam, sáp nhập trở thành châu, phủ của nước Đại Nam. Các vùng này bao gồm Sầm Nứa, Trấn Ninh Cam Môn Và tỉnh Savannakhet.

Vùng đất Campuchia ngày nay cũng là một phần lãnh thổ của Đại Nam trước kia trong 6 năm [1835-1841]. Chân Lạp [ tên gọi trước kia của Campuchia] được đặt tên là Trấn Tây Thành. Trấn Tây Thành được chia làm 32 phủ và 2 huyện được các quan người Việt cai quản. Nhưng do người Chân Lạp chịu nhiều áp bức, bóc lột của người Việt nên họ rất căm phẫn và vùng lên đấu tranh. Dưới sự trợ giúp của quân Xiêm La, quan quân nhà Nguyễn đánh không nổi đã phải từ bỏ Trấn Tây Thành rút về An Giang.

>> Nếu bạn muốn tìm cửa hàng bán bản đồ Việt Nam, bạn có thể gọi ngay cho chúng tôi theo số: 0986.093.362

Chính vì vậy bản đồ thời Minh Mạng của Việt Nam có cả phần lãnh thổ Campuchia và một số trấn của Lào giáp các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An và Quảng Trị.

Đặc biệt quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa đã xuất hiện trên bản đồ thời Minh Mạng của Việt Nam. Ngay từ thời vua Gia Long, năm 1816 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa đã được chính thức ra lệnh tiếp thu, cắm cờ trên đảo và đo thủy trình. Đến triều vua Minh Mạng, nhà Nguyễn chú trọng thể hiện chủ quyền bằng việc cho xây đền, đóng cọc, trồng cây, đặt bia đá trên đảo. Nhà Nguyễn cũng giao nhiều nhiệm vụ quan trọng cho đội Hoàng Sa và Đội Bắc Hải. Đội quân này làm nhiệm vụ tuần tiễu, khai thác và thu thuế của người dân sống trên đảo. Đặc biệt họ có nhiệm canh giữ và bảo vệ hai quần đảo này. Hai đội này hoạt động liên tục đến khi Pháp tiến hành xâm lược Đông Dương.

Tìm hiểu tình hình dân cư, kinh tế của Việt Nam qua bản đồ thời Minh Mạng

Người dân Đại Nam sống tập trung chủ yếu ở miền xuôi, khu vực đồng bằng. Người dân tộc thiểu số sống ở các vùng thượng du chủ yếu là 6 ngoại trấn của Bắc Thành cũ. Vua Minh Mạng đã tiến hành nhất thể hóa về mặt hành chính của các vùng miền này với khu vực miền xuôi. Đồng thời, ông cho bỏ chế độ tù trưởng dân tộc thiểu số. Ông lựa chọn những người có năng lực làm thổ tri quản lý các châu huyện. Các châu, huyện cũng được phân chia lại với diện tích và số dân phù hợp.

Dưới thời vua Minh Mạng, kinh tế nông nghiệp phát triển là chủ yếu. Việc khai khẩn đất hoang đặc biệt được chú trọng. Hệ thống đê điều ở Bắc Bộ được hoàn chỉnh. Nhà vua còn cho phép mộ dân và lập những ấp ở nhiều nơi trong Nam và ngoài Bắc. Công cuộc khai hoang và thủy lợi được đẩy mạnh khắp nơi. Vùng ven biển Bắc Bộ được mở rộng. Các huyện Tiền Hải và Kim Sơn được lập mới. Vua Minh Mạng chính là người mở đầu cho nghề tơ tằm dệt lụa ở Đại Nam.

Qua bài viết này, chúng ta đã có thêm nhiều thông tin và kiến thức bổ ích về đất nước Đại Nam. Bản đồ thời Minh Mạng của Việt Nam đã phần nào cho thấy rõ chủ quyền lãnh thổ Việt Nam qua các thời kỳ. Cụ thể ở đây là nước Việt Nam thời nhà Nguyễn.

Nguồn bài viết: //bandothegioikholon.com/tim-hieu-ban-do-thoi-minh-mang-cua-viet-nam/

Bản đồ thời Minh Mạng của nước Việt Nam. Bài viết này, chúng ta cùng đi tìm hiểu về sự hình thành lãnh thổ toàn vẹn của Việt Nam cho đến ngày nay cũng như bản đồ Việt Nam qua các thời kỳ. Lịch sử của Việt Nam đã trải qua bao cuộc chiến tranh và bao nhiên lần thay đổi diện tích lãnh thổ. Trong đó thời nhà Nguyễn là lãnh thổ Việt Nam được mở rộng nhiều nhất, nhất là đến thời của vua Minh Mạng, lãnh thổ Việt Nam lúc ấy lớn hơn cả diện tích lãnh thổ Việt Nam đến hơn 1,7 lần. Nếu bạn yêu thích lịch sử hay địa lý, chắc hẳn bạn sẽ cảm thấy thú vị khi muốn khám lãnh thổ của Việt Nam thời ấy thông qua bản đồ nước Việt Nam thời Minh Mạng cùng với những diễn biến lịch sử để giải thích tại sao thời kỳ ấy lãnh thổ của quốc gia chúng ta lại lớn đến như thế.

Bạn có thể xem thêm danh sách bản đồ Việt Nam ngày nay tại đây:

//bandohanhchinh.com/Ban-Do-Kho-Lon/danh-sach-ban-do-viet-nam-kho-lon/

Sát nhập lãnh thổ từ nước Ai Lao thần phục từ thế kỷ 15

Vũ khi đại bác thời vua Minh Mạng

Kể từ khi vua Gia Long lên ngôi, nhà Nguyễn là một quốc gia mạnh mẽ khiến các quốc gia láng giềng thần phục và luôn muốn được giao hảo và nhận được sự bảo hộ của quốc gia chúng ta.

Vị trí của nước Ai Lao trong lịch sử thời kỳ đầu nhà Nguyễn nằm ở vùng Nam Trung Bộ cho đến một phần của vùng Đông Nam Bộ của nước ta hiện giờ. Quốc gia này thần phục nước Xiêm La [ Thái Lan ngày nay] ở phương Tây và nhà Nguyễn ở phương Bắc.

Trong đó nhiều vùng lãnh thổ của của nước Ai Lao đã xin được đặt dưới quyền bảo hộ của Việt Nam, những vùng đất này ngày nay có tên gọi là Thanh Hóa, Nghệ An, Quảng Trị, Hà Tĩnh. Ban đầu chỉ là vùng nội thuộc, vùng tự trị nhưng sau một thời gian lâu dài, nhà Nguyễn cho các quan lại địa phương người Việt cai trị và dần sát nhập các vùng này vào lãnh thổ của Việt Nam. Đó là lần mở rộng lần thứ nhất dưới thời nhà Nguyễn.

Bản đồ Việt Nam thế kỷ 16 sau khi sát nhập một phần đất của Lào

Mở rộng lãnh thổ từ Campuchia và Lào trong suốt thế kỷ 15 đến thế kỷ 19

Trước thế kỷ 15, Campuchia được xem là quốc gia hùng mạnh và có lãnh thổ lớn hơn Việt Nam nhưng từ thế kỷ 15 trở đi, quốc gia này đã bị suy yếu nghiêm trọng và thường xuyên bị nước Xiêm La [ Thái Lan ngày nay] tấn công. Vào cuối thế kỷ 15, Campuchia đã mất thành Angkor bởi Thái Lan và đến cuối thế kỷ 16 thì họ lại mất thêm thành Lovek.

Đầu đầu thế kỷ 17, quốc vương Khmer [ người Campuchia hiện nay] nhờ sự hỗ trợ của các đời vua Nguyễn để giúp lấy lại những vùng lãnh thổ bị chiếm đóng bởi Xiêm La. Từ đó trở đi người Khmer liên tục giành lại lãnh thổ của mình dưới sự giúp đỡ của nhà Nguyễn. Đến cuối thế kỷ 17, nhà Nguyễn chính thức lập ra phủ Gia Định để kiểm soát vùng lãnh thổ phía Đông của Khmer chính là vùng Đông Nam Bộ ngày nay. Tuy nhiên, bản đồ thời Minh Mạng của chúng ta lúc này chưa có sử thay đổi vì quyền cai trị trên danh nghĩa vẫn thuộc về Khmer.

Đến năm 1771, quân Xiên La lại tiếp tục tấn công Khmer bằng đường thủy đánh vào tỉnh Hà Tiên theo tên gọi hiện nay. Nhà Nguyễn lại đem quân cứu viện Khmer và giữ được vùng Hà Tiên. Tuy nhiên, Xiêm La vẫn giữ được quyền chi phối Khmer tức là Campuchia hiện nay.

Diễn biến cuộc chiến không thay đổi cho đến khi Lê Văn Khôi khởi nghĩa muốn lật đổ triều Nguyễn vào năm 1833. Đây chính là thời kỳ cai trị của vua Minh Mạng và vua cho quân dẹp loạn cuộc khởi nghĩa này. Lê Văn Khôi sau khi thua trận đã chạy sang nhờ nước Xiêm La trợ giúp, phối hợp mở đường cho Xiêm La tiến đánh Việt Nam. Dù vậy, quân đội của vua Minh Mạng đã đánh bại cuộc tấn công trên.

Không bỏ qua cho hành động trên của Xiêm La, vua Minh Mạng đã cho quân đánh trả lại nước Xiêm La ở những lãnh thổ thuộc nước Campuchia ngày nay.  Sau đó nhà Nguyễn đã sát nhập những lãnh thổ thuộc Khmer lại vào lãnh thổ của Việt Nam, đặt tên là Trấn Tây Thành, chừa lại một vùng đất nhỏ ở Nam Bàn vẫn thuộc về người Khmer. Tại vùng lãnh thổ mới này, vua Minh Mạng đã chia ra địa giới hành chính và cho quan lại người Việt đến cai trị, bắt người dân phải dùng tiếng Việt làm ngôn ngữ chung và từ đó bản đồ thời Minh Mạng của Việt Nam đã mở rộng rất lớn xuống biên giới phía Nam hiện nay.

Đây chính là bản đồ Việt Nam thời nhà Nguyễn với diện tích lớn nhất trong lịch sử Việt Nam

Bạn có thể xem thêm bản đồ các nước Đông Nam Á trong khu vực, để có thể nhìn tổng quan hơn vị trí của nước Xiêm giáp với nước ta như thế nào hoặc các loại bản đồ khác tại đây: //inbandokholon.com/

Tính theo lịch hiện đại thì thời điểm ấy là năm 1835, khi ấy diện tích lãnh thổ của Việt Nam là lớn nhất. Bản đồ nước Việt thời vua Minh Mạng bao gồm cả lãnh thổ của nước Ai Lao trước đây và hầu như hết lãnh thổ của nước Campuchia với diện tích hơn 575 nghìn km vuông, to gấp 1,7 lần diện tích lãnh thổ nước Việt Nam hiện tại [ là 331 nghìn km vuông].

Sau khi đã có sự thay đổi lớn về bản đồ nước Việt thế kỷ 19 này, vua Minh Mạng đã đặt tên nước thành Đại Nam có nghĩa là vùng đất lớn mạnh tại phương Nam. Nếu tính theo lãnh thổ hiện nay thì vừa bao gồm lãnh thổ quốc Việt Nam hiện nay và cộng vào gần hết lãnh thổ của Campuchia, một phần lớn lãnh thổ của nước Lào.

Bạn có thể tìm hiểu thêm:

Bản đồ Hành Chính Nước Việt Nam Ngày Nay

Bản đồ Các Nước Đông Nam Á

Qua tìm hiểu về bản đồ thời Minh Mạng của Việt Nam, chúng ta cũng thấy lịch sử của quốc gia đã đi qua bao nhiêu thời kỳ thăng trầm. Trong đó có những thời kỳ chúng ta đã chứng tỏ sức mạnh của dân tộc như một cường quốc, có thể làm những quốc gia lân bang thần phục. Việc dựa vào bản đồ làm tư liệu để có cái nhìn tổng quát về toàn bộ lãnh thổ Việt Nam là một điều rất thú vị, nó cho người xem cái nhìn trực quan và dễ hiểu. Bạn có thể tham khảo thêm nhiều loại bản đồ Việt Nam cũng như Thế Giới tại đây: //bandohanhchinh.com/  để làm nguồn tư liệu nghiên cứu cho bản đồ các tỉnh thành phố trên cả nước cũng như các nước, các châu lục khác trên Thế Giới.

Video liên quan

Chủ Đề