Nhà sàn ở đâu

Ở riêng Hà Giang, với 22 dân tộc anh em cùng chung sống, từ ngàn đời nay, trong cuộc mưu sinh, để thích ứng, hòa nhập với tự nhiên, ngoài sự cố kết cộng đồng để xây dựng, bảo vệ đất nước, các dân tộc đã hình thành nên sắc thái văn hóa truyền thống của riêng mình.

Nếp nhà sàn truyền thống của nhiều dân tộc, trong đó đặc trưng nhất là nhà sàn của đồng bào Tày là một ví dụ điển hình cho sự hòa hợp với thiên nhiên và chiều sâu văn hóa...

Nhà sàn - nét văn hoá truyền thống của quê hương Hà Giang

Xen thêm: Các khách sạn giá tốt tại Hà Giang


“Củ mài, măng đắng, mật o­ng, rau rừng, cơm đồ, nhà gác [nhà sàn], nước vác, lợn thui, ngày lui, tháng tới…”, những đặc trưng sinh hoạt truyền thống ấy đã ngấm vào tâm hồn của nhiều cộng đồng dân tộc vùng cao phía Bắc nước ta. Ở riêng Hà Giang, với 22 dân tộc anh em cùng chung sống, từ ngàn đời nay, trong cuộc mưu sinh, để thích ứng, hòa nhập với tự nhiên, ngoài sự cố kết cộng đồng để xây dựng, bảo vệ đất nước, các dân tộc đã hình thành nên sắc thái văn hóa truyền thống của riêng mình. Nếp nhà sàn truyền thống của nhiều dân tộc, trong đó đặc trưng nhất là nhà sàn của đồng bào Tày là một ví dụ điển hình cho sự hòa hợp với thiên nhiên và chiều sâu văn hóa...

Nhà sàn của Người Tày


Ở Hà Giang hiện nay ta có thể dễ dàng để bắt gặp khung cảnh rất phổ biến đó là những nếp nhà sàn quần tụ thành những bản làng ấm cúng tại rất nhiều huyện như: Bắc Quang, Quang Bình, Vị Xuyên, Hoàng Su Phì, Bắc Mê, Xín Mần... Với truyền thống sinh hoạt và để hoà nhập với tự nhiên, chống chọi sự đe doạ cũng từ thiên nhiên, đồng bào nhiều dân tộc đã nghĩ ra cách làm nhà sàn với những vật liệu sẵn có từ tự nhiên như gỗ, mây, lá cọ, tre, vầu, cỏ tranh… Ngôi nhà sàn truyền thống của nhiều dân tộc, đặc biệt là của đồng bào Tày có chiều cao sàn cách mặt đất khoảng 2 – 2,2m vừa có thể phòng tránh sự tấn công của thú dữ, làm nơi cất trữ lương thực và đồng thời cũng là một mô hình khép kín với cả bếp bên trong vừa tiện lợi lại vừa ấm cúng. Quá trình đun nấu, khói từ bếp củi bám xung quanh bồ lương thực giúp tránh được sâu, mọt. Từ nhà sàn có thể bắc máng nứa lên nguồn dẫn nước về sinh hoạt. Và hình ảnh những gia đình đầm ấm ở miền núi phải là nhà có nếp nhà sàn rộng rãi, thóc lúa đầy bồ, lợn, gà đầy sân…

Bày trí trong nhà sàn của Người Tày


Từ vật liệu sẵn có từ tự nhiên, vườn nhà, bà con các dân tộc Tày, Nùng, Giấy, La Chí… thường làm ngôi nhà sàn to, thường từ 4 – 5 gian, nhà có điều kiện thì 7 gian, 9 gian trông rất quy mô. Gia đình nào có nhiều nhân lực, vật chất có thể có được nhiều công sức để làm những ngôi nhà sàn to lớn từ cột, kèo cho đến gỗ bưng vách, làm sàn, cầu thang… Nhà nào ít điều kiện thì làm ngôi nhà nhỏ 3 gian 2 chái cộng với sàn ngoài trời phơi thóc… Thực tế hiện nay, ở những vùng quê Bắc Quang, Quang Bình, Vị Xuyên, Bắc Mê… có những chiếc nhà sàn rất rộng, chắc khoẻ, có thể chứa đến cả trăm người ở cùng lúc trên sàn. Từ đó, dễ dàng cho việc tổ chức cưới xin, ma chay và các lễ nghi truyền thống khác. Ngôi nhà sàn với bếp nấu đặt ở vị trí trung tâm giúp cho mùa đông tránh được giá lạnh. Vào mùa hè, sự cao ráo của sàn cũng giúp cho không khí được lưu thông, thoáng mát, khi mưa sẽ không ẩm ướt và tránh được nhiều bệnh tật lây lan… Ngôi nhà sàn đẹp là ngôi nhà lưng quay về núi, mặt hướng ra đồng ruộng, trước nhà có thêm ao thả cá, tạo nên phong thủy hài hoà. Đó cũng là cách chọn lựa thế làm nhà truyền thống mà các cụ xưa đã đúc kết.

Cầu thang lên nhà sàn của người Tày

Xem thêm: Các khách sạn giá rẻ tại Hà Giang


Với kỹ thuật khéo léo của những người thợ dân gian tài hoa, ngôi nhà sàn truyền thống ít dùng đến đinh, sắt mà chỉ dùng kỹ thuật kèo, cột với mộng gỗ, tạo thành ngôi nhà vô cùng chắc chắn, đến lũ cũng khó cuốn trôi, gió cũng không thổi rời. Khi cần di chuyển cũng rất dễ tháo gỡ từng kèo, cột, đánh số vị trí từng bộ phận và đem đến nơi khác dựng lại. Việc dựng nhà sàn không thể là việc riêng của gia đình, muốn làm được nhà đẹp và hoàn chỉnh, rứt khoát phải nhờ đến anh em, hàng xóm cùng giúp đỡ. Qua đó phát huy sự đoàn kết, tương trợ lẫn nhau.

Cuộc sống ngày một đổi thay, mặc dù ở không ít làng quê, những người trẻ tuổi bắt đầu chuyển sang làm nhà xây thay thế nhà sàn. Điều này xuất phát từ một số nguyên nhân như vật liệu làm nhà ngày một khan hiếm, ngày càng có ít những người thợ biết làm nhà sàn, quỹ đất ngày càng ít... Nhưng, thực tế tại các làng, bản, số lượng nhà sàn vẫn giường như chiếm đa số, đặc biệt là các làng của người Tày, Nùng. Nhiều nơi như xã Quang Minh, Vô Điếm, Kim Ngọc của huyện Bắc Quang; xã Xuân Giang, Bằng Lang ở huyện Quang Bình, số nhà sàn chiếm từ 70 - 90% tổng số nhà ở của nhân dân. Ngay tại ngoại thành thành phố Hà Giang, các xã Phương Thiện, Phương Độ, Phú Linh, Kim Thạch, Phong Quang… số lượng nhà sàn vẫn rất phổ biến. Nhiều người dân tộc Kinh sống ở Hà Giang lâu năm, hòa nhập với bản sắc các dân tộc cũng làm nhà sàn để ở, đó cũng là một điều hết sức tự nhiên tạo nên sự giao thoa truyền thống và bản sắc văn hoá giữa các dân tộc.

Khung cảnh nhà sàn thơ mộng giữa núi đồi

Xem thêm: Các tour giá tốt tại Hà Giang

Dù cuộc sống ngày càng hiện đại, nhưng với truyền thống quê hương, dân tộc, rất nhiều người dù đã thoát ly, có cuộc sống khấm khá vẫn có nhu cầu dựng nếp nhà sàn để ở. Trong điều kiện kinh tế ngày càng phát triển, nhiều hộ nông dân làm kinh tế giỏi từ vườn rừng, từ kinh doanh đã đầu tư nhiều tiền, dựng nhà sàn rộng từ 5-7 gian với những kiểu cách cách tân, sơn son, trạm trổ khá nổi và bắt mắt không phải là điều gì quá lạ. Những chiếc nhà sàn được cách tân cho phù hợp với thực tế như thêm một phần nhà xây phía sau gồm công trình sinh hoạt khép kín rất thuận tiện. Có dịp về xã Quang Minh, huyện Bắc Quang, tại đây bên cạnh những nếp nhà sàn truyền thống bạc màu qua thời gian, nổi lên không ít những ngôi nhà sàn mới dựng khá hoành tráng của bà con các dân tộc trong xã. Điều này cho thấy đời sống KT – XH của nhân dân ngày càng khấm khá hơn. Đến gia đình bác Nguyễn Văn Chức, một gia đình nông dân ở thôn Khiềm, chúng tôi không khỏi ngỡ ngàng trước ngôi nhà sàn bề thế với 32 cột. Ngôi nhà được làm khá đẹp với kỹ thuật ghép ván, trang trí và sơn nước rất nổi. Bác Chức cho biết, để làm được ngôi nhà sàn này, gia đình cũng phải tích cóp, chuẩn bị gỗ mất mấy năm. Với chất liệu gỗ lim vang và xoan được mua từ vườn rừng của các hộ trong vùng, được ngâm xử lí để tăng độ chắc bền, gia đình cũng phải mất hơn 2 tháng thuê thợ, nhờ anh em hàng xóm giúp đỡ mới dựng được ngôi nhà. Sang đến thôn Quang Tiến, ngôi nhà sàn sáng bóng của gia đình bác Nguyễn Hữu Đệ cũng được coi là ngôi nhà đẹp nhờ kỹ thuật dựng và sơn trang trí. Bác Đệ cho biết, về hưu ngót hai chục năm nay, nhờ giành giụm và các con góp sức mới dựng được ngôi nhà cho con cháu quây quần, giữ gìn nếp truyền thống. Trong nhịp sống ngày càng hối hả, có thời gian trải nghiệm qua cuộc sống sinh hoạt trong những nếp nhà sàn truyền thống mới thấy nó có một ý nghĩa rất quan trọng, giúp cho mỗi người có ý thức giữ gìn các giá trị văn hoá truyền thống của dân tộc hơn. Thực hiện phong trào xây dựng đời sống văn hoá mới, các dân tộc thiểu số đã từng bước bỏ được thói quen nhốt gia súc, gia cầm ở gầm sàn mà làm chuồng, trại xa nhà để đảm bảo vệ sinh. Gầm sàn được cải tạo làm nơi để lương thực, xe cộ, dụng cụ lao động. Nhiều nơi, chính quyền, cộng đồng cùng xây dựng làng bản thành những làng văn hóa du lịch sinh thái, vừa mang lại giá trị kinh tế, vừa góp phần tôn vinh các giá trị văn hóa truyền thống. Có không ít nơi, chính quyền địa phương cũng vận động bà con đóng góp gỗ lạt, ngày công để dựng nhà sàn làm nhà sinh hoạt văn hóa cộng đồng của xã…

Có dịp đến với các bản làng của bà con các dân tộc, hòa mình cùng đồng bào, được thưởng thức những món ăn đậm hương vị quê hương và ngắm khói bếp tỏa lan trên các mái nhà sàn trong những buổi chiều tà làm cho tâm hồn ta trở nên lắng dịu, nhẹ nhàng. Chốn dân giã, nơi các thôn, bản lấp ló hình dáng của những ngôi nhà sàn cũng là nơi lưu giữ khá bền chặt tinh thần cố kết cộng đồng, tình cảm đồng bào thân thuộc trong những dịp lễ tết, hội hè, hiếu hỉ bên những chén rượu ngô, rượu thóc ngọt ngào, điều mà những nơi đô thị hiện đại ta rất khó bắt gặp. Đó cũng chính là cái đặc trưng, cái giá trị của cuộc sống của quê nhà Hà Giang chúng ta.

Nhà sàn là gì là thắc mắc của nhiều người, nhà sàn là một kiểu nhà được xây dựng trên những cột phía trên mặt đất hoặc mặt nước. Thường kiến trúc nhà sàn được xây dựng trên những khu đất vùng cao để tránh thú dữ. Mỗi dân tộc khác nhau có kiểu thiết kế nhà sàn khác nhau tùy theo điều kiện sống của họ. Tuy nhiên nhìn chung vật liệu để xây dựng nhà sàn dân tộc không mấy khác nhau, chủ yếu là gỗ, song, mây, tre, bương, vầu được khai thác trong các khu rừng nhiệt đới. Đây là những vật liệu đơn sơ nhưng kiến trúc nhà sàn được thiết kế với sự vững chãi nhờ sự hợp lý trong tỉ lệ kết cấu của khung gỗ. Thường mái của nhà sàn được thiết kế với độ dốc lớn, có dạng 2 mái, 3 mái, và 4 mái với vật liệu lá gồi, tránh hay ngói âm dương.

 Nhà sàn dân tộc Tày và Nùng ở Tây Bắc thường được làm tựa lưng vào đồi, mặt hướng ra đồng ruộng, thiên nhiên. Bởi người Tày và người Nùng quuy định rằng mỏm nui hình mũi tên hướng vào trong nhà sẽ dễ làm cho người trong nhà tai nạn, thương vong. Do đó nên kiến trúc nhà sàn dân tộc Tày thường tựa lưng vào núi. Mặt bằng của nhà sàn thường có bề mặt ngang hẹp và lòng nhà sâu, trong nhà có từ 7 – 9 hàng cột.

Tìm hiểu về nhà sàn dân tộc

 Nhà sàn việt nam của người dân tộc Tày được phân định rõ ràng với phần nhà ngoài bên phải là nơi đặt bàn thờ tổ tiên, nơi tiếp khách và là nơi ở của nam giới, nữ giới thường ở phía bên trái.

 Nhà sàn dân tộc Mường mang đặc điểm của người Việt và người Tày, Nùng, còn người Thái lại có kiểu nhà sàn riêng. Kiến trúc nhà sàn đẹp của người Thái được thiết kế hướng về một ngọn núi vút cao, cây cối xanh tươi thể hiện một sức sống mãnh liệt, bất diệt. Trong thiết kế nhà sàn của người Thái, phần trên là nơi thờ cúng tổ tiên và là nơi ngủ, nghỉ của các thành viên trong nhà, bởi thế nên khách lạ không bao giờ được đặt chân đến khu vực này. Phần dưới là nơi tiếp khách, nấu nướng, ăn uống và làm những công việc khác như dệt vải, quay sợi…

Nhà sàn tiếng anh là gì

Nghĩa thông dụng Ví dụ
Stilt house nhà sàn They are building a stilt house to prevent flooding
during the rainy season.g

Nhà sàn phong cách hiện đại –  Nhà sàn bê tông

Để đáp ứng nhu cầu xây dựng nhà sàn cũng như sự thiếu hụt của nguyên liệu tự nhiên mà theo cách truyền thống vẫn làm thì chuyển từ vật liệu tự nhiên sang bê tông, cốt thép là hữu hiệu nhất. Bởi chúng vẫn cơ bản lưu giữ được nét đẹp truyền thống, thói quen sinh hoạt người dân mà còn góp phần bảo vệ môi trường, tiết kiệm chi phí trong xây dựng.

Với nguyên liệu bê tông thì người dân thỏa sức sáng tạo cũng như cách tân trong cách thiết kế nhà sàn để phù hợp với điều kiện sống hiện đại ngày nay. Một trong số đó, là sự pha trộn tuyệt vời giữa kiến trúc nhà sàn truyền thống và kiểu nhà mái thái hiện đại. Để bảo vệ một trường, tiết kiệm chi phí và nhu cầu sử dụng tiện nghi thì nguyên liệu này giúp bạn đáp ứng tất cả nhưng vẫn giữ được những nét đẹp của kiến trúc cổ xưa, tạo được sự thoải mái cho người sử dụng.

Sự kết hợp hoàn hảo giữ nhà sàn mang hơi hướng truyền thống với mái thái hiện đại

Bên cạnh đó, thì mẫu nhà sàn với thiết kế hiện đại cũng được rất nhiều gia chủ lựa chọn để phù hợp với cuộc sống hiện đại ngày nay. Với mẫu nhà sàn này thì các kiến trúc sư sáng tạo, độc đáo trong thiết kế mang lại vẻ đẹp hiện đại, khang trang nhưng không kém phần tinh tế, sang trọng và đặc biệt tiết kiệm tối đa chi phí.

Ngoài ra, với mẫu thiết kế này không thể thiếu được nơi để xe, chứa đồ thì các kiến trúc sư đã tận dụng khéo léo khoảng trống dưới nhà sàn để làm gara.

Nhà sàn thiết kế hiện đại có gara ô tô

Ngoài 2 mẫu thiết kế nhà sàn trên thì nhà sàn đẹp giả gỗ được ưa chuộng hơn cả bởi chúng khiến không gian xung quanh trở nên ấm áp, ngọt ngào hơn và không có sự khác biệt quá lớn so với mẫu nhà sàn truyền thống.

Với sự phát triển về công nghệ, kỹ thuật thì hoàn toàn có thể biến một ngôi nhà xây dựng từ nguyên liệu thô có đường nét mềm mại, cổ kính hơn thông qua những đường nét, họa tiết chạm khắc tỉ mỉ, công phu. Điều này làm cho không gian ngôi nhà trở nên thân thiện, mộc mạc, gần gũi hơn với gia chủ nhưng vẫn không mất đi sức hút vốn có của nó.

Nhà sàn giả gỗ không mất đi giá trị truyền thống mà còn chắc chắn, bền bỉ theo thời gian

Nhà sàn tây nguyên

Hầu hết những nhà sàn tại Tây Nguyên đều được xây dựng nhờ sự giúp đỡ của cả cộng đồng anh em trong bản, trong thôn. Nhà sàn chủ yếu được xây dựng từ những kiến trúc sư vai trần chân đất, vật liệu được sử dụng cấu thành lên nhà sàn đều là những vật liệu từ thiên nhiên như tre, nứa, lá tranh, dây mây,…

 Tây Nguyên là một vùng đất tụ họp nhiều dân tộc thiểu số. Mỗi dân tộc có một thiết kế nhà sàn đặc trưng riêng thể hiện được nét văn hóa của chính dân tộc đó. Đa phần những ngôi nhà sàn thường được thiết kế bằng gỗ là chính để tạo nên cảm giác thoáng mát vào mùa hè cũng như ấm áp vào mùa đông.

 Điều kiện tại Tây Nguyên nói riêng và những vùng cao nói chung không đầy đủ như những vùng đồng bằng, bởi thế trong việc thiết kế nhà ở, con người đã khéo léo tận dụng những đặc điểm của tự nhiên để tự biết cách bảo vệ mình. Việc sử dụng gỗ cho nhà sàn là một trong những sự sáng tạo của người dân vùng cao.

 Tại khu vực Tây Nguyên, để có thể khắc phục được mưa nắng thì người Tây Nguyên thường thiết kế nhà sàn theo hướng Bắc – Nam để đón được gió mát và không bị hắt nắng và buổi chiều. Ở Tây Nguyên, một gia đình thường sống nhiều thế hệ, bởi thế một nhà sàn ở Tây Nguyên thường được thiết kế từ 3 đến 7 gian nhà tùy theo số lượng thế hệ sinh sống. Chiều rộng của nhà thường khoảng 5.6 – 7m với chiều dài khoảng 3m/gian tùy thuộc vào số lượng gian nhà của mỗi gia đình.

Kiến trúc nhà sàn Tây nguyên tránh thú giữ

 Một ngôi nhà sàn tại Tây Nguyên để có thể xây dựng đòi hỏi không ít thời gian cũng như nhân công. Nhà sàn Tây Nguyên được xây dựng bằng sự hỗ trợ của cả cộng đồng trong bản, trong thôn nên tốn tương đối nhiều công sức. Trong nhà sàn, thường sử dụng những vật liệu nguyên cây nguyên khối, không có dây đeo bám trên thân cây. Chiều rộng của cột trong nhà sàn thường rộng khoảng 30 – 40cm chỉ được đặt chồng lên nhau hoặc ghép lại vào nhau trùng khít để tạo thành một kết cấu vững chắc.

 Trong nhà sàn của người Tây Nguyên, cầu thang thường được làm từ thân gỗ lớn với 7 bậc thang được đẽo bằng tay, bên trái có trạm hình mặt trăng khuyết và đôi bầu vú tượng trưng cho sự nuôi dưỡng. Bên phải cầu thang là hình con rùa tượng trưng cho sự trường tồn vĩnh cửu.

 Nhà sàn Tây Nguyên được tạo hình nghệ thuật trên những thân cột, xà ngang bằng những chạm khắc nổi, vẽ những hình ảnh quen thuộc với cư dân rừng núi, hình ảnh chim, voi, rùa, kỳ đà,… tất cả những hình ảnh này đều thể hiện việc sùng bái thiên nhiên cũng như sự mong ước về cuộc sống ấm no, hạnh phúc.

Nhà sàn người thái

Theo lý giải của TS Lê Sĩ Giáo, chuyên ngành dân tộc học, trường ĐH KHXH& NV Hà Nội thì người Thái cư trú và dựng nhà ở các vùng thung lũng một phần bởi hoạt động kinh tế truyền thống của họ là canh tác lúa nước. Bên cạnh đó, nhà sàn của người Thái nằm ở thung lũng giúp tránh độ ẩm cao, côn trùng hay thú dữ. Nhà của người Thái bao giờ cũng dựng theo hình thái của núi, sông suối, cánh đồng nơi mình sinh sống, thường là lưng tựa núi, hướng nhìn ra thung lũng. Sở dĩ như vậy vì gió thường thổi dọc thung lũng, cho nên áp lực của gió lên ngôi nhà sẽ là bé nhất.

  Những ngôi nhà sàn của người Thái được tái hiện tại Làng Văn hoá – Du lịch các dân tộc Việt Nam

Tuy cùng là dân tộc Thái, thế nhưng ngôi nhà sàn của người Thái đen và Thái trắng có những điểm khác nhau. Nếu nhà sàn của người Thái đen có mái hình mai rùa, cấu trúc lợp liền hai mái với hai trái thành một liên kết thì người Thái trắng [ở vùng Quỳnh Nhai, Sơn La] làm nhà giống với nhà người Mường, người Tày, tức là nguyên tắc 4 mái. Hai mái chính và hai trái khu biệt rõ ràng. Đặc biệt, điểm dễ nhận biết nhất đó chính là khau cút [khau là cái sừng, cút là cái cụt, khau cút tức là cái đôi sừng cụt của con trâu] được trang trí trên nóc nhà chỉ có ở nhà người Thái đen. Đối với người Thái đen, khau cút là một vật linh thiêng của ngôi nhà. Họ rất kính trọng vật thiêng nên nhà nào cũng để ở nơi dễ thấy nhất, là hai đầu hồi.Thậm chí, gia đình nào khó khăn, nghèo nhất cũng dùng hai thanh tre dài hoặc hai thanh gỗ bắt chéo lại, cũng được gọi là khau cút vậy.

Đối với nhà của người Thái đen, hai đầu hồi có hình mai rùa. Điều này bắt nguồn từ truyền thuyết của đồng bào Thái rằng rùa đã dạy con người làm nhà, tránh thú dữ. Theo những người Thái đen cao niên kể lại, ngôi nhà sàn của người Thái đen ngày xưa gọi là nhà hình mai rùa, cấu trúc không có 4 mái, người ta lợp liền hai mái chính với hai trái thành một liên kết và mang hình mai rùa. Cái đầu, cái miệng là cái lối cầu thang chính, còn cái đuôi là lối cầu thang phụ.

Tuy có những sự khác biệt trong kết cấu, thiết kế nhà sàn của người Thái luôn có hai cầu thang: một dành cho nữ, một dành cho nam. Số gian nhà nhiều hay ít tùy từng gia đình, nhưng bắt buộc phải là số lẻ. Người Thái thích con số lẻ bởi họ quan niệm số chẵn là số “chết”, số lẻ mới là số của sự phát triển. Theo ông Lường Văn Dòm, người dân tộc Thái [ở bản Pán, xã Chiềng Ly, huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La] cho biết làm số chẵn là điều tối kỵ, kể cả bậc cầu thang.

Kỹ thuật làm nhà của người Thái cũng thật kỳ công, tỉ mỉ. Ngôi nhà sàn truyền thống được làm bằng gỗ rừng và các loại cây tre, vầu, nứa… Chính vì thế trước khi làm nhà, việc tiên quyết là chọn và tích trữ gỗ. Việc chọn gỗ đối với người Thái có những quy tắc bất di bất dịch. Họ kiêng, không lấy những cây gỗ cụt ngọn, bởi ngoài ý nghĩa không trọn vẹn, không đầy đủ, cây gỗ cụt ngọn rất dễ có mối mọt, như thế sẽ gây tổn hại đến độ bền của ngôi nhà. Ngoài ra, gỗ tốt mà bị sét đánh thì cũng không lấy bởi người Thái cho rằng cái cây đó có ma, nó có cái gì đấy không lành. Thường những cây mọc một gốc hai ngọn lên họ cũng kiêng, ít dùng. Những cây có dây leo gọi là xà leo, giống như con rắn bám quanh thì họ cho rằng đó là điềm không lành. Về việc chọn chất liệu gỗ, bà con thường dùng gỗ nghiến, sau đến trò chỉ, những loại gỗ tốt, nhất là những loại gỗ mọc trên núi đá. Sau khi mang về phải ngâm từ 2 – 3 năm để không mối, không mọt thì mới làm nhà được. Như vậy, thông thường để làm nhà, người Thái phải chuẩn bị từ 2 đến 3 năm.

Các mẫu nhà sàn đẹp khác

Các mẫu nhà sàn đẹp phong cách biệt thự luôn mang trong mình những nét đẹp truyền thống lại vừa phảng phất phong cách hiện đại.

Nếu bạn là người yêu thích phong cách nhà sàn hiện đại có thể tham khảo mẫu này.

Một trong những đặc trưng cơ bản trong kiến trúc nhà sàn kiểu này chính là việc xây dựng các khối cột bê tông vững chắc. Nó sẽ tạo được trụ chống đỡ khối nhà phía trên.

Với thiết kế dưới đây sẽ tôn vinh mặt chính diện của căn nhà sao cho vừa giản dị vừa tôn lên nét truyền thống kết hợp với phong cách hiện đại.

Một ngôi nhà mang phong cách cổ điển và hiện đại. Tường nhà và ô cửa kính có màu sắc nổi bật chính là điểm nhấn cho căn nhà sàn đẹp này.

Tag: quán quận vector collective bán miền lang logo cà phê cũ mô ê đê cafe hồ minh nai áng tóm tắt lệch bộ art lan tả hoàng lác ninh q4 mua tăm thuê hòa bình 88 bana giang tầng nhỏ lạt rẻ hải nham homestay ký que đè lưỡi 427 an vương

Video liên quan

Chủ Đề