Nhiệm vụ khảo sát xây dựng không bao gồm nội dung nào sau đây?

Ngày hỏi:01/04/2019

Xin chào anh chị, tôi đang tìm hiểu các quy định về hợp đồng tư vấn xây dựng. Anh chị cho tôi hỏi theo quy định hiện nay thì công việc khảo sát xây dựng gồm những nội dung nào? Xin giải đáp giúp tôi.

Theo quy định tại Khoản 2 Điều 4 Thông tư 08/2016/TT-BXD hướng dẫn về hợp đồng tư vấn xây dựng thì Gói thầu khảo sát xây dựng có thể bao gồm một số hoặc toàn bộ các công việc khảo sát sau: địa hình, địa chất công trình, địa chất thủy văn, khí tượng thủy văn, hiện trạng công trình và các công việc khảo sát xây dựng khác.

Nội dung công việc khảo sát xây dựng có thể bao gồm:

- Lập phương án kỹ thuật khảo sát xây dựng theo quy định tại Điều 13 của Nghị định số 46/2015/NĐ-CP.

- Thu thập và phân tích số liệu, tài liệu đã có.

- Khảo sát hiện trường.

- Xây dựng lưới khống chế, đo vẽ chi Tiết bản đồ địa hình.

- Đo vẽ hệ thống công trình kỹ thuật ngầm.

- Lập lưới khống chế trắc địa các công trình dạng tuyến.

- Đo vẽ thủy văn, địa chất công trình, địa chất thủy văn.

- Nghiên cứu địa vật lý.

- Khoan, lấy mẫu, thí nghiệm, xác định tính chất cơ lý, hóa học của đất, đá, nước.

- Quan trắc khí tượng, thủy văn, địa chất, địa chất thủy văn.

- Thực hiện đo vẽ hiện trạng công trình.

- Xử lý số liệu và lập báo cáo kết quả khảo sát xây dựng.

- Các công việc khảo sát xây dựng khác.

Trên đây là quy định về nội dung công việc khảo sát xây dựng.

Trân trọng!

Hoạt động đầu tư xây dựng là quá trình tiến hành các hoạt động xây dựng gồm xây dựng mới, sửa chữa, cải tạo công trình xây dựng. Trong đó, khảo sát xây dựng là một trong các hoạt động xây dựng, diễn ra trong giai đoạn chuẩn bị dự án đầu tư xây dựng. 

Căn cứ tại Điều 25, Nghị định 15/2021/NĐ-CP ngày 03/03/2021 của Chính phủ [sau đây gọi tắt là Nghị định 15/2021/NĐ-CP], trình tự thực hiện khảo sát xây dựng gồm 04 bước: lập và phê duyệt nhiệm vụ khảo sát xây dựng, lập và phê duyệt phương án kỹ thuật khảo sát xây dựng, thực hiện khảo sát xây dựng và nghiệm thu, phê duyệt kết quả khảo sát xây dựng. Trong bài viết này chúng tôi sẽ trình bày các quy định cụ thể về nhiệm vụ khảo sát xây dựng và phương án kỹ thuật khảo sát xây dựng. 

1. Nhiệm vụ khảo sát xây dựng 

Lập và phê duyệt nhiệm vụ khảo sát xây dựng là bước đầu tiên trong trình tự thực hiện khảo sát xây dựng. Điều 26, Nghị định 15/2021/NĐ-CP quy định chi tiết về nhiệm vụ khảo sát xây dựng như sau: 

a. Mục đích của nhiệm vụ khảo sát 

Nhiệm vụ khảo sát xây dựng được lập cho công tác khảo sát phục vụ việc lập dự án đầu tư xây dựng, thiết kế xây dựng công trình, thiết kế sửa chữa, cải tạo, mở rộng, nâng cấp công trình hoặc phục vụ các công tác khảo sát khác có liên quan đến hoạt động xây dựng.

b. Chủ thể lập nhiệm vụ khảo sát 

Nhiệm vụ khảo sát xây dựng do nhà thầu thiết kế lập.

Trường hợp chưa lựa chọn được nhà thầu thiết kế hoặc trong các trường hợp khảo sát khác, người quyết định đầu tư hoặc chủ đầu tư hoặc cơ quan có thẩm quyền lập dự án PPP được thuê tổ chức, cá nhân hoặc giao tổ chức, cá nhân trực thuộc có đủ điều kiện năng lực lập, thẩm tra nhiệm vụ khảo sát xây dựng.

Nhiệm vụ khảo sát xây dựng được chủ đầu tư giao cho nhà thầu khảo sát xây dựng thông qua việc trực tiếp ký kết hợp đồng khảo sát xây dựng hoặc giao cho nhà thầu thiết kế xây dựng trong trường hợp nhà thầu tư vấn thiết kế thực hiện cả công tác khảo sát xây dựng và thiết kế xây dựng.

c. Các nội dung của nhiệm vụ khảo sát xây dựng

Các nội dung của nhiệm vụ khảo sát xây dựng bao gồm: Mục đích khảo sát xây dựng; phạm vi khảo sát xây dựng; yêu cầu về việc áp dụng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về khảo sát xây dựng; sơ bộ khối lượng các loại công tác khảo sát xây dựng, dự toán khảo sát xây dựng [nếu có]; thời gian thực hiện khảo sát xây dựng.

d. Các trường hợp sửa đổi, bổ sung nhiệm vụ khảo sát xây dựng 

Nhiệm vụ khảo sát xây dựng được sửa đổi, bổ sung trong các trường hợp sau:

+ Trong quá trình thực hiện khảo sát xây dựng, phát hiện các yếu tố khác thường có thể ảnh hưởng trực tiếp đến giải pháp thiết kế hoặc khi có thay đổi nhiệm vụ thiết kế cần phải bổ sung nhiệm vụ khảo sát xây dựng;

+ Trong quá trình thiết kế, nhà thầu thiết kế phát hiện nhiệm vụ khảo sát xây dựng, báo cáo khảo sát xây dựng không đáp ứng yêu cầu thiết kế;

+ Trong quá trình thi công, phát hiện các yếu tố địa chất khác thường, không đáp ứng được nhiệm vụ khảo sát đã được chủ đầu tư hoặc tư vấn thiết kế phê duyệt có thể ảnh hưởng đến chất lượng công trình, biện pháp thi công xây dựng công trình.

đ. Yêu cầu khi lập nhiệm vụ khảo sát ở bước thiết kế xây dựng 

Khi lập nhiệm vụ khảo sát ở bước thiết kế xây dựng sau thì phải xem xét nhiệm vụ khảo sát và kết quả khảo sát đã thực hiện ở bước thiết kế xây dựng trước và các kết quả khảo sát có liên quan được thực hiện trước đó [nếu có].

2. Phương án kỹ thuật khảo sát xây dựng 

Lập và phê duyệt phương án kỹ thuật khảo sát xây dựng là bước tiếp theo sau bước lập, phê duyệt nhiệm vụ khảo sát xây dựng trong trình tự khảo sát xây dựng. Điều 27, Nghị định 15/2021/NĐ-CP quy định cụ thể, chi tiết hơn về phương án kỹ thuật khảo sát xây dựng , cụ thể như sau: 

a. Chủ thể lập và nội dung phương án kỹ thuật khảo sát xây dựng 

- Nhà thầu khảo sát lập phương án kỹ thuật khảo sát xây dựng phù hợp với nhiệm vụ khảo sát xây dựng.

- Nội dung phương án kỹ thuật khảo sát xây dựng bao gồm: cơ sở lập phương án kỹ thuật khảo sát xây dựng; thành phần, khối lượng công tác khảo sát xây dựng; phương pháp, thiết bị khảo sát và phòng thí nghiệm được sử dụng; tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về khảo sát xây dựng áp dụng; tổ chức thực hiện và biện pháp kiểm soát chất lượng của nhà thầu khảo sát xây dựng; tiến độ thực hiện; biện pháp bảo đảm an toàn cho người, thiết bị, các công trình hạ tầng kỹ thuật và các công trình xây dựng khác trong khu vực khảo sát; biện pháp bảo vệ môi trường, giữ gìn cảnh quan trong khu vực khảo sát và phục hồi hiện trạng sau khi kết thúc khảo sát.

b. Trách nhiệm của Chủ đầu tư 

Khoản 9, Điều 3, Luật Xây dựng năm 2014 quy định chủ đầu tư là cơ quan, tổ chức, cá nhân sở hữu vốn, vay vốn hoặc được giao trực tiếp quản lý, sử dụng vốn để thực hiện hoạt động đầu tư xây dựng.

Trong quá trình lập và phê duyệt phương án kỹ thuật khảo sát xây dựng, Chủ đầu tư có trách nhiệm phải kiểm tra hoặc thuê đơn vị tư vấn có đủ điều kiện năng lực để thẩm tra phương án kỹ thuật khảo sát xây dựng và phê duyệt phương án kỹ thuật khảo sát xây dựng theo quy định của hợp đồng.

Xem thêm: 

Tổng hợp các bài viết về Luật Xây dựng

Luật Hoàng Anh 

Mục lục bài viết

  • 1. Khảo sát xây dựng là gì?
  • 2. Yêu cầu đối với khảo sát xây dựng là gì?
  • 3. Quyền và nghĩa vụ của chủ đầu tư trong khảo sát xây dựng
  • 4. Quyền và nghĩa vụ của nhà thầu khảo sát xây dựng
  • 5. Trình tự thực hiện khảo sát xây dựng
  • 5.1. Nhiệm vụ khảo sát xây dựng
  • 5.2. Phương án kỹ thuật khảo sát xây dựng
  • 5.3. Quản lý công tác khảo sát xây dựng
  • 5.4. Nội dung báo cáo kết quả khảo sát xây dựng
  • 5.5. Phê duyệt báo cáo kết quả khảo sát xây dựng

1. Khảo sát xây dựng là gì?

Khảo sát xây dựnglà việc khảo sát để thiết lập hoặc đánh dấu vị trí xây dựng, đường, vỉa hè... màkĩsư đã thiết kế. Các điểm đánh dấu này thường được đặt theo một hệ tọa độ phù hợp được chọn cho dự án.

Các loại hình khảo sát xây dựng đó là:

- Khảo sát địa hình.

- Khảo sát địa chất công trình.

- Khảo sát địa chất thủyvăn.

- Khảo sát hiện trạng công trình.

- Công việc khảo sát khác phục vụ hoạt động đầu tư xây dựng do người quyết định đầu tư quyết định.

2. Yêu cầu đối với khảo sát xây dựng là gì?

Luật xây dựng quy định yêu cầu đối với khảo sát xây dựng như sau:

- Nhiệm vụ khảo sát, phương án kỹ thuật khảo sát xây dựng phải được lập phù hợpvớiloại, cấp công trình xây dựng, loại hình khảo sát, bước thiết kế và yêu cầu của việc lập thiết kế xây dựng.

- Phương án kỹ thuật khảo sát xây dựng phải đáp ứng yêu cầu của nhiệm vụ khảo sát xây dựng và tuân thủ tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về khảo sát xây dựng được áp dụng.

- Công tác khảo sát xây dựng phải tuân thủ phương án kỹ thuật khảo sát xây dựng, bảo đảm an toàn, bảo vệ môi trường, đáp ứng yêu cầu của nhiệm vụ khảo sát xây dựng được duyệt và được kiểm tra, giám sát, nghiệm thu theo quy định.

- Kết quả khảo sát xây dựng phải được lập thành báo cáo, bảo đảm tính trung thực, khách quan, phản ánh đúng thực tế và phải được phê duyệt.

- Nhà thầu khảo sát xây dựng phải đủ điều kiện năng lực phù hợpvớiloại, cấp công trình xây dựng, loại hình khảo sát.

3. Quyền và nghĩa vụ của chủ đầu tư trong khảo sát xây dựng

Căn cứ quy định tại Điều 76 Luật xây dựng:

Chủ đầu tư có các quyền sau:

a] Thực hiện khảo sát xây dựng khi có đủ điều kiện năng lực;

b] Đàm phán, ký kếthợp đồngkhảo sát xây dựng; giám sát, yêu cầu nhà thầu khảo sát xây dựng thực hiện đúng hợp đồng ký kết;

c] Phê duyệt nhiệm vụ khảo sát xây dựng, phương án kỹ thuật khảo sát do tư vấn thiết kế hoặc do nhà thầu khảo sát lập và giao nhiệm vụ khảo sát cho nhà thầu khảo sát xây dựng;

d] Điều chỉnh nhiệm vụ khảo sát xây dựng theo yêu cầu hợp lý của tư vấn thiết kế xây dựng;

đ] Đình chỉ thực hiện hoặc chấm dứt hợp đồng khảo sátxây dựngtheoquy địnhcủa pháp luật;

e] Các quyền khác theo quy định của pháp luật.

Chủ đầu tư có các nghĩa vụ sau:

a] Lựa chọn nhà thầu khảo sát xây dựng, giám sát khảo sát xây dựng trongtrường hợpkhông tự thực hiện khảo sát xây dựng, giám sát khảo sát xây dựng;

b] Cung cấp cho nhà thầu khảo sát xây dựng thông tin, tài liệu có liên quan đến công tác khảo sát;

c] Xác định yêu cầu đối với khảo sát xây dựng và bảo đảm điều kiện cho nhà thầu khảo sát xây dựng thực hiện công việc;

d] Thực hiện đúng hợp đồng khảo sát xây dựng đã ký kết;

đ] Tổ chức giám sát công tác khảo sát xây dựng; nghiệm thu, phê duyệt kết quả khảo sát theo quy định của pháp luật;

e] Bồi thường thiệt hại khi cung cấp thông tin, tài liệu không phù hợp, vi phạm hợp đồng khảo sát xây dựng;

g] Các nghĩa vụ khác theo quy định của hợp đồng và của pháp luật có liên quan.

4. Quyền và nghĩa vụ của nhà thầu khảo sát xây dựng

Nhà thầu khảo sát xây dựng có các quyền sau:

a] Yêu cầu chủ đầu tư và các bên có liên quan cung cấp số liệu, thông tin liên quan theo quy định của hợp đồng để thực hiện khảo sát xây dựng;

b] Từ chối thực hiện yêu cầu ngoài hợp đồng khảo sát xây dựng;

c] Thuê nhà thầu phụ thực hiện khảo sát xây dựng theo quy định của hợp đồng khảo sát xây dựng;

d] Các quyền khác theo quy định của hợp đồng và của pháp luật có liên quan.

Nhà thầu khảo sát xây dựng có các nghĩa vụ sau:

a] Thực hiện đúng yêu cầu khảo sát xây dựng theo quy định của Luật này và hợp đồng khảo sát xây dựng;

b] Đề xuất, bổ sung nhiệm vụ khảo sát xây dựng khi phát hiện yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến giải pháp thiết kế;

c] Chịu trách nhiệm về kết quả khảo sát xây dựng và chất lượng khảo sát do mình thực hiện; chịu trách nhiệm về quản lý chất lượng khảo sát của nhà thầu phụ [nếu có] vàkếtquả khảo sát của nhà thầu phụ. Nhà thầu phụ khi tham gia khảo sát xây dựng phải chịu trách nhiệm về kết quả khảo sát trước nhà thầu chính và trước pháp luật;

d] Bồi thường thiệt hại khi thực hiện không đúng nhiệm vụ khảo sát, sử dụng thông tin, tài liệu, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về khảo sát xây dựng không phù hợp và vi phạm hợp đồng khảo sát xây dựng;

đ] Các nghĩa vụ khác theo quy định của hợp đồng và của pháp luật có liên quan.

5. Trình tự thực hiện khảo sát xây dựng

Trình tự thực hiện khảo sát xây dựng như sau:

- Lập và phê duyệt nhiệm vụ khảo sát xây dựng.

-Lập và phê duyệt phương án kỹ thuật khảo sát xây dựng.

- Thực hiện khảo sát xây dựng.

- Nghiệm thu, phê duyệt kết quả khảo sát xây dựng.

5.1. Nhiệm vụ khảo sát xây dựng

Căn cứ quy định tại Điều 26 Nghị định 15/2021/NĐ-CP

Nhiệm vụ khảo sát xây dựng được lập cho công tác khảo sát phục vụ việc lập dự án đầu tư xây dựng, thiết kế xây dựng công trình, thiết kế sửa chữa, cải tạo, mở rộng, nâng cấp công trình hoặc phục vụ các công tác khảo sát khác có liên quan đến hoạt động xây dựng.

Nhiệm vụ khảo sát xây dựng do nhà thầu thiết kế lập. Trường hợp chưa lựa chọn được nhà thầu thiết kế hoặc trong các trường hợp khảo sát khác, người quyết định đầu tư hoặc chủ đầu tư hoặc cơ quan có thẩm quyền lập dự án PPP được thuê tổ chức, cá nhân hoặc giao tổ chức, cá nhân trực thuộc có đủ điều kiện năng lực lập, thẩm tra nhiệm vụ khảo sát xây dựng.

Nhiệm vụ khảo sát xây dựng được chủ đầu tư giao cho nhà thầu khảo sát xây dựng thông qua việc trực tiếp ký kết hợp đồng khảo sát xây dựng hoặc giao cho nhà thầu thiết kế xây dựng trong trường hợp nhà thầu tư vấn thiết kế thực hiện cả công tác khảo sát xây dựng và thiết kế xây dựng.

Các nội dung của nhiệm vụ khảo sát xây dựng bao gồm:

a] Mục đích khảo sát xây dựng;

b] Phạm vikhảo sát xây dựng;

c] Yêu cầu về việc áp dụng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về khảo sát xây dựng;

d] Sơ bộ khối lượng các loại công tác khảo sát xây dựng, dự toán khảo sát xây dựng [nếu có];

đ] Thời gian thực hiện khảo sát xây dựng.

Nhiệm vụ khảo sát xây dựng được sửa đổi, bổ sung trong các trường hợp sau:

a] Trong quá trình thực hiện khảo sát xây dựng, phát hiện các yếu tố khác thường có thểảnh hưởng trực tiếp đến giải pháp thiết kế hoặc khi có thay đổi nhiệm vụ thiết kế cần phải bổ sung nhiệm vụ khảo sát xây dựng;

b] Trong quá trình thiết kế, nhà thầu thiết kế phát hiện nhiệm vụ khảo sát xây dựng, báo cáo khảo sát xây dựng không đáp ứng yêu cầu thiết kế;

c] Trong quá trình thi công, phát hiện các yếu tố địa chất khác thường, không đáp ứng được nhiệm vụ khảo sát đã được chủ đầu tư hoặc tư vấn thiết kế phê duyệt có thể ảnh hưởng đến chất lượng công trình, biện pháp thi công xây dựng công trình.

Khi lập nhiệm vụ khảo sát ở bước thiết kế xây dựng sau thì phải xem xét nhiệm vụ khảo sát và kết quả khảo sát đã thực hiện ở bước thiết kế xây dựng trước và các kết quả khảo sát có liên quan được thực hiện trước đó [nếu có].

5.2. Phương án kỹ thuật khảo sát xây dựng

Nhà thầu khảo sát lập phương án kỹ thuật khảo sát xây dựng phù hợp với nhiệm vụ khảo sát xây dựng.

Nội dung phương án kỹ thuật khảo sát xây dựng;

a] Cơ sở lập phương án kỹthuật khảo sát xây dựng;

b] Thành phần, khối lượng công tác khảo sát xây dựng;

c] Phương pháp, thiết bị khảo sát và phòng thí nghiệm được sử dụng;

d] Tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về khảo sát xây dựng áp dụng;

đ] Tổ chức thực hiện và biện pháp kiểm soát chất lượng của nhà thầu khảo sát xây dựng;

e] Tiến độ thực hiện;

g] Biện pháp bảo đảm an toàn cho người, thiết bị, các công trình hạ tầng kỹ thuật và các công trình xây dựng khác trong khu vực khảo sát; biện pháp bảo vệ môi trường, giữ gìn cảnh quan trong khu vực khảo sát và phục hồi hiện trạng sau khi kết thúc khảo sát.

Chủ đầu tư cótrách nhiệm phải kiểm tra hoặc thuê đơn vị tư vấn có đủđiều kiện năng lực để thẩm tra phương án kỹ thuật khảo sát xây dựng và phê duyệt phương án kỹ thuật khảo sát xây dựng theo quy định của hợp đồng.

5.3. Quản lý công tác khảo sát xây dựng

Nhà thầu khảo sát có trách nhiệm bố trí đủ người có kinh nghiệm và chuyên môn phù hợp để thực hiện khảo sát theo quy định của hợp đồng xây dựng; cử người có đủđiều kiện năng lực để làm chủ nhiệm khảo sát và tổ chức thực hiện biện pháp kiểm soát chất lượng quy định tại phương án kỹ thuật khảo sát xây dựng.

Tùy theo quy mô và loại hình khảo sát, chủ đầu tư được tự thực hiện hoặc thuê tổ chức, cá nhân có năng lực hành nghề phù hợp với loại hình khảo sát để giám sát khảo sát xây dựng theo các nội dung sau:

a] Kiểm tra năng lực thực tế của nhà thầu khảo sát xây dựng bao gồm nhân lực, thiết bị khảo sát tại hiện trường, phòng thí nghiệm [nếu có] được sử dụng so với phương án khảo sát xây dựng được duyệt và quy định của hợp đồng xây dựng;

b] Theo dõi, kiểmtra việc thực hiện khảo sát xây dựng bao gồm: vị trí khảo sát, khối lượng khảo sát, quy trình thực hiện khảo sát,lưu giữ số liệukhảo sát và mẫu thí nghiệm; công tác thí nghiệmtrong phòng vàthí nghiệmhiện trường; công tác bảo đảm an toàn lao động, an toàn môi trường trong quá trình thực hiện khảo sát.

Chủ đầu tư được quyền đình chỉ công việc khảo sát khi phát hiện nhà thầu không thực hiện đúng phươngán khảo sát đã được phê duyệt hoặc các quy định của hợp đồng xây dựng.

5.4. Nội dung báo cáo kết quả khảo sát xây dựng

Nội dung báo cáo kết quả khảo sát xây dựng gồm:

- Căn cứ thực hiện khảo sát xây dựng.

- Quy trình và phương pháp khảo sát xây dựng.

- Khái quát về vị trí và điều kiện tự nhiên của khu vực khảo sát xây dựng, đặc điểm, quy mô, tính chất của công trình.

- Khối lượng khảo sát xây dựng đã thực hiện.

- Kết quả, sốliệu khảo sát xây dựng sau khithí nghiệm, phân tích.

- Các ý kiến đánh giá, lưu ý, đề xuất [nếu có].

- Kết luận và kiến nghị.

- Các phụ lục kèm theo.

5.5. Phê duyệt báo cáo kết quả khảo sát xây dựng

Chủ đầu tư có trách nhiệm phê duyệt báo cáo kết quả khảo sát xây dựng bằng văn bản hoặc phê duyệt trực tiếp tại Báo cáo kết quả khảo sát xây dựng. Chủ đầu tư được quyền yêu cầu nhà thầu tư vấn thiết kếhoặc thuê đơn vị tư vấn có đủ điều kiện năng lực để kiểm tra báo cáo kết quả khảo sát xây dựng trước khi phê duyệt.

Nhà thầu khảo sát chịu trách nhiệm về chất lượng khảo sát xây dựng do mình thực hiện. Việc phê duyệt báo cáo kết quảkhảo sát xây dựng của chủ đầu tư không thay thế và không làm giảmtrách nhiệm về chất lượng khảo sát xây dựng do nhà thầu khảo sát thực hiện.

Báo cáo kết quả khảo sát xây dựng là thành phần của hồ sơ hoàn thành công trình và được lưu trữ theo quy định.

Trên đây là tư vấn của chúng tôi. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗtrợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phậntư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoạisố:1900.6162để được giải đáp.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật Dân sự - Công ty luật Minh Khuê

Video liên quan

Chủ Đề