Nhiệt độ cao nhất là tháng mấy bao nhiêu độ

Trong những ngày giữa tháng 4/2021 đã có những nhận định về tình hình xâm nhập mặn trong mùa khô 2021, khuyến cáo với các địa phương về khả năng xâm nhập mặn của mùa khô sắp tới, việc nhận định sớm giúp các địa phương chủ động trong bố trí mùa vụ, tránh được thiệt hại trong sản xuất. Góp phần phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn.

Qua thống kê áp thấp nhiệt đới [ATNĐ] và bão năm 2020 của Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Nam Bộ cho thấy, trong năm 2020 có 14 cơn bão và 01 ATNĐ hoạt động trên Biển Đông, tuy nhiên, không có cơn bão nào ảnh hưởng trực tiếp đến Nam Bộ. Trong những tháng đầu năm, tình trạng ít mưa, nắng nóng xảy ra trên diện rộng, tình trạng hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn sớm, vào sâu, độ mặn cao duy trì trong thời gian dài ở các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long. Mực nước cao nhất năm khu vực đầu nguồn sông Cửu Long tại trạm Tân Châu [sông Tiền] là 2.88m [ngày 22 tháng10] và Châu Đốc [sông Hậu] là 2.75m [ngày 19 tháng10] ở mức thấp hơn báo động I từ 0.25 - 0.62m, thấp hơn đỉnh lũ 2019 từ 0.75-0.86m.
Trong những năm gần đây triều cường những tháng cuối năm thường dâng cao bất thường, liên tục phá vỡ mốc mực nước lịch sử, theo dõi sát tình hình triều cường cao trong những ngày đầu tháng, có những thông báo, cảnh báo kịp thời để lãnh đạo địa phương chủ động trong công tác chỉ đạo phòng tránh, giảm nhẹ thiệt do triều cường dâng cao trong những tháng cuối năm.



Sóng to, gió lớn do ảnh hưởng bão số 5 nguy cơ vỡ đê Tây rất cao; cánh đồng khô hanh vì hạn, mặn. Ảnh minh họa

Theo thông tin dự báo của Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Nam Bộ cho biết, trong năm 2021:
* Bão và ATNĐ: Số lượng bão và ATNĐ hoạt động trên Biển Đông khoảng 12 cơn [xấp xỉ trung bình nhiều năm], ảnh hưởng trực tiếp đến nước ta khoảng 4-5 cơn [xấp xỉ trung bình nhiều năm]. Từ nay tới cuối tháng 5 ít khả năng xuất hiện bão trên biển Đông, từ tháng 6 đến tháng 7/2021 bão và áp thấp nhiệt đới có khả năng bắt đầu xuất hiện phía Bắc Biển Đông và tăng dần trong những tháng tiếp theo. Mặc dù số lượng bão được dự báo sẽ ít, nhưng khả năng có những cơn bão mạnh, diễn biến phức tạp.
* Nhiệt độ không khí: Hầu hết nhiệt độ trung bình tháng cao hơn so với trung bình nhiều năm. Nhiệt độ cao nhất không có các giá trị vượt qua giá trị lịch sử, mức nhiệt cao nhất ở miền Đông khoảng 38-39 độ, miền Tây 36-37 độ [tháng 4]. Mùa khô: có khả năng chỉ kéo dài đến khoảng cuối tháng 4. Nắng nóng hoạt động yếu cả phạm vi lẫn cường độ. Nắng nóng diện rộng có khả năng chỉ xảy ra ở miền Đông, một vài tỉnh miền Tây tập trung vào cuối tháng 4.
* Dự báo mưa: Thời kỳ bắt đầu mùa mưa sớm hơn trung bình nhiều năm, phổ biến từ khoảng đầu tháng 5. Thời kỳ kết thúc mùa mưa phổ biến cuối tháng 11. Lượng mưa có xu hướng hụt so với trung bình nhiều năm nhưng không đều trên toàn khu vực. Mưa lớn diện rộng có khoảng 7-8 đợt, xuất hiện từ khoảng tháng 5 đến tháng 10, có từ 1 đến 2 đợt mỗi tháng. Tổng lượng mưa tháng 4, tháng 5 cao hơn trung bình nhiều năm khoảng 20-25%. Tháng 6-7 xấp xỉ trung bình nhiều năm, tháng 8-9 thấp hơn trung bình nhiều năm khoảng 20%, tháng 10-11 xấp xỉ trung bình nhiều năm.
* Lũ: Khu vực Đồng bằng sông Cửu Long ít có khả năng xuất hiện lũ sớm [vào tháng 7]. Dự báo đỉnh lũ năm 2021 ở mức xấp xỉ hoặc thấp hơn mức báo động 2 [4,0 m tại Tân Châu, tại Châu Đốc là 3,50 m].
* Một số lưu ý:
- Thời kỳ chuyển mùa: Cuối tháng 4 đầu tháng 5 và cuối tháng 11 xuất hiện
nhiều dông, sét, gió giật; gió mạnh trên biển.
- Thời kỳ tháng 10, tháng 11 xuất hiện sóng cao bất thường ở vùng biển phía Tây sẽ gây ra sạt lở đất, vỡ đê bao.
- Tổng lượng mưa cả năm thiếu hụt so với trung bình nhiều năm cần có biện pháp tích trữ nước ngọt, có giải pháp ứng phó với xâm nhập mặn [không khốc liệt như các năm 2015-2016, 2019-2020 nhưng vẫn cao hơn so với trung bình nhiều năm].

Video liên quan

Chủ Đề