Nước nào có nhiều giải Nobel văn học nhất

Vé tàu
2022
Bắc Nam, Địa phương //www.vetau247.com

Chuyện lạ 06/01/2022 - 03:15

Người dân nước này đã 16 lần giành giải thưởng Nobel Văn học. Người Mỹ xếp thứ hai với 12 giải.

Nobel Văn học là một trong sáu nhóm giải thưởng của giải Nobel, được trao hàng năm cho tác giả đến từ bất cứ quốc gia nào có những đóng góp xuất sắc cho nền văn học thế giới. Cơ quan quyết định người được nhận giải Nobel Văn học là Viện Hàn lâm Thụy Điển. Giải được trao tại thủ đô Stockholm của Thụy Điển. Ảnh: BBC.
Theo The Culture, giải Nobel Văn học được trao lần đầu tiên năm 1901 tại Thụy Điển. Người giành chiến thắng là văn hào người Pháp Sully Prudhomme, với đóng góp về “những giá trị văn chương xuất sắc, chủ nghĩa lý tưởng cao cả, nghệ thuật hoàn thiện và sự kết hợp tuyệt vời giữa tình cảm và tài năng”, cùng tác phẩm tiêu biểu là Stances et poèmes, xuất bản năm 1865. Ảnh: The Sun.
Tại khu vực châu Á, nhà thơ người Ấn Độ Rabindranath Tagore chính là người đầu tiên được trao giải thưởng Nobel Văn học năm 1913. Ảnh: BBC.
Đến nay, thể loại văn học được viết bằng tiếng Anh giành được nhiều giải Nobel nhất với 26 giải. Tiếp theo là thể loại văn học viết bằng tiếng Pháp [14 giải], tiếng Đức [13 giải]. Ảnh: Wikipedia.
Người Pháp giành được nhiều giải thưởng Nobel Văn học nhất với 16 giải. Người Pháp cũng giành giải thưởng văn học đầu tiên trên thế giới. Xếp thứ hai là Mỹ với 12 giải thưởng. Ảnh: The Sun.
Tại khu vực châu Á, 4 quốc gia từng giành giải Nobel Văn học là Ấn Độ, Nhật Bản, Trung Quốc, Israel. Ảnh: BBC.
Selma Ottiliana Lovisa Lagerlöf [20/10/1858-16/3/1940] là nữ nhà văn Thụy Điển, đoạt giải Nobel văn học năm 1909. Bà là nhà văn nữ đầu tiên trên thế giới đoạt giải thưởng này. Ảnh: Wikipedia.

Hà Sơn [Theo Zing]

Chuyện lạ

Quốc gia giành tới 17 giải Nobel văn chương chính là Cộng hòa Pháp.

Nói đến nước Pháp nhiều người sẽ nghĩ ngay đến những công trình kiến trúc cổ kính, đồ sộ cùng những món ăn sang trọng, tinh tế. Nhưng một trong những điều không thể không nhắc tới đó là nền văn học lâu đời của Pháp.

Pháp được coi là cái nôi của nền văn học thế giới. Bởi đây là quốc gia sản sinh ra những nhà văn tài ba, những đại thi hào của thế giới. Nền văn học Pháp cũng giống như nước Pháp và con người Pháp, vừa nhẹ nhàng, chân thật nhưng cũng như đang châm biếm. Rất nhiều tác phẩm vĩ đại đã ra đời và lưu truyền đến nhiều đời sau.

Pháp được coi là cái nôi của nền văn học thế giới.

Nửa đầu thế kỷ 20, Pháp đã đạt được những thành tựu rực rỡ khi có 9 nhà văn đoạt giải thưởng Nobel Văn học, bao gồm: Sully Prudhomme [năm 1901], Frédéric Mistral [năm 1904], Romain Rolland [năm 1915], Anatole France [năm 1921], Henri Bergson [năm 1927], Roger Martin du Gard [năm 1937], André Gide [năm 1947], Francois Mauriac [năm 1952] và Albert Camus [năm 1957].

Từ năm 1960 đến nay, Pháp có thêm 7 tác giả đoạt giải, bao gồm: Saint John Perse [năm 1960], Jean Paul Sartre [năm 1964], Samuel Beckett [năm 1969], Claude Simon [năm 1985], Cao Hành Kiện [gốc Trung Quốc, năm 2000], Jean-marie Gustave Le Clézio [năm 2008] và Patrick Modiano [năm 2014].

Với nền văn học nổi bật, Pháp trở thành quốc gia đoạt nhiều giải thưởng Nobel Văn học nhất thế giới.

Theo các nhà nghiên cứu, Pháp là quốc gia sở hữu nền văn chương rực rỡ nhất nhân loại. Đồng thời, công hiện nhiều tác phẩm kinh điển, đưa ra trào lưu và tư tưởng có sức lan tỏa, ảnh hưởng rộng khắp.

Khi vào Việt Nam, văn học Pháp đã đem tới những thể loại mới như thơ ngụ ngôn, tiểu thuyết và văn xuôi. Văn chương Việt Nam đã chịu ảnh hưởng của nền văn chương Pháp khi có nhiều cách tân về hình thức, thay đổi trong phong cách và đề xuất tư tưởng mới.

Victor Hugo là một trong những nhà văn có ảnh hưởng đến nền văn học Việt Nam.

Nhiều tác giả văn học Pháp ở thế kỷ trước đã trở nên quen thuộc với người Việt Nam như Victor Hugo [1802 - 1885], Alexandre Dumas cha [1802 - 1870], Alexandre Dumas con [1824 - 1895],...

Giải Nobel Văn học là một trong sáu nhóm giải thưởng của giải Nobel. Lễ trao giải đầu tiên được tổ chức tại Sully Prudhomme, Pháp vào năm 1901 nhằm tôn vinh một tác giả của bất cứ quốc gia nào có thành tựu trong văn học. Vào ngày 10/12 hàng năm ở Stockholm [Thụy Điển] lễ trao giải được tổ chức. Đây là ngày mất của Nobel, người sáng lập ra giải thưởng này.

Giải Nobel Văn học [tiếng Thụy Điển: Nobelpriset i litteratur] là một trong sáu giải thưởng của nhóm Giải Nobel, giải được trao hàng năm cho một tác giả từ bất cứ quốc gia nào có, theo cách dùng từ trong di chúc của Alfred Nobel, tác phẩm xuất sắc nhất theo khuynh hướng duy tâm [nguyên văn tiếng Thụy Điển: "den som inom litteraturen har producerat det utmärktaste i idealisk riktning"]. "Tác phẩm" ở đây có thể là toàn bộ sự nghiệp sáng tác của người được trao giải hoặc là một số tác phẩm riêng biệt được nêu trong phần lý do trao tặng. Cơ quan quyết định người được nhận Giải Nobel Văn học là Viện Hàn lâm Thụy Điển, quyết định này được công bố vào đầu tháng 10 hàng năm.

Huy chương giải Nobel văn chương

Câu trích dẫn trong di chúc của Nobel về giải thưởng này đã dẫn đến nhiều tranh cãi. Trong tiếng Thụy Điển, từ idealisk vừa có thể hiểu là duy tâm [idealistic], vừa có thể hiểu là lý tưởng [ideal]. Vì vậy, trong giai đoạn đầu của Giải Nobel Văn học, Ủy ban Nobel đã gặp nhiều lúng túng trong việc lựa chọn người xứng đáng và đã bỏ qua nhiều nhà văn nổi tiếng thế giới như Lev Tolstoy hay Henrik Ibsen, với lý do là tác phẩm của họ chưa đủ "duy tâm". Tuy nhiên giai đoạn sau, nguyên tắc cứng nhắc này đã được nới lỏng và người được nhận giải thưởng thường đều là những tác giả được thế giới công nhận.

Hằng năm, Viện Hàn lâm Thụy Điển sẽ gửi các đề nghị đề cử những tác giả theo họ là xứng đáng được trao Giải Nobel Văn học. Ngoài các viện sĩ của Viện Hàn lâm Thụy Điển thì thành viên của các hội và viện hàn lâm văn học, giáo sư văn học và ngôn ngữ, những người từng được trao giải thưởng này và chủ tịch các hiệp hội nhà văn cũng được quyền đề cử, tuy nhiên họ không được quyền đề cử bản thân mình.

Mỗi năm, có hàng ngàn đề nghị được gửi đi và có khoảng 50 đề cử phản hồi. Các đề cử phải được gửi đến Viện trước ngày 1 tháng 2, sau đó nó sẽ được một ủy ban xem xét kỹ lưỡng. Từ tháng 4, Viện bắt đầu giới hạn số ứng cử viên xuống còn khoảng 20 và đến mùa hè thì chỉ còn khoảng 5 tác giả nằm trong danh sách đề cử. Các tháng tiếp theo, viện sĩ của Viện bắt đầu nghiên cứu kỹ tác phẩm của những ứng cử viên cuối cùng này. Đến tháng 10, các viện sĩ sẽ bỏ phiếu, và ứng cử viên nào nhận được quá bán số phiếu sẽ là người được trao giải. Quá trình này diễn ra tương tự với thủ tục xét giải của các giải Nobel khác. Nói chung thì việc đề cử và thảo luận về các ứng cử viên sẽ được giữ kín trong vòng 50 năm, tuy vậy đôi khi các tác giả cũng được thông tin về việc mình được đề cử.

Khoản tiền kèm theo Giải Nobel Văn học đã thay đổi nhiều lần kể từ khi giải đầu tiên được trao năm 1901, đến đầu thế kỷ 21, trị giá của nó vào khoảng 10 triệu kronor Thụy Điển. Tác giả được trao Giải Nobel Văn học sẽ được nhận số tiền này kèm theo một giấy chứng nhận của Ủy ban Nobel và một huy chương vàng, đồng thời họ cũng sẽ được mời phát biểu tại lễ trao giải diễn ra vào ngày 10 tháng 12 hàng năm tại Stockholm.

Giải thưởng thường được công bố vào tháng 10. Đôi khi, giải thưởng đã được công bố năm sau năm đề cử, mới nhất là giải thưởng năm 2018. Vào ngày 4 tháng 5 năm 2018, Viện Hàn lâm Thụy Điển đã thông báo rằng, bởi vì các cuộc tranh đấu nội bộ, người đoạt giải 2018 sẽ được công bố vào năm 2019 cùng với người đoạt giải 2019.[1][2]

Giải Nobel Văn học từ lâu đã có một số tranh cãi trong dư luận và giới chuyên môn. Từ năm 1901 đến năm 1912, với cách diễn dịch nguyện vọng của Nobel là trao giải cho những tác giả theo khuynh hướng "duy tâm", ủy ban đã bỏ qua rất nhiều tác giả nổi tiếng thế giới lúc bấy giờ như Lev Tolstoy, Henrik Ibsen hay Émile Zola.[3]. Trong quãng thời gian diễn ra Chiến tranh thế giới thứ nhất và vài năm sau đó, ủy ban trao giải đã áp dụng chính sách trung lập, dẫn đến việc ưu tiên tác giả từ những nước không tham chiến hơn là các tác giả đến từ các nước tham gia Chiến tranh thế giới thứ nhất vốn đều là các quốc gia có nền văn học phát triển.[3].

Năm 1974, ba tác giả nổi tiếng thế giới là Graham Greene, Vladimir Nabokov và Saul Bellow đều được đề cử, nhưng giải thưởng lại lọt vào tay các tác giả người Thụy Điển ít tên tuổi hơn là Eyvind Johnson và Harry Martinson, vốn cũng nằm trong ủy ban xét tặng giải thưởng này. Sau đó Bellow được trao giải năm 1976 nhưng Greene và Nabokov thì không bao giờ được xét tặng giải thưởng này nữa.

Người được tặng Giải Nobel Văn học năm 1997 là Dario Fo thoạt tiên chỉ được một số nhà phê bình coi là một ứng cử viên nhẹ ký vì tác giả này thường được biết tới như là một diễn viên hơn là một nhà văn, vả lại Giáo hội Công giáo Rôma cũng đã từng chỉ trích tác phẩm của Fo. Theo nhà xuất bản của Dario Fo ở Luân Đôn thì Salman Rushdie và Arthur Miller mới là những người được dự đoán sẽ giành giải, tuy nhiên những nhà tổ chức đã tuyên bố rằng hai nhà văn này là "quá dễ dự đoán và quá phổ biến" [too predictable, too popular][4].

Lựa chọn của Viện Hàn lâm Thụy Điển cho giải thưởng năm 2004, nữ nhà văn Áo Elfriede Jelinek, đã bị chỉ trích từ ngay trong thành phần viện sĩ của Viện. Knut Ahnlund [người đã không còn thực sự hoạt động ở Viện Hàn lâm từ năm 1996] đã từ chức và nói rằng việc lựa chọn Jelinek đã gây ra những thiệt hại không thể bù đắp được cho danh tiếng của giải[5].

  • Những người đoạt giải Nobel Văn học
  • Cho đến nay tác giả lớn tuổi nhất được nhận Giải Nobel Văn học là Doris Lessing, nữ nhà văn người Anh này đã 88 tuổi khi được công bố là người nhận giải năm 2007. Còn người trẻ nhất được nhận giải là Rudyard Kipling, ông 42 tuổi khi nhận giải năm 1907.
  • Người nhận Giải Nobel Văn học sống thọ nhất cho đến nay là Bertrand Russell, ông qua đời năm 97 tuổi. Còn người chết trẻ nhất trong số những người đoạt giải là nhà văn Pháp Albert Camus, ông qua đời sau một tai nạn ô tô năm 46 tuổi, chỉ ba năm sau khi được nhận giải Nobel.
  • Cho đến nay sau khi hơn 100 tác giả đã được trao Giải Nobel Văn học thì mới chỉ có 16 phụ nữ được nhận vinh dự này, đó là Selma Lagerlöf [1909], Grazia Deledda [1926], Sigrid Undset [1928], Pearl S. Buck [1938], Gabriela Mistral [1945], Nelly Sachs [1966], Nadine Gordimer [1991], Toni Morrison [1993], Wisława Szymborska [1996] và Elfriede Jelinek [2004], Doris Lessing [2007], Herta Muller [2009], Alice Munro [2013], Svetlana Alexievich [2015], Olga Tokarczuk [2018] và Louise Glück [2020].

  1. ^ Press release. “Svenska Akademien skjuter upp 2018 års Nobelpris i litteratur”. Svenska Akademin. Swedish Academy. Truy cập ngày 4 tháng 5 năm 2018.
  2. ^ “Nobel Prize for Literature postponed amid Swedish Academy turmoil”. BBC. BBC. ngày 4 tháng 5 năm 2018. Truy cập ngày 4 tháng 5 năm 2018.
  3. ^ a b The Nobel Prize in Literature
  4. ^ Nobel stuns Italy's left-wing jester
  5. ^ Pinter wins Nobel literature prize - The Independent[liên kết hỏng]

  • Danh sách trao giải trên trang web chính thức của Giải Nobel
  • Giải Nobel văn chương: bao giờ minh bạch, công khai?

Lấy từ “//vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Giải_Nobel_Văn_học&oldid=66355617”

Video liên quan

Chủ Đề