Nuôi trâu vỗ béo cần bao nhiêu vốn

Dù tuổi đời còn khá trẻ để làm chủ một mô hình, nhưng anh Nguyễn Văn Hiếu, 33 tuổi, thôn Bản Thác, xã Yên Hoa (Na Hang) đã làm chủ mô hình kinh tế về chăn nuôi trâu vỗ béo, dê, đem lại thu nhập 200 triệu đồng/năm, trở thành một gương mặt thanh niên tiêu biểu trong phát triển kinh tế và làm giàu chính đáng được nhiều người biết đến.

Thanh niên Nguyễn Văn Hiếu (bên trái) chăm sóc đàn dê của mình

Nhận thấy tiềm năng tại địa phương phần lớn là diện tích đất đồi, khí hậu thuận lợi trong chăn nuôi đại gia súc. Anh Hiếu đã bàn bạc với gia đình vay vốn từ ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện để đầu tư làm kinh tế. Tuy nhiên, do lúc đầu chưa có kinh nghiệm nên việc phát triển kinh tế còn chậm, chưa đem lại hiệu quả nhiều. Sau một thời gian cần cù, chịu khó, không cam chịu trước cái nghèo, cái khổ anh Nguyễn Văn Hiếu đã tìm ra hướng đi hiệu quả, phát triển chăn nuôi trâu vỗ béo, nuôi dê nhốt. Hiện, gia đình vừa xuất chuồng 12 con trâu vỗ béo, duy trì nuôi nhốt 30 con dê. Chia sẻ về những khó khăn, anh Nguyễn Văn Hiếu cho biết lúc mới bắt tay vào làm cũng gặp nhiều khó khăn như thiếu kinh nghiệm chăm sóc, thiếu vốn trong đầu tư phát triển và đặc biệt không tìm được đầu mối xuất bán. Nhiều đêm thức trắng để lên mạng Internet, sách, báo; hỏi thăm người dân ở nhiều địa phương khác để tìm đầu mối, tìm mua thêm trâu về để vỗ béo, rồi lại phương pháp chăn nuôi; phòng bệnh cho đàn trâu, dê.

Đến nay, Có thêm nguồn vốn anh còn mua máy xúc để phục vụ nhu cầu của người dân địa phương. Đến nay từ mô hình kinh tế này đã đem lại nguồn thu nhập cho gia đình anh từ 150 đến 200 triệu đồng/năm. Không chỉ làm giàu cho bản thân, gia đình anh Hiếu còn tạo việc làm ổn định cho 1 lao động với thu nhập 9 triệu đồng/tháng.

Đồng chí Ma Đại Duy, Bí thư Đoàn TNCS Hồ Chí Minh xã Yên Hoa (Na Hang) cho biết: Không chỉ làm kinh tế giỏi, anh Hiếu còn rất hăng hái, tích cực tham gia các phong trào, hoạt động của tổ chức Đoàn. Từ mô hình phát triển kinh tế của anh đã tạo việc làm, trở thành điển hình trong làm giàu của địa phương. Anh cũng không ngần ngại chia sẻ kinh nghiệm của bản thân cho nhiều đoàn viên, thanh niên học tập để phát triển kinh tế.

Với sự cần cù, chịu khó, ham hoc hỏi mô hình khởi nghiệp từ chăn nuôi trâu, dê của anh Nguyễn Văn Hiếu đã đem lại hiệu quả kinh tế đáng kể, góp phần vào công cuộc giảm nghèo, làm giàu chính đáng từ chính mảnh đất quê hương.

Vừa qua, anh Trần Vũ Minh, Chủ tịch Hội Nông dân huyện Cam Lộ Trần Vũ Minh cho biết: “Chúng tôi đánh giá cao mô hình nuôi trâu vỗ béo của ông Hoàng Ngọc Rạng. Đây là mô hình tiêu biểu trong hội viên nông dân của huyện, với cách nuôi sáng tạo đã mở ra hướng đi mới trong quá trình phát triển chăn nuôi đại gia súc ở địa phương. Về phần mình, Hội Nông dân huyện sẽ đứng ra tín chấp với Ngân hàng Chính sách xã hội huyện cho vay vốn để hỗ trợ ông Rạng mở rộng quy mô, xây dựng mô hình điểm nhằm nhân rộng trên địa bàn”…

(HBĐT) - Thu mua trâu, bò gầy yếu đem về vỗ béo rồi xuất bán, công việc tưởng chừng như đơn giản ấy đã đem lại cho hộ chị Hồ Thị Kiều, xóm Gò Chè, xã Hợp Kim (Kim Bôi) thu nhập cả tỷ đồng mỗi năm.

Nuôi trâu vỗ béo cần bao nhiêu vốn

Thu mua trâu, bò gầy yếu đem về vỗ béo rồi xuất bán, công việc tưởng chừng như đơn giản ấy đã đem lại cho hộ chị Hồ Thị Kiều, xóm Gò Chè, xã Hợp Kim (Kim Bôi) thu nhập cả tỷ đồng mỗi năm.

Chúng tôi đến thăm hộ chị Kiều đúng lúc gia đình đang vận chuyển trâu, bò lên xe tải xuất bán. Chị Kiều cho biết: "Làm thuê mướn thu nhập thấp, vất vả, vợ chồng tôi quyết định chuyển hướng sang chăn nuôi. Diện tích đất chăn thả ngày càng bị thu hẹp, tôi đầu tư xây dựng chuồng trại kiên cố, nuôi nhốt và cho ăn thức ăn tổng hợp. Bên cạnh đó, toàn bộ diện tích vườn tạp rộng hơn 1 ha của gia đình chuyển sang trồng cỏ voi làm thức ăn cho vật nuôi. Sau một thời gian triển khai mô hình cho hiệu quả kinh tế rõ rệt, lợi nhuận không ngờ lại cao đến vậy".

Bắt tay vào làm,cả hai vợ chồng chị đều phải nỗ lực, cố gắng. Từ sáng sớm, anh Nguyễn Văn Hiệu, chồng chị Kiều lái xe tải đến khắp các xóm, xã trong, ngoài huyện để tìm mua trâu, bò gầy, yếu,cân nặng từ 200-250 kg đưa về nuôi vỗ béo. Hàng ngày, chị Kiều dọn dẹp, vệ sinh khử trùng khu chuồng trại để tạo môi trường sạch sẽ cho vật nuôi, hạn chế dịch bệnh.

Tại chuồng chăn nuôi rộng hơn 400 m2, vợ chồng chị Kiều đang nuôi vỗ béo hơn 40 con trâu, bò.Nhờ công chăm sóc "mát tay" của vợ chồng anh chị, mỗi con trâu, bò tăng từ 40-50 kg/tháng. Nguồn thức ăn luôn được chủ động, cho ăn đúng giờ, đúng cách, đảm bảo vệ sinh và hàm lượng chất dinh dưỡng đúng theo tiêu chuẩn. Học hỏi theo mô hình nuôi vỗ béo trâu, bò của Hà Lan trên sách, báo, chị kết hợp các loại thức ăn tự nhiên và tổng hợp, cùng một số chế phẩm sinh học, tuân thủ nghiêm ngặt vệ sinh an toàn thực phẩm, đồng thời kiểm tra lượng mỡ trên đàn vật nuôi định kỳ để trộn thức ăn cho phù hợp.

Chị Kiều chia sẻ bí quyết: "Để chăn nuôi hiệu quả phải làm tốt từ khâu chọn giống, trâu, bò được thu mualà giống đực, cao to, vai nở, lưng dài, hơn 1 năm tuổi để sinh trưởng tốt, phát triển tối đa về cân nặng. Không mua bê, nghé còn non vì thời gian vỗ béo lâu hơn, tốn nhiều thức ăn, lợi nhuận thấp, chậm quay vòng vốn. Pha trộn thức ăn là khâu quan trọng nhất, thức ăn bao gồm: cỏ voi xay nhuyễn, cám, bã... đảm bảo sạch sẽ. Trong đó, cần trộn thêm men tiêu hóa vào thức ăn để chúng hấp thụ nhanh hơn, cho ăn 2 lần/ngày.Nguồn nước uống cũng được pha thêm các loại muối khoáng cần thiết, tăng sức đề kháng cho vật nuôi".

Hiện, gia đình chị đang tính thuê vườn, mở rộng diện tích trồng cỏ voi,mở rộng chuồng trại, thuê thêm lao động thường xuyên; xây dựng bể ủ, kho chứa cỏ nhằm tích trữ thức ăn cho vật nuôi vào mùa đông.

Nuôi vỗ béo trâu, bò tuy cần nhiều vốn, nhưng thu hồi, quay vòng nhanh, chỉ 4-5 tháng là có thể xuất bán. Nhờ chủ động tìm kiếm thị trường, mua bán không qua trung gian cộng với chất lượng sản phẩm tốt nên đầu ra ổn định. Đều đặn mỗi tháng, chị Kiều xuất hơn 15 con bò đến thị trường Hà Nội, 10-15 con trâu sang thị trường Trung Quốc. Trung bình mỗi con trâu, bò sau khi vỗ béo và xuất bán cho lãi 3-4 triệu đồng/con.Mỗi tháng, gia đình chị xuất hơn 30 con, giá bán trung bình 70-80.000 đồng/kg hơi. Nhờ đó, mô hình vỗ béo vật nuôi đem lại cho gia đình chị thu nhập gần 100 triệu đồng/tháng,thu về bạc tỷ mỗi năm.


Nuôi trâu vỗ béo cần bao nhiêu vốn

Đồng hành cùng thanh niên khởi nghiệp, lập nghiệp

(HBĐT) - Thời gian qua, cùng với thực hiện hiệu quả hoạt động tình nguyện vì cộng đồng, các cấp bộ Đoàn trong tỉnh đã triển khai đồng bộ, hiệu quả 3 chương trình đồng hành với thanh niên trong học tập; khởi nghiệp, lập nghiệp; rèn luyện và phát triển kỹ năng trong cuộc sống, nâng cao thể chất, đời sống văn hóa, tinh thần trong đoàn viên thanh niên (ĐVTN). Trong đó, chương trình "Đồng hành cùng thanh niên khởi nghiệp, lập nghiệp” tạo thành phong trào có sức lan tỏa rộng, hàng trăm mô hình phát triển kinh tế của thanh niên đã được xây dựng đạt hiệu quả cao.

Nuôi trâu vỗ béo cần bao nhiêu vốn

Đoàn Thanh niên thị trấn Hàng Trạm hỗ trợ thanh niên lập nghiệp

(HBĐT) - Phong trào "Đồng hành cùng thanh niên lập thân, lập nghiệp” được Đoàn Thanh niên thị trấn Hàng Trạm (Yên Thủy) chú trọng thực hiện trong thời gian qua. Với sự ủng hộ, tạo điều kiện của cấp ủy, chính quyền địa phương và nỗ lực từ đoàn viên thanh niên (ĐVTN) đã xuất hiện nhiều gương thanh niên làm kinh tế giỏi tiêu biểu.

Nuôi trâu vỗ béo cần bao nhiêu vốn

Đoàn xã Phú Nghĩa: Lan tỏa tinh thần khởi nghiệp, lập nghiệp trong thanh niên

(HBĐT) - Những năm qua, Đoàn xã Phú Nghĩa (Lạc Thủy) đã triển khai nhiều hoạt động đồng hành, hỗ trợ đoàn viên, thanh niên (ĐVTN) trong phát triển kinh tế, tiếp cận nguồn vốn tín dụng ưu đãi, đầu tư xây dựng mô hình. Qua đó tạo điều kiện cho ĐVTN phát triển kinh tế, làm giàu cho bản thân, gia đình, góp phần phát triển kinh tế địa phương.

Nuôi trâu vỗ béo cần bao nhiêu vốn

Thắp lửa tinh thần khởi nghiệp trong thanh niên xã Ngọc Lương

(HBĐT) - Phát huy truyền thống quê hương anh hùng, tuổi trẻ xã Ngọc Lương (Yên Thủy) luôn khát khao lập thân, lập nghiệp với nhiều cách làm hay, sáng tạo, không ngừng đóng góp ý tưởng khởi nghiệp, thi đua lao động sản xuất trên các lĩnh vực nhằm nâng cao thu nhập, cải thiện chất lượng cuộc sống. Tuổi trẻ tiếp tục khẳng định vai trò tiên phong, gương mẫu, tích cực đóng góp công sức xây dựng quê hương ngày càng giàu mạnh, văn minh.

Nuôi trâu vỗ béo cần bao nhiêu vốn

Tuổi trẻ thị trấn Mãn Đức thi đua khởi nghiệp sáng tạo

(HBĐT) - Có lợi thế vị trí địa lý nằm ở khu vực trung tâm huyện với hệ thống đường giao thông thuận tiện, dân cư đông đúc, đoàn viên, thanh niên (ĐVTN) thị trấn Mãn Đức (Tân Lạc) không ngừng nỗ lực sáng tạo, thi đua lao động sản xuất, cải thiện chất lượng cuộc sống. Qua đó đã triển khai xây dựng nhiều mô hình hay, cách làm sáng tạo, góp phần thúc đẩy phát triển KT-XH địa phương. Đồng thời tiếp tục khẳng định vai trò, vị trí của tuổi trẻ trong xây dựng quê hương giàu đẹp, văn minh.

Nuôi trâu vỗ béo cần bao nhiêu vốn

Đoàn phường Thái Bình tiếp lửa phong trào khởi nghiệp sáng tạo

(HBĐT) - Phường Thái Bình (TP Hòa Bình) có trên 2.000 đoàn viên, thanh niên (ĐVTN), trong đó khoảng 400 ĐVTN là lực lượng nòng cốt trong thi đua lao động sản xuất, phát triển kinh tế. Qua đó đã xuất hiện nhiều mô hình hay, cách làm sáng tạo của tuổi trẻ, góp phần nâng cao thu nhập, cải thiện chất lượng cuộc sống. Đồng thời khẳng định vai trò, vị trí, tầm quan trọng của thế hệ trẻ trong xây dựng quê hương giàu đẹp, văn minh.

Nuôi bò vỗ béo bao lâu?

Trước khi thực hiện kỹ thuật nuôi bò vỗ béo Thời gian vỗ béo thường từ 60 – 90 ngày, do vậy nếu sau 60 ngày vỗ béo bò chưa phát huy hiệu quả, thì thời gian vỗ béo được kéo dài thêm lên đến 3 tháng, sau đó bò không còn tăng trọng hoặc tăng trọng ít, bà con ngưng vỗ béo và xuất bán.

Nuôi trâu bao lâu thì bán được?

Sau hơn 5 tháng nuôi, trâu bắt đầu sinh sản. Nghé nuôi từ 12- 24 tháng tùy theo nhu cầu của thị trường và người mua là có thể xuất bán. Bình quân mỗi con nghé bán được 15-27 triệu đồng/con, trâu đẻ con cái để lại làm giống, còn con đực bán thịt.

Trâu bò được nuôi nhiều nhất ở đâu?

- Trâu: Ở Bắc Trung Bộ, nhiều nhất ở Trung du và Miền núi Bắc Bộ, vì khí hậu ở đây lạnh, trâu chịu lạnh tốt. - Bò : Nhiều nhất ở Duyên hải Nam Trung Bộ, do địa hình đồi núi nhiều, đồng cỏ rộng.

Trâu ăn bao nhiêu có một ngày?

Khả năng tiêu hoá của trâu trong thời gian này rất tốt, nên cho trâu ăn nhiều thức ăn thô xanh chất lượng tốt. Cho trâu ăn cỏ tươi 21 - 30 kg (trường hợp chăn thả có thể cho ăn ít hơn, tùy thuộc và độ no đói của trâu). Ngoài ra, mỗi ngày bổ sung 200 - 300 g thức ăn hỗn hợp cho trâu hoặc 1 kg củ quả chứa nhiều tinh bột.