Phạm hoài nam là ai

Bác Nam, xin cho phép mình được gọi như thế. Bác Nam là một gương mặt không xa lạ gì với giới mộ điệu, những năm trước đây, khi mười tám đôi mươi, mình đã từng nhìn thấy Bác Nam trên sóng truyền hình, khi ấy đã rất ấn tượng với một “ông Bác” có giọng nói trầm ấm và những nhận xét thấu tình đạt lý dành cho thí sinh trong một chương trình thực tế. Cái “thấu tình đạt lý” đó là do mẹ mình, trong những lần cùng xem tivi bảo thế, chứ lúc ấy mình chẳng hiểu gì.

Bẵng đi một thời gian thật lâu, hữu duyên thế nào mình lại được tham gia một đêm nhạc mà ở đó có Bác Nam trình diễn. Mình quá đỗi ngạc nhiên, về sau mới biết, khi ấy Bác Nam đã tạm ngưng công việc nhiếp ảnh và bước tiếp một cuộc vui khác, đó là hát ca.

Từ khi biết đến những ca khúc của Bác Nam, đến nay, hành trình âm nhạc ấy đã theo mình rất lâu. Có thể nói, âm nhạc qua lời kể của Phạm Hoài Nam đã theo mình qua rất nhiều cột mốc khác nhau trong hành trình mải miết. Âm nhạc mãi mãi là một cách kể chuyện diệu kỳ, đôi khi, âm nhạc gắn kết trái tim mặc cho ta có hiểu hay không hiểu hết ý mà khúc ca truyền tải; xoa dịu những trái tim cồn cào thổn thức hoặc hòa cùng niềm hân hoan đơn lẻ.

Nhắc đến âm nhạc của Phạm Hoài Nam, mình nghĩ ngay đến ca khúc “Có lúc”, mình đã nghe có lúc vào một hôm trời nhiều mây, ngồi ở ban công tòa nhà ngắm nhìn phố xá. Và, mình đã dường như thấy được hình hài của cô đơn. Mỏng manh như chiếc bóng, cũng bền bỉ như chiếc bóng, nỗi cô đơn theo lời ca tiếng hát cứ âm thầm song hành.

Có lúc nằm dài ngó lên trời

Kìa mây ơi, làm sao ta với

Nếu bùi ngùi cũng qua một ngày

Thôi đâu cần học đắm say?

Giọng hát rất đời ấy đưa ta vào miền lênh đênh riêng chỉ ta mới thấu. Thoạt nghe, cảm thấy như một câu chuyện kể không có cao trào, cứ trầm lắng đi từ khóa son đầu cho đến nốt nhạc cuối. Thế nhưng, trong những trầm lắng, êm nhẹ ấy là cả một miền day dứt, một bể trầm tư những câu hỏi không biết đi đâu để tìm lời đáp.

Có người, đến với âm nhạc thông qua ca sĩ. Có người khác, lại đến với ca sĩ thông qua âm nhạc. Mình chợt nhớ đã từng đọc trong một bài phỏng vấn nào đó, Bác Nam đã chia sẻ, đại loại rằng, mọi người vẫn hay gọi Phạm Hoài Nam là bác, tức là một người cũng đã có kha khá tuổi đời rồi đấy, thế nhưng, trong âm nhạc, Phạm Hoài Nam hẵng vẫn còn là một “ca sĩ trẻ”. Cuộc vui âm nhạc của Bác Nam bắt đầu chưa quá lâu, và Phạm Hoài Nam chẳng mấy khi kể chuyện âm nhạc trên sóng truyền hình hay các phương tiện đại chúng khác. Thường, những phòng trà hoặc những đêm nhạc nhỏ mới là lựa chọn của Phạm Hoài Nam, khi bác muốn thủ thỉ chuyện mình, tất nhiên, bằng âm nhạc.

“Những câu chuyện cũ mèm” là một ca khúc khác của Bác Nam mà mình muốn giới thiệu. Một sáng tác của nhạc sĩ trẻ Hồ Tiến Đạt, theo một cách nào đó, Bác Nam thường bén duyên với những người trẻ làm nhạc, những người có nhiều say mê trong trẻo. Nếu đã từng nghe “Những câu chuyện cũ mèm” qua cách kể của Nguyên Hà, hẳn, khi nghe lại cũng khúc hát ấy nhưng qua lời kể của Phạm Hoài Nam, bạn sẽ lạc vào những miền cảm xúc khó đặt tên khác. Không hồ nghi và hy vọng, với “Những câu chuyện cũ mèm” nơi Phạm Hoài Nam, ta thật sự thấy một cảm giác: “cũ mèm”, cũ đến mức không thể cứu vãn được. Câu chuyện tình yêu đẹp dẽ trong ca khúc giờ mãi chìm vào dĩ vãng, và Bác Nam chỉ đơn thuần là kể lại, này người nghe nhạc ơi, khán giả mộ điệu ơi, đường trông mong gì nhiều hơn ở những mối tình đã xếp vào ngăn tủ. Yên ổn, đó là cảm giác của mình nghe lắng lòng nghe kể về “Những câu chuyện cũ mèm”.

“Chưa bao giờ mẹ kể” không phải là ca khúc yêu thích của mình khi tiếp xúc với âm nhạc của Bác Nam, nhưng đó là một ca khúc đáng nhớ. Như đã nói, Phạm Hoài Nam thường bén duyên với những người trẻ làm nhạc, và khoảng cách tuổi tác hoặc trải nghiệm đời sống chưa bao giờ là chuyện khó nói, hay mơ hồ gợi đến nét đứt gãy trong bài hát. Hoàn toàn không, với “Chưa bao giờ mẹ kể”, những bồi hồi băn khoăn của Min và Erik dẫn người nghe vào mạch câu chuyện, nhưng chỉ khi giọng Bác Nam cất lên đó mới chính là lúc bài hát thật sự bùng nổ.

Phạm Hoài Nam vẫn luôn mang đến cho bài hát một đời sống rất riêng và không thể trộn lẫn. Phạm Hoài Nam là một người kể chuyện xuất sắc, giống như một người đã kinh qua những bể dâu, nay bắt chiếc ghế con và ngồi kể lại chuyện mình, chuyện người. Với những “Vội vàng”, “Đường xưa”, “Tinh cầu cô đơn” hay “Mong manh tình về”,… hãy mở nhạc vào một buổi tối muộn, và cùng tỉ tê tâm sự theo từng thanh âm, giai điệu.

Nhã An

Xuất xứ: Việt Nam

Fanpage://www.facebook.com/phamhoainam

Trước khi đến với nhiếp ảnh, Phạm Hoài Nam từng tốt nghiệp khoa tiếng Nga - Anh trường Đại học Tổng hợp TP.HCM và làm việc cho tập đoàn Vietsovpetro. Năm 1997, anh bắt đầu chính thức hoạt động với nghề nhiếp ảnh và mở studio riêng. Hơn 15 năm "chơi, khám phá, thể hiện" môn nghệ thuật nhiếp ảnh, bằng con đường tự học với phương pháp thử - sai, anh đã rèn đúc cho mình thành một thứ công cụ tuyệt hảo của kỹ thuật nhiếp ảnh, đặc biệt là ảnh studio. Rất nhanh chóng để được biết đến như một nhà nhiếp ảnh thời trang và cái tên Phạm Hoài Nam trở thành thương hiệu, đặc biệt gắn với mảng thời trang, làm đẹp và người đẹp. Kể từ năm 2004, tên tuổi Phạm Hoài Nam trở nên quen thuộc với truyền thông khi cộng tác với nhiều tạp chí thời trang nổi tiếng. Anh cũng thường xuyên hợp tác với các ngôi sao nổi tiếng như Thanh Hằng, Xuân Lan, Ngô Thanh Vân, Tăng Thanh Hà...Trong nghệ thuật nhiếp ảnh, một trong những yếu tố quan trọng nhất để tạo ra được những bức ảnh đẹp đó là ánh sáng và trong giới nhiếp ảnh khi nhắc đến ánh sáng thì mọi người đều bết ngay đó là Phạm Hoài Nam. Phạm Hoài Nam hoạt động nghề nghiệp nổi bật. Anh là nhiếp ảnh chính trong các chương trình lớn như: Đẹp Fashion Show, Vietnam's Next Top Model... giám khảo của nhiều cuộc thi và là bình luận chuyên mục với nhiều tạp chí nổi tiếng. Năm 2011, Phạm Hoài Nam là giám khảo cuộc thi Thiết kế thời trang do Triumph Việt Nam tổ chức. Năm 2012, anh là một trong "bộ tứ quyền lực" của chương trình Vietnam's Next Top Model và luôn xuất hiện tại các sự kiện thời trang lớn của cả nước. Năm 2014, Phạm Hoài Nam là nhiếp ảnh gia chính thức của cuộc thi Hoa hậu Việt Nam. Năm 2015, Phạm Hoài Nam là cố vấn lĩnh vực Người mẫu thời trang của Elle Style Awards Việt Nam.

Phạm Hoài Nam tham gia hát trong đêm nhạc thiện nguyện Saigon Boléro vào tháng 12-2016, do nhóm bạn trẻ yêu nhạc Đĩa hát Sài Gòn tổ chức - Ảnh: Ali Bùi

Khi đang ở đỉnh cao sự nghiệp, khán giả một phen bất ngờ vào những năm 2014 thấy Phạm Hoài Nam trên sân khấu phòng trà cầm mic hát ngon lành trong một vài đêm nhạc thiện nguyện, hát cho dự án cộng đồng.

Và anh còn góp giọng trong sản phẩm âm nhạc của nhạc sĩ trẻ, ca sĩ tuổi teen…

Có một thời gian, Phạm Hoài Nam chăm chỉ “cover” những tình khúc Quốc Bảo, Việt Anh, Đỗ Bảo, Đức Trí… rồi đăng trên youtube.

Phạm Hoài Nam với chất giọng mộc mạc, trầm ấm và đôi lúc hát chênh vênh, trật nhịp nhưng lại rất ngây ngô dễ thương ở một người nghệ sĩ gần 50 tuổi đã nhận được phản hồi tích cực từ khán giả.

Cuối tháng 6 rồi, khán giả còn nghe Phạm Hoài Nam góp giọng trong MV Chưa bao giờ mẹ kể [sáng tác Châu Đăng Khoa] do hai ca sĩ trẻ là Erik và Min thể hiện.  

Hỏi ra mới biết Phạm Hoài Nam giờ đây đã tạm gác lại vai trò của một nhiếp ảnh gia thời trang để dành nhiều tâm huyết cho âm nhạc.

Sắp tới anh cho ra mắt hẳn một sản phẩm được sản xuất bởi hai tên tuổi lớn của âm nhạc Việt là Quốc Bảo và Bảo Chấn.

* Sinh ra trong gia đình nghệ thuật nhưng tại sao bước đầu lập nghiệp anh chọn nghề phiên dịch tiếng Nga? Sau đó, cơ duyên nào dẫn đến việc cầm máy chụp thời trang thưa anh?

- Năm 1987, tôi thi đậu thủ khoa trung cấp mỹ thuật và và đại học ngành tiếng Nga.

Nếu như tôi học trung cấp mỹ thuật phải mất 3 năm học, rồi học thêm 5 năm đại học mỹ thuật nữa, sẽ tốn rất nhiều thời gian.

Trong khi chọn 5 năm đại học tiếng Nga, khi ra trường kiếm được tiền liền, kinh tế ổn định hơn. Thời điểm đó, xã hội khó khăn lắm cần phải có việc làm để nuôi gia đình, nên tôi chọn học tiếng Nga.

Ông tôi rất buồn vì tôi là cháu lớn lại không theo được nghệ thuật truyền thống của gia đình.

Sau này em gái tôi theo học mỹ thuật, được chị Minh Hạnh [NTK Minh Hạnh - PV] nhận làm học trò dẫn đi thi cuộc thi thời trang bên Singapore.

Lúc đó hình như là năm 1995, ban tổ chức cuộc thi yêu cầu chụp người mẫu mặc đồ rồi gửi qua cho họ xem trước.

Võ Việt Chung và Minh Hạnh đều có người mẫu nổi tiếng mặc đồ, có cả người chụp hình nên khá suôn sẻ.

Em gái tôi thì được ba hỗ trợ lấy tấm ra giường phủ lên tường, mượn đứa bạn của em mặc đồ, rồi ba lôi máy ảnh ra chụp một phát là xong.

Năm đó, báo chí chỉ nhắc đến tên em mà không chọn ảnh để đăng báo, vì ảnh quá xấu.

Tôi nghĩ, ủa quá dễ mà có gì đâu làm không được.

Đợt sau, đích thân tôi xách máy chụp, chụp bản năng thôi. Báo chí ngày đó rất cần tin tức, hình ảnh, tôi gửi về và được sử dụng làm trang bìa.

Ban đầu chỉ giúp bé em mình, sau đó các báo đặt hàng mời cộng tác chụp Xuân Lan, Hồng Nhung, Thanh Hằng… để làm trang bìa.

Năm 1992 tôi tốt nghiệp đại học rồi đi làm phiên dịch tiếng Nga, song song là đi chụp. Đến năm 2004 tôi quyết định nghỉ việc để toàn tâm toàn ý với nhiếp ảnh thời trang.

Phạm Hoài Nam [bên phải] là một trong những nhiếp ảnh gia thời trang sáng tạo được mời làm giám khảo nhiều cuộc thi thời trang uy tín - Ảnh: NVCC

* Vì sao thời điểm gần đây khán giả thấy anh gắn bó nhiều với âm nhạc. Tình yêu âm nhạc của anh có từ đâu?

- Ba tôi [họa sĩ Phạm Đỗ Đồng - PV] là người đam mê âm nhạc, ông mở đủ loại nhạc, từ cổ điển cho tới hiện đại, nhạc Tây - Tàu - Nga cho tới dân ca, tân nhạc và cả nhạc thời thượng.

Các chú, cậu trong họ nhà tôi từng lập ban nhạc đi hát nghêu ngao đường phố Hà Nội đầu những năm 70. Từ nhỏ tôi đã ảnh hưởng âm nhạc từ họ.

Học phổ thông tôi đã có thói quen sưu tầm đĩa nhạc.

Nhưng năm 1983-1984 thịnh hành nhạc Liên Xô cũ, nhạc disco châu Mỹ tôi cũng sưu tập đĩa.

Những năm 1989 - 1990 thực tập ở Liên Xô cũ là thời kì huy hoàng của đĩa than. Những năm cuối 1990 đĩa CD được ưa chuộng tôi cũng có luôn.

Thời điểm đó, mỗi tháng tôi được cấp 100 rup, để 60 rup tiền ăn, còn 40 rup mua đĩa nhạc. Giờ ở nhà tôi đĩa nhạc xếp kín hai vách tường, hơn 2000 đĩa nhạc.

Năm 2014, trong một lần nọ, hai người bạn nhiếp ảnh Thành Nguyễn, Đình Dzũ có mở phòng trà nên rủ tôi tổ chức đêm nhạc chỉ ba anh em nhiếp ảnh hát thôi.

Sau đó, quen biết với guitar Trần Bình và Mộc Sài Gòn Band, chúng tôi hát chung band, hát thiện nguyện, hát vì dự án cộng đồng.

Ngộ là tôi không thích hát với nhạc beat, chỉ thích hát với band, với guitar.

* Trong nghệ thuật, anh có thấy mình đang đi một đường vòng? Khởi điểm là tình yêu âm nhạc, nhưng chọn phiên dịch làm nghề mưu sinh, sau đó vinh quang lại đến với nghề nhiếp ảnh thời trang và bây giờ quay lại “mối tình đầu”- âm nhạc?

- Nghệ sĩ tính trong tôi rất cao, các lĩnh vực nghệ thuật tôi làm được hết: vẽ tranh, chụp hình, làm thơ, viết truyện, ca hát, đóng phim…

Bởi các lĩnh vực nghệ thuật có sự kết nối, giao thoa và bổ trợ cho nhau.

Đối với thời trang, thời điểm này gần như tôi đã biết hết, đã làm được hết, không còn gì thử thách tôi khám phá, mà nghệ sĩ như vậy thì rất chán.

Tôi tìm đến âm nhạc như một phương tiện khác để biểu cảm con người mình. Bây giờ đã đủ già dặn, tôi thu lượm những ca khúc yêu thích, những ca khúc thuộc về tôi và qua đó tôi kể câu chuyện của mình.

Tôi không đi hát để tìm sự nổi tiếng. Tôi hát bày tỏ cảm xúc về cuộc sống, những người những gì trải qua trong tôi. Có ai đó muốn nghe, muốn chia sẻ thì tôi mừng vô cùng.

Có lẽ điểm giao thoa của nhiếp ảnh và âm nhạc chính là cảm xúc và khoảnh khắc. Cũng giống như nghệ sĩ với khán giả cộng hưởng trong nghệ thuật vậy!

* Ban đầu, khán giả nghe Phạm Hoài Nam hát tình khúc của Quốc Bảo, Đỗ Bảo, Việt Anh, Đức Trí…

Nhưng gần đây, anh có góp giọng trong sản phẩm âm nhạc của ca sĩ tuổi teen, nhạc sĩ trẻ. Có phải Phạm Hoài Nam đang muốn 'trẻ hoá' giọng ca mình?

- Tôi không phải là ca sĩ. Tôi là ca nhân. Tôi hát trước hết cho mình, hát để giải bày nỗi lòng tâm tư. Việc hát sáng tác của người trẻ, có chăng là tôi làm già đi ca khúc trẻ.

Bởi tôi hát theo cách tự sự, tâm tình, đang kể chuyện của mình cho khán giả nghe.

Âm nhạc là không tuổi, không phân biệt thị trường hay bác học. Một bài hát được hát lên thật hay là điều khán giả mong chờ, còn những cái khác không quan trọng.

Là những sáng tác của người trẻ, nhưng ca khúc phải có nội dung, ca từ đẹp, giai điệu đẹp, có sức nặng tâm lý để người nghe thốt lên thì tôi mới chọn.

Sắp tới, tôi sẽ chính thức ra một sản phẩm âm nhạc, sẽ xin giấy phép phát hành chứ không đăng trên mạng nữa.

Đó là một USB [thay cho hình thức CD] gồm 11 ca khúc mà tôi yêu thích.

Trong đó nhạc sĩ Quốc Bảo có tặng tôi hai ca khúc Dao ca 1 và Dao ca 2.

USB nhạc có tên 3468, nghĩa là hoàn toàn các khúc được viết ở nhịp 3/4 và nhịp 6/8, có pha chút điệu valse, âm hưởng nhạc Nga.

Phạm Hoài Nam hát trong đêm nhạc thiện nguyện Ngồi im tiếng thở do nhóm bạn trẻ yêu nhạc Đĩa hát Sài Gòn tổ chức - Ảnh: Ali Bùi

Vượt lên trên những bố cục ánh sáng và hình khối, điểm nhấn nổi bật và cũng là phong cách chủ đạo của Phạm Hoài Nam là “đôi mắt tình cảm” của nhân vật trong tác phẩm ảnh mà anh thể hiện.

Anh luôn khơi gợi cảm xúc chân thật, khích lệ người mẫu thể hiện cá tính, thần thái qua đôi mắt, để từ đó truyền tải mạnh mẽ thông điệp của buổi chụp.

Hầu như giới thời trang, nghệ sĩ như Xuân Lan, Thanh Hằng, Ngô Thanh Vân, Tăng Thanh Hà… đều kính trọng gọi thân mật Phạm Hoài Nam là bác.

Khán giả “thấy” Phạm Hoài Nam ở các tạp chí uy tín trong nước mà anh tham gia cộng tác.

Những năm gần đây anh còn làm giám khảo và cũng là nhiếp ảnh chính trong các chương trình thời trang lớn như Đẹp fashion show, Vietnam’s next top model…

Và bắt đầu từ đây, anh nói mình đang rất sướng vì được sống trong âm nhạc.

ĐỖ TRƯỜNG thực hiện

Video liên quan

Chủ Đề