Phần biệt sự khác nhau trong văn hóa tiêu dùng của người Hà Nội và Sài Gòn

Giới thiệu về cuốn sách này


Page 2

Giới thiệu về cuốn sách này

Nếu như phong cách sống Sài Gòn thiên về sự phóng khoáng, sòng phẳng, không quan trọng hình thức thì ở Hà Nội, sự tinh tế, đầm ấm và có phần mực thước lại là những yếu tố quan trọng.

Phần biệt sự khác nhau trong văn hóa tiêu dùng của người Hà Nội và Sài Gòn

Theo Tổng cục Thống kê (năm 2020), trong 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Hà Nội tiếp tục giữ vị trí dẫn đầu với mức giá đắt đỏ nhất cả nước. Cách đây 2 năm, vị trí này từng thuộc về TP. HCM. Và bạn đang đắn đo lựa chọn giữa 2 thành phố này? Hãy tìm hiểu những điều thú vị dưới đây của Sài Gòn – Hà Nội để chọn nơi sống, học tập và làm việc phù hợp nhất với bạn nhé!

Những điểm chung của Sài Gòn và Hà Nội

Dân số đông

Áp lực dân số luôn là một vấn đề đối với các nhà chức trách. Hàng năm luôn có một lượng lớn người dân nhập cư vào thành phố. Rất nhiều sinh viên học xong sẽ ở lại thành phố để lập nghiệp.

Phần biệt sự khác nhau trong văn hóa tiêu dùng của người Hà Nội và Sài Gòn

Mật độ dân số đông khiến cả 2 thành phố luôn ùn tắc vào giờ cao điểm.

Tuy có thể đáp ứng được công ăn việc làm, tuy nhiên cơ sở hạ tầng đang chịu áp lực lớn. Điều này dẫn đến mật độ dân số cao, mọi người phải sống chen chúc, thiếu không gian riêng tư. Tình trạng kẹt xe, ùn ứ vào giờ cao điểm đã trở thành bình thường.

Giá cả đắt đỏ

Mức sống tại các thành phố lớn luôn cao hơn ở nhiều tỉnh thành khác, luôn cao hơn ở quê. Mức sống ở vùng trung tâm lại cao hơn các vùng ven. Do đó, sống tại các đô thị lớn, bạn cũng cần giải bài toán tài chính cho mình. 

Đa dạng dân số, văn hóa vùng miền

Dân số tại các thành phố lớn đa số là dân nhập cư từ các tỉnh thành khác đến, kể cả là nước ngoài. Do đó, khi sống tại đây, bạn có thể tiếp xúc được với rất nhiều người, nghe được rất nhiều chất giọng khác nhau. Vì thế văn hóa cũng đa dạng màu sắc.

Sài Gòn – Hà Nội: 9 điểm khác biệt nhất

1. Khí hậu và nhịp sống

Hà Nội có bốn mùa rõ rệt: xuân, hạ, thu, đông. Mùa xuân có mưa phùn cực kì khó chịu, đường phố lúc nào cũng ẩm ướt. Mùa đông thì lại siêu lạnh. Hà Nội chỉ đẹp nhất vào mùa thu khi khí trời mát mẻ, thoáng đãng, nắng dịu vàng nhạt.

Sài Gòn rất đơn giản, chỉ có 2 mùa: mùa khô và mùa mưa. Mùa khô thời tiết nắng nóng ban ngày, ít thấy mưa. Ngược lại, mùa mưa thì ngày nào cũng có mưa, đặc biệt vào tầm chiều tối. Vào mùa mưa tốt nhất là nên đi xe bus, gầm cao, chạy khỏe, ít khi chết máy giữa đường.

Phần biệt sự khác nhau trong văn hóa tiêu dùng của người Hà Nội và Sài Gòn

Nhịp sống nơi đô thị sẽ rộn ràng hơn ở vùng quê.

Sài Gòn vốn có nhịp sống nhanh, hối hả, tất bật, là thành phố không ngủ. Hà Nội có nhịp sống chầm chậm, thư thả, con người thanh tao, tinh tế. Tuy nhiên, dù là Sài Gòn hay Hà Nội, vẫn có những lúc tất bật, vẫn có những lúc thảnh thơi. 

2. Ẩm thực

Người ngoài Bắc thường ăn mặn, các món ăn đa phần đều được thêm mắm thêm muối. Miền Nam người ta lại thích ăn ngọt và hơi cay, điều này có thể thấy trong tất cả món ăn ở đây: nước chấm pha đường và bỏ ớt.

Phần biệt sự khác nhau trong văn hóa tiêu dùng của người Hà Nội và Sài Gòn

Ẩm thực hai thành phố cũng khác nhau. Ảnh minh họa.

Ở Hà Nội, sáng ra người ta thường ăn phở, ăn bún, ăn bánh mì… thì trong Sài Gòn, bữa sáng bắt đầu bằng một tô hủ tíu, một dĩa cơm sườn hay chiếc bánh bao nhân xa xíu thơm mềm. Một số món ăn ngon khác ở Hà Nội thường có như bún chả, bún cá, bún đậu mắm tôm thì trong Sài Gòn, người ta chuộng bánh tráng, bún thịt nướng, phá lấu và cả cơm gà ta. Ở Hà Nội hay rủ rê nhau đi ăn bún chả – Ở Sài Gòn, rủ nhau ăn hủ tíu Nam Vang (hay còn gọi hủ tíu khô) hay hủ tiếu gõ.

3. Văn hoá trà đá – cà phê

Không khó để bắt gặp những quán trà đá vỉa hè ở Hà Nội. Có thể nói, văn hóa trà đá đã đi vào tiềm thức của người dân Hà Nội từ bao giờ không hay. Trà đá với đĩa hướng dương hay phong kẹo lạc là cứ thế tán phét cả ngày không hết chuyện. Nhân trần cũng là thức uống thú vị với vị ngọt thanh dịu nhẹ. Ngoài Hà Nội còn có thú vui trà chanh chém gió khắp các ngõ phố.

Phần biệt sự khác nhau trong văn hóa tiêu dùng của người Hà Nội và Sài Gòn

Văn hóa trà đá Hà Nội và cafe vỉa hè Sài Gòn.

Vào Sài Gòn, thứ đầu tiên bạn bắt gặp nhiều nhất đó là cà phê: cà phê vỉa hè, cà phê bệ, cà phê dạo, cafe mang đi, cafe xe đẩy,… Đi bất cứ đâu bạn cũng có thể mua cho mình một cốc cà phê sữa đá với cái giá cũng khá rẻ, chỉ từ 10.000đ, đôi khi còn được tặng luôn cả ly trà đá. Ngoài ra, các quán cafe ở Sài Gòn cũng rất đẹp, thường thiết kế như một khu vườn, có nhiều cây xanh.

Đặc biệt, ở Sài Gòn còn có rất nhiều loại nước uống “siêu rẻ” thường thấy như: nước sâm giải nhiệt, trà bí đao, sinh tố trái cây, nước dừa, nước cam, trà sữa,… Nếu ở Hà Nội, bạn chỉ có thể thưởng thức sinh tố trong các quán cà phê với giá gấp đôi, gấp ba lần, hơn nữa, số lượng trái cây cũng không được phong phú như Sài Gòn.

4. Đường xá

Đường phố Hà Nội nhìn chung được đầu tư hơn với rất nhiều cầu vượt, cầu đi bộ, hầm chui. Hệ thống đèn giao thông cũng khá khoa học, và có hệ thống camera giám sát ở các ngã tư. Đường phố Sài Gòn nhỏ hơn, cầu vượt, hầm chui chỉ có ở một số con đường lớn.

Một điều khá thú vị nữa là ở Sài Gòn, bạn sẽ bắt gặp nhiều ngã năm, ngã sáu thậm chí.. ngã bảy. Hãy bình tĩnh di chuyển theo vòng xoay (vòng xuyến) và nhìn bản đồ cẩn thận đễ tránh rẽ nhầm nhé!

Một điểm chung đáng sợ của hai thành phố này là tình trạng ngập lụt khi mưa lớn. Có vẻ ở Sài Gòn, đường phố ngập sâu và rộng hơn Hà Nội.

5. Phố và quận

Đây là một điểm khá thú vị giữa hai thành phố. Nếu như ở Hà Nội, bạn chẳng cần biết mình ở phường nào, quận nào, chỉ cần biết tên phố vậy là xong. Bạn bè tụ tập nhau cũng chỉ cần nói ngắn gọn số nhà, tên đường phố. Vèo một cái là bạn có thể đến chính xác nơi mà bạn muốn.

Sài Gòn thì sao? Nếu bạn áp dụng nguyên quy tắc ở Hà Nội thì chắc chắn bạn sẽ bị lạc. Sài Gòn rất rộng lớn, các quận phân cách nhau rõ ràng và có vô vàn đường phố trùng tên nhau. Ví dụ như đường 3 tháng 2 kéo dài 2 quận, còn đường Điện Biên Phủ trải dài trên tận 4 quận và có ít nhất 2 địa chỉ giống hệt nhau là 638 Điện Biên Phủ. Vì vậy, nếu vào Sài Gòn, bạn nhất định phải nhớ rõ tên phường và quận nơi bạn muốn đến nhé!

6. Giao thông công cộng

Đến thời điểm hiện tại, Hà Nội đã có dịch vụ xe bus hiện đại. Xe bus Hà Nội đa phần sơn màu vàng rất nổi bật. Tất cả các xe đều được đầu tư mới, thoáng đãng, mát mẻ và thậm chí còn cung cấp wifi cho một số tuyến. Các điểm chờ xe bus cũng làm rất chỉnh chu, có nhà chờ, có biển chỉ dẫn lộ trình từng tuyến, nên bạn sẽ không sơ đi nhầm chiều của tuyến. Ngoài Hà Nội bạn cũng có thể làm thẻ xe bus và dán tem tháng để di chuyển với chi phí rất hợp lý.

Xe bus Sài Gòn thì không theo một trật tự nào. Mỗi nhà xe một kiểu xe, hầu hết xe cũ và nóng. Rất khó để nhận biết điểm dừng xe bus, có rất nhiều điểm dừng không hề có biển báo. Tóm lại, xe bus Sài Gòn chưa được dùng phổ biến như ở Hà Nội.

7. Cảnh quan

Hà Nội được biết đến với rất nhiều hồ: hồ Gươm, hồ Tây, hồ Bảy Mẫu, hồ Thành Công… Công viên ở Hà Nội thì khá ít, chủ yếu có mấy công viên khá rộng là Thống Nhất, Hòa Bình, công viên Yên Sở. Sài Gòn thì ít thấy hồ, chủ yếu là công viên, sông và kênh rạch. Công viên ở Sài Gòn không rộng, nhưng rất nhiều. Cứ đi một vài con đường sẽ thấy một góc công viên đầy cây xanh.

Phần biệt sự khác nhau trong văn hóa tiêu dùng của người Hà Nội và Sài Gòn

Ở Hà Nội sẽ đi dạo hồ, còn Sài Gòn đi dạo công viên.

Một điều thú vị nữa là kiến trúc. Ờ Hà Nội, chùa chiền nhiều, kiến trúc mang đậm phong cách Trung Hoa thì ở Sài Gòn có chùa chiền, tịnh xá đa phần mang kiến trúc Chăm pa.

Nhà cửa ở Hà Nội xây kiên cố, nhà hơi nhỏ, thấp thì nhà Sài gòn xây có vẻ đơn giản hơn, nhưng cao rộng hơn chút, đặc biệt là rất nhiều nhà nhỏ đều có gác lửng (gác xép).

8. Văn hoá

Người ngoài Bắc nói chung khá khách sáo và khép kín. Trong cuộc sống thì họ lo nghĩ cho tương lai nhiều hơn, biết tiết kiệm tiền để lo cho tương lai. Người trong Nam có phần cởi mở và thoáng hơn. Họ khá thẳng thắn khi thể hiện quan điểm cá nhân, ít khi khách sao như ngoài Bắc. Cách sử dụng từ ngữ trong Sài Gòn cũng tạo cảm giác thân thiện hơn. Thay vì gọi là “cháu”, người ta gọi là “con”, thay vì “vâng” người ta nói “dạ”… Cảm giác rất dễ chịu và gần gũi!

9. Chất lượng dịch vụ

Chắc chắn không ít người từng nghe đến bún mắng, cháo chửi ở Hà Nội. Phải nói ở Hà Nội, dịch vụ tương đối kém và thiếu chuyên nghiệp. Nếu ai ở Hà Nội lâu thì cảm thấy bình thường, nhưng nếu bạn từ Sài Gòn ra Hà Nội thì sẽ sốc với dịch vụ ở đây.

Ở Sài Gòn, dịch vụ rất tốt và chuyên nghiệp. Câu bạn thường xuyên nghe thấy nhất là “cảm ơn”. Đúng vậy, tiếng cảm ơn cất lên ở mọi nơi dù là khi bạn mua một món đồ vài ba ngàn hay vào những nhà hàng sang trọng. Người ta sẽ đón tiếp bạn bằng nụ cười nồng hậu và sự phục vụ tận tâm nhất.

Không chỉ có dịch vụ tốt, nhìn chung ở Sài Gòn mọi thứ đều rẻ hơn Hà Nội. Còn gì tuyệt vời hơn vừa được sử dụng dịch vụ tốt lại phải chi trả ít hơn?

Bạn sẽ chọn nơi nuôi sống bạn hay nơi khiến bạn hạnh phúc?

Khi chưa bước vào đời, bạn sẽ mơ mộng tìm đến nơi khiến bạn hạnh phúc nhiều, thực hiện được đam mê, khát vọng của bạn hơn là nơi sẽ nuôi sống bạn. Nhưng thực tế, mọi người thường sẽ chọn nơi nuôi sống mình đầu tiên, sau đó sẽ có kế hoạch chọn nơi khiến mình cảm thấy thoải mái hạnh phúc.

Bạn hãy đặt ra câu hỏi này cho bản thân và suy nghĩ xem điều kiện kinh tế, gia đình, nhu cầu của bản thân như thế nào để có quyết định phù hợp nhất.

Nơi nào có thể nuôi sống bạn, nơi đó bạn nên đến

Hiện tại, chúng ta thường rời xa quê hương đến các tỉnh, thành phố khác để học tập, sinh sống, làm việc,… Mục đích là để tìm kế sinh nhai, khám phá thế giới, tìm tòi học hỏi những điều mới hay thực hiện hoài bão, khát vọng của mình.

Mặt khác, xã hội kinh tế phát triển và đã thay đổi nhiều hơn trước. Máy móc hiện đại khiến cho việc làm nông không còn cần nhiều sức người nữa. Ở một số nơi như miền Trung, đất đai cằn cỗi, bão lũ triền miên, tôm cá ngoài biển thì ngày càng khó đánh bắt hơn,… thì việc làm nông, sinh sống tại quê nha hẳn không còn đủ sống nữa. Do đó, bắt buộc nhiều người phải rời bỏ vùng quê để lên phố kiếm sống.

Ngoài ra, một số ngành nghề sau khi học xong sẽ khó tìm việc phù hợp tại quê nhà. Do đó rất nhiều bạn trẻ chấp nhận ở lại thành phố sau khi tốt nghiệp để có thể xin được việc, có thể sinh sống. 

Nếu như nơi bạn sắp đến, dù là Hà Nội hay TP. Hồ Chí Minh, có ngành nghề mà bạn muốn làm, có công việc mà bạn muốn xin vào làm, có thể phát triển sự nghiệp của bạn trong tương lai,… thì đó là nơi nên đến.

Nơi nào khiến bạn hạnh phúc, nơi đó dành cho bạn

Dù làm gì, đi đâu, ở đâu, suy cho cùng con người ta sống cũng để mưu cầu hạnh phúc. Mỗi người có những điều kiện, những nhu cầu nhau để được cảm thấy hạnh phúc. Có người khỏe là được; có người sống gần bố mẹ là yên tâm; người thì cần đạt được giải Nhất, vô địch trong các cuộc thi; người thì phải có thành tựu;… Nhưng chung quy đa số cũng đang tìm kiếm hạnh phúc.

Do đó, nếu nơi chốn nào khiến bạn cảm thấy bình an, hạnh phúc, thực hiện được đam mê, mục tiêu của mình,… nơi đó ắt hẳn dành cho bạn.

Dù có sự khác nhau về khí hậu, ẩm thực, văn hóa, phong cách làm việc nhưng ở đâu cũng có cái dễ, cái khó riêng, quan trọng bạn hợp với nơi nào và thích sống ở môi trường như thế nào. Chúc bạn có quyết định phù hợp!

Nếu bạn đang tìm mua, thuê căn hộ tại TP. HCM, hãy tham khảo ngay TẠI ĐÂY!

Propzy

Tham khảo bài viết liên quan: