Phân tích Đất nước Đất la nơi anh đến trường

Nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm là một trong những nhà thơ tiêu biểu của thế hệ trẻ thơ năm chống Mĩ cứu nước. Thơ Nguyễn Khoa Điêm lôi cuốn người đọc bởi xúc cảm lắng đọng, giàu chất suy tư. Bài thơ Đất Nước là một đoạn trích tiêu biểu cho phong cách nghệ thuật độc đáo ấy. Đất Nước là phần đầu chương V của trường ca “Mặt đường khát vọng” – tác phẩm được ra đời vào năm 1971, giữa lúc của kháng chiến chống Mĩ diễn ra khốc liệt.

Bài làm: 

       Đất Nước – tiếng gọi thiêng liêng muôn thuở của bao trái tim con người, là bến đỗ tâm hồn của biết bao những con người say mê nghệ thuật. Ta từng bắt gặp đất nước thon thả gọi đàn bầu trong thơ Tậ Hữu Yên, một đất nước dịu dàng, tình tứ trong thơ Hoàng Cầm, một đất nước cần cù gian lao trong thơ Tố Hữu và ta cũng không thể nào quên được một Đất Nước bình dị, gần gũi trong thơ Nguyễn Khoa Điềm. Giữ những năm kháng chiến chống Mĩ, từ chiến trường Bình – Trị – Thiên khói lửa ngút trời, giữa tiếng bom gào, đạn réo, Nguyễn Khoa Điềm đã dựng lên chân dung Đất Nước gần gũi, giản dị, Đất Nước của nhân dân.

Nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm là một trong các nhà thơ tiêu biểu cho thế hệ trẻ trong những năm kh

Phân tích Đất nước Đất la nơi anh đến trường
Cảm nhận đoạn thơ sau: “ Đất là nơi anh đến trường…móng nước biển khơi”

áng chiến chống Mĩ. Thơ ông giàu chất suy tư, xúc cảm dồn nén, thể hiện tâm tư của người trí thức tham gia tích cực vào cuộc chiến đấu của nhân dân. Đoạn trích “Đất Nước” được rút ra từ phần đầu chương V của trường “Mặt đường khát vọng” – bản trường ca ra đời nhằm thức tình tuổi trẻ thành thị ở các vùng tạm chiếm ở Miền Nam, từ đó kêu gọi, khích lệ mọi người đứng lên, xuống đường đấu tranh hòa nhịp với cuộc chiến đấu của toàn dân tộc.

Nếu 9 câu đầu, Nguyễn Khoa Điềm xoáy sâu câu hỏi Đất Nước có từ bao giờ? Thì đoạn thơ từ câu 10 – câu 15 lại tập trung trả lời câu hỏi Đất Nước là gì? . Cấu trúc câu Đất là…, Nước là…, Đất Nước  là… tạo nên những định nghĩa về Đất Nước. Trong đoạn thơ, tác giả nói đến Đất Nước khi thì như một chữ, khi thì như hai chữ. Khi thì nó liền lại thành Đất Nước khi thì nó tách ra thành Đất Nước. Chia tách rồi hợp lại, nhà thơ xoay trở nhiều mặt, nhiều chiều để khám phá Đất Nước sâu sắc hơn. Cách định nghĩa của tác giả dường như thấm nhuần tư tưởng Hồ Chí Minh: Việt Nam nước ta có hai cách gọi Tổ quốc nhưng ta còn gọi Tổ quốc là đất nước. Có đầu, co người mới thành Đất Nước”. Trong văn học Việt Nam đã từng có một truyền thống khám phá vẻ đẹp Đất Nước trong những sự trang trọng, thiêng liêng. Đến trường ca Mặt đường khát vọng, Nguyễn Khoa Điềm đã đưa Đất Nước trở về với không gian sinh hoạt thân thương:

          Đất là nơi anh đến trường

          Nước là nơi em tắm

         Đất Nước là nơi ta hẹn hò

         Đất Nước là nơi em đánh rơi chiếc khăn trong nỗi nhớ thầm

         Đất Nước không phải là cái gì cao siêu, xa vời mà nó chỉ đơn giản là không gian sinh hoạt gần gũi, quen thuộc với mỗi người, đó là nơi anh đến trường – nơi gi dần những kỉ niệm đầu đời, khi lần đầu tiên bước chân đi học. Câu thơ « Nước là nơi em tắm » gợi người đọc liên tưởng đến những giếng nước, ao làng trong vắt, ngọt lành của quê hương. Tình yêu Đất Nước bình dị, mộc mạc. Đó là yêu cái cây trồng trước nhà, yêu con suối đổ ra bờ sông, yêu mái trường đi học mỗi ngày. Đất Nước còn là chốn hẹn hò của tình yêu dôi lứa. Câu thơ Đất Nước là nơi em đánh rơi chiếc khăn trong nỗi nhớ thầm là câu thơ rất hay và đặc dắc, thấm đẫm chất liệu văn hóa dân gian, gợi người đọc nhớ tới :

              Khăn thương nhớ ai

              Khăn rơi xuống đất

              Khăn thương nhớ ai

             Khăn vắt lên vai

Hình ảnh khăn trong bài ca dao là sự hóa thân cho của người con gái trong tình yêu lứa đôi thật đẹp, thật nồng thắm, da diết. Nguyễn Khoa Điềm nối tiếp mạch cảm xúc ấy để khẳng định Đất Nước có trong tình cảm của đôi lứa yêu nhau. Thật thú vị khi tách riêng Đất gắn với anh, Nước gắn với em, khi đôi ta hòa hợp thì thành Đất Nước.

Tiếp tục khơi sâu chất liệu văn hóa dân gian, lấy ý từ những câu hò Bình – Trị – Thiên, Nguyễn Khoa Điềm đã vẽ nên bức tranh núi sông hùng vĩ với rừng vàng biển bạc :

                 Đất  là nơi « con chim phượng hoàng bay về hòn núi bạc »

                Nước là nơi « con cá ngư ông móng nước biển khơi. »

Vậy là, Đất Nước không chỉ hòa hợp trong tình yêu đôi lứa mà còn thể hiện ở vẻ đẹp tự nhiên, làm đẹp thêm cuộc sống con người. Từ những câu ca dao miền Trung huyền thoại đã được nhà thơ đưa vào 2 câu thơ gợi ra một Đất Nước giàu đẹp với muôn trùng núi bạc, bát ngát biển khơi

Có thể nói, đoạn thơ trên là một đoạn thơ hay và tiêu biểu cho suy nghĩ mới mẻ của Nguyễn Khoa Điềm về Đất Nước. Với quan niệm Đất Nước là tình yêu đôi lứa, Nguyễn Khoa Điềm đã làm cả một cuộc cách mạng trong thi ca, bởi lẽ trong kháng chiến, các nhà văn, nhà thơ thường né tránh, ít nói đến tình yêu đôi lứa. Cá biệt, có người coi đó là vùng cấm của văn học. Vậy mà, giữa những ngày tháng chống Lĩ ác liệt, Nguyễn Khoa Điềm lại đàng hoàng đặt tình yêu lứa đôi lên bệ phóng khai snh ra Đất Nước. Đó là một sáng tạo táo bạo và lãng mạn.

Nguồn: 

Yêu Văn Học !!!Đề: Phân tích đoạn thơ sau trong trích đoạn "Đất nước"(NKĐ) để thấy được các định nghĩa của tác giả về ĐN có gìmới lạ, sâu sắc:" Đất là nơi anh đến trườngNước là nơi em tắmĐất Nước là nơi ta hò hẹnĐất Nước là nơi em đánh rơi chiếckhăn trong nỗi nhớ thầmĐất là nơi “con chim phượng hoàngbay về hòn núi bạc”Nước là nơi “con cá ngư ông móngnước biển khơi”Thời gian đằng đẵngKhông gian mệnh môngĐất Nước là nơi dân mình đoàn tụĐất là nơi Chim vềNước là nơi Rồng ởLạc Long Quân và Âu CơĐẻ ra đồng bào ta trong bọc trứngNhững ai đã khuátNhững ai bây giờYêu nhau và sinh con đẻ cáiGánh vác phần người đi trước để lạiDặn dò con cháu chuyện mai sauHằng năm ăn đâu làm đâuCũng biết cúi đầu nhớ ngày giỗ TổTrong anh và em hôm nayĐều có một phần Đất NướcKhi hai đứa cầm tayĐất Nước trong chúng mình hài hoànồng thắmKhi chúng ta cầm tay mọi ngườiĐất nước vẹn tròn, to lớnMai này con ta lớn lênCon sẽ mang đất nước đi xaĐến những tháng ngày mơ mộngEm ơi em Đất Nước là máu xương củamìnhPhải biết gắn bó san sẻPhải biết hoá thân cho dáng hình xứ sởLàm nên Đất Nước muôn đời..."1. Những định nghĩa mới mẻ của Nguyễn Khoa Điềma. Định nghĩa bằng lối chiết tự- Cụm từ Đất Nước được tác giả tách ra thành 2 yếu tố là Đất và Nước.- Đây là cách định nghĩa dựa trên cơ sở triết học về sự hòa hợp của 2 yếu tố tạo nênmột vật thể, một khái niệm gắn bó.- Tuy nhiên khi tách 2 yếu tố nói trên, tác giả gắn liền với câu chuyện tình yêu của1Yêu Văn Học !!!đôi lứa:"Đất là nơi anh đến trườngNước là nơi em tắm"- Đó là những hành động, việc làm hết sức cụ thể, quen thuộc của mỗi cá nhân.Tuy nhiên khi hợp lại 2 yếu tố đó, tác giả muốn lí giải rằng Đất và Nước là riêng,anh và em cũng riêng, nhưng khi kết hợp lại sẽ thành "ta", "chúng ta" :"Đất Nước là nơi ta hò hẹnĐất Nước là nơi em đánh rơi chiếc khăn trong nỗi nhớ thầm"- Đất Nước gắn liền với tình yêu của con người là một cách nhìn nhận riêng củaNKĐ, vừa chính luận lại vừa trữ tình.Liên hệ: Chiếc khăn => kỉ niệm tình yêu"Khăn thương nhớ aiKhăn vắt trên vai..."b. ĐN là không gian địa lí và thời gian lịch sử-Thời gian đằng đẵng, không gian mênh mông:"Đất là nơi con chim phượng hoàng bay về hòn núi bạcNước là nơi con cá ngư ông móng nước biển khơi"- Sau đó tác giả viết tiếp:"Đất là nơi chim về, Nước là nơi rồng ở"- Như vậy trên chiều rộng của không gian địa lí và chiều dài của lịch sử, ĐNhiện hình qua một số hình ảnh, địa danh, câu chuyện lịch sử. Hay nói cách khác,ĐN bắt đầu từ những câu chuyện lịch sử, từ những địa danh trở thành thắng cảnh.Ở đây, tác giả trích hai mẩu chuyện lịch sử: Con Rồng Cháu Tiên, ngày giỗ Tổ. Ởđịnh nghĩa thứ 2, ta thấy tác giả đi vào đời sống tâm linh của mỗi người, cũng là vẻđẹp của đời sống văn hóa dân tộc. Chuyện Con Rồng Cháu Tiên gợi huyết thốngđồng bào yêu thương, đùm bọc lẫn nhau. Trong khi đó, ngày giỗ Tổ vừa là một nét2Yêu Văn Học !!!đẹp phong tục văn hóa, vừa là đạo lí "Uống nước nhớ nguồn". Chỉ cần một chi tiếtnhỏ "cúi đầu nhớ ngày giỗ Tổ", tác giả đã nói được bao nhiêu ý nghĩa về đạo lí conngười Việt Nam.c. Đây là định nghĩa hết sức đơn giản, gần gũi, đời thường: ĐN là cuộc sốngcủa anh và em, của mỗi chúng ta"Trong anh và em hôm nayĐều có một phần Đất NướcKhi hai đứa cầm tayĐất Nước trong chúng ta hài hòa, nồng thắm."- Phân tích: Với định nghĩa này, hình ảnh ĐN trở nên gần gũi thân thiết hơn. ĐNkhông ở đâu xa mà kết tinh hóa thân trong đời sống mỗi người. Sự sống của mỗi cánhân không chỉ là riêng của cá thể mà là của nhân dân, Đất Nước. Bởi vì mỗi conngười sinh ra đều được thừa hưởng từ những di sản vật chất, tinh thần của dân tộc.Như vậy, mỗi người đều cần phải biết ơn Đất Nước, phải biết truyền lại cho thế hệsau trách nhiệm, tình cảm với Đất Nước:"Mai này con ta lớn lênCon sẽ mang Đất Nước đi xaĐến những tháng ngày mơ mộng"d. Định nghĩa 4“Em ơi em Đất Nước là máu xương của mình"Định nghĩa này kết thúc đoạn thơ là lời nhắn nhủ thế hệ trẻ có trách nhiệm đối vớiđất nước. Giọng điệu thơ giáo huấn, mang tính chính luận nhưng lại được thể hiệnbằng lời thủ thỉ tâm tình nhắc nhở: "em ơi em". Tình cảm tha thiết nhưng đầy tráchnhiệm lớn lao khi tác giả sử dụng các từ cầu khiến, bắt buộc "phải", "phải biết","hóa thân", "làm nên"...3Yêu Văn Học !!!2. Đánh giá chung-Từ các định nghĩa trên, ta cảm nhận được: Đây là những khám phá mới mẻ độcđáo của NKĐ về ĐN từ nhiều phương diện khác nhau.-Đoạn thơ thể hiện tình yêu sâu sắc của tác giả, của nhân dân đ/v ĐN.-NKĐ góp 1 tiếng nói riêng vào đề tài ĐN trong thơ ca những năm chống Mĩ.4