Phân tích tình huống truyện chữ người tử tù

Nguyễn Tuân là một trong những nhà văn lớn của văn học Việt Nam hiện đại cùng với nhiều đóng góp trong hai giai đoạn trước và sau 1945. Ông được người đời tôn vinh là "cái định nghĩa về một nghệ sĩ" bời cái tài, cái tâm và cá tính trong ông và văn của ông. Nguyễn Tuân là một nhà văn duy mĩ, cả đời ông khát khao và tìm kiếm cái đẹp, cũng vì vậy, văn ông luôn viết về cái đẹp, mang đậm chất cổ kính, lại trẻ trung, hiện đại, độc đáo. "Chữ người tử tù" là một trong những tác phẩm xuất sắc của ông vào trước năm 1945, được Vũ Ngọc Phan nhận xét là "một văn phẩm, gần đạt tới sự toàn thiện, toàn mĩ". Một trong những yếu tố quan trọng làm nên thanh công của tác phẩm chính là tính huống truyện được xây dựng vô cùng độc đáo.

Tình huống truyện là hoàn cảnh mà tại thời điểm đó nhân vật bộc lộ rõ nét nhất phẩm chất, tính cách của mình, đồng thời chủ đề, tư tưởng của tác phẩm được thể hiện một cách sâu sắc, đậm nét nhất. Nó chứa đựng những mâu thuẫn, xung đột hay những tình tiết để cốt truyện diễn biến, phát triển. Nói cách khác, tình huống truyện là "chia khóa vận hành cốt truyện", từ đó khắc họa rõ nét nhân vật và từ đó nêu bật giá trị tác phẩm. Trong Chữ người tử tù, tình huống được Nguyễn Tuân xây dựng hết sức kịch tính. Đó là cuộc gặp gỡ đầy bất ngờ mà éo le của viên quản ngục và tên tử tù Huấn Cao. Bởi lẽ, xét trên bình diện xã hội, họ là kẻ thù. Một người là tên tù nhân khét tiếng bao lần bẻ khóa vượt ngục, chống lại trật tự xã hội hiện hành, một kẻ lại là đại diện cho chính cái trật tự xã hội mà người kia muốn lật đổ, thay mặt trừng trị tù nhân. Thế nhưng, đó không chỉ là cuộc gặp gỡ giữa hai kẻ thù, mà còn là cuộc gặp gỡ giữa hai tâm hồn yêu và say đắm cái đẹp. Tên tử tù lại chính là một nghệ sĩ, một người sáng tạo cái đẹp, còn viên quản ngục là một kẻ yêu, say mê, trân trọng cái tài. Xét về phương diện nghệ thuật, họ chính là tri kỉ. Huấn Cao là người mà cả đời viên quản ngục ngưỡng mộ, thế nhưng, hắn lại xuất hiện nơi đề lao tối tăm, ẩm thấp, trong vai là một kẻ chống lại triều đình vào những ngày cuối đời. Tạo ra cuộc gặp gỡ đầy kịch tính này, Nguyễn Tuân đã để các tính tiết, sự kiện cứ dồn nén, thắt lại và phát triển thành cao trao cuối truyện: Cảnh cho chữ vào đêm cuối cùng của Huấn Cao trước khi ra pháp trường, "một cảnh tượng xưa nay chưa từng có."

Quản ngục, người luôn yêu và trân trọng cái đẹp, ngay khi vừa nghe tin Huấn Cao có mặt trong đoàn tử tù đã chẳng thế giấu được thái độ kinh nể với cái tài viết chữ rất nhanh và rất đẹp của kẻ phản nghịch có tiếng là nguy hiểm. Ông không thể giữ kín tấm lòng kính nể đó, nó xuất hiện quá rõ ràng qua ánh mắt "hiền lành", qua sự biệt nhỡn với riêng Huấn Cao. Suốt nửa tháng, ông vẫn luôn nhờ thầy Thơ lại dâng rượt thịt cho Huấn Cao, hỏi Huấn Cao còn cần thêm gì nữa không để "cố gắng chu tất" dù bị Huấn Cao khinh bạt vẫn tiếp tục âm thâm dâng cơm rượu. Quản ngục thực sự là một người có bản lĩnh và khí phách, bất chấp phép nước nghiêm ngặt, sẵn sàng đảo lộn trật tự hà khắc của nhà tù để biệt nhưỡng một tên tử tù, để cung phụng, tôn thờ hắn. Bản lĩnh ấy có lẽ xuất phát từ niềm kính trọng và yêu mến sâu sắc cái đẹp của ông, muốn giúp cho Huấn Cao "đỡ cực trong những ngày cuối cùng còn lại". Tình huống ngặt nghèo này còn khắc họa rõ nét viên quản ngục. Một người chấp nhận khiêm nhường trước tử tù. Ông không dựa vào đẳng cấp để phân loại người, ông lấy tài hoa, khí phách làm tiêu chí đanh giá. Vì vậy, ông thấy mình chỉ là kẻ tiểu nhân bé nhỏ, chấp nhận cúi đầu. Đó là sự hiểu biết và ý thức về sự cao khiết của cái đẹp, "nhất sinh đề thủ bái hoa mai", đó cũng là khí phách để quản ngục giữ trọn niềm say mê cái đẹp. Thế nhưng, éo le thay, trước sự chu đáo của quản ngục, Huấn Cao lại: "Ngươi hỏi ta muốn gì ư? Ta chỉ muốn một điều. Là nhà ngươi đừng đặt chân vào đây." Đó không còn là sự lạnh lùng mà là thai độ phũ phàng, coi khinh quyền thế. Vào những ngày cuối đời mình, ông vẫn giữ thái độ bình thản, bình thản đón nhận rượu thịt, bình thản chờ đợi khái chết, quả là một con người có khí phách! Tuy nhiên, ông Huấn vẫn luôn "bận tâm nghi ngợi đến sự tươm tất của quản ngục", ông vẫn giữ cho mình một thiên lương trong sáng trước lòng tốt của người khác. Thế nhưng, khi biết rõ viên quản ngục là người có sở nguyện cao quý, chỉ mong "được treo ở nhà riêng một đôi câu đối do tay ông Huấn Cao viết", Huấn Cao lập tức thay đổi thái độ: "Thiếu chút nữa ta đã phụ mất một tấm lòng trong thiên hạ". Phải chăng Huấn Cao đã thấu rõ hành động kì lạ của viên quản ngục nên mới thay đổi như vậy. Phải chăng ông đã xúc động không ngờ một kẻ tiểu lại giữ tù lại có thể yêu và trân trọng cái đẹp đến vậy nên mới quyết định cho chữ? Ông đã gọi kẻ mà ngày nào ông khinh bạt là "một tấm lòng trong thiên hạ". Có thể nói, Nguyễn Tuân đã dựng tình huống này quá sức tài tình. Huấn Cao đã bỏ qua hết mọi vị trí về địa vĩ xã hội, về hoàn cảnh bản thân, ông coi quản ngục là tri âm, tri kỉ bởi lẽ, quản ngục có một tấm lòng đáng quý, một tấm lòng biết yêu và gìn giữ cái đẹp, một tấm lòng biệt nhỡn liên tài.

Đỉnh điểm của tình huống truyện có lẽ chính là cảnh cho chữ, một cảnh tượng "xưa nay chưa từng có" đầy sáng tạo. Sự kết hợp giữa biện pháp đối lập tương phản và tình huống đắc sắc cũng chính là một trong những yếu tố đã đưa "chữ người tử tù" thành một kiệt tác. Một cảnh tượng cổ kính, lãng mạn, đậm chất trữ tình từ từ hiện ra. Đêm đó, trong "buồng tối chật hẹp, ẩm ướt, tường đầy mạng nhện, đất bừa bãi phân chuột, phân gián", có "khói tỏa", có "ánh sáng đỏ rực" của bó đuốc và có ba người chăm chú vào tấm lụa bạch. Khói tỏa phải chăng để xua đi ô uế nơi ngục tù? Ánh sáng bó đuốc phải chăng để phá tan bóng tối ẩm thấp nơi đây? Và tấm lụa bạch, màu trắng là màu của sự thanh tẩy, phải chăng tấm lụa không chỉ là công cụ để Huấn Cao cho chữ, mà là để tẩy khiết những thứ tầm thường, dơ dáy? Đó là ý chí phi thường của những người yêu cái đẹp, trân trọng cái đẹp. Cái đẹp vượt lên trên mọi nghiệt ngã, mọi bóng tối, mọi rào cản. Nó vượt qua những cái tầm thường để hướng đến một cái phí thường, đó là sáng tạo nghệ thuật. Cái đẹp có thể nảy nở đầy mạnh mẽ, đầy sức sống ngay cả trong chốn lao tù, chỉ cần nơi đó có người yêu và trân trọng nó. Không chỉ là không gian, Nguyễn Tuân còn đặt sự tương phản vào các nhân vật trong đêm cho chữ. Trong tình huống cuối này, ông gọi Huấn Cao là "người tù". Một người tù cổ đeo gông, chân quấn xiềng, lại là người đang sáng tạo nghệ thuật một cách ung dung, đĩnh đạc, khoan thai. Còn một người quản ngục quyền thế chốn này lại "khúm núm" trước người tử tù, để hắn viết chữ, khuyên răn. Người ta thường hay sáng tạo khi họ tự do, vậy mà Huấn Cao lại viết trong ngục tối. Người ta thường sáng tác khi tao nhã thanh thản, Huấn Cao lại sáng tác vào ngày cuối cùng của đời mình.. Viết xong, Huấn Cao còn đỡ thầy quản đứng dậy. Nguyễn Tuân quả thật quá tài tình khi xây dựng cảnh tượng này. Huấn Cao không chỉ muốn đỡ quản ngục đứng lên khỏi nền đất tối tăm ở phòng giam, mà có lẽ Huấn Cao muốn đỡ viên quản ngục ra khỏi đống bùn đen nhơ nhớp níu giữ ông trong trại giam quá lâu. Bởi, viên quản ngục là "một thanh âm trong trẻo trong bản nhạc mà nhạc luật đều hỗn loạn, xô bồ", bởi ông đã chọn nhầm nghề, bởi ông là người đáng quý, biết gìn giữ cái đẹp. Quản ngục, một lần nữa lại thu mình, khép nép dưới Huấn Cao. Từ lúc ông bị khinh bạc cho tới lúc ông đã được Huấn Cao coi như một tri kỉ và gọi là "một tấm lòng trong thiên hạ", ông vẫn giữ thái độ tôn tờ, kính trọng không thay đổi. Đó là ý thức về vị trí bản thân dù có được ông Huấn coi trọng, ông vẫn chỉ là một tên tiểu nhân, chỉ có thể cúi mình trước vẻ đẹp từ cả tài năng và từ cả nhân cách. Huấn Cao sau cùng khuyên ông nên đổi nghề, bởi hơn ai hết, Huấn Cao biết rõ, cái đẹp có thể nảy sinh trên đất chết, nhưng tuyệt đối không thể phát triển và lâu dài ở đó. Và quản ngục khóc. Có lẽ, vì chính ông cũng nhận thức được điều đó và Huấn Cao chỉ tiếp thêm sức mạnh để thúc đẩy ông mà thôi. Đó là giọt nước mắt xúc động tiếc thương chính bản thân mình hay là tiếc thương cho một nhân cách lớn?

Xây dựng một tình huống kịch tích, sáng tạo mà sâu sắc, kết thúc tác phẩm với âm hưởng cao vút, để người đọc phải suy ngẫm và đồng thời, nêu rõ quan niệm của Nguyễn Tuân, một người suốt đời chỉ đi tìm cái đẹp. Thông qua tình huống độc đáo ấy, Huấn Cao được bật rõ là một người vừa có khí phách, vừa có tài, lại có tâm. Một kẻ "nhất sinh đề thủ bái hoa mai", một nhân cách lớn nhưng lại có kết cục bi thảm. Tuy vậy, đến cuối cùng, người khoan thai đĩnh đạt nhất vẫn là Huấn Cao. Có lẽ, ông đã sớm chấp nhận cuộc đời mình rồi. Nhưng trước khi ra đi, ông vẫn không quên để lại lời khuyên cuối cho viên quản ngục. Hẳn, trong các chữ mà ông Huấn cho phải có chữ "tâm". Còn viên quản ngục, kẻ tiểu lại giữ tù yêu say đắm nét chữ của Huấn Cao. Ông nhìn người không nhìn vào vai vế hay vị trí xã hội, ông nhìn vào vị thế của người đó trong nghệ thuật. Và điều này trùng với cách nhìn nhận người của Nguyễn Tuân. Một cách gián tiếp, Nguyễn Tuân đã tự bộc lộ tư tưởng vủa mình. Và trên tất cả, tình huống khắc họa rõ nét cái tình trong nghệ thuật của Huấn Cao. Nghệ thuật khiến hai con người tưởng chừng là kẻ thù bỗng chốc trở thành tri kỉ, Nghệ thuât đẩy cho nhân cách cao đẹp của cả hai nhân vật được bộc lộ. Và cái tình trong nghệ thuật đã làm xúc động, không chỉ người đọc, mà ngay cả chính viên quản ngục đã khóc. Quả là "một chữ tình để duy trì thế giới, một chữ tài để tô điểm càn khôn". Hẳn, nếu không có chữ tình, không có tình yêu nghệ thuật đến mức sẵn sàng hi sinh để tiếp nhận nó thì truyện không thể đặc sắc tới vậy. Quản ngục có lẽ cũng "mắc căn bệnh của Đan Thiềm", say mê những giá trị nghệ thuật sâu sắc nhất. Bên cạnh đó, tình huống còn thúc đẩy để cốt truyện được phát triển, và sau đó để diễn ra cảnh tượng "xưa nay chưa từng có". Cuối cùng, nó góp phần nêu bật tư tưởng của Nguyễn Tuân. Đó là thứ luôn tồn tại, dù là ở nơi đâu, dù là trong hoàn cảnh dường như là bất khả thi nhất. Cái đẹp là bất tử, trong cuộc đối đầu với cái xấu, cái đẹp luôn chiến thắng. Nó có thể nảy nở từ nơi u tối nhất, song lại chẳng thể sinh tồn chung. Vậy nên, cuối cùng, tác giả để Huấn Cao khuyên quản ngục đổi nghề. Bởi nét chữ khác thường ấy, tấm lụa bạch ấy không nên để treo ở một nơi trắng đen lẫn lộn như trại giam. Dẫu đẹp tới mấy, mà phải sinh tồn trong cái xấu, thì cuối cùng cũng sẽ bị phá hủy như Cửu Trùng Đài của Vũ Như Tô mà thôi. Nguyễn Tuân, một nhà văn duy mĩ đã tìm thấy vẻ đẹp ở nơi tăm tối nhất và phát triển nó. Và, hẳn thông điệp cuối cùng mà ông muốn truyền tải, đó là "Cái đẹp duy trì thế giới"

Ủng hộ tác giả:
Bạn cần đăng nhập & nhấn Thích để xem


Xem thêm:

Đăng bài luận văn, bài tập, viết bài kiếm tiền cho học sinh

Phân tích tình huống truyện chữ người tử tù


Phân tích tình huống truyện chữ người tử tù