Phong cách ngôn ngữ chính luận (tiếp theo loigiaihay)

Soạn bài Phong cách ngôn ngữ chính luận [tiếp theo] siêu ngắn

Quảng cáo

Xem thêm:

  • Soạn bài Phong cách ngôn ngữ chính luận [tiếp] - Ngắn gọn nhất
  • Soạn bài Phong cách ngôn ngữ chính luận [tiếp theo] [chi tiết]

Video hướng dẫn giải

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

  • Câu 1
  • Câu 2
  • Câu 3

  • Câu 1
  • Câu 2
  • Câu 3
Bài khác

Câu 1

Video hướng dẫn giải

Câu 1 [trang 108 SGK Ngữ văn 11 tập 2]

Biện pháp tu từ trong đoạn trích:

- Biện pháp điệp ngữ kết hợp với điệp cấu trúc cú pháp: "ai có… dùng".

- Biện pháp liệt kê: "súng", "gươm", "cuốc", "thuổng", "gậy gộc".

- Câu văn giàu nhịp điệu, giọng văn dứt khoát, thúc giục.

Câu 2

Video hướng dẫn giải

Câu 2 [trang 108 SGK Ngữ văn 11 tập 2]

Đề cương bài nói chứng minh câu nói của Hồ Chí Minh: "Non sông… của các em".

- Ở thời đại nào, thanh niên cũng là lực lượng quan trọng đối với nước nhà:

+Thời chiến: thanh niên là lực lượng đông đảo và sung sức, sáng tạo trên mặt trận, trong sản xuất. [Ví dụ: thời chống Pháp, chống Mỹ].

+Thời bình: thanh niên là nguồn nhân lực chính để xây dựng, kiến thiết đất nước.

+Từ trung đại đến hiện đại: thời nào thanh niên cũng là lực lượng chính trong mọi lĩnh vực đời sống xã hội.

- Sức mạnh và phẩm chất đáng quý của lực lượng thanh niên:

+Sức trẻ mạnh mẽ, dẻo dai.

+Dễ dàng tiếp thu cái mới, cái tiến bộ và có sức sáng tạo dồi dào.

+Có lý tưởng, ý chí và khát vọng mãnh liệt.

- Vai trò của thanh niên, học sinh: trụ cột của đất nước.

Câu 3

Video hướng dẫn giải

Câu 3 [trang 108 SGK Ngữ văn 11 tập 2]

Viết đoạn văn chứng minh nhận định: "Lòng yêu nước… không bao giờ quên".

Lòng yêu nước có thể hội tụ trong mỗi người bằng nhiều con đường khác nhau. Đó là sự tiếp nối truyền thống lâu đời của ông cha, là bài học rút ra từ sách vở từ chương nhưng gần gũi nhất, tình cảm ấy còn bắt nguồn từ tình yêu những người thân, yêu nơi chôn rau cắt rốn với những kỷ niệm tuổi thơ không bao giờ quên. Yêu người thân là yêu những người máu mủ ruột già trong gia đình như ông bà, cha mẹ, anh chị em. Cái nôi gia đình thổi vào tâm hồn mỗi người một tình cảm gắn bó tự nhiên trên cơ sở huyết thống và sự gần gũi, cộng sinh, cộng cảm. Yêu nơi chôn rau cắt rốn là yêu những con đường, những dòng sông, những cánh đồng, những phố phường… bất kỳ nơi nào đã trở thành nơi ta sinh ra và có những kỉ niệm thời thơ ấu. Những sợi dây tình cảm nhỏ bé nhưng sâu sắc, bền chặt không gì có thể chia cắt hay xóa nhòa ấy là cốt lõi hình thành tình cảm lớn lao, đó là tình yêu đất nước. Đến một lúc nào đó, tình yêu nước sẽ trở thành hành động bảo vệ, dựng xây đất nước mạnh mẽ, kiên quyết và đáng tự hào ở mỗi công dân.

Loigiaihay.com

  • Soạn bài Một số thể loại văn học: kịch, nghị luận siêu ngắn

  • Soạn bài Luyện tập vận dụng kết hợp các thao tác lập luận siêu ngắn

  • Soạn bài Ôn tập phần văn học [kì 2] siêu ngắn

  • Soạn Một thời đại trong thi ca siêu ngắn

  • Soạn Phong cách ngôn ngữ chính luận siêu ngắn

Quảng cáo

Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Ngữ Văn 11 - Xem ngay

Báo lỗi - Góp ý

Soạn bài Phong cách ngôn ngữ chính luận [tiếp] - Ngắn gọn nhất

Quảng cáo

Xem thêm:

  • Soạn bài Phong cách ngôn ngữ chính luận [tiếp theo] siêu ngắn
  • Soạn bài Phong cách ngôn ngữ chính luận [tiếp theo] [chi tiết]

Video hướng dẫn giải

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

  • Câu 1
  • Câu 2
  • Câu 3

  • Câu 1
  • Câu 2
  • Câu 3
Bài khác

Câu 1

Video hướng dẫn giải

Câu 1 [trang 108 SGK Ngữ văn 11 tập 2]

* Biện pháp tu từ trong đoạn văn chính luận là:

- Điệp cú pháp câu: “Ai có... dùng ....”

- Liệt kê: súng, gươm, cuốc, thuồng, gậy gộc

=> Cách liệt kê giáng bậc, từ lớn đến nhỏ, từ vũ khí đến dụng cụ thô sơ cho thấy mức độ của cuộc chiến tranh.

- Ngắt đoạn câu phối hợp với các phép tu từ trên tạo cho đoạn văn có giọng điệu dứt khoát và mạnh mẽ.

Câu 2

Video hướng dẫn giải

Câu 2 [trang 108 SGK Ngữ văn 11 tập 2]

* Có thể nêu một số ý sau để chứng minh câu nói của Hồ Chủ tịch:

a, Luận cứ: Ở thời điểm nào thì thanh niên cũng gánh vác nhiệm vụ quan trọng của đất nước, thanh niên là rường cột của nước nhà, là chủ nhân tương lai của đất nước.

b, Các luận chứng:

- Các thế hệ thanh niên trong Cách mạng tháng Tám

- Thế hệ thanh niên trong kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ.

- Thế hệ thanh niên ngày nay trong công cuộc xây dựng CNXH, hội nhập với thế giới.

c, Kết luận: Thanh niên [trong đó phần lớn là học sinh] phải học tập để xây dựng đất nước văn minh, tiến bộ.

Câu 3

Video hướng dẫn giải

Câu 3 [trang 108 SGK Ngữ văn 11 tập 2]

* Có thể nêu một số ý:

a, Lòng yêu nước có thể giáo dục từ truyền thống, nhưng một phần khác từ những tình cảm thiết thực, "nhỏ bé" của mỗi người

- Yêu người thân: cha mẹ, ông bà, anh chị em…

- Yêu làng quê, phố nhỏ và những kỉ niệm thời thơ ấu.

b, Từ tình cảm nhỏ bé, sâu sắc, thiết tha, lòng yêu nước trở thành một thứ tình cảm thiêng liêng và có ý thức thường trực trong mỗi người.

c, Yêu nước là phải bảo vệ và xây dựng đất nước.

Loigiaihay.com

  • Soạn bài Một số thể loại văn học: kịch, nghị luận - Ngắn gọn nhất

  • Soạn bài Luyện tập vận dụng kết hợp các thao tác lập luận - Ngắn gọn nhất

  • Soạn bài Ôn tập phần văn học 11 kì 2 - Ngắn gọn nhất

  • Soạn bài Một thời đại trong thi ca - Ngắn gọn nhất

  • Soạn bài Phong cách ngôn ngữ chính luận - Ngắn gọn nhất

Quảng cáo

Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Ngữ Văn 11 - Xem ngay

Báo lỗi - Góp ý

Soạn bài Phong cách ngôn ngữ chính luận [tiếp theo] [chi tiết]

Video hướng dẫn giải

Câu 1

Video hướng dẫn giải

Câu 1 [trang 108 SGK Ngữ văn 11 tập 2]

Chỉ ra biện pháp tu từ trong đoạn văn chính luận sau:

Ai có súng dùng súng. Ai có gươm dùng gươm, không có gươm thì dùng cuốc, thuổng, gậy gộc. Ai cũng phải ra sức chống thực dân Pháp cứu nước.

[Hồ Chí Minh - Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến]

Lời giải chi tiết:

Đoạn văn trên có sử dụng các biện pháp tu từ:

- Điệp ngữ kết hợp với điệp câu: "Ai có... dùng..."

- Liệt kê ngắn: "gươm", "cuốc", "thuổng", "gậy gộc".

- Ngắt đoạn câu [nhịp điệu] phối hợp với các phép tu từ trên tạo cho đoạn văn có giọng điệu dứt khoát và mạnh mẽ.

Câu 2

Video hướng dẫn giải

Câu 2 [trang 108 SGK Ngữ văn 11 tập 2]

Viết một đề cương bài nói để chứng minh cho câu nói của Chủ tịch Hồ Chí Minh:

Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các em.

[Hồ Chí Minh - Thư gửi các học sinh]

Lời giải chi tiết:

Có thể nêu một số ý sau để chứng minh câu nói của Chủ tịch Hồ Chí Minh:

* Luận cứ: Ở thời điểm nào thì thanh niên cũng gánh vác nhiệm vụ quan trọng của đất nước, thanh niên là rường cột của nước nhà, là người chủ tương lai của đất nước. Thanh niên có sức khoẻ, có ý chí, có khát khao dấn thân và cống hiến, có sáng tạo. Đó là những phẩm chất làm nên sự phát triển bền vững của mỗi quốc gia.

* Các luận chứng:

- Thế hệ thanh niên trong cuộc Cách mạng tháng Tám đã gánh vác sứ mệnh thiêng liêng giải phóng dân tộc như thế nào?

- Thế hệ thanh niên trong kháng chiến chống thực dân Pháp và chống đế quốc Mỹ đã anh dũng chiến đấu, chịu muôn vàn gian khó và thậm chí nhiều người đã hi sinh cho nền độc lập của nước nhà.

- Thế hệ thanh niên ngày nay đã làm được gì để góp sức vào công cuộc xây dựng xã hội chủ nghĩa, hội nhập với thế giới.

* Thanh niên [trong đó phần lớn là học sinh] cần xác định nhiệm vụ là phải học tập để xây dựng đất nước sánh vai với các nước văn minh, tiến bộ.

Câu 3

Video hướng dẫn giải

Câu 3 [trang 108 SGK Ngữ văn 11 tập 2]

Viết một đoạn văn để chứng minh nhận định sau:

Lòng yêu nước bắt nguồn từ tình yêu những người thân, yêu nơi chôn nhau cắt rốn với những kỷ niệm tuổi thơ không bao giờ quên.

Lời giải chi tiết:

Đoạn văn có thể nêu những ý sau:

* Lòng yêu nước có thể được giáo dục từ truyền thống, nhưng cũng bắt nguồn từ những tình cảm thiết thực, "nhỏ bé". Đó là:

- Tình yêu đối với những người thân yêu, ruột thịt: cha mẹ, ông bà, anh chị em,...

- Tình yêu đối với làng quê, với những con phố nhỏ, nơi chôn nhau cắt rốn, tình yêu đối với những kỷ niệm ấu thơ.

* Từ tình cảm cụ thể và "nhỏ bé" nhưng sâu sắc, thiết tha, lòng yêu nước được hình thành và trở thành một thứ tình cảm thiêng liêng, gần gũi và luôn thường trực trong mỗi con người.

* Yêu nước phải gắn với việc bảo vệ và xây dựng đất nước.

Loigiaihay.com

  • Soạn bài Đây thôn Vĩ Dạ - Ngắn gọn nhất

    Soạn Văn lớp 11 ngắn gọn tập 2 bài Đây thôn Vĩ Dạ - Hàn Mạc Tử. Câu 1: Phân tích nét đẹp phong cảnh và tâm trạng của tác giả trong khổ thơ đầu:

  • Soạn bài Tràng Giang - Ngắn gọn nhất

    Soạn Văn lớp 11 ngắn gọn tập 2 bài Tràng Giang - Huy Cận. Câu 2: Âm điệu chung của bài thơ Tràng Giang

  • Soạn bài Chiều tối [Mộ] - Ngắn gọn nhất

    Soạn Văn lớp 11 ngắn gọn tập 2 bài Chiều tối [Mộ] - Hồ Chí Minh. Câu 1: Giữa bản dịch thơ với bản dịch nghĩa có những chỗ chưa sát với nguyên tác như:

  • Phân tích Tràng Giang của Huy Cận.

    Bài thơ mang phong vị cổ điển ở hình ảnh, giọng điệu nhưng vẫn mang nét đặc sắc của thơ hiện đại ở không gian sắc màu, từ ngữ đến tứ thơ.

Soạn bài Phong cách ngôn ngữ chính luận [chi tiết]

Video hướng dẫn giải

Phần I

Video hướng dẫn giải

VĂN BẢN CHÍNH LUẬN VÀ NGÔN NGỮ CHÍNH LUẬN

Câu 1 [trang 96 SGK Ngữ văn 11 tập 2]

Đọc các đoạn trích trong SGK và tìm hiểu về:

- Thể loại của văn bản

- Mục đích viết văn bản

- Thái độ, quan điểm của người viết đối với những vấn đề được đề cập đến

Lời giải chi tiết:

a, Tuyên ngôn độc lập

- Thể loại: tuyên ngôn

- Mục đích: trình bày quan điểm chính trị đảng phái, quốc gia nhân sự kiện trọng đại

- Phần mở đầu Tuyên ngôn Độc lập cũng là luận cứ của văn bản

+ Tác giả dùng nhiều thuật ngữ chính trị: nhân quyền, dân quyền, bình đẳng, tự do...

- Quan điểm: rõ ràng, dứt khoát

b, Cao trào chống Nhật cứu nước

- Thể loại: bình luận thời sự

- Mục đích: Trường Chinh chỉ rõ kẻ thù lúc này của nhân dân ta là phát xít Nhật, và khẳng định dứt khoát

- Thái độ: Phủ nhận vai trò đồng minh của Pháp, khẳng định kẻ thù là Nhật.

c, Việt Nam đi tới

- Thể loại: xã luận trên báo

- Mục đích: Phân tích thành tự mới các lĩnh vực của đất nước, vị thế của đất nước trên trường quốc tế, nêu triển vọng của Cách mạng trong thời gian tới

- Thái độ, quan điểm: hào hứng, sôi nổi, khuyến khích...

Luyện tập

Video hướng dẫn giải

Câu 1 [trang 99 SGK Ngữ văn 11 tập 2]

Phân biệt khái niệm nghị luận và chính luận

- Nghị luận là thao tác tư duy, là phương tiện biểu đạt. Chính luận là một phong cách chức năng ngôn ngữ.

- Thao tác [phương pháp] nghị luận được sử dụng ở tất cả mọi lĩnh vực, kể cả lĩnh vực văn chương [nghị luận văn học], còn chính luận chí thu hẹp trong phạm vi trình bày quan điểm về vấn đề chính trị.

Câu 2 [trang 99 SGK Ngữ văn 11 tập 2]

Vì sao có thể khẳng định đoạn văn sau đây thuộc phong cách chính luận?

Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quỷ báu của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ Quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước.

[Hồ Chí Minh - Tinh thần yêu nước của nhân dân ta]

Trả lời:

- Đoạn văn sử dụng nhiều các từ ngữ chính trị như: lòng yêu nước, truyền thống, xâm lăng,...

- Câu văn mạch lạc, chặt chẽ; kết hợp câu ngắn với câu dài [câu thứ ba].

- Đoạn văn thể hiện rõ quan điểm chính trị về lòng yêu nước. Trong đoạn văn, Bác đánh giá cao lòng yêu nước, truyền thống yêu nước của dân tộc ta. Đó là một niềm tự hào sâu sắc.

- Lời văn có sức hấp dẫn và truyền cảm: nhờ lập luận chặt chẽ, nhờ những hình ảnh so sánh cụ thể, sát hợp [... tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nquy hiểm, khó khăn, nỏ nhấn chìm tất cả lũ bản nước và lũ cướp nước].

Câu 3 [trang 99 SGK Ngữ văn 11 tập 2]

Phân tích bài Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh [Ngữ văn 10, tập một, tr.23] để chứng minh: lời văn trong văn bản giản dị, dễ hiểu, ngắn gọn nhưng diễn đạt nội dung phong phú, lập luận vững chắc.

Trả lời:

Để chứng minh được bàiLời kêu gọi toàn quốc kháng chiếncủa Hồ Chí Minh [Ngữ vân 10, tập một] có lời văn giản dị, dễ hiểu, ngắn gọn nhưng diễn đạt nội dung phong phú, lập luận vững chắc, cần lần lượt phân tích theo ba luận điểm sau [3 phần của bài]:

- Tinh thế buộc ta phải chiến đấu: bên ta, bên địch..

- Ta chiến đấu bằng mọi thứ có trong tay.

- Niềm tin vào thắng lợi tất yếu của cuộc kháng chiến.

Loigiaihay.com

  • Soạn bài Đây thôn Vĩ Dạ - Ngắn gọn nhất

    Soạn Văn lớp 11 ngắn gọn tập 2 bài Đây thôn Vĩ Dạ - Hàn Mạc Tử. Câu 1: Phân tích nét đẹp phong cảnh và tâm trạng của tác giả trong khổ thơ đầu:

  • Soạn bài Tràng Giang - Ngắn gọn nhất

    Soạn Văn lớp 11 ngắn gọn tập 2 bài Tràng Giang - Huy Cận. Câu 2: Âm điệu chung của bài thơ Tràng Giang

  • Soạn bài Chiều tối [Mộ] - Ngắn gọn nhất

    Soạn Văn lớp 11 ngắn gọn tập 2 bài Chiều tối [Mộ] - Hồ Chí Minh. Câu 1: Giữa bản dịch thơ với bản dịch nghĩa có những chỗ chưa sát với nguyên tác như:

  • Phân tích Tràng Giang của Huy Cận.

    Bài thơ mang phong vị cổ điển ở hình ảnh, giọng điệu nhưng vẫn mang nét đặc sắc của thơ hiện đại ở không gian sắc màu, từ ngữ đến tứ thơ.

Soạn Phong cách ngôn ngữ chính luận siêu ngắn

Quảng cáo

Xem thêm:

  • Soạn bài Phong cách ngôn ngữ chính luận - Ngắn gọn nhất
  • Soạn bài Phong cách ngôn ngữ chính luận [chi tiết]

Video hướng dẫn giải

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

  • Phần I
  • Luyện tập

  • Phần I
  • Luyện tập
Bài khác

Phần I

Video hướng dẫn giải

VĂN BẢN CHÍNH LUẬN VÀ NGÔN NGỮ CHÍNH LUẬN

Câu 1 [trang 96 SGK Ngữ văn 11 tập 2]

Văn bản

Thể loại

Mục đích của văn bản

Thái độ, quan điểm

Tuyên ngôn độc lập

Tuyên ngôn

Xác lập cơ sở pháp lý quốc tế [quyền cá nhân, quyền dân tộc] cho toàn bản tuyên ngôn.

- Thái độ: khẳng định, đề cao.

- Quan điểm: rõ ràng, mạch lạc.

Cao trào chống nhật, cứu nước

Bình luận thời sự

Khẳng định thực dân Pháp không phải là đồng minh, cuộc chiến chống phát xít Nhật là công cuộc do một mình nhân dân ta gánh vác.

- Thái độ: phủ nhận vai trò đồng minh của Pháp, khẳng định kẻ thù là phát xít Nhật.

- Quan điểm: đứng hoàn toàn về phía nhân dân.

Việt Nam đi tới

Xã luận

Khẳng định thế và lực mới của đất nước trong mùa xuân mới.

- Thái độ: phấn chấn, hào hứng, sôi nổi.

- Quan điểm: cổ vũ, khuyến khích.

Câu 2 [trang 96 SGK Ngữ văn 11 tập 2]

Nhận xét chung về văn bản chính luận và ngôn ngữ chính luận

a.Mục đích của ngôn ngữ chính luận: trình bày ý kiến hoặc bình luận, đánh giá một sự kiện, một vấn đề chính trị, một chính xác, chủ trương về văn hóa, xã hội theo môt quan điểm chính trị nhất định.

b.Phân biệt khái niệm nghị luận và chính luận.

c.Ngôn ngữ chính luận có ảnh hưởng khá sâu rộng trong ngôn ngữ hàng ngày và ngôn ngữ văn học.

Luyện tập

Video hướng dẫn giải

Câu 1 [trang 99 SGK Ngữ văn 11 tập 2]

Phân biệt khái niệm nghị luận và chính luận:

Phân biệt

Nghị luận

Chính luận

Khái niệm

Là thao tác tư duy.

Là một phong cách ngôn ngữ.

Phạm vi sử dụng

Dùng rộng rãi trong mọi lĩnh vực: văn học, xã hội, chính trị...

Dùng trong phạm vi trình bày quan điểm chính trị với vấn đề nào đó.

Câu 2 [trang 99 SGK Ngữ văn 11 tập 2]

Đoạn văn trích trong văn bản Tinh thần yêu nước của nhân dân ta thuộc phong cách ngôn ngữ chính luận vì:

- Thể loại: đoạn trích thuộc văn kiện Báo cáo chính trị do Hồ Chí Minh trình bày trong Đai hội lần thứ II của Đảng lao động Việt Nam [1951] → thuộc lĩnh vực chính trị.

- Mục đích: Khẳng định sức mạnh của lòng yêu nước nồng nàn của dân ta.

- Dùng nhiều từ ngữ chính trị:dân ta, yêu nước, tổ quốc, xâm lăng, bán nước, cướp nước.

- Quan điểm chính trị: đề cao lòng yêu nước của dân ta.

Câu 3 [trang 99 SGK Ngữ văn 11 tập 2]

Chứng minh lời văn trong văn bản Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Hồ Chí Minh giản dị, dễ hiểu, ngắn gọn nhưng diễn đạt nội dung phong phú, lập luận vững chắc:

- Tình thế buộc chúng ta phải chiến đấu.

- Chúng ta chiến đấu bằng mọi thứ có trong tay.

- Niềm tin vào thắng lợi tất yếu của cuộc kháng chiến.

Loigiaihay.com

  • Soạn Một thời đại trong thi ca siêu ngắn

  • Soạn bài Phong cách ngôn ngữ chính luận [tiếp theo] siêu ngắn

  • Soạn bài Một số thể loại văn học: kịch, nghị luận siêu ngắn

  • Soạn bài Ba cống hiến vĩ đại của Các Mác [Ăng-ghen] siêu ngắn

  • Soạn bài Tiếng mẹ đẻ - Nguồn giải phóng các dân tộc bị áp bức siêu ngắn

Quảng cáo

Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Ngữ Văn 11 - Xem ngay

Báo lỗi - Góp ý

Soạn bài Phong cách ngôn ngữ chính luận - Ngắn gọn nhất

Quảng cáo

Xem thêm:

  • Soạn bài Phong cách ngôn ngữ chính luận siêu ngắn
  • Soạn bài Phong cách ngôn ngữ chính luận [chi tiết]

Video hướng dẫn giải

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

  • Phần I
  • Luyện tập

  • Phần I
  • Luyện tập
Bài khác

Phần I

Video hướng dẫn giải

I. Văn bản chính luận và ngôn ngữ chính luận

1. Tìm hiểu văn bản chính luận

a. Tuyên ngôn

- Thể loại văn bản: tuyên ngôn, tuyên bố của một đảng phái chính trị hoặc của một vị nguyên thủ quốc gia.

- Mục đích: tuyên bố độc lập dân tộc.

- Thái độ, quan điểm của người viết đối với vấn đề được đề cập đến: khẳng định quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cần hạnh phúc.

b. Bản tin thời sự

- Thể loại: bình luận thời sự

- Mục đích: chỉ rõ kẻ thù là phát xít Nhật.

- Thái độ: Khẳng định kẻ thù của ta là phát xít Nhật, bọn thực dân Pháp không còn là đồng minh chống Nhật của ta.

c. Xã luận

- Thể loại: xã luận

- Mục đích: Phân tích thành tựu trên các lĩnh vực và vị thế của nước ta trên trường quốc tế.

- Khẳng định đất nước Việt Nam căng tràn sức sống, sức xuân, trỗi dậy sức sống ấy biểu hiện ở mọi nơi, mọi người, thành tựu về nhiều lĩnh vực, giọng văn hào hứng sôi nổi.

2. Nhận xét chung về văn bản chính luận và ngôn ngữ chính luận

Ngôn ngữ chính luận là ngôn ngữ được dùng trong các văn bản chính luận hoặc lời nói miệng [khẩu ngữ] trong các buổi hội nghị, hội thảo, nói chuyện, thời sự,....nhằm trình bày, đánh giá, bình luận các sự kiện, những vấn đề về chính trị, xã hội, văn hóa, tư tưởng,... theo một quan điểm chính trị nhất định.

Luyện tập

Video hướng dẫn giải

Câu 1 [trang 99 SGK Ngữ văn 11 tập 2]

* Phân biệt giữa nghị luận và chính luận:

- Nghị luận

+ Là một phương pháp tư duy [diễn giảng, lập luận, bàn bạc]. Một kiểu làm văn trong nhà trường [nghị luận văn chương, nghị luận xã hội]

+ Sử dụng ở tất cả mọi lĩnh vực khi cần trinh bấy diễn đạt.

- Chính luận.

+ Là một phong cách ngôn ngữ độc lập với phông cách ngôn ngữ khác.

+ Chỉ thu hẹp trong phạm vi trình bầy quan điểm về vấn đề chính trị.

Câu 2 [trang 99 SGK Ngữ văn 11 tập 2]

- Đây là đoạn văn theo phong cách ngôn ngữ chính luận vì:

+ Mục đích của đoạn trích: trình bày, đánh giá vấn đề mang tính thời sự, chính trị: tinh thần yêu nước của nhân dân ta.

+ Dùng ngôn ngữ chính luận: nhiều từ chính trị: Dân ta, tổ quốc, yêu nước, xâm lăng, bán nước, cướp nước…

+ Câu văn ngắn gọn, mạch lạc chặt chẽ có sức thuyết phục.

+ Lập luận chặt chẽ, mạch lạc, hình ảnh so sánh cụ thể => sức hấp dẫn và truyền cảm

+ Đoạn văn thể hiện rõ quan điểm chính trị về truyền thống yêu nước.

Câu 3 [trang 99 SGK Ngữ văn 11 tập 2]

- Thể hiện rõ lập trường chính nghĩa của cuộc kháng chiến, thái độ dứt khoát với thực dân Pháp, kêu gọi cả nước quyết tâm đánh giặc

- Luận điểm rõ ràng, lập luận chặt chẽ, luận cứ đáng tin cậy, logic, khoa học, có sức thuyết phục cao:

+ Nêu tình thế chúng ta phải chiến đấu: “Chúng ta muốn hoà bình, chúng ta đã nhân nhượng. Nhưng chúng ta càng nhân nhượng, thực dân Pháp càng lấn tới, vì chúng quyết tâm cướp nước ta một lần nữa.”

“Không! Chúng ta thà hy sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ.”

+ Chúng ta chiến đấu bằng vũ khí gì: súng, gươm ,cuốc, thuổng, gậy gộc khẳng định đó là cuộc chiến tranh nhân dân

+ Tinh thần quyết tâm chiến đấu để giữ nước: “bất kì người Việt Nam nào với bất kì phương tiện gì cũng có thể dùng làm vũ khí đều phải đứng lên chống Pháp” [từ ngữ giản dị: đàn ông, đàn bà, người già, người trẻ; vũ khí: súng, gươm, cuốc, thuổng, gậy gộc...].

+ Thể hiện niềm tin vào chiến thắng: “Nhất định thắng lợi, độc lập, thống nhất. Khẳng định niềm tin chiến thắng của chúng ta.”

- Dùng lí lẽ, dẫn chứng để phơi bày dã tâm xâm lược của kẻ thù.

- Giải thích, thuyết phục mọi người cần tham gia đánh giặc cứu nước như thế nào

-> xác đáng, chặt chẽ

- Giọng văn hùng hồn, đanh thép, có sức truyền cảm manh mẽ.

Loigiaihay.com

  • Soạn bài Một thời đại trong thi ca - Ngắn gọn nhất

  • Soạn bài Phong cách ngôn ngữ chính luận - Ngắn gọn nhất

  • Soạn bài Một số thể loại văn học: thơ truyện - Ngắn gọn nhất

  • Soạn bài Ba cống hiến vĩ đại của Các Mác - Ngắn gọn nhất

Quảng cáo

Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Ngữ Văn 11 - Xem ngay

Báo lỗi - Góp ý

Soạn bài Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt [tiếp theo] [Chi tiết]

Video hướng dẫn giải

Câu 1

Video hướng dẫn giải

Câu 1 [trang 127 SGK Ngữ văn 10 tập 1]

a. Những từ ngữ, kiểu câu, kiểu diễn đạt nào thể hiện tính cụ thế, tính cảm xúc, tính cá thể trong phong cách ngôn ngữ sinh hoạt.

b. Theo anh [chị], ghi nhật kí có lợi ích gì cho sự phát triển ngôn ngữ của mình?

Lời giải chi tiết:

a]

* Những hành vi và từ ngữ thể hiện tính cụ thể của phong cách ngôn ngữ sinh hoạt:

- Địa điểm và thời gian của “lời nói”: Trong một căn phòng ở giữa khu rừng vào lúc đêm khuya.

- Có ngư­ời nói, mục đích nói [nhân vật tự nhủ với mình].

- Có cách diễn đạt cụ thể: từ hô gọi [ơi], những lời tự nhủ [nghĩ gì đấy], lời tự trách [đáng trách quá].

* Những yếu tố ngôn ngữ thể hiện tính cảm xúc:

Đoạn trích là lời của một nhân vật như­ng tình cảm đ­ược biểu hiện qua nhiều giọng:

- Giọng thủ thỉ tâm tình [suy nghĩ về hiện tại, liên tư­ởng đến t­ương lai].

- Giọng trách móc, giục giã.

* Những yếu tố ngôn ngữ thể hiện tính cá thể:

Đoạn trích có một giọng điệu riêng dễ nhận [giọng tâm tình đặc tr­ưng của nhật ký]: gồm nhiều từ ngữ đối thoại nội tâm. Qua giọng nói, có thể đoán đư­ợc đây là một người chiến sĩ trẻ tuổi đang sống trong hoàn cảnh chiến tranh.

b. Ghi nhật ký rất có lợi cho việc phát triển vốn ngôn ngữ, nhất là phát triển vốn từ vựng và các cách diễn đạt mới.

Câu 2

Video hướng dẫn giải

Câu 2 [trang 127 SGK Ngữ văn 10 tập 1]

Hãy chỉ ra dấu hiệu của phong cách ngôn ngữ sinh hoạt biểu hiện trong những câu ca dao dưới đây.

Lời giải chi tiết:

a.

Mình về có nhớ ta chăng

Ta về ta nhớ hàm răng mình cười.

- Tính cụ thể:

+ Câu ca dao là lời nhân vật “ta” nói với “mình” về nỗi nhớ nhung, bịn rịn.

+ Hoàn cảnh nói rất có thể là vào một đêm chia tay giã hội.

+ Ngôn từ đ­ược sử dụng trong câu ca dao này khá thân mật và dân dã ["mình", "ta", "chăng", "'hàm răng"].

- Tính cảm xúc:

+ Câu ca dao thể hiện rất rõ cảm xúc bịn rịn, luyến l­ưu, nhung nhớ.

+ Những từ ngữ biểu hiện trực tiếp những cảm xúc này là: "Mình… có nhớ ta", "ta nhớ…"

- Tính cá thể: Lời tâm tình trong câu ca dao này có thể cho ta phỏng đoán đây là lời của các chàng trai cô gái. Những ng­ười đã có tình ý với nhau sau những đêm hát hội. Lời nói có đặc điểm riêng chân thật, mạnh mẽ nhưng vẫn tế nhị và sâu sắc.

b.

Hỡi cô yếm trắng lòa xòa

Lại đây đập đất trồng cà với anh.

- Tính cụ thể:

+ Câu này là một lời tỏ tình trong lao động. Câu ca dao là lời của một anh thanh niên nông dân nói với một cô gái qua đường.

+ Hoàn cảnh nói là một buổi lao động, gắn với hoạt động cụ thể [đập đất trồng cà].

+ Ngôn ngữ giao tiếp trong câu cũng là những lời nói suồng sã, bình dân: lời hô gọi [Hỡi cô], lời miêu tả có tính trêu đùa [yếm trắng lòa xòa].

- Tính cảm xúc: Câu ca dao là lời chàng trai nói với cô gái, có thể hiểu là lời tỏ tình nhưng cũng có thể hiểu đó là lời đùa cợt [có ý kiến cho rằng đây là lời chế giễu những cô gái nhà giàu lư­ời lao động].

- Tính cá thể: Câu ca dao gắn với hình ảnh một chàng trai lao động mạnh bạo, với những ngôn từ vừa thân mật vừa vui đùa nhưng cũng vừa tế nhị sắc sảo.

Câu 3

Video hướng dẫn giải

Câu 3 [trang 127 SGK Ngữ văn 10 tập 1]

Đoạn đối thoại dưới đây mô phỏng phong cách ngôn ngữ sinh hoạt, nhưng có khác với lời thoại hàng ngày. Liên hệ với bài Đặc điểm của ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết ở trang 86 để chỉ ra điểm khác nhau và giải thích vì sao lại có sự khác nhau đó.

Lời giải chi tiết:

Đoạn trích này là một đoạn đối thoại trong sử thi, tuy có mô phỏng phong cách ngôn ngữ sinh hoạt nhưng vẫn có điểm khác nhau:

-Lời nói có tính điệp từ, điệp ngữ:"Ai chăn ngựa hãy đi dắt ngựa! Ai giữ voi hãy đi bắt voi! Ai giữ trâu hãy đi lùa trâu về!"; "Ơ nghìn chim sẻ, ơ vạn chim ngói!"và mỗi câu văn đều có tính nhịp điệu, mang đậm chất sử thi, khác với lời ăn tiếng nói hằng ngày.

- Mỗi câu văn có tính nhịp điệu, mang đậm sử thi

=> Sự lặp lại của các yếu tố dư­ này giúp duy trì cái mạch nhịp điệu cho đoạn thoại và duy trì cho cái không khí của sử thi. Nếu lư­ợc đi những yếu tố này thì đoạn sử thi nêu trên sẽ không khác gì một đoạn thoại trong phong cách ngôn ngữ sinh hoạt.

Loigiaihay.com

  • Soạn bài Chuyện chức phán sự đền Tản Viên - Ngắn gọn nhất

    Soạn Văn lớp 10 ngắn gọn tập 2 bài Chuyện chức phán sự đền Tản Viên - Nguyễn Dữ. Câu 1: Việc làm của Ngô Tử Văn mang nhiều ý nghĩa.

  • Soạn bài Những yêu cầu về sử dụng Tiếng Việt [chi tiết]

    Soạn bài Những yêu cầu về sử dụng Tiếng Việt trang 65 SGK Ngữ văn 10.Câu 1. Trong câu tục ngữ“Chết đứng còn hơn sống quỳ”, các từ “đứng” và được sử dụng theo nghĩa như thế nào?

  • Soạn bài Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ - Ngắn gọn nhất

    Soạn Văn lớp 10 ngắn gọn tập 2 bài Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ - Đặng Trần Côn. Câu 1: - Trong những đêm cô đơn, buồn hổ, người thiếu phụ chỉ có ngọn đèn vô tri vô giác chia sẻ bao nỗi ưu tư.

  • Soạn bài Chuyện chức phán sự đền Tản Viên [chi tiết]

    Soạn bài Chuyện chức phán sự đền Tản Viên [Tản Viên từ phán sự lục – trích Truyền kì mạn lục] trang 55 SGK Ngữ văn 10. Câu 4. Phân tích nghệ thuật kể chuyện đặc sắc và hấp dẫn của Nguyễn Dữ.

Soạn bài Phong cách ngôn ngữ báo chí [tiếp] - Ngắn gọn nhất

Quảng cáo

Xem thêm:

  • Soạn Phong cách ngôn ngữ báo chí [tiếp] siêu ngắn
  • Soạn bài Phong cách ngôn ngữ báo chí [tiếp theo] [chi tiết]

Video hướng dẫn giải

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

  • Câu 1
  • Câu 2

  • Câu 1
  • Câu 2
Bài khác

Câu 1

Video hướng dẫn giải

Câu 1 [trang 145 SGK Ngữ văn 11 tập 1]

Những thông tin cơ bản của ngôn ngữ báo chí trong bản tin đó là:

- Tính thông tin: cập nhật chính xác rõ ràng.

- Sự kiện: Tỉnh An Giang đón nhận Quyết định của Bộ Văn hoá –Thông tin.

- Thời gian: 3-2-2004

- Địa điểm: tỉnh An Giang.

- Quyết định công nhận: Di tích lịch sử cấp quốc gia Ô Tà Sóc thuộc xã Lương Phi, huyện Tri Tôn.

- Lí do được công nhận: có nhiều hang động và đường mòn hiểm trở, từ năm 1962- 1967, nơi đây là căn cứ của tỉnh An Giang,…

+ Tính ngắn gọn, giàu thông tin: Thông tin đầy đủ, dễ hiểu

+ Tính hấp dẫn: giới thiệu về danh sách danh lam thắng cảnh, các hệ thống hang động và đường mòn hiểm trở, …thu hút sự chú ý của những người đã từng đến đây. Đồng thời kích thích sự tò mò khám phá của những người chưa từng đến nơi đây.

Câu 2

Video hướng dẫn giải

Câu 2 [trang 145 SGK Ngữ văn 11 tập 1]

Ví dụ: Viết tin về “Một tệ nạn xã hội ở địa phương em”

Yêu cầu:

- Thời gian

- Địa điểm xảy ra sự kiện

- Người chứng kiến sự kiện

- Nguyên nhân dẫn tới thực trạng,

- Nỗi lo của nhân dân địa phương và chính quyền

- Ý kiến đề nghị và hướng khắc phục.

Loigiaihay.com

  • Soạn bài Chí Phèo - Phần 2: Tác phẩm - Ngắn gọn nhất

  • Soạn bài Thực hành về lựa chọn trật tự các bộ phận trong câu - Ngắn gọn nhất

  • Soạn bài Bản tin - Ngắn gọn nhất

  • Soạn bài Một số thể loại văn học: thơ truyện - Ngắn gọn nhất

  • Soạn bài Chí Phèo - Phần 1. Tác giả - Ngắn gọn nhất

Quảng cáo

Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Ngữ Văn 11 - Xem ngay

Báo lỗi - Góp ý

Soạn Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt [tiếp theo] siêu ngắn

Quảng cáo

Xem thêm:

  • Soạn bài Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt [tiếp theo] - Ngắn gọn nhất
  • Soạn bài Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt [tiếp theo] [Chi tiết]

Video hướng dẫn giải

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

  • Câu 1
  • Câu 2
  • Câu 3

  • Câu 1
  • Câu 2
  • Câu 3
Bài khác

Câu 1

Video hướng dẫn giải

Trả lời câu 1 trang 127 SGK Ngữ văn 10, tập 1

a. Đặc trưng của PCNNSH thể hiện trong đoạn trích:

- Tính cụ thể: thời gian: đêm khuya, không gian: rừng núi, người viết: Th [phân thân để tự đối thoại với mình].

- Tính cảm xúc: giọng điệu thân mật, sử dụng các kiểu câu nghi vấn và cảm thán ["Nghĩ gì đấy Th.Ơi?", "Đáng trách quá Th. Ơi!"] và các từ ngữ thể hiện cảm xúc rõ rệt ["nghĩ gì mà", "biết bao là", "có nghe…"].

- Tính cá thể: những từ ngữ mềm mại, giản dị cùng các kiểu câu phong phú, trau chuốt cho thấy người viết có tâm hồn tinh tế và nội tâm phong phú, giàu cảm xúc.

b. Việc ghi nhật ký giúp rèn luyện khả năng sử dụng ngôn ngữ, biểu đạt suy nghĩ tình cảm và bồi đắp tình cảm, cảm nhận cho người viết.

Câu 2

Video hướng dẫn giải

Trả lời câu 2 trang 127 SGK Ngữ văn 10, tập 1

- Tính cụ thể:

+ Về con người trong hội thoại: "mình" – "ta"[câu 1], "cô yếm thắm" – "anh"[câu 2].

+ Về hoàn cảnh đối thoại: hoàn cảnh từ biệt [câu 1], hoàn cảnh lao động [câu 2].

- Tính cảm xúc:

+ Giọng điệu thân mật, yêu thương và từ ngữ biểu lộ cảm xúc nhớ nhung của đôi lứa [câu 1].

+ Giọng điệu mời gọi, thân mật và từ ngữ biểu lộ sự tình tứ, yêu mến [câu 2].

- Tính cá thể: do ca dao là sáng tác của tập thể nên tính cá thể không rõ rệt như trong đối thoại thông thường. Tuy vậy, qua từ ngữ, vẫn có thể nhận ra đặc điểm riêng của người nói trong bài ca dao:

+ Câu 1: lời thoại của một người giàu tình cảm trong tình yêu đôi lứa.

+ Câu 2: lời thoại của một chàng trai lao động yêu đời, táo bạo và tràn đầy tình cảm.

Câu 3

Video hướng dẫn giải

Trả lời câu 3 trang 127 SGK Ngữ văn 10, tập 1

- Đoạn đối thoại của Đăm Săn và dân làng đã được gọt giũa, sắp xếp theo kiểu có đối chọi ["tù trưởng các người đã chết, lúa các ngươi đã mục…"]; có điệp từ điệp ngữ ["ai chăn ngựa hãy đi… ai giữ voi hãy đi… ai giữ trâu hãy đi…"]; có nhịp điệu => nhằm dễ thuộc, dễ nhớ, dễ diễn xướng trong sinh hoạt cộng đồng [đoạn trích nằm trong sử thi Đăm Săn của cộng đồng người Ê đê].

Loigiaihay.com

  • Soạn bài Nhàn - Nguyễn Bỉnh Khiêm siêu ngắn

  • Soạn bài Đọc Tiểu Thanh kí - Nguyễn Du siêu ngắn

  • Soạn bài Thực hành phép tu từ ẩn dụ và hoán dụ siêu ngắn

  • Soạn Tóm tắt văn bản tự sự [dựa theo nhân vật chính] siêu ngắn

  • Soạn bài Viết bài làm văn số 3 [bài làm ở nhà] siêu ngắn

Quảng cáo

Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Ngữ Văn 10 - Xem ngay

Báo lỗi - Góp ý

Video liên quan

Chủ Đề