Phong cách ngôn ngữ của bài Xin thầy hãy dạy cho con tôi

Đề thi học kì 2 lớp 11 môn Ngữ văn

Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 11 trường THPT Đa Phúc, Hà Nội năm học 2016 - 2017 có đáp án đi kèm, được thư viện đề thi VnDoc.com sưu tầm và đăng tải, là đề thi ôn tập cuối năm môn Văn hữu ích dành cho các bạn học sinh lớp 11, giúp các bạn củng cố và nâng cao kỹ năng làm bài môn Văn hiệu quả. Mời các bạn tham khảo.

Đề cương ôn thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 11

Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 11 trường THPT Phan Ngọc Hiển, Cà Mau

SỞ GD & ĐT HÀ NỘI
TRƯỜNG THPT ĐA PHÚC
Năm học: 2016-2017
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 2
Môn: Ngữ văn - Lớp 11
Thời gian: 90 phút

I. Phần Đọc hiểu [4,0 điểm]

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu nêu dưới:

Con tôi sẽ phải học tất cả những điều này. [...] Rằng cứ mỗi một kẻ thù ta gặp ở nơi này thì ở nơi khác ta lại tìm thấy một người bạn [...]

Xin hãy dạy cho cháu cách chấp nhận thất bại và cách tận hưởng niềm vui chiến thắng. Xin hãy dạy cho cháu tránh xa sự đố kị. Xin dạy cho cháu biết được bí quyết của niềm vui thầm lặng. Dạy cho cháu rằng những kẻ hay bắt nạt người khác là những kẻ dễ bị đánh bại nhất....

Xin dạy cho cháu biết đến thế giới diệu kì của sách, nhưng cũng để cho cháu đủ thời gian để lặng lẽ suy tư về sự bí ẩn muôn thuở của cuộc sống: đàn chim tung cánh trên bầu trời, đàn ong bay lượn trong nắng, và những bông hoa nở ngát trên đồi xanh....

Ở trường, xin thầy hãy dạy cho cháu biết chấp nhận thi rớt còn vinh dự hơn gian lận khi thi. Xin hãy tạo cho cháu có niềm tin vào ý kiến riêng của bản thân, cho dù tất cả mọi người xung quanh đều cho rằng ý kiến ấy là không đúng....

Xin hãy dạy cho cháu biết cách đối xử dịu dàng với những người hòa nhã và cứng rắn đối với kẻ thô bạo. Xin tạo cho cháu sức mạnh để không chạy theo đám đông khi tất cả mọi người đều chạy theo thời thế.

Xin hãy dạy cho cháu biết phải lắng nghe tất cả mọi người nhưng cũng xin thầy dạy cho cháu cần phải sàng lọc những gì nghe được qua một tấm lưới chân lí để cháu chỉ đón nhận những gì tốt đẹp mà thôi.

Xin hãy dạy cho cháu biết cách mỉm cười khi buồn bã.... Xin hãy dạy cho cháu biết rằng không có sự xấu hổ trong những giọt nước mắt. [...]

Xin hãy dạy cho cháu rằng có thể bán cơ bắp và trí tuệ cho người ra giá cao nhất nhưng không bao giờ được để cho ai ra giá mua trái tim và tâm hồn mình.

[...]

Đây quả là một yêu cầu quá lớn, tôi biết, thưa thầy, nhưng xin thầy cố gắng hết sức mình.... Con trai tôi là một cậu bé tuyệt vời.

[Trích Thư của tổng thống Mĩ A.Lin-côn gửi thầy hiệu trưởng của con trai mình,
trong Những câu chuyện về người thầy, NXB Trẻ, TP Hồ Chí Minh, 2004]

Câu 1: Đoạn trích được viết theo phong cách ngôn ngữ nào?

Câu 2: Xác định 01 biện pháp tu được sử dụng trong đoạn trích. Nêu hiệu quả sử dụng của biện pháp tu từ đó.

Câu 3: Anh/chị hiểu như thế nào về câu: Xin hãy dạy cho cháu rằng có thể bán cơ bắp và trí tuệ cho người ra giá cao nhất nhưng không bao giờ được để cho ai ra giá mua trái tim và tâm hồn mình?

Câu 4: Nêu 02 phẩm chất mà A.Lin-côn muốn người thầy giáo dục cho con trai mình qua đoạn trích trên.

Theo anh/chị, phẩm chất nào là quan trọng hơn cả đối với tuổi trẻ hiện nay? Hãy viết đoạn văn [7-10 dòng] trình bày quan điểm của bản thân về phẩm chất đó?

II. Phần Làm Văn [6,0 điểm]

Cảm nhận về bức tranh thiên nhiên và tâm trạng của cái tôi trữ tình qua đoạn thơ sau:

Sóng gợn tràng giang buồn điệp điệp,
Con thuyền xuôi mái nước song song,
Thuyền về nước lại, sầu trăm ngả;
Củi một cành khô lạc mấy dòng.
[...]
Lớp lớp mây cao đùn núi bạc,
Chim nghiêng cánh nhỏ: bóng chiều sa.
Lòng quê dợn dợn vời con nước,
Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà.

[Trích Tràng giang - Huy Cận, SGK Ngữ văn 11, tập 2, Nhà xuất bản giáo dục]

............ Hết ............

Đáp án đề thi học kì 2 lớp 11 môn Ngữ văn

I. Phần Đọc hiểu [4,0 điểm]

1. Đoạn trích thuộc phong cách ngôn ngữ sinh hoạt. [0,5]

2 1. HS cần nêu được 01 biện pháp tu từ trong những biện pháp tu từ sau: [0,5]

  • Phép lặp từ ngữ: Xin hãy, Xin thầy hãy dạy cho cháu...
  • Phép lặp cú pháp: Xin thầy hãy...nhưng...cũng...
  • Liệt kê: chấp nhận thất bại; tận hưởng niềm vui chiến thắng; biết đến thế giới kì diệu của sách; lặng lẽ suy tư.....chấp nhận thi rớt; biết lắng nghe....
  • Ẩn dụ: tấm lưới chân lí [sự tiếp nhận chân lí có sàng lọc], cơ bắp và trí tuệ [sức lao động], trái tim và tâm hồn [nhân cách, phẩm hạnh].

2.2. Hiệu quả của các biện pháp tu từ: [0,5]

  • Phép lặp từ ngữ, cú pháp, liệt kê: nhấn mạnh những mục đích giáo dục mà Lincohn muốn người thầy đạt tới, thể hiện niềm mong mỏi của người cha, tạo giọng điệu tha thiết, phù hợp với lời văn của một bức thư.
  • Phép ẩn dụ: tạo cho lời văn có hình ảnh, hàm súc, thể hiện tư duy sắc sảo của người viết, có sức gợi và dễ tác động tới người nghe.

3. HS có thể diễn đạt theo những cách khác nhau nhưng cần đạt được những nội dung cơ bản sau: [1,0]

  • Cơ bắp và trí tuệ: sức lao động giúp nuôi sống bản thân mỗi người, cải thiện cuộc sống, đem lại vị thế, hạnh phúc cho con người.
  • Trái tim và tâm hồn: nhân cách, lương tâm của mỗi con người.

=> Ý kiến trên thể hiện quan điểm giáo dục đúng đắn: Nền giáo dục hiện đại cần dạy cho thế hệ trẻ một cái đầu tỉnh táo khôn ngoan, biết nhận đúng giá trị sức lao động của mình và tìm ra người trả giá tương xứng với giá trị ấy. Đồng thời cũng nhấn mạnh việc giáo dục nhân cách, biết gìn giữ tâm hồn trong sáng của con người trong mọi hoàn cảnh.

4 1. HS nêu được 02 trong số các phẩm chất sau: [0,5]

  • Quảng đại, không đố kị, hẹp hòi.
  • Ham đọc sách.
  • Trung thực
  • Có bản lĩnh, chính kiến.
  • Biết lắng nghe.
  • Quí trọng sức lao động.
  • Có ý thức giữ nhân cách, lương tâm...

4.2. HS viết đoạn văn cần đảm bảo yêu cầu: [1,0]

  • Dung lượng: 7-10 dòng.
  • Nội dung: có thể chọn một trong các phẩm chất đã nêu, trình bày theo trình tự: biểu hiện [có dẫn chứng], sự cần thiết, ý nghĩa của phẩm chất đó và rút ra bài học v..v... kiến giải hợp lý, có sức thuyết phục và có liên hệ thực tế.

II. Phần Làm Văn [6,0 điểm]

a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận, có đủ ba phần Mở bài, Thân bài, Kết bài theo đúng chức năng nhiệm vụ mỗi phần. [0,25]

b. Xác định đúng vấn đề nghị luận: Bức tranh thiên nhiên và tâm trạng của cái tôi trữ tình. [0,25]

c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm; vận dụng tốt các thao tác lập luận; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng.

* MB: Giới thiệu tác giá, tác phẩm, hoàn cảnh ra đời của bài thơ, vị trí, trích dẫn đoạn thơ.

Nêu luận đề: Bức tranh tràng giang mênh mang, vô tận, hùng vĩ, sự vật bé nhỏ, lạc loài. Tâm trạng của cái tôi trữ tình: cô đơn, bơ vơ, nỗi sầu nhân thế và tình thương nhớ quê hương da diết. [0,5]

* TB: HS có thể triển khai bài viết theo nhiều cách khác nhau nhưng phải đáp ứng những nội dung cơ bản sau:

1. Khổ 1 [1,5]

  • Bức tranh thiên nhiên: không gian sông nước mênh mang [Sóng gợn tràng giang, nước... trăm ngả]; Hình ảnh cõi nhân thế [Con thuyền xuôi mái, thuyền về nước lại, củi ... lạc mấy dòng]. Tương quan đối lập: Không gian tràng giang bao la >< thế giới của cõi nhân sinh bé nhỏ, đơn côi.
  • Tâm trạng cô đơn, lẻ loi, mối sầu trăm ngả của nhân vật trữ tình giữa trời đất.
  • Nghệ thuật: Đối lập, đăng đối cấu trúc, thanh điệu, từ láy, đảo cú pháp, phép bồi thấn [sử dụng từ ngữ tăng cấp], hình ảnh cổ điển và hiện đại...

2. Khổ 2 [1,5]

  • Thiên nhiên hùng vĩ, tráng lệ [Lớp lớp mây chất chồng thành núi bạc, cánh chim nhỏ làm cho bầu trời thêm mênh mang.]
  • Tâm trạng của cái tôi trữ tình: cảm giác bơ vơ, nhỏ nhoi đến tội nghiệp, lòng nhớ quê dâng trào theo con nước triều dâng mà không cần khói sóng.
  • Nghệ thuật: Phép đối, dấu hai chấm giữa dòng thơ, từ láy, thi liệu và bút pháp mang đậm màu sắc cổ điển nhưng có sáng tạo, mang màu sắc độc đáo của thơ Mới.

3. Đánh giá chung [1,0]

  • Bức tranh thiên nhiên mênh mang, đậm nét cổ kính, chất Đường thi nhưng gần gũi, gợi linh hồn quê hương xứ sở.
  • Đi suốt hai khổ thơ là nỗi buồn triền miên vô tận của cái tôi trữ tình. Nỗi buồn đó là tiêu biểu của cả thế hệ trí thức sống trong những tháng năm ngột ngạt dưới thời Pháp thuộc, sống trên quê hương mà vẫn nhớ quê hương, là biểu hiện tình cảm yêu nước thầm kín mà tha thiết của nhà thơ. Vì thế, đó là nỗi buồn trong sáng, góp phần làm phong phú thêm cho tâm hồn bạn đọc mọi thời đại.
  • Nghệ thuật: Yếu tố cổ điển kết hợp màu sắc hiện đại.

* KB: [0,5]

  • Khẳng định vẻ đẹp của bức tranh thiên nhiên mang dấu ấn của một nhà Thơ Mới, thấm đẫm nỗi buồn của cái tôi Thơ Mới.
  • Tình yêu thiên nhiên, yêu non sông đất nước, nỗi sầu nhân thế của Huy Cận mãi mãi chạm tới trái tim của độc giả mọi thời đại.

d. Sáng tạo: Có cách diễn đạt mới mẻ, thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận. [0,25]

e. Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu. [0,25]

Xuất bản ngày 19/04/2019 - Tác giả: Hoài Anh

Bộ đề thi thử môn văn THPT Quốc Gia năm 2019 có đáp mẫu số 10 có đáp án chi tiết, tài liệu ôn tập cho học sinh lớp 12 chuẩn bị cho kì thi sắp tới.

>>> CẬP NHẬT: Đề thi Văn THPT Quốc gia 2019

Chỉ còn một thời gian ngắn nữa là kì thi THPT Quốc gia sẽ diễn ra. Để giúp các em học sinh ôn tập kiến thức và rèn luyện kỹ năng làm bài, Đọc Tài Liệu gửi tới các em đề thi thử THPT QG 2019 môn Văn mẫu số 10 có đáp án. Hy vọng rằng đề thi thử dưới đây sẽ giúp các em ôn thi hiệu quả!

>> Tham khảo: Đáp án đề thi tham khảo môn Văn THPT Quốc gia năm 2019

Đề thi thử THPT quốc gia môn Văn mẫu số 10

Phần I: Đọc hiểu [3đ]

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:

“Xin dạy cho cháu biết đến thế giới kì diệu của sách, nhưng cũng để cho cháu đủ thời gian để lặng lẽ suy tư về sự bí ẩn muôn thuở của cuộc sống: đàn chim tung cánh trên bầu trời, đàn ong bay lượn trong nắng, và những bông hoa nở ngát trên đồi xanh…

Ở trường, xin thầy hãy dạy cho cháu biết chấp nhận thi rớt còn vinh dự hơn gian lận khi thi. Xin hãy tạo cho cháu có niềm tin vào ý kiến của bản thân, cho dù tất cả mọi người xung quanh đều cho rằng ý kiến ấy là không đúng…

Xin hãy dạy cho cháu biết cách đối xử dịu dàng với những người hòa nhã và cứng rắn đối với kẻ thô bạo. Xin tạo cho cháu sức mạnh để không chạy theo đám đông khi tất cả mọi người chạy theo thời thế”. 

[Trích thư của Tổng Thống Mĩ Lin - Côn gửi thầy hiệu trưởng của con trai mình, trong Những câu chuyện về người thầy].

Câu 1 [0,5 điểm]. Nêu nội dung chính của văn bản?

Câu 2 [0,5 điểm]. Chỉ ra phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản trên?

Câu 3 [1,0 điểm]. Xác định và nêu tác dụng của các biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn trích trên?

Câu 4 [1,0 điểm]. Thông điệp mà tác giả gửi đến bạn đọc qua văn bản trên là gì?.

Phần II: Làm văn [7,0]

Câu 1 [2,0] 

Từ văn bản đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn theo lối quy nạp [20 dòng] nêu suy nghĩ của mình về câu nói của Tổng thống Mĩ Lin-Côn “Xin thầy hãy dạy cho cháu biết chấp nhận thi rớt còn vinh dự hơn gian lận khi thi”.

-Hết-

>>> [HOT] Cập nhật mới nhất:

  • Đề thi thử THPT quốc gia 2021
  • Đề thi thử THPT quốc gia 2021 môn văn

Đáp án đề thi thử THPT quốc gia môn Văn mẫu số 10

Phần I - Đọc hiểu    

Câu 1   

Nội dung: Người cha mong thầy giáo hãy dạy cho con biết sự quý giá của sách, biết yêu quý cuộc sống, biết ứng nhân xử thế, có lòng trung thực, có sức mạnh, có niềm tin vào bản thân.

Câu 2   

Các phương thức biểu đạt chính: biểu cảm

Câu 3    

- Biện pháp nghệ thuật: Liệt kê, lặp cấu trúc cú pháp, so sánh, đối lập, điệp từ, điệp ngữ. [HS cần xác định đúng 03 biện pháp].

- Tác dụng: Nhấn mạnh những ước muốn tha thiết của Tổng thống Mĩ Lin-Côn với thầy hiệu trưởng; thể hiện tình yêu cao cả của người cha đối với con;  mối quan hệ gắn bó giữa gia đình với nhà trường.

Câu 4    

Thông điệp của tác giả: Trường học không chỉ là nơi truyền đạt kiến thức mà còn nơi giáo dục nhân cách học sinh, trong đó người thầy giáo có vai trò định hướng để đào tạo ra những con người toàn diện về thể chất và trí tuệ, tâm hồn [đức, trí, thể, mỹ]

Phần II -  Làm văn 

Câu 1

Hướng dẫn làm bài

1. Yêu cầu chung: Bài viết phải có bố cục đầy đủ, rõ ràng; văn viết có cảm xúc; diễn đạt trôi chảy, bảo đảm tính liên kết

2. Yêu cầu cụ thể

a. Đảm bảo cấu trúc đoạn văn nghị luận: mở đoạn, thân đoạn, kết đoạn

b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: chấp nhận thi rớt một cách trung thực còn vinh dự hơn thi đỗ nhờ gian lận; đề cập đến đức tính trung thực của con người.

c. Chia vấn đề cần nghị luận thành các luận điểm phù hợp; các luận điểm được triển khai theo trình tự hợp lí, có sự liên kết chặt chẽ…

- Giải thích câu nói:

+ Câu nói khẳng định: chấp nhận thi rớt một cách trung thực còn vinh dự hơn thi đỗ nhờ gian lận; đề cập đến đức tính trung thực của con người.

+ Trung thực là thật thà, ngay thẳng, không gian dối.

- Bàn luận:

+ Trung thực trong khi thi tức là phải làm bài bằng thực lực và chỉ chấp nhận đỗ đạt bằng thực chất của mình.

+ Gian lận trong thi cử tức là làm mọi cách để thi đỗ bằng được mà không cần thực chất. Gian lận để có được kết quả cao nhưng mất đi nhân cách.

+ Câu nói nhắc chúng ta phải trung thực trong thi cử cũng như trong cuộc sống. Coi trọng thực chất, không chấp nhận gian dối.

+ Phê phán những người thiếu trung thực trong thi cử và trong cuộc sống.

- Bài học nhận thức và hành động: 

+ Trung thực là một phẩm chất cao đẹp làm nên nhân cách con người.

+ Phê phán lối học, lối sống giả dối

+ Liên hệ bản thân.

d.  Sáng tạo: Cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo [thể hiện được dấu ấn cá nhân, quan điểm và thái độ riêng, sâu sắc], thể hiện ý phản biện nhưng không trái với chuẩn mực đạo đức và pháp luật.

e. Chính tả, dùng từ, đặt câu

>> Tham khảo: Nghị luận bàn về tính trung thực của con người

Bài văn mẫu:

Trung thực là sự ngay thẳng, thành thực với bản thân cũng như với mọi người xung quanh. Đây là một đức tính tốt đẹp giúp con người sống ý nghĩa hơn, cao cả hơn, đồng thời đây cũng là nhân tố quan trọng làm nên những mối quan hệ vững chắc ngoài xã hội. Bàn về vai trò của lòng trung thực, Tổng thống Mĩ A. Lin-côn trong lá thư gửi thầy hiệu trưởng cho con trai mình đã viết: “Xin thầy hãy dạy cho cháu biết chấp nhận thi rớt còn vinh dự hơn gian lận khi thi”.

“Xin thầy hãy dạy cho cháu biết chấp nhận thi rớt còn vinh dự hơn gian lận khi thi”, câu nói của Tổng thống Lin-côn đã khẳng định về tầm quan trọng của việc trung thực, chấp nhận thi rớt một cách thành thực với năng lực bản thân sẽ vinh dự hơn rất nhiều so với việc thi đỗ, đạt kết quả cao nhưng nhờ sự gian dối. Về thực chất, câu nói đã bàn đến đức tính trung thực ở con người, đây cũng là đức tính đáng quý mà tổng thống A. Lin-côn mong muốn nhà trường sẽ định hướng rèn luyện cho con trai mình.

“Trung thực khi làm bài thi” là làm bài bằng chính thực lực, tri thức mà mình đang có và chỉ chấp nhận đỗ đạt bằng chính thực chất của bản thân. Gian lận lại là hành vi gian dối dùng những hành động thiếu minh bạch để đạt được kết quả cao trong khi năng lực bản thân không hề có. Đối với người học, việc trung thực với bản thân, với thầy cô là vô cùng cần thiết, trung thực trong khi thi dù đạt được những kết quả không như ý muốn thì đó vẫn là vinh dự vì chúng ta đã tự nhận thức được năng lực bản thân, dám thừa nhận sự thiếu xót trong năng lực và cũng thể hiện thái độ tôn trọng đối với thầy cô. Trong tư cách của một thí sinh, trung thực khi thi là điều quan trọng hơn cả.

Trung thực là đức tính tốt, có vai trò quan trọng trong việc hoàn thiện bản thân, nâng cao giá trị con người. Trung thực là sự ngay thẳng, thành thật trong mọi việc, đó không chỉ là sự thành thật với những người xung quanh mà còn là sự thành thật với chính mình. Khi con người trung thực, mọi năng lực, cố gắng của bản thân sẽ được đánh giá một cách chính xác, khách quan, hơn nữa nhờ đức tính trung thực, con người có thể tạo niềm tin, tạo sự vững chắc cho những mối quan hệ xã hội.

Trung thực là phẩm chất cao đẹp làm nên nhân cách của con người, khi con người trong xã hội có đức tính trung thực sẽ góp phần thúc đẩy tiến bộ của xã hội. Sống trung thực là một niềm hạnh phúc cao quý làm cho cuộc sống của con người trở nên nhẹ nhàng, ý nghĩa hơn.

Không trung thực là làm những việc giả dối, khuất tất. Thiếu trung thực không chỉ làm giảm đi giá trị đích thực của con người, đánh mất niềm tin ở người đối diện mà còn có thể làm cho con người trở nên đê tiện. Sống trung thực không phải lúc nào cũng dễ dàng nhưng sống thiếu trung thực có thể làm cho con người đánh mất đi những nhân cách tốt đẹp của bản thân, gây ra những nguy hại đối với xã hội.

Qua câu nói của A.Lin-côn, ta thấy được vai trò quan trọng của trung thực, đó là phẩm chất tốt đẹp làm nên nhân cách của con người. Trong cuộc sống của con người sẽ có rất nhiều những khó khăn, thách thức nhưng khi đối diện với nó, thậm chí cả khi chúng ta gặp phải những thất bại cũng cần ngay thẳng đối diện, dù thua thiệt cũng phải sống cho trung thực.

Là học sinh, sinh viên, thế hệ trẻ tương lai của đất nước, chúng ta cần không ngừng học tập, tu dưỡng đạo đức để có được phẩm chất trung thực, đồng thời cần có hành động bảo vệ sụ trung thực, kiên quyết đấu tranh với những hành động thiếu trung thực trong xã hội.

Để hoàn thiện nhân cách, phát huy giá trị tốt đẹp của bản thân cũng như vì sự tiến bộ của xã hội, con người cần đề cao đức tính trung thực, có ý thức đấu tranh với những hành động, lời nói thiếu trung thực.

--------------------------

Ngoài mẫu đề thi thử THPT Quốc Gia 2019 môn văn số 10, các em hãy chăm chỉ luyện thêm nhiều đề thi thử THPT quốc gia 2020 môn Văn khác để củng cố kiến thức và nâng cao kỹ năng làm bài. Hy vọng Đọc Tài Liệu sẽ là bạn đồng hành mang đến nhiều tài liệu hữu ích cho các em để chuẩn bị cho kì thi quan trọng.

Chúc các em sẽ hoàn thành tốt kì thi của mình nhé!

Video liên quan

Chủ Đề