Phương pháp Coaching là gì

Coach [Khai Vấn] là gì?

Coaching [Khai vấn] là một trong những ngành nghề có tốc độ phát triển nhanh nhất hiện nay. Trong khi vào những năm 1960, từ Coaching vẫn còn gợi liên tưởng đến những huấn luyện viên thể thao, thì chưa đầy hai thập kỷ sau đó, Coaching đã từng bước lấn sân sang lĩnh vực kinh doanh. Những năm 1990 là thời điểm Coaching trở nên phổ biến rộng rãi dưới các hình thức đa dạng, sau đó tiếp tục được chuyên môn hóa và củng cố trong 15 năm đầu của thế kỷ này. Ngày nay, Coaching đã được công nhận là một trong những phương pháp phát triển cá nhân thực sự hiệu quả và được ứng dụng rộng rãi. Coaching tồn tại dưới nhiều hình thức và phục vụ cho những mục đích khác nhau, có thể kể đến khai vấn cuộc sống, khai vấn doanh nghiệp, khai vấn sự nghiệp, huấn luyện thể thao,…

Người Coach là một người bạn Chuyên Nghiệp

Hiểu đúng định nghĩa về Coach [Khai Vấn]

Coaching ,mở khóa tiềm năng của một người nhằm nâng cao hiệu suất của họ đến mức tối đa. Khai vấn giúp họ có khả năng học hỏi hơn là dạy họ điều gì đó” [Whitmore, 1990]

“Coaching là một quá trình hợp tác có hệ thống, tập trung vào tìm ra giải pháp và hướng đến kết quả, trong đó Coach tạo điều kiện để Coachee nâng cao hiệu suất công việc, trau dồi kinh nghiệm sống, luyện tập kỹ năng tự học có định hướng và giúp Coachee phát triển bản thân.” [Grant, 1999];

” Người Coach hợp tác với khách hàng trong quá trình sáng tạo và kích thích tư duy, từ đó truyền cảm hứng giúp khách hàng tận dụng tối đa tiềm năng cá nhân và kỹ năng chuyên môn.” [Liên đoàn Huấn luyện Quốc tế, 2015];

“ Coaching là nghệ thuật tạo điều kiện cho con người giải phóng tiềm năng, từ đó giúp họ đạt được những mục tiêu quan trọng và có ý nghĩa.” [Rosinski, 2003].

Như vậy, ý tưởng trọng tâm của khai vấn là trao quyền cho người đang cần hỗ trợ, tạo điều kiện để họ tự học một cách có định hướng, từ đó họ có thể phát triển bản thân và cải thiện hiệu suất công việc.

Lịch sử Coaching [Khai Vấn]

Một số chuyên gia cho rằng khai vấn, hay đối thoại học hỏi một-một, đã tồn tại từ buổi bình minh của nhân loại. Mặt khác, cũng có ý kiến cho rằng hoạt động này là một sáng kiến mới vào 50 năm cuối của thế kỷ XX. Mặc dù có khả năng khai vấn vẫn luôn tồn tại dưới những hình thức khác nhau trong suốt tiến trình lịch sử, nhưng đa số các chuyên gia đều thống nhất rằng, mô hình khai vấn chuyên nghiệp và việc ứng dụng những mô hình này vào môi trường công sở chỉ mới xuất hiện gần đây. Song, vẫn còn đó những nghi vấn, rằng liệu mô hình, phương pháp và kỹ thuật khai vấn nào là hiệu quả và nên được áp dụng nhất.

Mục tiêu và Lợi ích của Coaching [Khai Vấn]

Không khó để liệt kê những lợi ích mà Coaching mang lại, ví dụ như nâng cao hiệu suất làm việc, cân bằng tốt hơn giữa công việc và cuộc sống, tăng động lực, học cách lắng nghe chính mình, tối ưu hóa quá trình ra quyết định và cải thiện khả năng quản lý cũng như ứng phó với những thay đổi.

Song, tồn tại một câu hỏi khó hơn nhiều vẫn đang được tranh luận sôi nổi: Người khai vấn nên ưu tiên phục vụ cho mục tiêu của ai, Coachee [người nhận khai vấn] hay tổ chức [bên tài trợ cho hoạt động khai vấn]? Một số ý kiến cho rằng lợi ích của Coachee nên được đặt lên hàng đầu; một số khác nhấn mạnh tầm quan trọng của nguồn tài trợ và bối cảnh của tổ chức, từ đó cho rằng người khai vấn nên ưu tiên những mục đích của tổ chức tài trợ khai vấn. Bên cạnh đó, cũng có một quan điểm trung dung nhấn mạnh rằng nên đảm bảo hai bên cùng có lợi. Dù là trong tình huống nào, một người Coach phải có khả năng xác định và giải quyết được những xung đột về mức độ ưu tiên giữa các bên.

Những nguyên tắc cơ bản trong Coach

Một số nguyên tắc Coach cơ bản được công nhận bao gồm: tinh thần trách nhiệm, sự tôn trọng, sự chấp nhận, bảo mật nội dung trao đổi với khách hàng, trung trực, minh bạch, tính linh hoạt và tính trung lập. Tuy nhiên, vẫn có nhiều tranh cãi liên quan đến cách hiểu và thực hành những nguyên tắc này. Làm thế nào để người khai vấn không nản lòng trước những áp lực từ bên ngoài? Họ nên xử lý những xung đột lợi ích như thế nào? Làm cách nào để những nhà khai vấn khắc phục “điểm mù” của mình một cách hiệu quả?

Mối quan hệ trong Coaching

Có một quan điểm được chấp nhận rộng rãi, rằng Coachee là người chịu trách nhiệm và là “chủ sở hữu” của kết quả khai vấn, đồng thời đóng vai trò “thủ lĩnh” xuyên suốt quá trình khai vấn. Còn nhiệm vụ của Coach là điều chỉnh hoạt động khai vấn sao cho phù hợp với nhu cầu của Coachee, đồng thời giữ thái độ khách quan, không đưa thiên kiến cá nhân vào quá trình coach. Hợp đồng khai vấn là yếu tố nền tảng đánh dấu một mối quan hệ khai vấn tốt đẹp. Mối quan hệ này thường là bình đẳng, không bên nào vượt trội hay phụ thuộc vào bên còn lại. Nhưng trong những tình huống phức tạp hơn thì sao? Nếu mối quan hệ giữa Coach và Coachee là hoàn toàn bình đẳng, liệu một người quản lý có thể khai vấn cho cấp dưới của mình? Liệu nhân viên có mở lòng và chia sẻ toàn bộ câu chuyện của họ khi người khai vấn cho họ là lãnh đạo?

Các kỹ năng cần có trong Coaching

Coach cần có kỹ thuật lắng nghe, đặt câu hỏi, làm rõ và đưa ra phản hồi. Vấn đề vẫn đang được tranh cãi hiện nay: Những công cụ hay phương pháp nào có thể được áp dụng và nên áp dụng như thế nào trong khai vấn? Kỹ thuật khai vấn có gắn kết với tâm lý học như thế nào? Làm sao để Coachee hợp tác với chúng ta?

Kỹ năng đặt câu hỏi – 4 Điều cần biết khi đặt câu hỏi

Đối tượng

Coach sẽ thay đổi để thích ứng với người mà họ đang làm việc cùng. Một số Coach sẵn lòng chinh chiến trên nhiều vấn đề và lĩnh vực khai vấn, một số khác chọn trở thành chuyên gia trong một lĩnh vực nhất định. Người ta vẫn tranh cãi rằng liệu phương pháp khai vấn có thể được áp dụng như nhau cho tất cả các nhóm đối tượng không, và nếu có thì ở mức độ nào; đâu là cách tiếp cận hiệu quả nhất với những vấn đề khác nhau và liệu người khai vấn có giữ được phong độ khi họ cố gắng am tường tất cả các lĩnh vực.

Việc phân biệt rõ ràng khai vấn với những loại hình phát triển bản thân tương tự [như cố vấn, trị liệu, tư vấn] là rất quan trọng và sẽ được lý giải chi tiết ở phần sau. Có ý kiến cho rằng khi khai vấn được đồng thời áp dụng cùng một loại hình khác thì đó không còn là khai vấn; một số khác lại cho rằng khai vấn bao hàm mọi loại hình phát triển bản thân có yếu tố khai vấn trong đó.

Có 3 kỹ năng không thể thiếu trong khai vấn, đòi hỏi người khai vấn phải thành thạo, đó là: lắng nghe, đặt câu hỏi, xác nhận lại. Tùy vào từng cách tiếp cận, những kỹ năng khác cũng được yêu cầu. Nhưng người Coachnên hiểu những vấn đề mà Coachee đang đối mặt tường tận đến mức độ nào? Họ có nên trang bị thêm kiến thức về quản lý hay kiến thức chuyên ngành không? Đâu là những yếu tố quyết định một Coach giỏi [tài năng/khả năng bẩm sinh, học tập/đào tạo, kinh nghiệm hay kết hợp tất cả những điều này] cũng là vấn đề làm dấy lên nhiều tranh cãi, có ảnh hưởng đến quan điểm về đào tạo và phát triển coach.

Những quy tắc trong Coaching

1. Việc Coaching là do khách hàng dẫn dắt:

Đôi khi những nhà trị liệu sử dụng các kỹ thuật để dẫn dắt và gây ảnh hưởng đến khách hàng. Còn huấn luyện viên thì không dẫn dắt, phán xét, đưa lời khuyên [trừ khi được sự cho phép của khách hàng, tuy vậy cũng rất ít
khi xảy ra].

Vai trò của huấn luyện viên là lắng nghe vàphản hồi lại điều khách hàng chia sẻ/đề xuất, tìm hiểunhu cầu của khách hàng và huấn luyện với niềm tin rằng khách hàng có đủ khả năng và kiến thức để có thể giải quyết vấn đề.

Người huấn luyện không phải là bảo mẫu, vai trò của họ là một người đồng hành, người hỗ trợ để khơi dậy tiềm năng của khách hàng.

Tuy nhiên cũng có những mô hình Coaching – như huấn luyện nhận thức hành vi – đòi hỏi một nền tảng về tâm lý học, nơi
mà huấn luyện viên có thể truyền đạt và tạo ảnh hưởng đến khách hàng, giúp họ tiếp nhận những kiến thức mà họ không thể nào tự mình tìm hiểu.

2. Coaching tập trung vào cải thiện hiệu suất làm việc:
Điểm tương đồng giữa Coaching và các hình thức cải thiện bản thân đều giúp đạt được một hiệu suất tốt hơn. Tuy nhiên hiệu quả của Tư vấn và Trị liệu đến từ năng lực của người trị liệu và tư vấn viên. Còn đối với Coaching, sự thay đổi tích cực này do chính khách hàng tự thực hiện thông qua những kế hoạch và định hướng của chính bản thân họ.

Việc kèm cặp cũng giúp người được kèm cặp tự trưởng thành bằng nỗ lực của mình, tuy nhiên việc kèm cặp chỉ tập trung về truyền đạt kinh nghiệm và kiến thức thực tế. Khác với trong huấn luyện đôi khi huấn luyện viên phải đối diện với những vấn đề về tâm lý của khách hàng, điều mà kèmcặp rất ít khi gặp phải.

3. Huấn luyện giúp khách hàng tự học:

Cố vấn có lẽ là hình thức gần gũi với Coaching nhất, tuy nhiên giữa 2 hình thức này vẫn có những điểm riêng biệt. Khi vận dụng phương thức cố vấn, một người có kinh nghiệm dồi dào trong lĩnh vực cụ thể sẽ đóng vai trò là người cố vấn, dẫn dắt hoặc thậm chí là giáo viên để hướng dẫn cho người được cố vấn.

Trái lại, trong Coach, khách hàng là người chịu hoàn toàn trách nhiệm cho những hành động họ làm. Những quyết định đó có thể là đúng hoặc sai nhưng trong vai trò của huấn luyện viên, họ không được phép tư vấn mà thay vào đó, họ sẽ hỗ trợ khách hàng tiếp thu kiến thức và hình thành những kỹ năng để có thể tự trở thành tư vấn riêng cho bản thân.

Cách áp dụng phương pháp huấn luyện vào việc cung cấp phản hồi

Trong sự nghiệp, chúng ta đều đã trải nghiệm kết quả tích cực của phản hồi mang tính xây dựng và hệ quả tiêu cực của sự phê bình nặng nề. Vì vậy, bạn có thể biết rằng nếu thực hiện đúng cách, phản hồi sẽ là một công cụ truyền cảm hứng cực kỳ hữu hiệu, kích thích mọi người phát triển các kỹ năng và kiến thức mới. Tuy nhiên, đối với các phản hồi tiêu cực, sẽ khiến mất tinh thần làm việc của nhân viên, và thậm chí khiến họ “rũ váy” ra đi.

Nếu bạn muốn cung cấp phản hồi hiệu quả cho nhân viên, từ đó xây dựng được một đội nhóm vô địch thì các bước dưới đây sẽ giúp bạn làm được điều đó.

Bước 1: Xác định rõ kết quả bạn muốn đạt được

Sẽ hoàn toàn phản tác dụng khi bạn thực hiện một buổi huấn luyện và đưa ra một danhsáchdài các lỗ hổng hiệu suất [hay nói cách khác là lỗi lầm] của nhân viên.

Tại sao?Nhân viên của bạn sẽ cảm thấy giống như mình đang bị tấn công, và choáng ngợp bởi khối lượng thông tin khổng lồ.

Bằng cách cụ thể về kết quả mong muốn của buổi huấn luyện, bạn sẽ giúp nhân viên thấy được lợi ích của việc tiếp nhận phản hồi. Ví dụ, nếu bạn muốn nhân viên nhận ra tầm quan trọng của việc cập nhật thông tin thường xuyên trong đội nhóm về dự án đang triển khai, hãy theo sát và chia sẻ cởi mở về mục đích đó với nhân viên có liên quan.

Mẹo:

Hãy nhớ, bạn đang sử dụng phương pháp huấn luyện bằng cách đặt câu hỏi, từ đó giúp nhân viên nhìn ra phương hướng và cách thức cho các hành động tiếp theo. Chứ không phải là người đưa ra đường hướng cho họ thực hiện theo.

Bước 2: Hãy cụ thể về hành vi mà bạn đã quan sát thấy và tác động của chúng

Khi giải quyết một hành vi tiêu cực, hãy thông báo cho cá nhân đó những gì bạn đã thấy họ làm hoặc nghe họ nói. Hãy chính xác và khách quan, nhưng vẫn khéo léo khi nêu rõ sự thật. Bao gồm ngày giờ hoặc trường hợp cụ thể: điều quan trọng là đừng để cho sự hiểu lầm xuất hiện khi đưa ra phản hồi!

Tiếp theo, cung cấp thông tin liên quan đến tác động của hành vi đó lên người khác. Không đánh giá thấp hoặc nghiêm trọng hóa vấn đề.

Phản hồi sẽ là một món quà ý nghĩa nếu được giao theo cách trung thực và cởi mở này. Đối với giải pháp của nhân viên, có thể liên quan đến việc đào tạo kỹ năng, hoặc có thể dễ dàng liên quan đến việc điều chỉnh cách họ làm việc hoặc giao tiếp. Ví dụ, một nhân viên liên tục đến muộn vào các buổi họp sáng sớm có thể không nhận thức được sự khó chịu mà hành vi này có thể gây ra. Khi nhận thức được vấn đề, nhân viên sẽ thay đổi hành vi của họ, cũng như giải thích về nguyên nhân xảy ra hành vi của họ với người khác.

Mẹo:

Để kiểm tra xem phản hồi của bạn có mang tính khách quan và không bị cảm xúc lấn át hay không, hãy tưởng tượng ai đó đang cung cấp phản hồi tương tự cho bạn.

Nó nghe như thế nào? Bạn phản ứng thế nào với phản hồi này? Liệu những thông tin đó sẽ nhắc bạn thay đổi cách làm việc?

Nên nhớ, mỗi chúng ta là một cá thể độc nhất tồn tại trong vũ trụ này, những gì hiệu quả với bạn chưa chắc đã có tác dụng với người khác.

Bước 3: Sử dụng câu hỏi

Với thông tin cụ thể, rõ ràng và kịp thời về hành vi của họ, hầu hết nhân viên đều có thể thay đổi hành động của họ qua việc huấn luyện. Nhưng trước tiên, họ cần phải “chấp nhận” vấn đề đó.

Chìa khóa để biến một cuộc trò chuyện định hướng thành một cuộc trò chuyện huấn luyện là việc sử dụng các câu hỏi. Các câu hỏi được sử dụng để đưa ra các giải pháp, tiếp lộ cảm xúc hoặc tạo ra các ý tưởng mới. Đặt câu hỏi mở để cho phép nhân viên khám phá hiệu suất của riêng họ và thêm thông tin từ góc nhìn của riêng bạn khi thích hợp.

Bạn có thể áp dụng mô hình GROW và tập trung đặc biệt vào việc thiết lập “ý chí” để thay đổi. Điều gì thúc đẩy nhân viên này? Và cái gì khiến họ thích nghi và phát triển?

Bước 4: Hãy phản hồi kịp thời

Hầu hết mọi người đánh giá cao thông tin phản hồi nhanh chóng, bởi vì nó cho phép họ thay đổi hành vi ngay lập tức.

Là nhà quản lý, bạn không nhất thiết phải chờ đến cuộc họp hay cuộc trao đổi chính thức mới bắt đầu một cuộc trò chuyện huấn luyện.

Huấn luyện tự phát và không chính thức là một cách hiệu quả giúp nhân viên cải thiện hiệu suất của họ ngay và luôn.

Coaching là gì? Những lợi ích của phương pháp coaching trong cuộc sống

Coaching tạm dịch là Huấn luyện [một số dịch là khai vấn] — một nghề khá mới mẻ ở Việt Nam và mới chỉ bắt đầu phát triển mạnh ở Việt Nam từ những năm 2010 trở lại đây với sự đánh dấu là việc ra đời của Học Viện Đào Tạo Vietnam Coaching Institute [VCI] — với các chương trình đào tạo Coach được chứng nhận của ICF [Hiệp hội huấn luyện viên quốc tế].

Coaching được xếp là một trong những ngành có tốc độ phát triển nhanh thuộc tốp đầu với doanh thu năm 2016 là 2 tỷ USD [theo số liệu ICF]. Coaching không những mang lại nguồn thu nhập cao cho những người Coach mà còn mang lại lợi nhuận rất lớn cho những cá nhân, doanh nghiệp ứng dụng phương pháp Coaching trong công việc.

Huấn luyện là gì?

Huấn luyện [hay coaching] đang là một xu thế mới ở Việt Nam. Huấn luyện được xem là một phương pháp để giúp đỡ người khác rèn luyện, phát triển, học hỏi những kỹ năng mới, đối mặt với thử thách cá nhân, kiểm soát sự thay đổi trong cuộc sống, xây dựng mục tiêu và đạt được thành công. Huấn luyện là về việc nhận ra những điều tốt đẹp nhất của một người nào đó và khuyến khích họ đưa ra những quyết định để cải thiện cuộc sống của chính mình. Làm việc với một Huấn luyện viên cuộc sống [life coach], hay cao hơn nữa là Huấn luyện Doanh nghiệp [Business Coach]luôn có hiệu quả trong mọi hoàn cảnh, bất kể là mục tiêu trong cuộc sống cá nhân, nghề nghiệp, bán hàng hoặc trong doanh nghiệp và kinh doanh. Mặc dù có sự khác nhau trong quá trình đào tạo giữa Huấn luyện viên cuộc sống, Huấn luyện Doanh nghiệp và những hình thức huấn luyện tương tự khác, nhưng về cơ bản, huấn luyện đều có những nguyên tắc giống nhau.

Huấn luyện là khả năng nhìn ra những điều tốt đẹp nhất của một người nào đó và khuyến khích họ đưa ra những quyết định để cải thiện cuộc sống của chính mình.

Tầm quan trọng củahuấn luyện

Hiện nay, công việchuấn luyện đã trở nên hấp dẫn hơn những gì được diễn tả và phát triển hơn mức mà người ta biết đến. Huấn luyện viên khơi gợi để khách hàng tự nhìn nhận vấn đề của mình hơn là chỉ dẫn việc họ nên làm. Một trong những nguyên tắc cơ bản của huấn luyện là không có sự phán xét hay chỉ trích những gì đã xảy ra trong quá khứ mà hướng về phát triển tiềm năng, về tương lai.

Huấn luyện viên được thuê với rất nhiều lý do đa dạng khác nhau chẳng hạn như: để giúp gia tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp, để doanh nghiệp phát triển nhanh và thịnh vượng hơn, để người chủ doanh nghiệp có nhiều thời gian hơn, để thăng tiến nhanh hơn trên những nấc thang nghề nghiệp, để tìm thấy sự hài lòng trong công việc, để cải thiện những mối quan hệ với gia đình và bạn đời, để học hỏi các kỹ năng, để đạt được những giá trị tinh thần trong cuộc sống, hay đơn giản bắt nguồn từ mong muốn xử lí các vấn đề.

Bản chất của huấn luyện chính là sự chuyên nghiệp mà việc tạo ra sự khác biệt và giúp đỡ người khác luôn là vấn đề trung tâm.

Xem thêm:5 lý do tại sao bạn cần Huấn luyện doanh nghiệp

Các loại hình huấn luyện

Huấn luyện tập trung giúp con người phát triển và trưởng thành hơn trong những lĩnh vực khác nhau của cuộc sống. Điều này dẫn đến sự chuyên biệt hóa của từng huấn luyện viên với mục đích hỗ trợ chuyên sâu khách hàng đạt được những mục tiêu cụ thể, bao gồm:

  • Huấn luyện cá nhân [personal coach] hay Huấn luyện cuộc sống [life coach]
  • Huấn luyện nghề nghiệp – hỗ trợ sự thăng tiến và lựa chọn một công việc thích hợp [career coach]
  • Huấn luyện tinh thần, tâm linh [spirit coach]
  • Huấn luyện cho cha mẹ trong việc nuôi dạy con cái [parent coach]
  • Huấn luyện phát triển kỹ năng nói trước công chúng [public speaking coach]
  • Huấn luyện về phát triển các kỹ năng lãnh đạo và điều hành [leadership coach]
  • Huấn luyện trong bán hàng [sale coach]
  • Huấn luyện chuyên dùng trong doanh nghiệp [businesscoach]và huấn luyện dành riêng cho các giám đốc và các nhà lãnh đạo [executive coach]

Xem thêm:Huấn luyện Doanh nghiệp One-to-One

Các hình thức huấn luyện

Một điều thú vị là, hầu hết các buổi huấn luyện đều được thực hiện thông qua điện thoại hoặc skype. Có rất nhiều huấn luyện viên chưa bao giờ gặp mặt khách hàng của mình. Việc huấn luyện thông qua điện thoại được đánh giá là có hiệu quả tương đương với gặp mặt trực tiếp, vì nhiều khách hàng thích ở nhà hoặc trong môi trường thoải mái của họ và nói chuyện với huấn luyện viên hơn, khi đó họ thấy an toàn và dễ chia sẻ. Điều này khiến cho quá trình huấn luyện trở nên rất tiện lợi cho cả huấn luyện viên và khách hàng, mang đến sự linh hoạt hơn cho những người có cuộc sống bận rộn. Bên cạnh đó, việc huấn luyện qua điện thoại còn mang lại những ưu điểm khác, như:

  • Không bị ngăn cách bởi vị trí địa lý. Việc huấn luyện có thể diễn ra giữa huấn luyện viên và khách hàng bất kể họ ở đâu trên thế giới.
  • Không tốn thời gian và chi phí cho việc di chuyển.
  • Không tốn nhiều thời gian cho việc chuẩn bị, một buổi huấn luyện bằng điện thoại có thể diễn ra ngay sau khi được thông báo.
  • Huấn luyện viên không cần đến phòng làm việc, phòng họp, nhân viên hoặc những chi phí khác.

KHÁM PHÁ: NLP dành cho chủ doanh nghiệp

Xem thêm:6 cấp độ Huấn luyện Doanh nghiệp theo nhóm của ActionCOACH

Sự khác biệt giữa nghề huấn luyện – tâm lý học – trị liệu – tư vấn

Huấn luyện là một công việctương đối mới lạ, không giống vớitâm lý học, tư vấn hay việc trị liệu. Sự khác biệt lớn nhất ở đây chính là huấn luyện không đòi hỏi người được huấn luyện phải có câu trả lời. Công việc của một huấn luyện viên không phải là giải quyết những vấn đề cũ, định hướng hay cố gắng thu thập nhiều thông tin trong quá khứ [như trị liệu thường làm]. Huấn luyện viên trong khi làm việc với khách hàng sẽ giúp họ tự tìm thấy câu trả lời. Việc huấn luyện tập trung vào tương lai, vào nhu cầu, mong muốn, mục tiêu và mục đích của khách hàng.

Bản thân huấn luyện viên đã là một hình mẫu của sự lạc quan và tích cực, nên khi làm việc với khách hàng họ đã truyền cảm hứng và tạo động lực cho khách hàng theo đuổi mong muốn cá nhân. Theo cách này, huấn luyện trở thành một cách đặc biệt để phát triển con người. Nhiều huấn luyện viên đồng ý rằng việc giúp đỡ khách hàng đạt đến những khả năng trọn vẹn của họ thông qua việc huấn luyện mang lại sự hài lòng tuyệt vời.

Việc huấn luyện là không giống như khuyên bảo, do vậy, nó cũng không giống với tư vấn. Huấn luyện và tư vấn là hai lĩnh vực rất khác nhau, với các phương pháp và mục đích khác nhau. Có một sự khác biệt rất lớn giữa huấn luyện và tư vấn: huấn luyện tập trung vào khách hàng, trong khi đó tư vấn có xu hướng dựa trên những niềm tin, giá trị và ý kiến của các cố vấn. Trong khía cạnh này, một huấn luyện viên chắc chắn không phải là một cố vấn. Vai trò của huấn luyện viên, và khái niệm huấn luyện, là để giúp người khác tìm ra các giải pháp riêng của họ thay vì làm theo các khuyến cáo hoặc đề nghị của một cố vấn. Ngoài ra, nhà tư vấn là một chuyên gia trong lĩnh vực của mình, trong khi huấn luyện viên chỉ cần là một chuyên gia huấn luyện, chứ không cần phải là chuyên gia trong bất kỳ lĩnh vực nào khác.

Nói vậy không phải là huấn luyện viên không được hưởng lợi từ việc có chuyên môn trong một lĩnh vực cụ thể, trong thực tế, tiếp cận huấn luyện từ 6 chuyên môn đặc biệt hoặc thích hợp ngày càng trở nên phổ biến ở những huấn luyện viên mới được đào tạo.

Nhìn chung, huấn luyện viên có thể sử dụng những kỹ năng, kinh nghiệm chuyên môn trước đó vào công tác huấn luyện của mình. Đó là một lợi thế để chọn lựa phân khúc thị trường đặc trưng mà họ nổi bật và có nhiều ưu thế hơn các huấn luyện viên khác.

Xem thêm:ActionCOACH huấn luyện doanh nghiệp như thế nào?

Mối quan hệ đồng sáng tạo giữa khách hàng và huấn luyện viên

Bất kể là với lý do gì mà khách hàng quyết định làm việc với một huấn luyện viên, bất kể là hình thức huấn luyện nào được sử dụng và bất kể khách hàng tìm kiếm kết quả nào từ quá trình huấn luyện, có một đặc điểm chung đặc trưng trong mối quan hệ huấn luyện chính là quá trình tương tác hai chiều và đồng sáng tạo giữa khách hàng và huấn luyện viên.

Việc cộng tác với huấn luyện viên để thúc đẩy quá trình suy nghĩ sáng tạo là sự hấp dẫn chính mà khách hàng tìm kiếm trong huấn luyện. Nó mang lại lợi ích cho cả khách hàng và huấn luyện viên. Sự tự phát triển cá nhân của huấn luyện viên cũng là một khía cạnh lớn trong việc học hỏi huấn luyện và trước khi giúp đỡ người khác, nhiều huấn luyện viên đã nhận thấy rằng chính họ đang từng bước trưởng thành. Một huấn luyện viên xuất sắc luôn tìm kiếm những điều mới về bản thân và luôn duy trì hành trình học hỏi này.

Thật ra, trở thành một huấn luyện viên đồng nghĩa với sứ mạng tìm kiếm sự hoàn thiện bản thân suốt đời. Đối với nhiều người, sứ mạng này chính là động lực ban đầu để trở thành một huấn luyện viên. Việc giúp đỡ khách hàng tìm thấy và đạt đến những điều mà họ muốn chính là một phương pháp đã được kiểm chứng, và chính điều này đã làm huấn luyện chuyên nghiệp ngày càng phổ biến hơn.

Huấn luyện chính là quá trình tương tác hai chiều và đồng sáng tạo giữa khách hàng và huấn luyện viên.

Xem thêm:Nhà huấn luyện doanh nghiệp làm gì cho bạn?

Kỹ năng cần thiết của huấn luyện viên giỏi

Các kỹ năng cơ bản mà một huấn luyện viên giỏi cần có:

Lắng nghe

Trong huấn luyện, việc lắng nghe quan trọng hơn nói. Bằng cách lắng nghe, con người được giúp đỡ để vượt qua nỗi sợ hãi của chính họ một cách hoàn toàn khách quan bằng sự quan tâm và hỗ trợ trọn vẹn. Dựa vào trực giác và thông qua lắng nghe, huấn luyện viên đưa ra những câu hỏi cho phép khách hàng tự khám phá những điều đang xảy ra với bản thân họ.

KHÁM PHÁ: Làm thế nào để bán sản phẩm trị giá nhiều triệu đô la?

Kỹ năng giao tiếp

Huấn luyện là một quá trình hai chiều. Nếu lắng nghe là một kỹ năng rất quan trọng, thì khả năng giải thích và đưa phản hồi để xóa bỏ những rào cản, những định kiến, sự chủ quan và tiêu cực cũng có tầm quan trọng không kém. Khả năng giao tiếp tạo sự tin tưởng và sự hiểu biết đầy đủ từ hai phía. Những huấn luyện viên có thể giao tiếp tốt về mặt cảm xúc, ý nghĩa, cũng như nội dung có thể tạo ra một sự khác biệt lớn. Giao tiếp tập trung vào sự việc, không tập trung những vấn đề cá nhân, không phán xét hoặc bị tác động là những yếu tố cần thiết, đặc biệt là khi đối diện với những lo lắng, hy vọng và những giấc mơ của một người nào đó. Một huấn luyện viên xuất sắc sẽ dùng cách giao tiếp để giúp khách hàng tìm ra câu trả lời của chính họ chứ không phải để đưa cho họ một câu trả lời.

Xây dựng mối quan hệ

Khả năng xây dựng mối quan hệ với người khác là vô cùng quan trọng đối với một huấn luyện viên. Thông thường, khả năng này bắt nguồn từ mong muốn muốn giúp đỡ người khác, điều mà hầu hết các huấn luyện viên đều có được. Việc xây dựng các mối quan hệ có vẻ dễ dàng hơn trong huấn luyện so với những dịch vụ khác vì sự tập trung duy nhất của một huấn luyện viên là vào khách hàng của mình. Bằng cách này, quá trình xây dựng những mối quan hệ phát triển một cách rất tự nhiên và nhanh chóng.

Tạo động lực và truyền cảm hứng

Huấn luyện viên tạo động lực và truyền cảm hứng cho mọi người. Khả năng để làm được điều này tiềm ẩn trong con người chúng ta. Nó bắt nguồn từ mong muốn giúp đỡ và hỗ trợ người khác. Những người mà luôn cảm thấy sẵn sàng để giúp đỡ người khác thường có khả năng tạo động lực và truyền cảm hứng một cách tự nhiên. Đồng thời, khi một người nhận được sự quan tâm và đầu tư cá nhân của huấn luyện viên cho chính niềm hạnh phúc và sự phát triển của họ, thì tự bản thân điều này đã là một động cơ thúc đẩy và truyền cảm hứng.

Tính hiếu kỳ, linh hoạt và sự can đảm

Huấn luyện là một công việc không có khuôn mẫu cố định. Sự khác biệt trong nhu cầu của con người và hoàn cảnh của mỗi cá nhân khiến cho mối quan hệ trong huấn luyện không được áp dụng theo một công thức cụ thể nào. Một huấn luyện viên cần luôn nhớ rằng, mỗi con người đều khác nhau và có những nhu cầu cũng khác nhau. Mọi người dù khác biệt nhưng đều là con người – do đó, một huấn luyện viên cần dùng tình cảm và cảm xúc của một con người để giải quyết vấn đề.

Trong nghề huấn luyện, cảm xúc của khách hàng là yếu tố cần được nắm bắt ngay từ khi bắt đầu quá trình huấn luyện. Do đó, sự linh hoạt để tiếp cận sự khác biệt trong con người, cùng với sự hiếu kỳ và quan tâm tìm hiểu những vấn đề cơ bản trong cuộc sống của họ cũng là một nhân tố cần thiết trong huấn luyện. Tính hiếu kỳ của một huấn luyện viên cho phép hành trình tự khám phá của khách hàng được toàn diện và sâu sắc, ngay cả chính khách hàng và huấn luyện viên cũng thường rất ngạc nhiên trước sự trưởng thành vượt quá sức mong đợi của bản thân họ.

Tất cả những điều này cần đến sự can đảm. Nhìn chung, các huấn luyện viên phải có niềm tin mạnh mẽ vào bản thân, một quyết tâm vững chắc để có thể làm được những điều tốt đẹp nhất cho khách hàng, và một niềm tin rằng mỗi người vốn đều có thể đạt đến mục tiêu của mình.

Xem thêm:10 điều nên biết khi thuê nhà Huấn luyện Doanh nghiệp

Những nguyên tắc cơ bản trong huấn luyện là gì?

Một huấn luyện viên điển hình sẽ sử dụng và tuân theo những nguyên tắc sau :

  • Lắng nghe quan trọng hơn nói.
  • Phải hiểu được điều gì tạo động lực cho họ.
  • Mọi người đều có khả năng đạt được nhiều hơn nữa.
  • Quá khứ của một người không phản ánh tương lai của họ.
  • Niềm tin của con người vào những việc không thể chính là giới hạn khả năng của họ.
  • Một huấn luyện viên phải luôn cung cấp sự hỗ trợ đầy đủ.
  • Huấn luyện viên không đưa ra câu trả lời.
  • Huấn luyện viên không bình phẩm người khác.
  • Tất cả thông tin trong quá trình huấn luyện phải được giữ bí mật tuyệt đối.
  • Có một số nhu cầu của khách hàng không thể được đáp ứng qua quá trình huấn luyện, do đó huấn luyện viên cần cho khách hàng biết điều đó.

– Theo bài “Triển vọng nghề huấn luyện“

Video liên quan

Chủ Đề