Phương pháp giải toán hóa bằng đồ thị

PHƯƠNG PHÁP GIẢI BÀI TẬP HOÁ HỌC BẰNG ĐỒ THỊ

Xem bài tập vận dụng !

Bài tập hoá học bằng đồ thị là dạng toán biểu diễn sự biến thiên-mối liên hệ phụ thuộc lẫn nhau giữa các đại lượng trên đồ thị. Muốn giải nhanh bài toán học sinh cần:

+ Nắm vững lý thuyết, các phương pháp giải, các công thức tính nhanh.

+ Có kỹ năng phân tích, đọc, hiểu đồ thị: Đồng biến, nghịch biến, không đổi …

+ Hiểu mối quan hệ giữa các đại lượng: Đồng biến, nghịch biến, không đổi …

+ Biết phân tích tỉ lệ giữa các đại lượng trên đồ thị: Tỉ lệ số mol kết tủa [hoặc khí] và  số mol chất thêm vào [OH−, H+…].

+ Có khả năng tái hiện kiến thức hình học: tam giác vuông cân, tam giác đồng dạng…

+ Hiểu được thứ tự phản ứng xảy ra thể hiện trên đồ thị.

PHƯƠNG PHÁP GIẢI

Bước 1: Xác định hình dáng của đồ thị.

Bước 2: Xác định tọa độ các điểm quan trọng:  Xuất phát, cực đại và cực tiểu

Bước 3:  Xác định tỉ lệ trong đồ thị [ chính là tỉ lệ tương ứng trong phản ứng ].

Bước 4: Từ đồ thị đã cho và giả thiết để trả lời các yêu cầu của bài toán.

Dạng 1: XO2 phản ứng với dung dịch MOH]2

Bước 1: Xác định hình dáng của đồ thị.

+ Khi sục CO2 vào dung dịch chứa a mol Ca[OH]2 thì đầu tiên xảy ra phản ứng [1]

CO2 + Ca[OH]2 → CaCO3↓ + H2O [1]

Theo phản ứng ta thấy: Lượng kết tủa tăng dần, Số mol kết tủa luôn bằng số mol CO2.

Số mol kết tủa cực đại [max = a mol ]. Đồ thị của phản ứng  trên là:

+ Khi lượng CO2 bắt đầu dư thì lượng kết tủa tan ra theo phản ứng [2]:

CaCO3 + CO2 + H2O → Ca[HCO3]2  [2]

Theo phản ứng ta thấy: Lượng kết tủa giảm dần đến 0 [mol], Đồ thị sẽ đi xuống một cách đối xứng. Vậy hình dáng của đồ thị là một hình chữ V ngược đối xứng

Bước 2: Xác định tọa độ các điểm quan trọng

Điểm xuất phát: [0,0];

 Điểm kết tủa cực đại: [a, a].     nBaCO3 ↓ max = a mol

Điểm kết tủa cực tiểu: [0, 2a]   nCO2 phản ứng max = 2a

Bước 3: Xác định tỉ lệ trong đồ thị : Tỉ lệ trong đồ thị: 1:1.

Ví dụ 1: Sục từ từ đến dư CO2 vào dung dịch Ca[OH]2. Kết quả thí nghiệm được biểu diễn trên đồ thị sau.

Giá trị của ab

Hướng dẫn giải:

Từ tỉ lệ của đồ thị bài toán: a = 0,2 mol và b = 2a = 0,4 mol. Chọn đáp án A

Ví dụ 2: Hấp thụ hết V lít CO2 ở đktc vào 4 lít dung dịch Ca[OH]2 0,05 M thu được 15 gam kết tủa. Giá trị của V

Hướng dẫn giải:

nCa[OH]2 = 4*0,05 =  0,2 mol = nCaCO3 ↓max  [Bảo toàn nguyên tố Ca]

Điểm cực tiểu là: [0; 0,4]  nCO2 pư max = 0,2*2 = 0,4 mol

+ Vì CaCO3 = 0,15 mol nên ta có đồ thị:

+ Từ đồ thị: Xét 2 tam giác nhỏ đồng dạng có đỉnh x và đỉnh y

⟹ x = 0,15 mol và 0,4 – y = x =0,15 mol ⟹ y = 0,25 mol

⟹ nCO2 = 0,15 mol ⟹V = 3,36 ;  nCO2 =0,25 mol ⟹ V= 5,6 lít.

Dạng 2: XO2 phản ứng với dung dịch gồm MOH và M[OH]2

Bước 1: Xác định hình dáng của đồ thị.

+ Khi sục từ từ CO2 vào dung dịch chứa x mol NaOH và y mol Ca[OH]2

⟹ Số mol OH– = [x + 2y]

Các phản ứng xảy ra

CO2     +     2OH–     →  CO32- + H2O                [1]

[0,5x + y] ← [x + 2y] → [0,5x + y]

CO32- + CO2 +  H2O → 2HCO3–        [2]

Ca2+ + CO32- → CaCO3↓                             [3]

+ Ta thấy: Số mol OH– = [x + 2y] ⟹ nCO32- max = [0,5x + y]

nCO2 max = 2nCO32- max = 2* [0,5x + y] =  x+2y

+ Từ đó ta có đồ thị biểu thị quan hệ giữa số mol CO32- và CO2 như sau:

+ Nhưng vì: số mol Ca2+ max = y [mol] ⟹ số mol CaCO3 ↓[max] = y [mol]

Đồ thị của phản ứng trên là:

 Vậy dáng của đồ thị là hình thang cân.

Bước 2: Xác định tọa độ các điểm quan trọng

Tọa độ các điểm quan trọng là:

Điểm xuất phát: [0,0];

Điểm cực đại :  nCaCO3 ↓[max] = y [mol] = nCa[OH]2 [BTNT Ca]

Điểm cực tiểu: [0, ΣnOH-]

Bước 3: Xác định tỉ lệ trong đồ thị : Tỉ lệ trong đồ thị: 1:1.

Các phương trình phản ứng xảy ra:

– Giai đoạn 1: Đồ thị đồng biến- nửa trái

CO2  + Ca[OH]2   →  CaCO3↓ + H2O

– Giai đoạn 2: Kết tủa không đổi – đoạn nằm ngang

CO2  +  2NaOH   →  Na2CO3  +  H2O

Na2CO3 + CO2 + H2O → 2NaHCO3

– Giai đoạn 3: Đồ thị nghịch biến- nửa phải

CaCO3 + CO2 + H2O → Ca[HCO3]2 [tan]

Ví dụ 1: Sục từ từ đến dư CO2 vào dung dịch chứa 0,1 mol NaOH và 0,15 mol Ca[OH]2. Kết quả thí nghiệm được biểu diễn trên đồ thị như hình dưới. Tính x, y, z, t?

Hướng dẫn giải

Theo đề ta có nCa[OH]2 ban đầu = nCa2+ = 0,15 mol = nCaCO3 ↓max = 0,15 mol;

∑nOH– = 0,15*2+0,1= 0,4 mol.

Từ đồ thị: Xét 2 tam giác cân đỉnh x và đỉnh y ta có:

x = y = nCaCO3 ↓max = 0,15 mol  [*]

Theo đồ thị: Điểm cực tiểu: [0, ΣnOH-]

t = số mol OH– = 0,4 mol.

Xét 2 tam giác cân đỉnh y , đỉnh x và đỉnh z ta có:

t – z = x=y ⟹ 0,4 – z = 0,15 ⟹ z = 0,25 mol.

Ví dụ 2: Cho 0,448 lít khí CO2 [ở đktc] hấp thụ hết vào 100 ml dung dịch chứa NaOH 0,06M và Ba[OH]2 0,12M, thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là   

     Hướng dẫn giải

Ta có: CO2 = 0,448/22,4= 0,02 mol;

∑ OH– = 0,1*0,06 + 0,1*0,12*2 = 0,03 mol;

Ba2+ = 0,012 mol ⟹ nBaCO3 ↓ max = 0,012 mol [BTNT Ba]

Xét 2 tam giác cân nhỏ đồng dạng đỉnh x và đỉnh 0,02 ta có:

x =  0,03 – 0,02 = 0,01 ⟹ mkết tủa  = 0,01*197 = 1,97 gam.

Dạng 3: OH– phản ứng với dung dịch Al3+

Cho từ từ dung dịch chứa NaOH vào dung dịch chứa a mol AlCl3 ta có:

– Phản ứng  xảy ra:

Al3+ + 3OH– → Al[OH]3↓

Al[OH]3 + OH– → Al[OH]4–  Al[OH]3 + OH– → [AlO2– +  + 2H2O]

– Đồ thị biểu diễn hai phản ứng trên như sau:

Vậy dáng của đồ thị: Tam giác không cân

Tọa độ các điểm quan trọng:

Điểm xuất phát: [0,0],

Điểm cực đại[kết tủa cực đại]: [a, 3a] [a là số mol của Al3+]

⟹ kết tủa cực đại là a mol.

Điểm cực tiểu: [0, 4a]

Xét tam giác MBO ta có: Tỉ lệ trong đồ thị: [1: 3]

Xét tam giác MBC ta có: Tỉ lệ trong đồ thị: [1:1].

Ví dụ 1: Cho từ từ dung dịch NaOH đến dư vào dung dịch Al[NO3]3. Kết quả thí nghiệm được biểu diễn ở đồ thị dưới đây. Giá trị của a, b tương ứng là

Hướng dẫn giải:

Từ đồ thị và tỉ lệ trong đồ thị ta có: a = 3.0,3 = 0,9 mol.  b = a + 0,3 = 1,2 mol

Ví dụ 2: Cho từ từ 2,2 lít dung dịch NaOH 0,5M vào 300 ml dung dịch AlCl3 1,0M phản ứng  thu được x gam kết tủa. Tính x?

Hướng dẫn giải:

Theo đề  Số mol NaOH = 1,1 mol;

nAlCl3 = 0,3*1= 0,3 mol = nAl[OH]3↓ max= nAl3+ [BTNT Al]

+Ta có đồ thị:

Xét tam giác vuông đỉnh 0,9 ta có:

nOH- = 3 nAl[OH]3↓= 3 nAl[OH]3↓ max= 3*0,3= 0,9

Xét tam giác vuông cân đỉnh 0,9 ta có cạnh = 0,3 mol

∑nOH- = 0,9 + 0,3= 1,2 mol

+ Từ đồ thị ⟹ a = 1,2 – 1,2 = 0,1 mol ⟹ kết tủa = 7,8 gam.

Dạng 4: Khi thêm OH– vào dung dịch chứa x mol H+ và a mol Al3+

 OH– sẽ phản ứng  với H+ trước ⟹ các phản ứng xảy ra theo thứ tự sau:

H+ + OH– → H2O

Al3+ + 3OH– → Al[OH]3↓

Al[OH]3 + OH– → Al[OH]4–

+ Từ các phản ứng trên ta có dáng đồ thị của bài toán như sau:

 

Ví dụ 1: Khi nhỏ từ từ đến dư dung dịch NaOH vào dung dịch hỗn hợp gồm a mol HCl và b mol AlCl3, kết quả thí nghiệm được biểu diễn trên đồ thị sau:

Tỉ lệ a : b là

Hướng dẫn giải:

Từ đồ thị ⟹ a = 0,8 mol.

Mặt khác ta có: nOH– = a + 4b = 2,8 + 0,4

⟹ b = 0,6 mol ⟹ a : b = 4 : 3.

Ví dụ 2: Cho từ từ V ml dung dịch NaOH 1M vào 200 ml dung dịch gồm HCl 0,5M và Al2[SO4]3 0,25M. Đồ thị biểu diễn khối lượng kết tủa theo V như hình dưới. Giá trị của a, b tương ứng là:

Hướng dẫn giải:

Ta có số mol H+ = 0,1 mol; nAl2[SO4]3 = 0,2*0,25 = 0,05 mol

⟹ Al3+ = 0,1 mol =  nAl[OH]3↓ max

Vì kết tủa cực đại bằng số mol Al3+ = 0,1 mol ⟹ a = 0,1 mol.

Từ đồ thì ta có: số mol OH– ứng với b là = nH+ + 3nAl3+ = 0,1 + 3.0,1 = 0,4 mol

⟹ b = 0,4 : 1 = 0,4 lít = 400 ml.

Dạng 4: H+ phản ứng với dung dịch AlO2–

Cho từ từ dung dịch chứa H+ vào dung dịch chứa a mol AlO2– ta có phản ứng  xảy ra:

H+ +  AlO2– + H2O → Al[OH]3↓

Al[OH]3 + 3H+ → Al3+ + 3H2O

Đồ thị biểu diễn của hai phản ứng  trên như sau:

Hình dáng của đồ thị: Tam giác không cân

Tọa độ các điểm quan trọng:

Điểm xuất phát: [0,0];

Điểm cực đại[kết tủa cực đại]: [a, a]

Điểm cực tiểu: [0, 4a];

Tỉ lệ trong đồ thị: [1:1] đối với tam giác MBO

Tỉ lệ trong đồ thị: [1:3] đối với tam giác MBC

Ví dụ 1: Cho từ từ dung dịch HCl đến dư vào dung dịch NaAlO2. Kết quả thí nghiệm được biểu diễn ở đồ thị dưới đây. Giá trị của a, b tương ứng là

Hướng dẫn giải

+ Từ đồ thị và tỉ lệ trong đồ thị ta có: a = b = 0,8/4  = 0,2 mol. Vậy đáp án là C.

Ví dụ 2: Rót từ từ đến hết V lít dung dịch HCl 0,1M vào 400 ml dung dịch KAlO2 0,2M. Sau phản ứng thu được 1,56 gam kết tủa. Tính V?

Hướng dẫn giải:                    

nKAlO2 = 0,08 mol =  n Al[OH]3↓ max

∑nH+ = 4 nKAlO2 = 4n Al[OH]3↓ max = 4*0,08= 0,32 mol

n Al[OH]3↓= 1,56/78= 0,02 mol   ⟹ Đồ thị của bài toán

+ Từ đồ thị và tỉ lệ ⟹ a = 0,02

Xét tam giác vuông tại b ta có: cạnh [0,32-b] = 3a

⟹ b = 0,32- 3*0,02= 0,26

⟹ V = 0,02/ 0,1 = 0,2 hoặc V= 0,26/ 0,1= 2,6 lít.

Dạng 5: Khi thêm H+ vào dung dịch chứa OH– và AlO2–

 H+ phản ứng  với OH– trước sau đó H+ mới phản ứng  với AlO2–.

Đồ thị của bài toán sẽ có dạng:

Ví dụ 1 Cho 200 ml dung dịch X gồm NaAlO2 0,1M và Ba[OH]2 0,1M tác dụng với V ml dung dịch HCl 2M, thu được 0,78 gam kết tủa. Tính V?

Hướng dẫn giải

+ nOH– = 0,2*0,1*2= 0,04 mol; AlO2– =0,2*0,1= 0,02 mol = nAl[OH]3 max;

nAl[OH]3↓ = 0,78/78= 0,01 mol.

– Từ đồ thị suy ra: a = 0,04 + 0,01 = 0,05 mol;

Xét tam giác vuông có đỉnh là b ta có:

0,12 – b = 0,01.3 ⟹ b = 0,09 mol. Từ đó suy ra: V = 25 ml hoặc 45 ml.

Ví dụ 2  Cho dung dịch chứa x mol HCl vào dung dịch hỗn hợp chứa a mol NaAlO2 và b mol  NaOH. Khuấy đều để phản ứng xảy ra hoàn toàn thì thu được dung dịch trong suốt. Điều kiện chính xác nhất của x là:

Hướng dẫn giải:

nNaAlO2 = a mol =  nAl[OH]3 max

Theo giả thiết ta có đồ thị:

Từ đồ thị ⟹ để không có kết tủa thì: x ≤ b hoặc x ≥ [4a + b]

Dạng 6: OH– phản ứng với dung dịch H+ và Zn2+

Cho từ từ dung dịch chứa OH– vào dung dịch chứa a mol Zn2+ ta có phản ứng  xảy ra:

Zn2+ +  2OH– → Al[OH]3↓

Zn[OH]2 + 2OH– → Zn[OH]42- ⟺  Zn[OH]2 + 2OH– → ZnO22- + 2H2O

+ Đồ thị biểu diễn hai phản ứng trên như sau:

+ Khi cho từ từ dung dịch chứa OH– vào dung dịch chứa x mol H+ và a mol Zn2+ ta có đồ thị sau:

+ Cho từ từ dung dịch chứa H+ vào dung dịch chứa a mol ZnO22- ta có phản ứng  xảy ra:

ZnO22- +  2H+ → Zn[OH]2↓

Zn[OH]2 + 2H+ → Zn2+ + 2H2O

+ Đồ thị biểu diễn hai phản ứng  trên như sau:

+ Tương tự khi cho từ từ dung dịch chứa H+ vào dung dịch chứa x mol OH– và a mol ZnO22- ta có đồ thị sau:

Ta thấy hình dáng của đồ thị: Tam giác cân

Tọa độ các điểm quan trọng:

Điểm xuất phát: [0,0];

Điểm cực đại [kết tủa cực đại]: [2a, a] Với a là số mol của Zn2+

⟹ kết tủa cực đại là a mol.

Điểm cực tiểu: [0, 4a].

Tỉ lệ trong đồ thị: [2:1].

Ví dụ 1: Cho từ từ dung dịch NaOH đến dư vào dung dịch ZnSO4. Kết quả thí nghiệm được biểu diễn ở đồ thị dưới đây.

Giá trị của a là

Hướng dẫn giải:

Từ đồ thị và tỉ lệ ta có: a = 0,12.4 = 0,48 mol. Vậy đáp án là C.

Ví dụ 2: Cho từ từ dung dịch HCl đến dư vào dung dịch Na2ZnO2. Kết quả thí nghiệm được biểu diễn ở đồ thị dưới đây.

Giá trị của x là

Hướng dẫn giải

+ Từ đồ thị và tỉ lệ ta có: x = 0,24/4 = 0,06 mol. Vậy đáp án là A.

Ví dụ 3. Khi nhỏ từ từ đến dư dung dịch NaOH vào dung dịch gồm a mol HCl và b mol ZnSO4. Kết quả thí nghiệm được biểu diễn trên  đồ thị sau :

Tỉ lệ a : b là

Hướng dẫn giải;

Từ đồ thị ⟹ a = 0,4 mol [*].

nZn2+ = nZn[OH]2 ↓ max = b mol.

Ta có đồ thị:

Từ đồ thị ⟹ 2x = 1 – 0,4 ⟹ x = 0,3 mol [1]

⟹ 1,0 – 0,4  = 0,4 + 4b – 3,0 ⟹ b = 0,8 mol [2]

⟹ a : b = 1 : 2.

Xem bài tập vận dụng !

Video liên quan

Chủ Đề