Phương pháp lai tạo giống là gì

Thế nào là phương pháp lai tạo giống?

Xem lời giải

Câu 3 trang 25 SGK Công Nghệ 7

Đề bài

Thế nào là phương pháp lai tạo giống ?

Lời giải chi tiết

Phương pháp lai tạo giống là phương pháp lấy phấn hoa của cây bố thụ phấn cho nhụy hoa của cây mẹ. Sau đó, lấy hạt của cây dùng làm mẹ đem gieo trồng ta được cây lai.

Loigiaihay.com

  • Câu 4 trang 25 SGK Công Nghệ 7

    Thế nào là phương pháp tạo giống bằng gây đột biến ?

  • Câu 5 trang 25 SGK Công Nghệ 7

    Thế nào là phương pháp chọn tạo giống bằng nuôi cấy mô ?

  • Câu 2 trang 25 SGK Công Nghệ 7

    Thế nào là tạo giống bằng phương pháp chọn lọc ?

  • Câu 1 trang 25 SGK Công Nghệ 7

    Giống cây trồng có vai trò như thế nào trong trồng trọt ?

  • Trả lời câu hỏi Bài 10 trang 24 SGK Công nghệ 7

    Có nhiều tiêu chí để đánh giá một giống tốt. Theo em một giống tốt cần đạt tiêu chí nào sau đây:

Mục lục

  • 1 Dưới góc độ các ngành khác nhau
    • 1.1 Sinh sản ở động vật và thực vật
    • 1.2 Di truyền học
    • 1.3 Phân loại học
  • 2 Trong sinh học
    • 2.1 Sự bộc lộ các đặc điểm của cha mẹ
    • 2.2 Cơ chế của sự cách ly sinh sản
    • 2.3 Sự hình thành loài
  • 3 Tham khảo

Dưới góc độ các ngành khác nhauSửa đổi

Một con sư hổ, là con lai giữasư tử[Panthera leo] đực vớihổ[Panthera tigris] cái

Sinh sản ở động vật và thực vậtSửa đổi

Theo quan điểm của các nhà gây giống, có một số giống lai được hình thành qua giao phối chéo các giống trong cùng một loài.[3] Lai hai thể đồng hợp [Single cross hybrids, A x B -> F1] là kết quả từ việc lai hai giống thuần chủng, tạo ra thế hệ F1 [first filial generation]. Kiểu lai giữa hai thể đồng hợp [homozygous] khác nhau tạo ra thế hệ F1 mang thể dị hợp [heterozygous] mang hai alen: mỗi một cái được đóng góp bởi mỗi bố mẹ và đặc trưng thường thấy là một cái sẽ mang tính trội hơn cái còn lại. Thông thường, thế hệ F1 cũng mang tính trạng đồng nhất, tức là thế hệ con giống nhau về ngoại hình.[4] Lai hai thể dị hợp-Double cross hybrids, [A x B] x [X x Y] là sự lai hai thế hệ F1 mang thể dị hợp khác nhau [nghĩa là có 4 bố mẹ khác nhau].[5] Lai tam hợp [tạm dịch từ: Three-way cross hybrids], [A x B] x C là sự lai thế hệ F1 mang thể dị hợp với một thể đồng hợp khác[6]. Lai chất lượng cao [tạm dịchtừ: Top cross hybrids] là sự lai cá thể đực có phẩm chất tốt hoặc thuần chủng của giống này với một cá thể cái có phẩm chất kém hơn của giống khác nhằm cải thiện trung bình chất lượng của thế hệ con.[7]

Quần thể lai giống là kết quả từ việc lai các cá thể các loài thực hoặc động vật trong một quần thể với những các thể trong quần thể khác, bao gồm sự lai tạo giữa các loài hay lai giữa các giống.[8]

Trong ngành trồng trọt, Thuật ngữ lai giống ổn định dùng để chỉ những cây trồng hằng năm, nếu sinh trưởng và sinh sản bằng cách tự thụ phấn trong môi trường độc canh [ví dụ như môi trường nhà kính đã lọc sạch không khí] sẽ cho ra thế hệ cây con đồng kiểu đối với kiểu hình, hay còn gọi là giống thuần chủng.[9]

Oenothera lamarckiana là một loài lai thường xuyên tự nhiên, được nghiên cứu một cách chuyên sâu bởi nhà di truyền học Hugo de Vries, tranh minh họa của de Vries, 1913.

Di truyền họcSửa đổi

Trong quan điểm của di truyền học, nhiều dạng lai tạo khác nhau được có thể được phân biệt [về các thay đổi của gen di truyền và nhiễm sắc thể].[10] Một giống lai tạo về mặt di truyền có thể mang hai alen khác nhau của cùng một gen, ví dụ như một alen quy định cho bộ lông của con vật có màu sáng hơn alen còn lại.[10] Giống lai tạo về mặt cấu trúc là kết quả của sự kết hợp của các giao tử có cấu trúc khác nhau ở ít nhất một nhiễm sắc thể, hay do sự bất thường của cấu trúc nhiễm sắc thể.[10] Giống lai tạo về mặt số lượng là do sự hợp nhất các giao tử có số thể đơn bội của các nhiễm sắc thể khác nhau.[10] Giống lai tạo cố định là do chỉ có thể tồn tại khi kiểu gen dị hợp xảy ra, như ở loài Oenothera lamarckiana[11], vì tất cả các kiểu gen đồng hợp đều gây chết [10] [Trong thời kì ban đầu lịch sử ngành di truyền học, Hugo De Vries cho rằng đó là do sự đột biến.][10]

Phân loại họcSửa đổi

Trong phân loại học, giống lai mang sự khác biệt với dòng dõi cha mẹ của chúng. Lai giống giữa các phân loài khác nhau [như giữa hổ bengal với hổ siberi] được gọi là con lai nội loài [intra-specific hybrids].[12] Con lai khác loài [interspecific hybrids] là sự lai giữa các loài khác nhau[13], đôi khi dẫn tới sự hình thành loài lai.[14] Con lai khác chi [Intergeneric hybrids] là kết quả của hai loài khác chi như giữa cừu và dê.[15] Con lai khác họ [Interfamilial hybrids] như giữa các loài họ gà như giữa gà nhà, gà lôi [họ trĩ] với gà phi, trĩ sao [họ gà phi] đã được xác thực và miêu tả nhưng cực kì hiếm xảy ra.[16] Con lai khác bộ [Interordinal hybrids] diễn ra rất ít, nhưng đã xảy ra giữa loài cầu gai Strongylocentrotus purpuratus[cái] thuộc bộ cầu gai [Echinoida] với loài đồng đô-la cát [sand dollar] Dendraster excentricus [đực] thuộc bộ sand dollar [Clypeasteroida].[17]

Video liên quan

Chủ Đề