Phương pháp xác định vòng đấu trong thể thức thi đấu vòng tròn căn cứ vào

“Dùng thể thức đấu loại trực tiếp số trận thi đấu tương đối ít, thời gian thi đấu ngắn. Khi số người ghi tên thi đấu nhiều thường dùng thể thức này. Thế nhưng thể thức thi đấu này có nhược điểm là nếu muốn đạt chức vô địch thì không được phép có trận thua giữa chừng. Vả lại nếu có trường hợp do bốc thăm, các đấu thủ mạnh gặp nhau trực tiếp quá sớm một số đội mạnh có thể bị loại quá sớm, nên làm cho á quân và các thứ bậc tiếp sau có khi có trình độ chưa phù hợp với trình độ thực tế. Vì vậy trong một số cuộc thi đấu giải đồng đội, số đơn vị ghi tên thi đấu không nhiều, người ta thường không dùng thể thức đấu loại trực tiếp mà dùng thể thức thi đấu khác: thể thức thi đấu vòng tròn.

Làm thế nào để tính số trận đấu theo thể thức thi đấu vòng tròn? Dưới đây ta sẽ xem một ví dụ, ví dụ ở một trường học có 15 lớp, mỗi lớp có một đội bóng tham gia thi đấu, nếu cuộc thi đấu được thi đấu theo thể thức thi đấu vòng tròn một lượt, xem xét cần tiến hành tổ chức bao nhiêu trận đấu?

Nếu dùng thể thức thi đấu vòng tròn một lượt, mỗi đội sẽ lần lượt thi đấu một trận với một đội khác. Nếu có 15 đội thi đấu, mỗi đội phải thi đấu với 14 đội khác, nên với 15 đội thi đấu sẽ có 15 x 14 trận đấu. Nhưng mỗi trận có hai đội thi đấu với nhau nên số trận đấu chỉ còn một nửa nên số trận đấu thực tế sẽ là (15 x 14)/2 = 105 trận.

Ta lại xét số trận đấu trong giải vô địch bóng đá thế giới năm 1998 ở Pháp. Vòng chung kết này có 32 đội tham gia. Nếu suốt từ đầu đến cuối đều thi đấu theo thể thức thi đấu vòng tròn thì số trận đấu phải tổ chức là (32 x 31)/2 = 496 trận.

Nói chung nếu cuộc thi đấu vòng tròn một lượt tính cho n đội tham gia thì số trận thi đấu sẽ là n x (n-1)/2.

Như vậy số trận thi đấu sẽ rất nhiều, thời gian thi đấu sẽ rất dài. Vì vậy nhiều cuộc thi đấu thường tổ chức thi đấu kết hợp giữa hai thể thức: thi đấu vòng tròn và đấu loại trực tiếp. Giai đoạn đầu chia bảng đấu theo thể thức thi đấu vòng tròn cho từng bảng, sau đó ở giai đoạn hai người ta cho tiến hành thi đấu theo thể thức đấu loại trực tiếp.

Nếu với 15 đội thi đấu ta chia làm ba nhóm, mỗi nhóm năm đội.

Trong từng nhóm sẽ tổ chức thi đấu vòng tròn. Ta thử xem ở giai đoạn này cần phải tiến hành bao nhiêu trận đấu?

Từ ba nhóm thi đấu vòng tròn sẽ tìm được ba đội đầu bảng, ba đội đầu bảng này sẽ tiếp tục thi đấu vòng hai để chọn các á quân. Như vậy:

Trong vòng 1: 5 x 4/2 + 5 x 4/2 + 5 x 4/2 = 30 trận.

Trong vòng 2: 3 x 2/2 = 3 trận đấu

Tổng số các trận thi đấu sẽ là 30 + 3 = 33 trận.

Lại xét các trận thi đấu trong vòng chung kết vô địch bóng đá thế giới năm 1998. Trong vòng chung kết này có 32 đội tham gia thi đấu. Ở giai đoạn đầu, 32 đội được chia thành tám bảng, mỗi bảng có bốn đội. Trong mỗi bảng lại tiến hành thi đấu theo thể thức thi đấu vòng tròn một lượt. Như vậy ở vòng thứ nhất sẽ chọn được tám đội đầu bảng, ở vòng hai tám đội này lại tiến hành thi đấu để tìm các á quân. Như vậy số trận thi đấu ở giai đoạn đầu sẽ là:

Vòng đầu: 4 x 3/2 x 8 trận.

Vòng hai: tám đội đầu bảng sẽ thi đấu để chọn các đội á quân: 8 x 7/2 = 28.

Xin mời các bạn ứng dụng phương pháp tương tự để tính số trận đấu của cuộc thi đấu vô địch bóng bàn với 26 đội nam và 15 đội nữ tham gia. Nếu dùng thể thức thi đấu vòng tròn một lượt. Nếu chia thành ba bảng. Các đội nam chia thành hai bảng mỗi bảng chín đội và một bảng tám đội, các đội nữ chia thành hai bảng mỗi bảng sáu đội và một bảng bảy đội.

Thực tế nhiều trận đấu đã kết hợp hai thể thức thi đấu.

Vòng chung kết bóng đá thế giới năm 1998, 32 đội thi đấu được chia thành tám bảng, trong mỗi bảng dùng thể thức thi đấu vòng tròn một lượt và tiến hành 48 trận thi đấu. Mỗi bảng lại chọn một đội đầu bảng và đội thứ hai tất cả có 16 đội. Dùng thể thức đấu loại trực tiếp để chọn tám đội mạnh. Sau đó lại chọn thể thức đấu loại trực tiếp tiến hành bốn trận đấu chọn ra bốn đội vào, lại dùng thể thức đấu loại trực tiếp tiến hành hai trận đấu để chọn hai đội mạnh nhất vào chung kết: đội vô địch và đội á quân. Ngoài ra người ta còn cho thi đấu một trận để chọn đội 3 và 4. Như vậy tổng số các trận đấu sẽ là 48 + 8 + 4 + 2+ 1 + 1 = 64 trận đấu.”

Twitter Facebook LinkedIn

YOMEDIA

ADSENSE

Thêm tài liệu vào bộ sưu tập có sẵn:

Phương pháp xác định vòng đấu trong thể thức thi đấu vòng tròn căn cứ vào

YOMEDIA

Đang xử lý...
Phương pháp xác định vòng đấu trong thể thức thi đấu vòng tròn căn cứ vào

Trong bóng rổ, thi đấu được sử dụng ngay trong quá trình tiến hành các buổi tập và dưới dạng các hình thức thi đấu độc lập (thi đấu kiểm tra, thi đấu giành chức vô địch). Tổ chức tiến hành thi đấu tốt sẽ tạo cho cầu thủ mau chóng đạt được những thành tích cao và giáo dục đạo đức cho họ. Ngoài ra thi đấu còn làm tăng thêm tình hữu nghị, học tập lẫn nhau giữa các đội và nâng cao được phong trào thể dục thể thao nói chung và phong trào bóng rổ nói riêng.

Nhiệm vụ và các hình thức thi đấu bóng rổ

1. Nhiệm vụ

Thi đấu bóng rổ nhằm giải quyết những nhiệm vụ sau :

+ Tuyên truyền, phát động phong trào tập luyện môn bóng rổ.

+ Trao đổi kinh nghiệm và nâng cao trình độ kỹ- chiến thuật cho cầu thủ.

+ Thúc đẩy sự hăng say tập luyện của học sinh, sinh viên và cầu thủ.

+ Phát hiện những đơn vị, đội, cá nhân khá để bồi dưỡng hoặc bổ sung vào các đội tuyển .

+ Tổ chức giải trí lành mạnh, nâng cao trình độ và đời sống văn hóa cho quần chúng.

+ Tổng kết công tác huấn luyện và tập luyện các đội.

2. Các hình thức thi đấu

Dựa vào mục đích, yêu cầu và các nhiệm vụ của thi đấu, tổ chức thi đấu bóng rổ có thể theo nhiều hình thức khác nhau.

+ Thi đấu giải vô địch, tranh cúp, giải kỷ niệm những ngày lễ lớn …

+ Thi đấu xếp hạng cho các đội cùng hạng, thi lên hạng trên.

+ Thi đấu phân loại, cho các đội lần đầu tiên tham gia chính thức.

+ Thi đấu giao hữu: tổ chức giữa các đội, các câu lạc bộ, trường w…

+ Thi đấu biểu diễn.

+ Thi đấu kiểm tra.

+ Thi đấu tuyển chọn: để chọn các đội, các cầu thủ có khả năng bổ sung cho đội tuyển.

Các bước tiến hành tổ chức một giải bóng rổ

Để tổ chức thành công một giải bóng rổ đúng với mục đích, tính chất và quy mô của nó, nhất thiết phải làm tốt ba giai đoạn sau:

– Giai đoạn trước khi thi đấu.

– Giai đoạn trong khi thi đấu.

– Giai đoạn sau khi thi đấu.

1. Giai đoạn trước khi thi đấu

Đây là giai đoạn quan trọng nhất và mang tính chất quyết định để giải thành công. Công việc của giai đoạn này bao gồm:

– Thông qua điều lệ của giải đã được chuẩn bị với cấp trên .

– Phổ biến và ban hành điều lệ giải cho các đơn vị có thành viên tham gia thi đấu.

– Ấn định thời điểm và thời gian tham gia thi đấu.

– Thành lập ban tổ chức giải, ban trọng tài và các ban phục vụ cho thi đấu.

Ban tổ chức giải có trách nhiệm quán xuyến toàn bộ công tác tổ chức giải. Tùy thuộc vào quy mô của giải mà định ra thành phần ban tổ chức cho phù hợp, ban tổ chức giải sẽ phân công nhiệm vụ cụ thể rõ ràng cho các tiểu ban (xem sơ đồ).

Phương pháp xác định vòng đấu trong thể thức thi đấu vòng tròn căn cứ vào

* Điều lệ giải là một văn bản có tính chất pháp lý, bao gồm những nguyên tắc, quy ước trong thi đấu, bắt buộc tất cả mọi người phải chấp hành nghiêm chỉnh. Điều lệ giải phải được gửi xuống cơ sd có đội tham gia thi đấu ít nhất là trước hai tháng để cơ sở có thời gian chuẩn bị.

Sơ bộ cấu trúc chính của điều lệ giải đấu bóng rổ.

– Tên gọi của giải.

– Mục đích – ý nghĩa của giải.

+ Mục đích để làm gì ?

+ Ý nghĩa để làm gì ?

– Đối tượng và điều kiện tham dự giải.

+ Đối tượng tham gia giải: Nói rõ những đối tượng nào được dự giải? chia làm mấy khu vực và bao gồm những đội nào?

+ Điều kiện tham gia giải: Quy định về điều kiện nhân sự, đẳng cấp vận động viên và thời gian thi đấu cho một đội thi đấu cụ thể …

+ Thời gian đăng ký vận động viên (làm thẻ vận động viên).

– Hình thức tổ chức thi đấu – luật.

+Thi đấu theo hình thức nào?(loại trực tiếp hay vòng tròn tính điểm)

Các quy định về tính điểm xếp hạng và quyền hạn của đội thắng trong từng vòng đấu.

+ Áp dụng loại thi đấu nào? thi đấu loại bóng nào?

– Địa điểm, bốc thăm; xếp lịch thi đấu.

+ Địa điểm thi đấu : sân nào? ở đâu?

+ Thời gian họp lãnh đội bốc thăm.

– Các chế độ bồi dưỡng, ăn ở của vận động viên .

+ Lệ phí mà các đội phải đóng góp .

+ Chế độ bồi dưỡng vận động viên và trận đấu ( nếu có ).

+ Điều kiện ăn ở và các quy định khác.

– Khen thưởng và kỷ luật.

+ Các quy định về luật thi đấu (theo luật).

+ Các chế độ khen thưởng: giải thưởng hoặc quyền lợi được thi đấu ở các vòng của giải.

2. Giai đoạn tiến hành thi đấu

– Thành lập ban trọng tài: Thành phần và danh sách của ban trọng tài, tổng trọng tài.

– Nhiệm vụ của ban trọng tài:

+ Kiểm tra sân bãi dụng cụ.

+ Chỉ định trọng tài điều khiển trận đấu, thư ký, trọng tài theo dõi giờ.

+ Thống nhất tư tưởng và phương pháp làm việc của các trọng tài.

+ Tổ chức bốc thăm thi đấu.

+ Đặt lịch thi đấu và bảo đảm việc thi hành lịch đó cho tất cả các trận đấu từ đầu tới cuối giải.

+ Thống nhất phương pháp nộp đơn, thời gian nộp đơn, phương pháp xét đơn khiếu nại và quyền xét đơn khiếu nại.

– Ban tổ chức phải tổng hợp nhanh chóng chính xác, kịp thời diễn biến của các trận đấu, ngày đấu, thống kê thành tích các đội.

– Giải quyết kịp thời, đúng luật mọi sự kiện xảy ra trong quá trình thi đấu.

3. Giai đoạn sau thi đấu

– Sau khi kết thúc thi đấu, tổng trọng tài, các thư ký họp báo cáo tổng kết giải lên ban tổ chức thi đấu.

– Ban tổ chức cần họp các bộ phận có liên quan để rút kinh nghiệm, đánh giá kết quả thi đấu, công bố thành tích và trao giải thưởng. Kết thúc giải.

III. Các hình thức tiến hành thi đấu

Trong các cuộc thi đấu bóng rổ thường áp dụng các hình thức thi đấu sau:

– Thi đấu vòng tròn.

• Thi đấu loại trực tiếp.

* Thi đấu hỗn hợp.

Chọn phương pháp thi đấu này hay khác là căn cứ vào nhiệm vụ thi đấu, tình hình cơ sở vật chất, trình độ, phương tiện trang bị, thời gian cho phép…

1. Hình thức thi đấu vòng tròn

Hình thức thi đấu vòng tròn cho phép xác định chính xác nhất lực lượng của các đội tham gia giải. Nhược điểm cơ bản của hình thức này là tổng số trận đấu nhiều, thời gian tiến hành giải quá dài .

Thi đấu vòng tròn chia làm 3 loại: Vòng tròn đơn, vòng tròn kép, vòng tròn chia bảng.

1.1. Thi đấu vòng tròn đơn

Thi đấu vòng tròn đơn là thể thức thi đấu mỗi đội dự thi phải gặp nhau một lần.

a. Cách tính vòng đấu

Nếu số đội tham gia là số chẵn thì số vòng đấu sẽ bằng:

V = a – 1

V: là số vòng đấu.

a: Số đội tham gia thi đấu.

– Nếu số đội tham gia thi đấu là số lẻ thì:

v = a

Cách tính tổng số trận đấu.

Để tính tổng số trận đấu người ta sử dụng công thức:

Phương pháp xác định vòng đấu trong thể thức thi đấu vòng tròn căn cứ vào

Trong đó : Y là tổng số trận đấu .

a là số đội tham gia thi đấu .

b. Cách vạch biểu đồd

– Trường hợp số đội tham thi đấu là số chẵn.

Ví dụ : vạch biểu đồ thi đấu vòng tròn đơn cho 6 đội.

– Áp dụng thức trên ta có:

+ Số vòng đấu là: V = 6- l = 5 vòng .

+ Tổng số trận đấu:

Phương pháp xác định vòng đấu trong thể thức thi đấu vòng tròn căn cứ vào

Lấy một số cố định và lần lượt đặt các số theo ngược chiều kim đồng hồ tính từ phía dưới của sô’ cô’ định và xoay vòng cho tới khi hết lượt đấu. – Trường hợp số đội tham gia là số lẻ .

Ví dụ : vạch biểu đồ thi đấu vòng tròn liền cho 5 đội.

Áp dụng công thức trên ta có :

+ Số vòng đầu là : V = a = 5 vòng ,

+ Tổng số trận đấu:

Phương pháp xác định vòng đấu trong thể thức thi đấu vòng tròn căn cứ vào

Lấy 0 làm trụ và quay các vòng ngược chiều kim đồng hồ, đội nào gặp 0 thì nghỉ vòng đấu đó.

1.2. Thi đấu vòng tròn kép

Cách sắp xếp và vạch biểu đồ thi đấu của hình thức này giống như thi đấu vòng tròn đơn, nhưng mỗi đội phải gặp nhau hai lần (lượt đi và lượt về) số vòng đấu, tổng số trận đấu tăng lên gấp đôi.

1.3. Thi đấu vòng tròn chia bảng

Trường hợp số đội tham gia thi đấu nhiều nhưng ít thời gian thì dùng hình thức vòng tròn chia bảng.

Thứ tự tổ chức như sau:

– Chia số đội tham gia thi đấu thành nhiều bảng.

– Các đội cùng bảng đấu vòng tròn chọn đội đầu bảng.

– Các đội đầu bảng đâu vòng tròn chọn đội vô địch.

Khi chia bảng nên chia các đội hạt giống vào đều các bảng các đội còn lại bôc thàm để phân vào các bảng.

1.4. Cách theo dõi kết quả thi đấu vòng tròn

Trong thi đấu bóng rổ, các đội được xếp hạng theo trận thắng- thua của đội bóng.

Mỗi trận thắng được 2 điểm, mỗi trận thua thì được 1 điểm (kể cả thua vì bỏ cuộc) và 0 điểm cho trận thua vì bị truất quyền thi đấu.

Đội nào có số điểm nhiều nhất thì đoạt vô địch, số điểm còn lại của các đội xác định các vị trí tiếp theo của mỗi đội.

Nếu trong bảng xếp hạng có hai đội bằng điểm, thì lấy kết quả của trận đấu giữa hai đội bằng điểm để xác định thứ hạng.

Nếu trong bảng xếp hạng có hơn hai đội bằng điểm nhau, thì dựa vào tỷ số trung bình giữa điểm thắng và điểm thua của mỗi đội để xếp bảng, đội nào có tỷ số trung bình lớn hơn thì đội đó sẽ xếp trên.

VD: Bảng theo dõi thành tích thi đấu của 5 đội theo thể thức thi đấu vòng tròn.

Phương pháp xác định vòng đấu trong thể thức thi đấu vòng tròn căn cứ vào

2. Hình thức thi đấu loại trực tiếp

Thi đấu loại trực tiếp có ưu điểm là rút ngắn được thời gian tiến hành toàn bộ cuộc đấu. Song do quy tắc của hình thức đấu loại trực tiếp là đội thua bị loại ngay nên khó đánh giá chính xác trình độ và khả năng của các đội.

Đấu loại trực tiếp có 2 cách:

– Đấu loại trực tiếp một lần thua.

– Đấu loại trực tiếp 2 lần thua.

2.1. Đấu loại trực tiếp một lần thua

Là hình thức thi đấu đội nào thua một lần sẽ bị loại ngay và không được thi đấu nữa.

Nếu số đội tham gia là số phù hợp với bội số của 2 như ( 4, 8, 16, 32 ..) thì tất cả các đội tham gia thi đấu ngay vòng đầu tiên . Từng cặp hai đội lần lượt gặp nhau lúc này chỉ cần cho các đội bắt thăm chọn số.

Ví dụ: Sơ đồ thi đấu loại trực tiếp một lần thua cho 8 đội.

Phương pháp xác định vòng đấu trong thể thức thi đấu vòng tròn căn cứ vào

Nếu số đội tham gia dự không phải là bội số của 2 thì ở vòng thứ nhất sẽ chỉ có một số đội thi đấu, còn lại các đội sẽ thi đấu ở vòng thứ 2. Cách tính số đội phải tham gia ở vòng thứ nhất.

X = ( a – 2n ) *  2

X: số đội tham gia lượt đầu .

a: Tổng số đội tham gia thi đấu.

2: lũy thừa của 2 mà theo nó nhận được số nhỏ hơn xấp xỉ với số đội tham gia.

Cách tính tổng số trận đấu:

Theo công thức :

Y = a – 1

Y : tổng số trận đấu .

a: tổng số đội tham gia .

Ví dụ: Vạch biểu đồ thi đấu loại trực tiếp một lần thua cho 10 đội.

Vì 10 không phải là bội số của 2. Nên ta phải xác định các đội tham gia thi đấu vòng đầu.

Áp dụng công thức ta có:

X — ( 10 – 8 ) X 2 – 4 đội.

Tổng số trận đấu: Y = 10 — 1 = 9 trận .

Biểu đồ thi đấu loại trực tiếp 1 lần thua cho 10 đội.

Phương pháp xác định vòng đấu trong thể thức thi đấu vòng tròn căn cứ vào

Ví dụ: Vạch biểu đồ thi đấu loại trực tiếp 1 lần thua cho 11 đội tham

gia.

Vì 11 không phải là bội số của 2. Nên ta phải xác định số đội tham gia thi đấu vòng đầu :

X = (11 – 8).2 = 6 đội.
Tổng số trận đấu : Y = 11 – 1 = 10 trận .

Biểu đồ thi đâu loại trực tiếp 1 lần thua cho 11 đội.

Phương pháp xác định vòng đấu trong thể thức thi đấu vòng tròn căn cứ vào

2.2. Đấu loại trực tiếp hai lần thua

Là hình thức thi đấu đội nào thua hai lần sẽ bị loại.

Biểu đồ thi đấu gồm hai phần:

– Phần biểu đồ cơ bản: Giống như biểu đồ thi đấu loại trực tiếp một lần thua.

Phần bổ sung: Được đặt ở dưới biểu đồ cơ bản để các đội đã thua 1 lần sẽ đấu thêm 1 trận thứ 2.

Đội thắng liên tục ở phần biểu đồ bổ sung sẽ đấu với đội thắng liên tục ở phần biểu đồ cơ bản. Nếu đội ở phần biểu đồ cơ bản thắng sẽ là vô địch, nếu đội ở phần biểu đồ bổ sung thắng thì 2 đội này lại phải đấu lại trận nữa để phân ngôi vô địch.

Cách tính tổng số trận đấu: Y = (ax2)-2.

Y: tổng số trận đấu. a: số đội tham gia thi đấu.

Ví dụ : vạch biểu đồ thi đấu loại trực tiếp 2 lần thua cho 8 đội Vì 8 là bội số của 2 lên tất cả các đội đều tham gia thi đấu lần đầu. Tổng số trận đấu là : Y = ( 8×2 ) – 2 = 14 trận.

Phương pháp xác định vòng đấu trong thể thức thi đấu vòng tròn căn cứ vào

3. Hình thức thi đấu hỗn hợp

Hình thức này dung hóa được các ưu và nhược điểm của hai hình thức thi đấu loại trực tiếp và vòng tròn. Thi đấu theo hình thức này được tiến hành qua 2 giai đoạn:

– Giai đoạn 1: đấu loại. Tất cả các đội thi đấu theo bảng hay các khu vực để xếp thứ tự của từng bảng.

– Giai đoạn 2: chung kết. Chọn 1 hoặc 2 đội đứng đầu các bảng vào thi đấu vòng chung kết để chọn đội vô địch.

Hình thức thi đấu hỗn hợp có thể tổ chức theo nhiều cách khác nhau: Đấu loại trực tiếp trước, đấu vòng tròn sau hoặc ngược lại, hoặc cả hai giai đoạn đều thi đấu vòng tròn …

Hãy Học Bóng rổ cùng trung tâm dạy bóng rổ trẻ em Kaosports

Trung tâm dạy học bóng rổ trẻ em Hà Nội – Kaosports chuyên nhận đào tạo bóng rổ cho các bé từ 6 – 14 tuổi. Hãy để con em bạn được chắp cánh ước mơ cùng Kaosports “Gieo niềm tin gặt thành công”. Dưới đây là 15 cụm đào tạo của trung tâm Kaosports trên khắp địa bàn Hà Nội.

1: Lớp học bóng rổ ở quận Cầu Giấy + a. Cơ sở Đại học Ngoại Ngữ: Số 1 Phạm Văn Đồng, Cầu Giấy, Hà Nội.

+ b. Cơ sở Everest: Cuối Ngõ 106 – Hoàng Quốc Việt, Cầu Giấy, Hà Nội.