Pp tự nhiên xã hội lớp 2 kết nối tri thức (học kì 2)

LƯU Ý:

  • CHUNG TAY - ỦNG HỘ TEAM DUY TRÌ DIỄN ĐÀN YOPOVN.COM

You are using an out of date browser. It may not display this or other websites correctly.
You should upgrade or use an alternative browser.

  • Khởi tạo chủ đề Yopovn
  • Ngày gửi 12/2/22

Chủ đề 28,022 Bài viết 28,883 Thành viên 45,524 Thành viên mới nhất thanhloanle

Tổng: 134 [Thành viên: 2, khách: 132]

CHÀO MỪNG CÁC EM ĐẾN VỚI TIẾT HỌC HÔM NAY!

CHỦ ĐỀ 4: THỰC VẬT VÀ ĐỘNG VẬT

BÀI 16: THỰC VẬT SỐNG Ở ĐÂU? [Tiết 1]

KHỞI ĐỘNG

Em hãy liên hệ thực tế, kể tên một số loài cây quen thuộc và nơi sống của chúng.

KHÁM PHÁ

Hoạt động cặp đôi

Quan sát các hình trong SGK từ hình 1 đến hình 7 trang 58, 59, nói tên và nơi sống của chúng:

Đây là cây gì? 

Cây này sống ở đâu? [Nơi sống của các cây trong hình?]

Quan sát các hình trong SGK từ hình 1 đến hình 7 trang 58, 59, nói tên và nơi sống của chúng:

Đây là cây gì? 

Cây này sống ở đâu? [Nơi sống của các cây trong hình?]

Hình 1: Cây hoa sen sống dưới ao hồ

Hình 2: Cây rau muống sống dưới ao

Hình 3: Cây xương rồng sống ở sa mạc

Hình 4: Cây đước sống ở biển

Hình 5: Cây chuối sống ở vườn, đồi...

Hình 6: Cây dừa sống ở vườn, bờ kênh...

Hình 7: Cây rêu sống ở mái nhà, chân tường...

Quan sát lại hình các cây và trả lời từng cây sống ở cạn hay ở nước?

Hoạt động nhóm

Thảo luận nhóm 4 học sinh, phân loại các cây em biết dựa vào nơi sống, môi trường sống và hoàn thành bảng theo mẫu:

HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ

Sưu tầm tranh, ảnh về các cây và nơi sống của chúng.

BÀI 16: THỰC VẬT SỐNG Ở ĐÂU? [Tiết 2]

KHỞI ĐỘNG

THỰC HÀNH

Hoạt động 1: Liên hệ thực tế những cây ở xung quanh em

Liên hệ thực tế những cây ở xung quanh các em: ở nhà và ở trường để kể tên cây và môi trường sống của chúng.

Gợi ý: 

Nơi em đang sống có những cây gì?

Chúng sống ở môi trường nào [trên cạn, dưới nước]?

Hoạt động 2: Đặt câu hỏi và trả lời về tên và nơi sống của mỗi cây trong hình

Hoạt động cặp đôi

Quan sát hình 1 đến hình 5 trang 60 SGK, làm việc theo cặp: một bạn hỏi và một bạn trả lời về tên và nơi sống của mỗi cây trong hình, sau đó đổi vai.

Hoạt động 3: 

Thực hành: Gắn thẻ cây [gắn từng thẻ cây vào môi trường sống phù hợp trong hình]

Hướng dẫn:

Mỗi đội cử ra 5 bạn đứng thành hàng dọc quay mắt lên bảng. 

Khi quản trò hô: “Bắt đầu!”, từng thành viên của mỗi đội lên viết tên một cây vào cột phù hợp, sau đó chuyển phấn cho người tiếp theo cho đến khi hết thời gian chơi. 

Đội nào ghi được nhiều tên cây vào đúng môi trường sống thì đội đó thắng.

VẬN DỤNG

Làm việc theo cặp đôi, quan sát hình cây lục bình trang 61 SGK và hoàn thiện bảng sau:

Tên cây lục bình, sống dưới nước, trên cạn, kết quả sau khi thay đổi môi trường khô héo hoặc chết

Em hãy giải thích vì sao cây lục bình sau khi đưa lên cạn một thời gian lại bị héo?

Điều gì xảy ra nếu môi trường sống của cây bị thay đổi? Hãy nêu nhận xét về vai trò của môi trường sống đối với cây.

Cây có thể bị chết ngay hoặc chết sau một thời gian thay đổi môi trường sống.

Quan sát hình chốt và hỏi:

Hình vẽ ai? 

Em của Minh đang làm gì? 

Minh nói gì với em? Vì sao?

Trả lời:

Hình vẽ Minh và em.

Em đang tưới cây.

Cây trong chậu sống trên cạn nên nếu tưới nhiều nước thì cây sẽ chết.

TỔNG KẾT

Thực vật có thể sống ở nhiều nơi trên Trái Đất. Có loài sống trên cạn, có loài sống dưới nước.

HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ

Thực hiện thí nghiệm, theo dõi sự thay đổi của cây khi bị thay đổi môi trường sống.

CẢM ƠN CÁC EM ĐÃ LẮNG NGHE BÀI GIẢNG!

CHÀO MỪNG CÁC EM ĐẾN VỚI TIẾT HỌC HÔM NAY!

BÀI 17: ĐỘNG VẬT SỐNG Ở ĐÂU? [Tiết 1]

Ai là nhà thông thái?

Chia lớp thành 4 đội, nêu câu hỏi: Kể tên và nơi sống của các con vật mà em biết? 

Các đội thảo luận trong 30 giây, liệt kê hết tên và nơi sống của các con vật mà nhóm biết.

KHÁM PHÁ

Hoạt động 1: Đặt và trả lời câu hỏi về nơi sống của động vật

Quan sát hình trong SGK và trả lời câu hỏi:

Chỉ và nói tên các con vật mà em quan sát được trong tranh? 

Chúng sống ở đâu? 

Các con vật đó sống ở dưới nước hay trên cạn?

Hoạt động 2:

Em hãy quan sát lại hình các con vật và cho biết từng con vật đó sống trên cạn, dưới nước hay vừa sống trên cạn, vừa sống dưới nước.

Hoạt động 3: Phân loại các con vật dựa vào nơi sống và môi trường sống

Làm việc theo nhóm đôi để phân loại con vật dựa vào môi trường sống của chúng và ghi vào bảng theo mẫu:

HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ

Tìm hiểu thêm về nơi sống của động vật và sưu tầm tranh, ảnh hoặc vẽ tranh về các loài động vật.

BÀI 17: ĐỘNG VẬT SỐNG Ở ĐÂU? [Tiết 2]

Trò chơi “Chim bay, cò bay

Học sinh đứng thành đội hình vòng tròn, mặt hướng vào tâm.

Khi giáo viên ở giữa hô to “chim bay”, người chơi trong vòng tròn phải hô to lên “chim bay” và làm động tác như các con vật đang bay.

Khi giáo viên hô “heo bay” và làm động tác như các con vật bay lên, thì học sinh hô to “heo không bay” và đứng im tại chỗ. Nếu người chơi nào hô nhầm “heo bay” sẽ thua và hát một bài hát về con vật.

KHÁM PHÁ

Hoạt động 1:

Liên hệ thực tế để trả lời câu hỏi: Nơi em đang sống có những con vật gì? Chúng sống ở môi trường nào?

Hoạt động 2:

Hỏi – đáp nhanh về tên và nơi sống của các con vật trong hình.

uan sát và hỏi bạn về tên các con vật trong hình và nói nơi sống của chúng, bạn còn lại trả lời.

Quan sát video sau và cho biết:

Có những loài động vật nào trong clip?

Em hãy xếp chúng thành từng nhóm phù hợp.

Hoạt động 3:

Viết tên hoặc dán tranh, ảnh các con vật theo sơ đồ gợi ý

Làm việc theo nhóm 4 để hoàn thành sơ đồ trong phiếu học tập.

Các em cần viết tên hoặc dán ảnh các con vật vào vị trí tương ứng trên phiếu. 

Ngoài các con vật trong hình, em có thể bổ sung các con vật khác.

VẬN DỤNG

Quan sát hình và trả lời câu hỏi:

Con vật trong hình đang gặp nguy hiểm gì?

Dự đoán xem nếu các con vật này sẽ như thế nào nếu không được giải cứu?

Các con vật đang gặp nguy hiểm: mèo bị ngã xuống nước; cá bị mắc cạn.

Dự đoán: Các con vật sẽ chết nếu không được giải cứu.

Các con vật sẽ như thế nào nếu môi trường sống bị thay đổi?

Con vật bị thay đổi môi trường sống có thể sẽ bị chết.

Quan sát hình chốt và trả lời câu hỏi: 

Hình vẽ ai? 

Em của Hoa đang làm gì? 

Hoa khuyên em điều gì? 

Vì sao?

Hoa lại khuyên em như vậy?

TỔNG KẾT

Động vật có thể sống trên cạn, dưới nước hoặc vừa sống trên cạn, vừa sống dưới nước.

HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ

Phỏng vấn và ghi lại những việc làm của người dân địa phương làm thay đổi môi trường sống của thực vật và động vật.

HẸN GẶP LẠI CÁC EM Ở TIẾT HỌC SAU

Giáo án điện tử tự nhiên xã hội 2 kết nối tri thức

MỞ ĐẦU

Mục tiêu: tạo hứng thú học tập cho hs

Cách tiến hành:

- GV có thể tổ chức cho HS giải quyết tình huống sau: Mẹ và An đi siêu thị. Đến quầy thực phẩm tươi sống, An nhìn thấy thịt, cá, tôm được bọc lại và để trong tủ đông lạnh. An hỏi mẹ: Mẹ ơi, vì sao người ta lại bọc thịt, cá, tôm và bỏ vào tủ lạnh ạ? Em hãy thay mẹ giải thích cho An hiểu.

- GV mời một số HS đưa ra cách giải quyết tình huống

- GV khuyến khích, động viên các em và dẫn dắt: Đó là cách bảo quản thực phẩm an toàn.

KHÁM PHÁ

Hoạt động 1:

Mục tiêu: HS nhận thức được sự cần thiết và một số cách cất giữ, bảo quản thức ăn, đồ uống, đổ dùng an toàn.

Cách tiến hành:

- GV tổ chức cho HS liên hệ với kiến thức đã học ở tiết 1, quan sát hình, thảo luận để trả lời các câu hỏi:

+ Những thành viên trong gia đình Minh đang làm gì sau bữa ăn?

+ Việc làm nào thể hiện việc cất giữ, bảo quản thức ăn, đổ dùng đúng cách?

+ Phải cất sữa chua ở đâu?

+ Tại sao phải để dầu ăn vào đúng kệ gia vị?

- GV mời đại diện một số HS trả lười câu hỏi

- GV nhận xét và đưa đáp án:

· Minh cất dầu ăn đúng kệ gia vị để tránh nhầm lẫn với các loại chất lỏng không ăn/ uống được khác[Ví dụ: nước rửa bát];

· Em Minh hỏi mẹ cất sữa chua ở đâu [ở ngăn mát tủ lạnh];

· Bố cho thức ăn thừa vào tô thuỷ tỉnh có nắp đậy và cất vào tủ lạnh;

· Mẹ rửa bát và úp lên kệ cho khô; cốc chén, bát đĩa được xếp gọn gàng riêng trên ngăn tủ kính,...

Hoạt động 2:

Mục tiêu: nhận biết được một số lí do gây ngộ độc qua đường ăn uống và nêu được cách cất giữ, bảo quản cẩn thận đồ dùng, thức ăn, đồ uống.

Cách tiến hành:

- GV đặt câu hỏi và yêu cầu HS thảo luận theo cặp:

· Em biết cách nào khác để cất giữ thức ăn qua đêm không bị hỏng?

· Nước tẩy rửa nên để ở đâu cho an toàn?

- GV cho HS liên hệ với các việc làm của gia đình mình thông qua các câu hỏi:

+ Gia đình em thường bảo quản thức ăn, đồ uống bằng cách nào?

+ Hoa quả và rau tươi cất giữ thế nào để đảm bảo vệ sinh, an toàn, không bị thối, hỏng?

- GV yêu cầu HS liên hệ thực tế với gia đình mình và chia sẻ.

- GV kết luận.

THỰC HÀNH

Mục tiêu: HS biết kiểm tra thông tin trên sản phẩm trước khi mua hàng và biết cách xử lí trong những tình huống đơn giản khi gặp người bị ngộ độc qua đường ăn uống.

Cách tiến hành:

Bước 1: Thực hành hoạt động 1:

- GV hướng dẫn HS quan sát hình: sữa tươi, thịt, bánh mì trong SGK và chia sẻ với bạn những hiểu biết của mình khi đọc những thông tin trên sản phẩm [ngày sản xuất, hạn sử dụng, cách bảo quản,...], giải thích được vì sao cần đọc thông tin trước khi mua hàng.

- Gọi 1-2 HS chia sẻ trước lớp cách nhận biết của mình, GV nhận xét, động viên và bổ sung thêm những điều cần lưu ý.

- GV có thể kết luận: Những thông tin ghi trên hàng hoá rất cần thiết và quan trọng để chúng ta lựa chọn hàng hoá đảm bảo chất lượng và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, phòng tránh ngộ độc.

Bước 2: Thực hành hoạt động 2:

- Yêu cầu HS quan sát hình, mô tả tình huống trong hình, từ đó đề xuất cách xử lí của mình.

- Tổ chức cho HS đóng vai theo nhóm và khuyến khích các nhóm thể hiện cách xử lí trước lớp.

VẬN DỤNG

Mục tiêu: HS biết cách bảo quản, cất giữ đổ dùng, thức ăn, đồ uống đúng cách, cẩn thận để phòng tránh ngộ độc, đồng thời biết tuyên truyền và hướng dẫn người khác biết cách phòng chống ngộ độc qua đường ăn uống.

Cách tiến hành:

Bước 1: Thực hành hoạt động 1

- GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm và hoàn thành vào giấy A4 theo kĩ thuật khăn trải bàn: Tìm hiểu và ghi lại một số đồ dùng, thức ăn, đổ uống trong gia đình em có thể gây ngộ độc nếu không được cất giữ, bảo quản cẩn thận.

- Cho đại diện một số nhóm HS trình bày kết quả làm việc của nhóm mình trước lớp.

Bước 2: Thực hiện hoạt động 2

- GV có thể đặt câu hỏi: Đề xuất với người thân những việc nên làm để phòng tránh ngộ độc qua đường ăn uống.

- GV gọi đại diện HS đưa ra một số đề xuất.

- GV lắng nghe đi đến kết luận: “ Ăn chín, uống sôi”; cất giữ, bảo quản thức ăn, đồ dùng,… cẩn thận, đúng cách và sử dụng thuốc theo đúng hướng dẫn sử dụng của bác sĩ.

* Hướng dẫn về nhà:

- Các em tham gia vẽ tranh tuyên truyền cách cất giữ và bảo quản thức ăn thể hiện trách nhiệm, ý thức bảo vệ sức khoẻ cho bản thân, gia đình và xã hội.

- Thực hiện việc cất giữ, bảo quản đồ dùng, thức ăn, đổ uống,... đúng cách để phòng chống ngộ độc.

- Sưu tầm một số tranh ảnh, việc làm để giữ vệ sinh nhà ở và vệ sinh môi trường.

- HS tiếp nhận tình huống.

- HS đưa ra nhiều câu trả lời khác nhau, có thể đúng hoặc chưa đúng.

- HS hoạt động nhóm, xử lí tình huống

- HS trình bày

- HS lắng nghe nhận xét

- HS quan sát tranh và trả lười câu hỏi.

- Đại diện HS trình bày. HS khác nhận xét và bổ sung.

- HS lắng nghe đáp án.

- HS tiếp nhận nhiệm vụ và trả lời câu hỏi.

- Đại diện các nhóm HS trình bày kết quả.

- HS lắng nghe GV kết luận

- HS quan sát hình và đọc thông tin trên sản phẩm.

- HS giải thích được vì sao cần độc thông tin khi mua hàng

- HS chia sẻ trước lớp

- HS lắng nghe GV kết luận.

- HS quan sát hình và mô tả tình huống.

- HS các nhóm phân vai và giải quyết tình huống.

- HS các nhóm nêu cách giải quyết tình huống.

- HS thảo luận nhóm và hoàn thành nhiệm vụ.

- Đại diện các nhóm tình bày kết quả.

- HS đưa ra một số đề xuất để phòng tránh ngộ độc qua đường thức ăn

- HS lắng nghe GV kết luận.

- HS hoàn thành BTVN.

Video liên quan

Chủ Đề