Quân đội dưới thời nhà Lê được tổ chức theo chế độ nào

[Bqp.vn] - Lực lượng vũ trang Hậu Lê trải qua 3 thời kỳ khác nhau, do vậy về tổ chức biên chế cũng có sự khác biệt nhất định trong các giai đoạn lịch sử đó.

Giai đoạn thứ nhất [1418 - 1427]: lực lượng tham gia quân đội khởi nghĩa - nghĩa quân Lam Sơn, ban đầu khoảng 2 nghìn người, tới khi kết thúc cuộc chiến tranh giải phóng chống quân Minh xâm lược, khôi phục nền độc lập tự chủ cho đất nước, Quân đội Lam Sơn có khoảng 250 nghìn người.

Quân khởi nghĩa Lam Sơn được tổ chức thành các vệ, trong đó có 14 vệ quân Thiết đột, và các đội thủy binh, kỵ binh [ngựa chiến] và tượng binh [voi chiến]. Binh sỹ trong Quân đội Lam Sơn đều là những người tự nguyện [nghĩa binh], tự giác đứng dưới cờ nghĩa quân của Lê Lợi đê chiến đấu chống giặc ngoại xâm.

Giai đoạn thứ hai [1428 - 1527], [Lê Sơ]: quân khởi nghĩa Lam Sơn được tổ chức lại thành lực lượng vũ trang của nhà nước phong kiến trung ương tập quyền dưới các triều vua Lê, theo cơ cấu hành chính phù hợp với bộ máy chính quyền các cấp.

Quân đội Hậu Lê giai đoạn này được tổ chức thành 5 đạo, theo 5 đạo hành chính trên cả nước, dưới dạo theo từng cấp là các trấn [lộ], phủ, huyện [châu], xã. Quân ở mỗi đạo đều đặt dưới quyền cai quản của quan Hành khiển. Viên quan này cai quản mọi mặt ở địa phương mình, kể cả quân sự.

Quân đội Hậu Lê được tổ chức thành hai lực lượng: quân Cấm vệ [ở Kinh đô] và quân ở các đạo.

Quân Cấm vệ được tổ chức thành các quân, có 11 quân, gồm 6 quân Ngự tiền bảo vệ vua và 5 quân Thiết đột bảo vệ kinh thành và cơ động chiến đấu. Ngoài ra còn một số vệ, đội thủy binh, tượng binh, kỵ binh và pháo binh.

Quân ở các đạo cũng được tổ chức thành các vệ. Mỗi đạo được biên chế từ 5 - 6 vệ. Mỗi vệ gồm 5 sở, mỗi sở có 20 đội, mỗi đội có 20 người. Như vậy, mỗi đạo theo biên chế này có số quân khoảng 10 - 20 nghìn người. Quân của các đạo đặt dưới quyền chỉ huy của quan Tổng quản. Quân đội Hậu Lê dưới thời Lê Thái Tổ [1428 - 1433] có khoảng 100 nghìn người.

Thời kỳ này, nhà Lê thi hành một chính sách luân phiên binh lính ở các đạo làm nhiệm vụ “trực chiến”. Các đạo luân phiên thường trực, 5 đạo chia thành 5 phiên, 1 phiên trực trực còn 4 phiên tham gia sản xuất tại địa phương.

Đến thời Lê Tháh Tông có nhiều cải cách về tổ chức hành chính và quân đội [1460 - 1496]. Đặt ra chức Ngũ phủ quân [1466] để thống nhất chỉ huy quân đội ở 5 đạo trong cả nước. Đến năm 1470, nhà Lê tổ chức lại các đơn vị hành chính, chia toàn quốc ra làm 13 đạo thay vì 5 đạo trước đó. Quyền hành trước đó tập chung vào một chức quan Hành khiển nay được chia sẻ cho 3 ty, gồm có ty Thừa phụ trách các công việc về hành chính, tài chính và tư pháp, ty Hiến làm nhiệm vụ giám sát các công việc trong đạo; và ty Đô cai quản việc quân sự.

Quân đội tổ chức thống nhất trong toàn quân thời kỳ này gồm các vệ. Quân Cấm vệ ở kinh đô, được biên chế dưới vệ có các ty, còn ở 13 đạo [thường mỗi đạo có 1 vệ] có các sở Thiên hộ và Bách hộ, với quân số khoảng 5 - 6 nghìn người. Một số đạo do vị trí địa lý và có tầm quan trọng hơn các địa phương khác được tổ chức lực lượng Giang hải tuần kiểm. Quân ở các đạo do ty Đô quản lý dưới sự chỉ huy trực tiếp của Tổng binh sứ.

Tuy đã phân chia khá rõ nét thành các đơn vị bộ binh, thủy binh, kỵ binh và tượng, song thời kỳ này về cơ bản, quân đội Hậu Lê vẫn là quân bộ và quân thủy. Quân thủy có sự phát triển khá nhanh chóng về nhiều mặt, như tổ chức, số lượng tàu thuyền, quân số nhưng vẫn chưa hình thành được bộ máy chỉ huy riêng biệt và nhiệm vụ chủ yếu là để tuần tra, vận chuyển lương thực và cơ động quân đội. Thời binh, quân thủy được tổ chức thành các vệ như quân bộ với biên chế mỗi vệ có 10  hỏa chiến thuyền và  2 tiểu tiêu thuyền [một loại thuyền nhỏ làm nhiệm vụ tuần tra, cảnh giới]. Trang bị vũ khí cho mỗi vệ thủy binh gồm có 1 hỏa đồng đại tướng quân [loại vũ khí cực lớn đương thời], 10 hỏa đồng lớn, 12 hỏa đồng hạng trung và 80 hỏa đồng hạng nhỏ. Lực lượng thủy quân trên mỗi chiến thuyền được phân công nhiệm vụ rất cụ thể, tới từng người như là các số trong một đơn vị pháo thời hiện đại.

Các đơn vị pháo binh, kỵ binh và tượng binh chỉ được biên chế trong các đơn vị ở kinh đô.

Quân đội Hậu Lê đã có sự phát triển nhanh trên phương diện chính quy hóa bằng hệ thống Điều lệnh huấn luyện và chiến đấu. Với bộ binh [bộ trận] gồm 42 điều, với kỵ binh [mã trận] gồm 27 điều, với thủy binh [thủy trận] gồm 31 điều và với tượng binh [tượng trận] gồm 22 điều.

Quân số thời bình trong thời kỳ này nhà Hậu Lê có khoảng 160 nghìn người, và thi hành một chính sách luân phiên thay nhau về địa phương sản xuất để tự túc lương thực, giảm gánh nặng cho ngân quỹ triều đình.

Thời ký này nhà Hậu Lê thi hành chế độ tuyển quân dựa trên việc kiểm kê dân số và chế độ lập sổ hộ tịch, cứ 3 năm làm một lần gọi là tiểu điền và 6 năm một lần gọi là đại điền. Dân đinh từ 18 tuổi trở lên được phân công làm 6 hạng:

Tráng hạng, người khỏe mạnh để bổ sung vào quân thường trực ở kinh đô;

Quân hạng, để làm quân dự bị;

Dân hạng, trong điều kiện bình thường không phải gọi vào quân ngũ;

Lão hạng, những người già trên 50 tuổi;

Cố hạng, những người bị bệnh tật, đau ốm;

Cùng hạng, lớp người nghèo khổ tận đáy xã hội.

Giai đoạn thứ 3 [1533 - 1788], [Lê Trung Hưng]: đây là thời kỳ nhà Hậu Lê rơi vào tình trạng suy yếu, khủng hoảng chính trị - xã hội, xảy ra hai cuộc nội chiến Lê - Mạc [1527 - 1592], nội chiến Trịnh - Nguyễn [1627 - 1672]. Nhà Hậu Lê lúc này chỉ là bù nhìn, thực chất quyền hành nằm trong tay các chúa Trịnh, do vậy về thực chất quân đội Hậu Lê là quân đội của các chúa Trịnh.

Giai đoạn này quân đội được tổ chức thành hai bộ phận, gồm: Binh thị hậu, lực lượng tin cậy của các chúa Trịnh làm nhiệm vụ bảo vệ kinh thành và Ngoại binh, lực lượng làm nhiệm vụ cơ động, đóng quân ở ngoài kinh đô và các nơi hiểm yếu.

Binh thị hậu được biên chế tổ chức thành các đơn vị Bộ binh thị hậu, Thủy binh thị hậu. Trong kinh đô còn có một lực lượng gọi là quân Nội điện làm nhiệm vụ bảo vệ, phục dịch vua Lê.

Ngoại binh cũng được tổ chức ra hai lực lượng như Binh thị hậu là Bộ binh ngoại binh và Thủy binh ngoại binh.

Đơn vị tổ chức của quân bộ [kể cả Binh thị hậu và ngoại binh] là dinh [hay còn gọi là doanh], cơ, đội. Nhưng ba loại tổ chức biên chế này không có quan hệ thống thuộc với nhau. Số lượng biên chế cũng tùy thuộc vào từng loại quân. Dinh có khoảng từ 160 - 800 người, cơ có khoảng 200 - 500 người, đội có khoảng 15 - 275 người.

Đơn vị cơ sở của thủy quân là thuyền. Tùy từng loại thuyền thời gian nhỏ và tính chất mà có biên chế từ khoảng 20 - 86 người; một số thuyền hợp lại thành một cơ hoặc đội thuyền. Thủy binh dười thời vua Lê chúa Trịnh có khoảng 500-600 chiến thuyền. Mỗi thuyền chiến lớn được trang bị 3 - 5 pháo.

Ngoài lực lượng chính quy đóng ở kinh đô, các nơi hiểm yếu, quân đội Hậu Lê thời kỳ này còn có các lực lượng quân địa phương như Hương binh ở vùng đồng bằng được tổ chức thành các Tổng đoàn gồm 4 - 6 xã, mỗi xã lấy 10 người, do một huyện lại chỉ huy để canh phòng tại địa phương; và Thổ trước binh ở vùng rừng núi.

Từ 1742, Chúa Trịnh cho đặt thêm một tổ chức gọi là Vệ binh ở 4 trấn gần kinh thành Thăng Long, mỗi phủ được tổ chức 1 vệ gồm một số cơ, mỗi cơ có 400 người là một số đội, mỗi đội có 300 người, do Tuần thủ chỉ huy. Lực lượng này có nhiệm vụ bảo vệ địa phương và khi cần gọi đi cùng quân chính quy để đánh dẹp các cuộc nổi dậy chống lại triều đình. Từ năm 1753, vệ binh được giải thể cho về làm ruộng và chỉ được gọi lại khi có công việc thật cần thiết.

Lực lượng thường trực giai đoạn này của quân đội Hậu Lê có khoảng 120.000 người. Chính sách bổ sung quân được thực hiện theo chế độ binh dịch làm nghĩa vụ bắt buộc, từ 1727 bổ sung bằng chế độ tuyển mộ được trả lương và phục vụ trong quân ngũ lâu dài đối với lực lượng chính quy.

Trang bị quân đội Hậu Lê đã được cải tiến hơn quân đội các thời trước đó nhờ có quan hệ với một số nước phương Tây. Quân đội đã được trang bị những loại vũ khí có nguồn gốc phương Tây như súng quá sơn, đạn hồ điệp tử và quả nổ…

Quân đội thời kỳ Hậu Lê đã bị quân Tây Sươn đánh tan khi tiến ra Bắc Hà lần thứ nhất, năm 1789.

Bách khoa tri thức Quốc phòng toàn dân

quangminh

Tổ chức quân đội thời Lê sơ? So sánh với quân đội thời Trần?

Tổng hợp câu trả lời [3]

Quân đội thời Trần và Lê Sơ có những điểm giống nhau và khác nhau là: Giống: - Đều tổ chức theo chế độ "Ngụ binh ư nông". - Được tổ chức chặt chẽ, luyện tập võ nghệ hằng năm, có năng lực chiến đấu bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc. Khác: - So với thời Trần, quân đội thời Lê Sơ không có quân đội của các vương hầu, quý tộc. - Vua trực tiếp nắm quyền tổng chỉ huy quân đội. - Quân đội thời Lê Sơ có thêm các binh chủng, tượng binh, kị binh.

Tổ chức quân đội thời Lê sơ: - Quân đội tổ chức theo chế độ "ngụ binh ư nông". - Quân đội có hai bộ phận chính: Quần triều đình và quân địa phương, bao gồm bộ binh, thủy binh, tượng binh và kị binh. - Vũ khí có dao, kiếm, cung tên, hỏa đồng, hỏa pháo. - Quân đội được luyện tập thường xuyên và bố trí canh phòng khắp nơi nhất là những nơi hiểm yếu. Quân đội thời Trần và Lê Sơ có những điểm giống nhau và khác nhau là: Giống: - Đều tổ chức theo chế độ "Ngụ binh ư nông". - Được tổ chức chặt chẽ, luyện tập võ nghệ hằng năm, có năng lực chiến đấu bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc. Khác: - So với thời Trần, quân đội thời Lê Sơ không có quân đội của các vương hầu, quý tộc. - Vua trực tiếp nắm quyền tổng chỉ huy quân đội. - Quân đội thời Lê Sơ có thêm các binh chủng, tượng binh, kị binh.

Tổ chức quân đội thời Lê sơ: - Quân đội tổ chức theo chế độ "ngụ binh ư nông". - Quân đội có hai bộ phận chính: Quần triều đình và quân địa phương, bao gồm bộ binh, thủy binh, tượng binh và kị binh. - Vũ khí có dao, kiếm, cung tên, hỏa đồng, hỏa pháo. - Quân đội được luyện tập thường xuyên và bố trí canh phòng khắp nơi nhất là những nơi hiểm yếu. Quân đội thời Trần và Lê Sơ có những điểm giống nhau và khác nhau là: Giống: - Đều tổ chức theo chế độ "Ngụ binh ư nông". - Được tổ chức chặt chẽ, luyện tập võ nghệ hằng năm, có năng lực chiến đấu bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc. Khác: - So với thời Trần, quân đội thời Lê Sơ không có quân đội của các vương hầu, quý tộc. - Vua trực tiếp nắm quyền tổng chỉ huy quân đội. - Quân đội thời Lê Sơ có thêm các binh chủng, tượng binh, kị binh.

Tham khảo giải bài tập hay nhất

Loạt bài Lớp 7 hay nhất

xem thêm

Video liên quan

Chủ Đề