Quản lý chất lượng dự án của nhà thầu là như thế nào

Có thể nói, quản lý chất lượng của nhà thầu thi công xây dựng là hoạt động quản lý của các chủ thể tham gia các hoạt động xây dựng.

Hoạt động này dựa theo quy định của Nghị định 46/2015/NĐ-CP và pháp luật có liên quan trong quá trình chuẩn bị, thực hiện đầu tư xây dựng cũng như khai thác, sử dụng công trình để đảm bảo yêu cầu về chất lượng và an toàn cho công trình.

1.1. Khái niệm 

Bất cứ nhà thầu nào khi thi công công trình xây dựng thì phải có trách nhiệm tiếp nhận cũng như quản lý mặt bằng xây dựng và bảo quản mốc định vị, mốc giới công trình. 

Hệ thống quản lý chất lượng thi công 

Không những thế, nhà thầu thi công xây dựng còn phải thiết lập và báo cáo đến chủ đầu tư cùng các chủ thể có liên quan về vấn đề hệ thống quản lý chất lượng, mục tiêu và chính sách nhằm đảm bảo chất lượng công trình của nhà thầu. 

Hệ thống quản lý chất lượng của nhà thầu thi công nhất định phải phù hợp với quy mô công trình, cần phải nêu rõ sơ đồ tổ chức và trách nhiệm mà mỗi bộ phận, cá nhân đảm nhận trong công tác quản lý chất lượng. 

Hiện nay, xu hướng của nhiều nhà thầu thi công xây dựng là lựa chọn hình thức ký hợp đồng với tổ chức tư vấn lập hệ thống quản lý chất lượng. Mục đích của việc làm này là để được công nhận theo tiêu chuẩn quốc tế ISO-9000.

Mô hình hệ thống quản lý trong thi công 

Loại hệ thống này là hệ thống quản lý được quốc tế công nhận, nếu tự lập theo kinh nghiệm quốc tế thì hệ thống quản lý chất lượng của nhà thầu thi công phải được xây dựng dựa trên cơ sở của Tổng Công ty xuyên suốt đến công trường. Mục đích để khẳng định rằng nhà thầu đủ uy tín, chất lượng để kiểm soát chặt chẽ mọi khâu làm việc trong quá trình thi công xây dựng. 

Nhìn chung, mô hình hệ thống quản lý chất lượng của nhà thầu thi công sẽ bao gồm: 

1.2.1. Tại công ty 

Về phía lãnh đạo, cần có những bộ phận sau: 

- Lãnh đạo của Tổng Công ty phụ trách công tác quản lý chất lượng công trình xây dựng

- Bộ phận phòng ban để giúp Tổng Công ty về công tác quản lý chất lượng

Trách nhiệm của bộ phận phòng ban 

Về phía trách nhiệm, bộ phận phòng ban cần đảm bảo các nhiệm vụ sau: 

- Xây dựng chính sách chất lượng cũng như các quy chế để đảm bảo chất lượng của Tổng Công ty đến các công trường 

 - Soạn thảo các văn bản mà Tổng Công ty ban hành nhằm quản lý chất lượng hiệu quả

- Lập sổ tay cho toàn Tổng công ty gồm: Trình tự kiểm tra và các mẫu biên bản nghiệm thu nội bộ công tác thi công xây dựng, phiếu yêu cầu nghiệm thu từ chủ đầu tư

- Tiếp nhận các báo cáo của công ty theo định kỳ hoặc đột xuất để tổng hợp và báo cáo tới lãnh đạo 

- Kiểm duyệt cũng như đôn đốc việc thực hiện công tác quản lý chất lượng của các công ty thành viên để báo cáo lãnh đạo xử lý

1.2.2. Tại các công ty thành viên 

Về phía lãnh đạo, cần có những bộ phận sau: 

- Lãnh đạo Công ty phụ trách công tác quản lý chất lượng công trình xây dựng 

- Bộ phận phòng ban để giúp Công ty về công tác quản lý chất lượng

Hệ thống tại các công ty 

Về phía trách nhiệm, bộ phận phòng ban cần đảm bảo các nhiệm vụ sau:

- Xây dựng quy chế với tiêu chí phù hợp để Công ty ban hành cho từng công trình 

- Phổ biến các chính sách chất lượng của Tổng Công ty 

- Hướng dẫn mọi người sử dụng thành thạo sổ tay chất lượng 

- Thường xuyên theo dõi và kiểm tra nội bộ công ty định kỳ để đánh giá tình hình chất lượng của công tác xây dựng 

- Phụ trách và giúp đỡ phía lãnh đạo Công ty để kịp thời nắm bắt được tình hình chất lượng tại công trường cũng như duy trì hệ thống sau khi đưa vào thực hiện 

- Theo dõi và nghiệm thu các công việc, hoạt động diễn ra tại công trường 

- Tổng hợp và báo cáo tình hình chất lượng để Công ty báo cáo lại với Tổng công ty theo đúng quy định

1.2.3. Tại công trường 

Về phía lãnh đạo, cần có những bộ phận sau: 

- Chỉ huy trưởng công trường - người chịu trách nhiệm về mọi hoạt động tại công trường bao gồm: chất lượng, tiến độ, an toàn lao động cũng như vệ sinh môi trường 

- Cán bộ để hỗ trợ chỉ huy trưởng 

Hệ thống tại công trường 

Về phía trách nhiệm, bộ phận cần phải đảm bảo các nhiệm vụ sau:

- Phổ biến tới mọi người về quy định của quản lý chất lượng 

- Hướng dẫn các công tác để đảm bảo chất lượng công việc khi thi công 

- Đề xuất các giải pháp khi cần thiết 

- Theo dõi, đánh giá và báo cáo chỉ huy trưởng để nắm bắt được tình hình chất lượng và báo cáo với Công ty theo quy định

Xem thêm: Sự cố công trình xây dựng là gì và các quy định cần nắm

2. Trách nhiệm chung trong việc thiết lập và hoạt động hệ thống quản lý chất lượng của nhà thầu thi công

Nhà thầu khi thi công phải có có trách nhiệm báo cáo với chủ đầu tư những nội dung sau để đảm bảo hoạt động hệ thống quản lý chất lượng của nhà thầu thi công diễn ra hiệu quả: 

- Kế hoạch tổ chức thí nghiệm và kiểm định chất lượng,đo đạc thông số kỹ thuật của công trình theo yêu cầu thiết kế và chỉ dẫn kỹ thuật

- Các biện pháp kiểm tra, kiểm soát chất lượng vật liệu, cấu kiện, thiết bị sử dụng cho công trình. Ngoài ra cần thiết kế biện pháp thi công trong đó quy định cụ thể các biện pháp để đảm bảo an toàn cho người, thiết bị và công trình

- Kế hoạch kiểm tra và nghiệm thu: công việc, giai đoạn thi công xây dựng hoặc bộ phận công trình xây dựng, hoàn thành hạng mục công trình, công trình xây dựng

Trách nhiệm trong hệ thống quản lý chất lượng 

Nhà thầu cũng cần lưu ý một số nội dung cần thiết khác theo yêu cầu của chủ đầu tư và quy định của hợp đồng:

- Bố trí nhân lực và thiết bị thi công chu theo quy định của hợp đồng xây dựng và quy định của pháp luật liên quan

- Thực hiện nghiêm túc việc quản lý chất lượng bao gồm: mua sắm, chế tạo, sản xuất vật liệu, cấu kiện, thiết bị được sử dụng cho công trình theo quy định  pháp luật và quy định của hợp đồng xây dựng.

- Thực hiện công tác kiểm tra vật liệu, sản phẩm xây dựng, thiết bị công nghệ trước và trong khi thi công xây dựng để đảm bảo an toàn lao động cũng như thực hiện đúng theo quy định hợp đồng trước đó. 

- Thi công theo đúng hạn hợp đồng. Nếu xảy ra sai sót trong thiết kế hoặc hồ sơ hợp đồng thì cần báo cáo với chủ đầu tư để cùng nhau xây dựng phương án xử lý kịp thời. 

- Hoàn trả mặt bằng, di chuyển vật tư, máy móc và các tài sản khác sau khi công trình đã được nghiệm thu và bàn giao trừ trường hợp trong hợp đồng xây dựng có thỏa thuận khác 

Để việc giám sát, kiểm tra trở nên tối ưu hơn thì phía nhà thầu có thể sử dụng tới các công nghệ hiện đại như phần mềm quản lý dự án công trình. Cần lựa chọn những phần mềm uy tín trên thị trường để tiết kiệm thời gian, công sức và tăng khả năng chính xác trong công việc. Một trong số đó phải kể đến phần mềm Quản lý công trình 365 - đây là sản phẩm công nghệ tiên tiến dành riêng cho ngành nghề xây dựng. Quản lý công trình 365 tích hợp nhiều tính năng ưu việt, có khả năng liên kết và đồng nhất thông tin vô cùng hiệu quả.

Như vậy qua bài viết này chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu về hệ thống quản lý chất lượng của nhà thầu thi công. Đừng quên theo dõi trang để cập nhật nhiều tin tức thú vị và mới lạ nhé. 

Sự cố công trình xây dựng

Trong thi công, xây dựng không phải lúc nào cũng hoàn mỹ, trơn tru mà vẫn gặp nhiều trở ngại, sự cố khó lường. Cũng tìm hiểu về các sự cố cùng các quy định trong vấn đề thi công nhé. 

Sự cố công trình xây dựng 

Video liên quan

Chủ Đề