Quản lý ngân sách địa phương la gì

Hệ thống ngân sách nhà nước là tổng thể các cấp ngân sách gắn bó hữu cơ với nhau trong quá trình thực hiện nhiệm vụ thu chi ngân sách nhà nước.

1.Hệ thống ngân sách nhà nước là gì?

– Ngân sách nhà nước là toàn bộ các khoản thu, chi của Nhà nước được dự toán và thực hiện trong một khoảng thời gian nhất định do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định để bảo đảm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước.

Hệ thống ngân sách nhà nước bao gồm ngân sách trung ương và ngân sách địa phương

2.Phân cấp hệ thống Ngân sách nhà nước

Ngân sách nhà nước gồm ngân sách trung ương và ngân sách địa phương.

2.1.Ngân sách trung ương

– Ngân sách trung ương là các khoản thu ngân sách nhà nước phân cấp cho cấp trung ương hưởng và các khoản chi ngân sách nhà nước thuộc nhiệm vụ chi của cấp trung ương.

Ngân sách trung ương gồm các đơn vị dự toán của các cơ quan trung ương [Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan trực thuộc Chính phủ. Tổ chức xã hội thuộc trung ương, tổ chức đoàn thể trung ương,…].

2.2. Ngân sách địa phương

– Ngân sách địa phương là các khoản thu ngân sách nhà nước phân cấp cho cấp địa phương hưởng, thu bổ sung từ ngân sách trung ương cho ngân sách địa phương và các khoản chi ngân sách nhà nước thuộc nhiệm vụ chi của cấp địa phương.

Ngân sách địa phương gồm ngân sách của các cấp chính quyền địa phương, trong đó:

+ Ngân sách tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương,  bao gồm ngân sách cấp tỉnh và ngân sách của các huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương;

+ Ngân sách huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương , bao gồm ngân sách cấp huyện và ngân sách của các xã, phường, thị trấn;

+ Ngân sách các xã, phường, thị trấn .

3.Nguyên tắc tổ chức Hệ thống ngân sách nhà nước

Hệ thống ngân sách nhà nước ta phải dựa trên 2 nguyên tắc sau đây:

– Nguyên tắc thống nhất và tập trung dân chủ 

+Ngân sách nhà nước được quản lý thống nhất, tập trung dân chủ, hiệu quả, tiết kiệm, công khai, minh bạch, công bằng; có phân công, phân cấp quản lý; gắn quyền hạn với trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước các cấp.

+ Toàn bộ các khoản thu, chi ngân sách phải được dự toán, tổng hợp đầy đủ vào ngân sách nhà nước.

+ Các khoản thu ngân sách thực hiện theo quy định của các luật thuế và chế độ thu theo quy định của pháp luật.

+ Các khoản chi ngân sách chỉ được thực hiện khi có dự toán được cấp có thẩm quyền giao và phải bảo đảm đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định. Ngân sách các cấp, đơn vị dự toán ngân sách, đơn vị sử dụng ngân sách không được thực hiện nhiệm vụ chi khi chưa có nguồn tài chính, dự toán chi ngân sách làm phát sinh nợ khối lượng xây dựng cơ bản, nợ kinh phí thực hiện nhiệm vụ chi thường xuyên.

– Nguyên tắc đảm bảo tính phù hợp giữa cấp ngân sách với cấp chính quyền nhà nước

+  Ngân sách trung ương, ngân sách mỗi cấp chính quyền địa phương được phân cấp nguồn thu và nhiệm vụ chi cụ thể.

+ Ngân sách trung ương giữ vai trò chủ đạo, bảo đảm thực hiện các nhiệm vụ chi quốc gia, hỗ trợ địa phương chưa cân đối được ngân sách và hỗ trợ các địa phương theo quy định.

+ Ngân sách địa phương được phân cấp nguồn thu bảo đảm chủ động thực hiện những nhiệm vụ chi được giao. Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định việc phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi giữa các cấp ngân sách ở địa phương phù hợp với phân cấp quản lý kinh tế – xã hội, quốc phòng, an ninh và trình độ quản lý của mỗi cấp trên địa bàn.

+ Nhiệm vụ chi thuộc ngân sách cấp nào do ngân sách cấp đó bảo đảm; việc ban hành và thực hiện chính sách, chế độ mới làm tăng chi ngân sách phải có giải pháp bảo đảm nguồn tài chính, phù hợp với khả năng cân đối của ngân sách từng cấp; việc quyết định đầu tư các chương trình, dự án sử dụng vốn ngân sách phải bảo đảm trong phạm vi ngân sách theo phân cấp.

>>>Xem thêm Phạm vi ngân sách nhà nước là gì?

Phân cấp quản lý ngân sách nhà nước là quá trình Chính phủ giao quyền hạn nhất định cho chính quyền địa phương trong quản lý ngân sách.

1.Ngân sách nhà nước là gì?

– Theo quy định tại Luật Ngân sách nhà nước 2015, Ngân sách nhà nước là toàn bộ các khoản thu, chi của Nhà nước được dự toán và thực hiện trong một khoảng thời gian nhất định do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định để bảo đảm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước.

– Ngân sách nhà nước bao gồm: ngân sách trung ương và ngân sách địa phương

+ Ngân sách trung ương là các khoản thu ngân sách nhà nước phân cấp cho cấp trung ương hưởng và các khoản chi ngân sách nhà nước thuộc nhiệm vụ chi của cấp trung ương.

+ Ngân sách địa phương là các khoản thu ngân sách nhà nước phân cấp cho cấp địa phương hưởng, thu bổ sung từ ngân sách trung ương cho ngân sách địa phương và các khoản chi ngân sách nhà nước thuộc nhiệm vụ chi của cấp địa phương.

2.Các nguyên tắc phân cấp quản lí ngân sách Nhà nước

– Phân cấp quản lý ngân sách Nhà nước là quá trình Chính phủ phân giao nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm nhất định cho chính quyền địa phương trong hoạt động quản lí ngân sách.

Ngân sách nhà nước được phân cấp quản lý theo các nguyên tắc sau:

+ Ngân sách trung ương, ngân sách mỗi cấp chính quyền địa phương được phân cấp nguồn thu và nhiệm vụ chi cụ thể.

+ Ngân sách trung ương giữ vai trò chủ đạo, bảo đảm thực hiện các nhiệm vụ chi quốc gia, hỗ trợ địa phương chưa cân đối được ngân sách và hỗ trợ các địa phương.

+ Ngân sách địa phương được phân cấp nguồn thu bảo đảm chủ động thực hiện những nhiệm vụ chi được giao. Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định việc phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi giữa các cấp ngân sách ở địa phương phù hợp với phân cấp quản lý kinh tế – xã hội, quốc phòng, an ninh và trình độ quản lý của mỗi cấp trên địa bàn.

+. Nhiệm vụ chi thuộc ngân sách cấp nào do ngân sách cấp đó bảo đảm; việc ban hành và thực hiện chính sách, chế độ mới làm tăng chi ngân sách phải có giải pháp bảo đảm nguồn tài chính, phù hợp với khả năng cân đối của ngân sách từng cấp; việc quyết định đầu tư các chương trình, dự án sử dụng vốn ngân sách phải bảo đảm trong phạm vi ngân sách theo phân cấp.

+ Trường hợp cơ quan quản lý nhà nước thuộc ngân sách cấp trên ủy quyền cho cơ quan quản lý nhà nước thuộc ngân sách cấp dưới thực hiện nhiệm vụ chi của mình thì phải phân bổ và giao dự toán cho cơ quan cấp dưới được ủy quyền để thực hiện nhiệm vụ chi đó. Cơ quan nhận kinh phí ủy quyền phải quyết toán với cơ quan ủy quyền khoản kinh phí này.

+ Thực hiện phân chia theo tỷ lệ phần trăm [%] đối với các khoản thu phân chia giữa các cấp ngân sách và số bổ sung từ ngân sách cấp trên cho ngân sách cấp dưới trên cơ sở bảo đảm công bằng, phát triển cân đối giữa các vùng, các địa phương.

>>>Xem thêm Chi đầu tư phát triển của ngân sách nhà nước là gì?

Ngân sách địa phương là một phạm trù kinh tế gắn với thu nhập và chi tiêu của chính quyền địa phương. Ngân sách địa phương là nguồn lực để chính quyền địa phương thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của mình và chi phối, điều chỉnh các hoạt động khác của xã hội, cùng với NSTW góp phần phát triển kinh tế của cả nước.

Ngân sách địa phương là các khoản thu ngân sách nhà nước phân cấp cho cấp địa phương hưởng, thu bổ sung từ NSTW cho NSĐP và các khoản chi NSNN thuộc nhiệm vụ chi của cấp địa phương [60]

Bản chất của Ngân sách địa phương là các mối quan hệ lợi ích kinh tế giữa chính quyền địa phương với chính quyền trung ương, giữa chính quyền địa phương với các chủ thể khác như tổ chức, doanh nghiệp, hộ gia đình, cá nhân trong và ngoài nước và các cấp chính quyền địa phương với nhau trong quá trình tạo lập, phân phối và sử dụng quỹ NSĐP.

Vai trò của Ngân sách địa phương

Chính quyền địa phương  sử dụng Ngân sách địa phương trước hết là để duy trì bộ máy của chính quyền địa phương, để thực hiện các nhiệm vụ được giao phó.

Ngân sách địa phương có những vai trò sau:

Vai trò 1: Duy trì sự tồn tại và hoạt động của bộ máy chính quyền địa phương

Bộ máy chính quyền địa phương muốn tồn tại và hoạt động cần phải có nguồn tài chính đảm bảo. Thông qua thu NSĐP sẽ tạo lập được quỹ NSĐP để đáp ứng đầy đủ, kịp thời các nhu cầu chi tiêu của chính quyền địa phương mà trước hết là nuôi  bộ máy chính quyền địa phương. Nguồn thu của NSĐP trước hết được sử dụng để bảo đảm các chi phí hoạt động thường xuyên cho chính quyền địa phương [chi lương, phụ cấp, hội nghị, hoạt động nghiệp vụ,…] sau đó mới sử dụng để đầu tư phát triển,..

Xem thêm: Khái niệm Hệ thống Ngân sách nhà nước

Nhiệm vụ, quyền hạn của chính quyền địa phương được xác định trên cơ sở phân định thẩm quyền giữa các cơ quan nhà nước ở trung ương và địa phương và của mỗi cấp chính quyền địa phương. Nhiệm vụ của chính quyền địa phương sẽ được cụ thể hóa trong từng thời kỳ. NS trung ương tập trung các khoản thu lớn để đảm bảo các nhiệm vụ chi mang tính huyết mạch của cả nước, còn Ngân sách địa phương được phân cấp nguồn thu để đảm bảo thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế- xã hội, quốc phòng, an ninh và trật tự an toàn xã hội trong phạm vi quản lý. NS của cấp nào sẽ được sử dụng để đảm bảo thực hiện nhiệm vụ của cấp đó. Trong trường hợp chính quyền địa phương thực hiện một số nhiệm vụ của cơ quan nhà nước cấp trên thì NS cấp trên phải chuyển kinh phí cho NSĐP để thực hiện nhiệm vụ đó.

Vai trò 3: Tác động tới sự ổn định và phát triển bền vững của  tài chính quốc gia

NSĐP là một bộ phận cấu thành của NSNN. Do vậy, NSĐP có tác động tới NSNN. Sự ổn định, bền vững của NSĐP là cơ sở đảm bảo sự ổn định, vững chắc của NSNN. Về nguyên tắc NSĐP không được bội chi, nên khi xây dựng DT nếu thu NSĐP mà không đáp ứng đủ nhu cầu chi tiêu thì NSTW sẽ cấp bổ sung cân đối. Vì vậy, NSĐP không cân đối được sẽ là gánh nặng của NSNN và ngược lại nếu NSĐP mạnh đủ đáp ứng các nhu cầu chi tiêu cho địa phương, NSTW sẽ không phải cấp bổ sung cân đối, thậm chí NSĐP còn điều tiết về NSTW. NSĐP sử dụng có hiệu quả sẽ có tác động tới sự phát triển kinh tế của địa phương, tạo nguồn thu ổn định cho NSĐP và cả NSTW.

Admin Mr.Luân

Với kinh nghiệm hơn 10 năm, Luận Văn A-Z nhận hỗ trợ viết thuê luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ một cách UY TÍN và CHUYÊN NGHIỆP.
Liên hệ: 092.4477.999 - Mail :

✍✍✍ Báo giá dịch vụ viết thuê luận văn thạc sĩ ✍✍✍

Video liên quan

Chủ Đề