Quản lý nhà nước theo ngành và lãnh thổ trong thi hành an dân sự

Để đất nước ngày càng phát triển vững mạnh, đòi hỏi cần phải có một tổ chức lãnh đao vững vàng và một phương hướng lãnh đạo đúng đắn. Đất nước Việt Nam phát triển được mạnh mẽ như ngày nay không thể không kể đến sự lãnh đạo của bộ máy nhà nước tiến bộ. Một trong những nguyên tắc quan trọng luôn được Nhà nước Việt Nam áp dụng là nguyên tắc kết hợp giữa quản lý nhà nước theo ngành và theo lãnh thổ.

Sự cần thiết kết hợp quản lý nhà nước theo ngành và theo lãnh thổ đó là gì? Được thể hiện ra sao? Hãy cùng tham khảo bài viết dưới đây.

Thế nào là sự cần thiết kết hợp quản lý nhà nước theo ngành và theo lãnh thổ?

Kết hợp quản lý nhà nước theo ngành và theo lãnh thổ là một trong những nguyên tắc tổ chức – kỹ thuật cơ bản trong cơ cấu quản lý nhà nước, là việc đưa ra các hoạch định, phương hướng quản lý kết hợp đan xen giữa các đơn vị, tổ chức kinh tế, văn hóa, … trên một phạm vi lãnh thổ nhất định, nhằm mục đích phát triển kinh tế, văn hóa – xã hội của đất nước một cách tối đa.

Quản lý nhà nước theo ngành là gì?

Ngành là khái niệm chỉ tổng thể những đơn vị, tổ chức sản xuất – kinh doanh có cùng cơ cấu kinh tế – kỹ thuật hay các tổ chức, đơn vị hoạt động với mục đích giống nhau [như cùng sản xuất ra một loại sản phẩm, cùng thực hiện một loại dịch vụ, hay cùng thực hiện một hoạt động sự nghiệp nào đó…].

Quản lý nhà nước theo ngành là hoạt động quản lý các đơn vị, tổ chức kinh tế, văn hóa, xã hội có cùng cơ cấu kinh tế – kỹ thuật hoặc hoạt động với mục đích giống nhau nhằm làm cho hoạt động của các tổ chức, đơn vị này phát triển một cách đồng bộ, nhịp nhàng, đáp ứng được với yêu cầu của nhà nước và xã hội.

Quản lý nhà nước theo lãnh thổ là gì?

Quản lý nhà nước theo lãnh thổ là việc quản lý nhà nước trên một phạm vi nhất định theo sự phân vạch địa giới hành chính của Nhà nước. Theo quy định của pháp luật nước ta, việc quản lý theo lãnh thổ được thực hiện ở:

– Tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;

– Huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh;

– Xã, phường, thị trấn;

– Đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt do Quốc hội thành lập.

Trong hoạt động quản lý hành chính nhà nước, quản lý theo ngành và quản lý theo lãnh thổ luôn được kết hợp chặt chẽ với nhau. Đó chính là sự phối hợp giữa quản lý theo chiều dọc của các bộ với quản lý theo chiều ngang của chính quyền địa phương, theo sự phân công trách nhiệm và phân cấp quản lý giữa các ngành, các cấp. Sự kết hợp này đã trở thành nguyên tắc cơ bản của quản lý hành chính nhà nước. Sự kết hợp này là cần thiết, bởi lẽ:

– Mỗi đơn vị, tổ chức của một ngành đều nằm trên lãnh thổ của một địa phương nhất định. Góp phần tăng cường hiệu quả cho hoạt động của các tổ chức, đơn vị này là những tiềm năng, thế mạnh của địa phương về tài nguyên thiên nhiên, về nguồn nhân lực. Do vậy, chỉ có quản lý theo ngành kết hợp với quản lý theo lãnh thổ mới có thể khai thác một cách triệt để những tiềm năng, thế mạnh của địa phương trong việc phát triển ngành đó ở địa bàn lãnh thổ của địa phương.

– Ở mỗi địa bàn lãnh thổ nhất định, do có sự khác nhau về các yếu tố tự nhiên, văn hóa – xã hội cho nên các yêu cầu đặt ra cho hoạt động của ngành, lĩnh vực chuyên môn trên địa bàn lãnh thổ cũng mang những nét đặc thù riêng biệt. Bởi vậy chỉ có kết hợp quản lý theo ngành, quản lý theo lãnh thổ mới có thể nắm bắt những đặc thù đó, trên cơ sở đó đảm bảo được sự phát triển của các ngành ở địa phương.

– Trên lãnh thổ một địa phương có hoạt động của các đơn vị, tổ chức của các ngành khác nhau. Hoạt động của các đơn vị, tổ chức đó bị chi phối bởi yếu tố lãnh thổ. Đồng thời, các đơn vị, tổ chức thuộc các ngành lại có mối liên hệ móc xích xuyên suốt trong phạm vi toàn quốc. Do đó, nếu tách rời việc quản lý theo ngành với quản lý theo lãnh thổ đương nhiên sẽ dẫn đến tình trạng cục bộ khép kín trong một ngành hay tình trạng cục bộ, bản vị, địa phương làm cho hoạt động của các ngành không phát triển được một cách toàn diện, không đáp ứng được với các yêu cầu của Nhà nước và xã hội. Vì vậy, trong quản lý hành chính nhà nước khi giải quyết vấn đề phát triển ngành, lĩnh vực chuyên môn bao giờ cũng phải tính đến lợi ích của các địa phương và ngược lại. Cần thiết phải có sự phối hợp chặt chẽ trong tổ chức và hoạt động của cơ quan quản lý ngành, lĩnh vực chuyên môn ở trung ương với chính quyền địa phương trong việc thực hiện các nhiệm vụ của quản lý hành chính nhà nước.

Biểu hiện của việc kết hợp quản lý nhà nước theo ngành và theo lãnh thổ

– Trong hoạt động quy hoạch và kế hoạch: Các bộ và chính quyền địa phương có nhiệm vụ trao đổi, phối hợp chặt chẽ những vấn đề có liên quan để xây dựng, thực hiện quy hoạch, kế hoạch ngành, lĩnh vực chuyên môn.

– Trong xây dựng và chỉ đạo bộ máy chuyên môn: Các bộ và chính quyền địa phương điều hòa, phối hợp hoạt động của các cơ quan quản lý chuyên môn địa phương nhằm phát huy mọi khả năng vật chất – kỹ thuật trong phạm vi lãnh thổ để phát triển sản xuất, bảo đảm lợi ích cả nước và lợi ích địa phương.

– Ban hành và kiểm tra việc thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật: Trên cơ sở pháp luật, trong phạm vi thẩm quyền các bộ ban hành văn bản pháp luật có hiệu lực bắt buộc đối với chính quyền địa phương và có quyền kiểm tra việc thi hành các văn bản đó. Mặt khác, trên cơ sở thẩm quyền của mình, chính quyền địa phương cũng có quyền ra các quyết định bắt buộc đối với các đơn vị của ngành ở địa phương và kiểm tra việc thực hiện đúng.

Trên đây là một số vấn đề liên quan đến Sự cần thiết kết hợp quản lý nhà nước theo ngành và theo lãnh thổ. Mong rằng đây sẽ là một nguồn tài liệu bổ ích có thể giúp Quý bạn đọc trong quá trình nghiên cứu hoặc áp dụng trên thực tế. Nếu vẫn còn thắc mắc hoặc để biết thêm nhiều thông tin, Quý bạn đọc có thể liên hệ với chúng tôi để được tư vấn. Xin cảm ơn.

Quy định về hệ thống cơ quan thi hành án dân sự

  • 1. Khái niệm và hệ thống cơ quan thi hành án dân sự
  • 2. Nhiệm vụ và quyền hạn của các cơ quan thi hành án dân sự
  • 2.1 Nhiệm vụ và quyền hạn của cơ quan thi hành án dân sự cấp tỉnh
  • 2.2 Nhiệm vụ và quyền hạn của các cơ quan thi hành án cấp quân khu

1. Khái niệm và hệ thống cơ quan thi hành án dân sự

Vì vậy, tham gia vào quá trình thi hành án dân sự có rất nhiều các cơ quan, tổ chức, cá nhân khác nhau, trong đó cơ quan có thẩm quyền tổ chức thi hành các bản án, quyết định dân sự đã có hiệu lực thi hành của toà án, trọng tài và hội đồng xử lí vụ việc cạnh tranh được gọi là cơ quan thi hành án dân sự.

Cơ quan thi hành án dân sự là cơ quan nhà nước thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn trong việc Thi hành các bản án, quyết định dân sự.

Cơ quan thi hành án dân sự là cơ quan nhà nước có chức năng tổ chức việc thi hành các bản án, quyết định dân sự. Hoạt động của cơ quan thi hành án dân sự một mặt bảo đảm việc thực hiện quyền tư pháp của Nhà nước, thể hiện sự tôn trọng của xã hội, công dân đối với phán quyết của toà án, trọng tài và

Theo đó, Pháp lệnh thi hành án dân sự năm 1993 được ban hành đã tạo cơ sở pháp lí cho việc xây dựng hệ thống tổ chức các cơ quan thi hành án dân sự trong toàn quốc. Từ đó cho đến nay, các cơ quan thi hành án dân sự là các cơ quan nhà nước chuyên trách thực hiện quyền lực của Nhà nước trong việc thi hành các bản án, quyết định dân sự.

Theo các điều tù Điều 13 đến Điều 16 Luật thi hành án dân sự năm 2014, hoạt động của các cơ quan thi hành án chịu sự quản lí, chỉ đạo thống nhất, tập trung của Chính phủ và Bộ tư pháp và bảo đảm sự chỉ đạo của uỷ ban nhân dân các cấp. Mặc dù, các cơ quan thi hành án chịu sự chỉ đạo, quản lí thống nhất của các cơ quan * quản lí thi hành án theo ngành dọc, cơ quản lí công tác thi hành án ở địa phương nhưng hoạt động của các cơ quan thi hành án có tính độc lập tương đối nhằm bảo đảm nghiêm chỉnh thi hành các bản án, quyết định của toà án, quyết định của trọng tài và quyết định xử lí vụ việc cạnh tranh của hội đồng xử lí vụ việc cạnh tranh [gọi chung là bản án, quyết định được thi hành]. Khi bản án, quyết định được đưa ra thi hành, các cơ quan thi hành án có trách nhiệm thi hành đầy đủ, kịp thời, đúng đắn những bản án, quyết định đó; không được phép có bất kì sự thay đổi inào đối với nội dung bản án, quyết định [trừ trường hợp các đương sự thoả thuận]. Để thi hành đúng, đầy đủ, kịp thời các Ibản án, quyết định dân sự, cơ quan thi hành án phải tuân thủ nghiêm ngặt trình tự, thủ tục, thời hạn thi hành án mà pháp luật Iquy định, không cá nhân, cơ quan tổ chức nào, kể cả các cơ quan quản lí thi hành án được can thiệp không đúng chức năng, nhiệm vụ vào hoạt động nghiệp vụ thi hành án của cơ quan thi hành án. Các quyết định của cơ quan thi hành án có giá trị bắt Ibuộc các chủ thể khác phải chấp hành. Mọi hành vi chống đối, án dân sự cấp huyện trực thuộc và chịu sự quản lí, chỉ đạo của thi hành án dân sự cấp tỉnh về kinh phí và nghiệp vụ; chịu sự quản lí, chỉ đạo của uỷ ban nhân dân cấp huyện theo quy định tại Điều 16 Luật thi hành án dân sự.

Cơ quan thi hành án dân sự cấp tỉnh, cơ quan thi hành án dân sự cấp huyện được gọi chung là cơ quan thi hành án dân sự địa phương. Các cơ quan thi hành án dân sự địa phương được thành lập ở hai cấp, trên cơ sở địa giới hành chính nên số lượng các cơ quan thi hành án dân sự địa phương phụ thuộc vào số lượng các đơn vị hành chỉnh cấp tỉnh và huyện.

Cơ quan thi hành án quân khu và tương đương [được gọi chung là cơ quan thi hành án cấp quân khu] gồm có: thủ trưởng thi hành án, phó thủ trưởng thi hành án, chấp hành viên sơ cấp, chấp hành viên trung cấp và chấp hành viên cao cấp, thẩm tra viên thi hành án, thẩm tra viên chính thi hành án, thư kí thi hành án và cán bộ, nhân viên làm công tác Thi hành án. Cơ quan thi hành án cấp quân khu chịu sự quản lí, chỉ đạo cùa Bộ quốc phòng và của tư lệnh quân khu theo quy định của pháp luật. Cơ quan thi hành án cấp quân khu được thành lập ở mỗi quân khu. Như vậy, hiện nay cả nước có 9 thi hành án cấp quân khu [cơ quan thi hành án thuộc 7 quân khu, cơ quan thi hành án Quân chủng hải quân và cơ quan Thi hành án Quân khu thủ đô].

2. Nhiệm vụ và quyền hạn của các cơ quan thi hành án dân sự

2.1 Nhiệm vụ và quyền hạn của cơ quan thi hành án dân sự cấp tỉnh

Nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan thi hành án cấp tỉnh được quy định tại Điều 14 Luật thi hành án dân sự năm 2014. Với tư cách là cơ phố trực thuộc trung uơng: Thực hiện nhiệm vụ này, cơ quan thi hành án dân sự cấp tỉnh tổ chức, chỉ đạo việc thụ lí, giải quyết án thuộc thẩm quyền của cơ quan thi hành án mình và các cơ quan thi hành án cấp huyện của địa phương mình nhằm đảm bào mọi bản án, quyết định có hiệu lực thi hành đều được thi hành kịp thời, đúng pháp luật. Bên cạnh đó, cơ quan thi hành án dân sự cấp tỉnh còn chỉ đạo hoạt động thi hành án đối với cơ quan thi hành án dân sự cấp huyện trong việc giải thích, trả lời về nghiệp vụ thi hành án. Thông qua hoạt động kiểm tra, theo dõi đối với hoạt động thi hành án của cơ quan thi hành án dân sự cấp huyện, nếu phát hiện những sai phạm trong việc áp dụng pháp luật thi hành án của cơ quan thi hành án dân sự cấp huyện, cơ quan thi hành án dân sự cấp tinh trực tiếp yêu cầu và chỉ đạo khắc phục, sửa chữa sai phạm việc thi hành quyết định của cơ quan thi hành án dân sự do có vi phạm pháp luật...

- Hướng dẫn nghiệp vụ thi hành án cho chấp hành viên, công chức khác của các cơ quan thi hành án dân sự địa phương trên địa bàn: Hàng quý, hàng năm cơ quan thi hành án dân sự cấp tỉnh phải lập chương trình, kế hoạch tập huấn nghiệp vụ cho chấp hành viên, cán bộ làm công tác thi hành án; tổ chức các hội nghị chuyên đề, trao đổi kinh nghiệm về nghiệp vụ thi hành án giữa các cơ quan thi hành án dân sự cấp huyện.

- Giải quyết khiếu nại về thi hành án dân sự thuộc thẩm quyền theo quy định của pháp luật về Thi hành án dân sự: Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn này, cơ quan thi hành án cấp tỉnh phải tổ chức tiếp dân, giải quyết đơn thư khiếu nại về thi hành án theo quy định của pháp luật. Thông qua công tác giải quyết khiếu nại, thi hành án cấp tỉnh có thể phát hiện những vướng mắc, sai lầm trong công tác thi hành án của thi hành án hành án dân sự cấp tỉnh là phó chủ tịch hội đồng thỉ tuyển công chức vào các cơ quan thi hành án, uỷ viên hội đồng tuyển chọn chấp hành viên, chuẩn bị nhân sự trình hội đồng tuyển chọn xem xét đề nghị Bộ trưởng Bộ tư pháp bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức chấp hành viên. Bên cạnh đó, cơ quan thi hành án dân sự cấp tỉnh còn thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn quản lí cán bộ, công chức trong phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. Thông qua hoạt động theo dõi, kiểm tra hoạt động thi hành án của địa phương mình,cơ quan thi hành án dân sự cấp tỉnh thực hiện chế độ, chính sách, công tác thi đua khen thưởng và đề nghị cơ quan có thẩm quyền quyết định khen thưởng, kỉ luật đối với cá nhân, tập thể thuộc thi hành án dân sự cấp tỉnh, thi hành án dân sự cấp huyện trực thuộc theo quy định của pháp luật và của Bộ trưởng Bộ tư pháp.

- Trong công tác báo cáo, thống kê, cơ quan thi hành án dân sự cấp tinh phải thực hiện chế độ thống kê, báo cáo công tác thi hành án dân sự và thực hiện sự chỉ đạo của uỷ ban nhân dân cấp tỉnh theo quy định tại Điều 173 Luật thi hành án dân sự, Nghị định của Chính phủ và theo hướng dẫn của Bộ tư pháp. Theo đó, định kì hàng tháng, hàng quý hoặc theo yêu cầu, thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự cấp tỉnh phải báo cáo giám đốc sở tư pháp công tác thi hành án dân sự của cơ quan thi hành án dân sự cấp tỉnh. Đồng thời, cơ quan thi hành án dân sự cấp tỉnh có nhiệm vụ kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện chế độ thống kê, báo cáo công tác thi hành án của cơ quan thi hành án cấp huyện.

- Trong công tác quản lí tài chính, cơ quan thi hành án dân sự cấp tỉnh quản lí kinh phí, cơ sở vật chất, phương tiện hoạt động của các cơ quan thi hành án dân sự tại địa phương theo quy định của pháp luật và của Bộ tư pháp thông qua các hoạt án dân sự, cơ quan thi hành án dân sự cấp huyện thực hiện việc thụ lí, ra các quyết định cần thiết trong quá trình thi hành án, giáo dục thuyết phục người phải thi hành án tự nguyện thi hành án, tổ chức áp dụng các biện pháp cưỡng chế thi hành án.

- Giải quyết khiếu nại về thi hành án đối với các quyết định, hành vi trái pháp luật của chấp hành viên thuộc thẩm quyền quản lí cùa cơ quan thi hành án cấp huyện theo quy định tại khoản 1 Điều 142 Luật thi hành án dân sự.

- Tổng kết thực tiễn thi hành án dân sự, thực hiện chế độ thống kê, báo cáo công tác thi hành án dân sự trước hội đồng nhân dân khi có yêu cầu và thực hiện sự chỉ đạo thi hành án của uỷ ban nhân dân cấp huyện theo quy định tại Điều 174 Luật thi hành án dân sự.

- Quản lí cán bộ, công chức của cơ quan thi hành án dân sự cấp huyện theo quy định của pháp luật và hướng dẫn cùa Bộ tư pháp.

- Thực hiện chế độ tài chính, quản lí cơ sở vật chất, phương tiện hoạt động được giao theo quy định của pháp luật và hướng dẫn của cơ quan thi hành án dân sự cấp tỉnh.

- Thực hiện công tác thi đua trong đơn vị và đề nghị các cơ quan có thẩm quyền khen thưởng đối với cá nhân, tập thể thuộc cơ quan thi hành án dân sự cấp huyện có thành tích trong hoạt động thi hành án.

- Lập hồ sơ đề nghị xét miễn, giảm nghĩa vụ thi hành án dân sự.

- Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật.

2.2 Nhiệm vụ và quyền hạn của các cơ quan thi hành án cấp quân khu

Nhiệm vụ và quyền hạn của cơ quan thi hành án cấp quân trong việc lập hồ sơ đề nghị xét miễn, giảm chấp hành hình phạt tù và đặc xá cho người có nghĩa vụ thi hành án dân sự đang chấp hành hình phạt tù.

- Giúp tư lệnh quân khu và tương đương chỉ đạo việc tổ chức phối hợp các cơ quan có liên quan trong việc thi hành các vụ án lớn, phức tạp, có ảnh hưởng đến an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn quân khu và tương đương theo đề nghị của thủ trưởng cơ quan thi hành án cấp quân khu theo quy định tại khoản 1 Điều 172 Luật thi hành án dân sự.

- Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật.

Luật Minh Khuê [sưu tầm & biên tập]

Video liên quan

Video liên quan

Chủ Đề