Quảng bình cách nghệ an bao nhiêu km

Năm 1991, tỉnh Nghệ Tĩnh tách ra thành Nghệ An và Hà Tĩnh. Khi tách ra, tỉnh Nghệ An có 18 đơn vị hành chính gồm thành phố Vinh (tỉnh lị) và 17 huyện: Anh Sơn, Con Cuông, Diễn Châu, Đô Lương, Hưng Nguyên, Kỳ Sơn, Nam Đàn, Nghi Lộc, Nghĩa Đàn, Quế Phong, Quỳ Châu, Quỳ Hợp, Quỳnh Lưu, Tân Kỳ, Thanh Chương, Tương Dương, Yên Thành.

Ngày 13 tháng 8 năm 1993, thành phố Vinh được công nhận là đô thị loại II.

Ngày 29 tháng 8 năm 1994, thành lập thị xã Cửa Lò trên cơ sở tách 1 phần diện tích và dân số của huyện Nghi Lộc.

Ngày 15 tháng 11 năm 2007, thành lập thị xã Thái Hòa trên cơ sở tách 1 phần diện tích và dân số của huyện Nghĩa Đàn.

Ngày 5 tháng 9 năm 2008, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 1210/QĐ-TTg công nhận thành phố Vinh là đô thị loại I.

Ngày 3 tháng 4 năm 2013, thành lập thị xã Hoàng Mai trên cơ sở tách 1 phần diện tích và dân số của huyện Quỳnh Lưu. Từ đó, tỉnh Nghệ An có 1 thành phố, 3 thị xã và 17 huyện.

Địa lý[sửa | sửa mã nguồn]

Quảng bình cách nghệ an bao nhiêu km
Địa giới tỉnh Nghệ An dưới thời vua Minh Mạng (năm 1838).

Trung tâm hành chính của tỉnh là thành phố Vinh, nằm cách thủ đô Hà Nội 291 km về phía nam. Phía Bắc giáp tỉnh Thanh Hóa, phía Nam giáp tỉnh Hà Tĩnh, phía Đông giáp vịnh Bắc Bộ, phía Tây giáp các tỉnh Hủa Phăn, Xiêng Khoảng và Bolikhamsai của Lào.

Diện tích của tỉnh khoảng 16.486,49 km².

Tỉnh có địa hình núi, trung du, đồng bằng và ven biển. Phía Tây là dãy núi Bắc Trường Sơn. Tỉnh có 10 huyện miền núi, trong số đó 5 huyện là miền núi "cao".

Quảng bình cách nghệ an bao nhiêu km
Sông Giăng trong KDL sinh thái Pha Lài, nằm trong vườn quốc gia Pù Mát

Hành chính[sửa | sửa mã nguồn]

Quảng bình cách nghệ an bao nhiêu km
Đầu đường Trần Phú, thành phố Vinh

Tỉnh Nghệ An có 21 đơn vị cấp huyện, bao gồm 1 thành phố, 3 thị xã và 17 huyện với 460 đơn vị hành chính cấp xã, bao gồm 411 xã, 32 phường và 17 thị trấn.

Danh sách các đơn vị hành chính trực thuộc tỉnh Nghệ An Tên Dân số (người)2019 Hành chính Thành phố (1) Vinh 339.114 16 phường, 9 xã Thị xã (3) Cửa Lò 55.668 7 phường Hoàng Mai 113.360 5 phường, 5 xã Thái Hòa 66.127 4 phường, 5 xã Huyện (17) Anh Sơn 116.922 1 thị trấn, 20 xã Con Cuông 75.168 1 thị trấn, 12 xã Diễn Châu 312.506 1 thị trấn, 36 xã Đô Lương 204.170 1 thị trấn, 32 xã Hưng Nguyên 124.245 1 thị trấn, 17 xã Tên Dân số (người)2019 Hành chính Kỳ Sơn 80.288 1 thị trấn, 20 xã Nam Đàn 164.634 1 thị trấn, 18 xã Nghi Lộc 218.005 1 thị trấn, 28 xã Nghĩa Đàn 140.515 1 thị trấn, 22 xã Quế Phong 71.940 1 thị trấn, 12 xã Quỳ Châu 57.813 1 thị trấn, 11 xã Quỳ Hợp 134.154 1 thị trấn, 20 xã Quỳnh Lưu 276.259 1 thị trấn, 32 xã Tân Kỳ 147.257 1 thị trấn, 21 xã Thanh Chương 240.808 1 thị trấn, 37 xã Tương Dương 77.830 1 thị trấn, 16 xã Yên Thành 301.635 1 thị trấn, 38 xã

Dân cư[sửa | sửa mã nguồn]

TT Đơn vị hành chính Dân số (người) Mật độ dân số

(người/km²)

2009 2019 2009 2019 Tổng 2.912.041 3.327.791 177 202 1 Thành phố Vinh 303.714 339.114 2.893 3.230 2 Thị xã Cửa Lò 50.477 55.668 1.807 1.993 3 Thị xã Thái Hoà 59.962 66.127 444 490 4 Huyện Quế Phong 62.129 71.940 33 38 5 Huyện Quỳ Châu 52.637 57.813 50 55 6 Huyện Kỳ Sơn 69.524 80.288 33 38 7 Huyện Tương Dương 72.405 77.830 26 28 8 Huyện Nghĩa Đàn 122.303 140.515 198 228 9 Huyện Quỳ Hợp 116.554 134.154 124 143 10 Huyện Quỳnh Lưu 251.694 276.259 571 627 11 Huyện Con Cuông 64.240 75.168 37 43 12 Huyện Tân Kỳ 129.301 147.257 178 203 13 Huyện Anh Sơn 99.357 116.922 164 193 14 Huyện Diễn Châu 266.447 312.506 868 1.018 15 Huyện Yên Thành 257.747 301.635 471 551 16 Huyện Đô Lương 183.584 213.543 516 601 17 Huyện Thanh Chương 211.204 240.808 187 214 18 Huyện Nghi Lộc 184.148 218.005 533 630 19 Huyện Nam Đàn 149.826 164.634 513 564 20 Huyện Hưng Nguyên 110.451 124.245 693 780 21 Thị xã Hoàng Mai 94.337 113.360 549 660

Tính đến ngày 1 tháng 4 năm 2019, toàn tỉnh có 11 tôn giáo khác nhau đạt 287.232 người, nhiều nhất là Công giáo có 287.064 người, tiếp theo là Phật giáo có 1.079 người. Còn lại các tôn giáo khác như đạo Tin Lành có 58 người, Hồi giáo có 12 người, Minh Lý đạo có 5 người, Phật giáo Hòa Hảo, đạo Cao Đài, Tịnh độ cư sĩ Phật hội Việt Nam mỗi tôn giáo có 3 người, Minh Sư đạo, Baha'i giáo mỗi tôn giáo có 2 người và 1 người theo Tứ Ân Hiếu Nghĩa.

Kinh tế – xã hội[sửa | sửa mã nguồn]

Năm 2019, GRDP toàn tỉnh tăng trưởng 9,03% so với năm 2018, GRDP thực tế đạt 88.258 tỉ đồng, cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng. Thu ngân sách ước đạt 15.500 tỷ đồng, đạt 114,8% dự toán và tăng 10,2% so với thực hiện năm 2018. Chi ngân sách năm 2019 ước đạt 24.945,44 tỷ đồng, đạt 102,5% dự toán.

Năm 2018, Nghệ An là đơn vị hành chính Việt Nam đông thứ 4 về số dân, xếp thứ 10 về Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP), xếp thứ 54 về GRDP bình quân đầu người, đứng thứ 19 về tốc độ tăng trưởng GRDP. Với 3.157.100 người dân, số liệu kinh tế - xã hội thống kê GRDP đạt 115.676 tỉ Đồng (tương ứng với 5,0240 tỉ USD), GRDP bình quân đầu người đạt 36,64 triệu đồng (tương ứng với 1.591 USD), tốc độ tăng trưởng GRDP đạt 8,77%.

Công nghiệp[sửa | sửa mã nguồn]

Hiện nay ngành công nghiệp của Nghệ An tập trung phát triển ở 3 khu vực là Vinh - Cửa Lò gắn với Khu kinh tế Đông Nam, Khu vực Hoàng Mai và khu vực Phủ Quỳ. Phấn đấu phát triển nhiều ngành công nghiệp có thế mạnh như các ngành chế biến thực phẩm - đồ uống, chế biến thủy hải sản, dệt may, vật liệu xây dựng, cơ khí, sản xuất đồ thủ công mỹ nghệ, chế tác đá mỹ nghệ, đá trang trí, sản xuất bao bì, nhựa, giấy... Trong bảng xếp hạng về Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh của Việt Nam năm 2014, tỉnh Nghệ An xếp ở vị trí thứ 28/63 tỉnh thành. GDP 2014 đạt gần 8%.

Thu nhập bình quân đầu người 2019 dự kiến sẽ đạt khoảng 1.685 USD/người, tương đương khoảng 38,5 triệu đồng/người. Tuy nhiên, khoảng cách thu nhập không đồng đều, thành phố Vinh là trên 3.600 USD/người, các huyện Diễn Châu, Nghi Lộc, Quỳnh Lưu,... có mức dao động khoảng từ 1.800 - 2.500 USD/người, nhưng các huyện miền núi phía Tây lại rất thấp, có huyện dưới 1.000 USD/người.

Quảng bình cách nghệ an bao nhiêu km
Khu Công nghiệp Nam Cấm (2016), huyện Nghi Lộc.

Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Nghệ An các khu công nghiệp sau:

  • Khu kinh tế Đông Nam
  • Khu công nghiệp đô thị Việt Nam Singapore VSIP
  • Khu công nghiệp Bắc Vinh
  • Khu công nghiệp Nam Cấm
  • Khu công nghiệp Nghi Phú
  • Khu công nghiệp Hưng Đông
  • Khu công nghiệp Cửa Lò
  • Khu công nghiệp Hoàng Mai1,2
  • Khu công nghiệp Đông Hồi
  • Khu công nghiệp Phủ Quỳ
  • Khu công nghiệp Tân Thắng
  • khu công nghiệp Diễn Hồng - Diễn Châu
  • Khu công nghiệp Hưng Lộc
  • Khu công nghiệp WHA Nghệ An
  • Khu công nghiệp Thọ Lộc - Diễn Châu

Du lịch[sửa | sửa mã nguồn]

Quảng bình cách nghệ an bao nhiêu km
Bãi biển Cửa Lò
Quảng bình cách nghệ an bao nhiêu km
Bình minh trên bãi biển Cửa Lò

Có bãi tắm Cửa Lò là khu nghỉ mát; Khu du lịch biển diễn Thành, huyện Diễn Châu - một bãi biển hoang sơ và lãng mạn; khu di tích Hồ Chí Minh, khu di tích đền Cuông. Năm 2008, Khu du lịch Bãi Lữ được đưa vào khai thác.

Nghệ An là xứ sở của những lễ hội cổ truyền diễn ra trên sông nước như lễ hội Cầu Ngư, Rước hến, Đua thuyền... Lễ hội làm sống lại những kỳ tích lịch sử được nâng lên thành huyền thoại, giàu chất sử thi, đậm đà tính nhân văn như lễ hội đền Cuông, lễ hội Đền Thái Sư Cương Quốc Công Nguyễn Xí, lễ hội đền thờ Hồ Hưng Dật gọi tắt Lễ hội đền Vua Hồ , Lễ hội Cầu Ngư Diễn Châu , Lễ hội Phượng Hoàng Trung Đô vinh đền Thờ vua Nguyễn Huệ, lễ hội đền Khai Long, lễ hội làng Vạn Lộc, lễ hội làng Sen, lễ hội đền Quả Sơn, Lễ hội đền cờn, Lễ hội đền Hoàng Mười. Miền núi có các lễ hội như Hang Bua, lễ hội Xàng Khan, lễ Mừng nhà mới, lễ Uống rượu cần. Lễ hội Đền Tiên Đô (Tiên Đô Miếu) ở Đặng Sơn vào lễ khai hạ mồng 7 tháng giêng và Lễ kỵ nhật 16/6 của 3 thần bản cảnh- Thành Hoàng nơi thờ Phó Quốc vương Mạc Đăng Lượng thượng thượng thượng đẳng thần, Binh nhung Đại tướng Hoàng Trần Ích thượng đẳng thần, Hoàng Bá Kỳ Đoan túc tôn thần.

Nghệ An còn lưu giữ được nhiều di tích văn hoá lịch sử, nhiều danh lam thắng cảnh, lễ hội văn hoá truyền thống - đó là những yếu tố thuận lợi giúp cho du lịch Nghệ An phát triển.

Về du lịch biển, Nghệ An có 82 km bờ biển với nhiều bãi tắm đẹp hấp dẫn khách du lịch quốc tế như bãi biển Cửa Lò, Cửa Hội; Nghi Thiết, Bãi Lữ (Nghi Lộc), Quỳnh Bảng, Quỳnh Nghĩa (Quỳnh Lưu),Quỳnh Phương(Hoàng Mai), Diễn Thành (Diễn Châu). Đồng thời Nghệ An rất có lợi thế phát triển du lịch văn hóa. Hiện nay Nghệ An có trên 1 ngàn di tích lịch sử văn hóa, trong đó có gần 200 di tích lịch sử văn hoá được xếp hạng, đặc biệt là Khu di tích Kim Liên, quê hương của chủ tịch Hồ Chí Minh, hàng năm đón xấp xỉ 2 triệu lượt nhân dân và du khách đến tham quan nghiên cứu.

Khu di tích lịch sử Kim Liên, cách trung tâm thành phố Vinh 12 km về phía Tây Nam, là khu di tích tưởng niệm Hồ Chí Minh tại xã Kim Liên, huyện Nam Đàn. Nơi đây gắn với thời niên thiếu của Hồ Chí Minh và còn lưu giữ những kỷ niệm thuở nhỏ của cậu bé Nguyễn Sinh Cung, những dấu tích và những kỷ vật của gia đình.

Làng Sen, quê nội của Hồ Chí Minh, tên chữ là Kim Liên (bông sen vàng). Làng có nhiều hồ thả sen suốt hai bên đường làng. Ngôi nhà của Hồ Chí Minh sống thuở nhỏ dựng bằng tre và gỗ, 5 gian, lợp tranh. Trong nhà có những đồ dùng giống như các gia đình nông dân: phản gỗ, chõng tre, cái võng gai, bàn thờ... Nhà được dựng năm 1901 do công sức và tiền của dân làng góp lại làm tặng ông Nguyễn Sinh Sắc, cha của Hồ Chí Minh khi ông Sắc đỗ Phó Bảng đem lại vinh dự cho cả làng.

Cách làng Sen 2 km là làng Chùa (tên chữ là Hoàng Trù) - quê ngoại của Hồ Chí Minh - và cũng là nơi ông cất tiếng khóc chào đời, được mẹ nuôi dạy những năm ấu thơ.

Khu du lịch thành phố Vinh nằm ở vị trí giao thông thuận tiện, có quốc lộ 1a và tuyến đường sắt Bắc - Nam chạy qua, có sân bay Vinh nằm cách trung tâm thành phố không xa. Thành phố Vinh còn là đầu mối giao thông quan trọng giữa miền Bắc và miền Nam. Khách đi du lịch theo tuyến Quốc lộ 1 ngày càng tăng, lượng du khách đến với Nghệ An theo đó cũng tăng.

Thành phố Vinh từ lâu đã hấp dẫn du khách bởi một quần thể khu du lịch với những nét đặc trưng tiêu biểu của một đô thị xứ Nghệ. Đến với thành phố Vinh, du khách có thể tham gia vào nhiều loại hình du lịch như: du lịch nghiên cứu, du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng.

Cách thành phố Vinh 120 km về phía Tây Nam, Vườn Quốc gia Pù Mát thuộc huyện Con Cuông, nằm trên sườn Đông của dải Trường Sơn, dọc theo biên giới Việt Lào. Nơi đây có một số loài động vật, thực vật quý hiếm cần phải được bảo tồn nghiêm ngặt như: sao la, thỏ vằn, niệc cổ hung và một số loài thực vật như pơ mu, sa mu, sao hải nam... Nơi đây đã được UNESCO đưa vào danh sách các khu dự trữ sinh quyển thế giới với tên gọi Khu dự trữ sinh quyển miền tây Nghệ An. Đến Diễn châu, du khách rẽ về phía tây theo đường 7 về Đặng Sơn thăm Di tích lịch sử quốc gia Nhà thờ họ Hoàng Trần do gia đình cụ Hoàng Quýnh - Nguyễn thị Đào xây dựng lại năm 1884 - gắn với cơ sở hoạt động thời kỳ 1930-1945 hoặc ra thăm Bãi Dâu Ba Ra.

Hiện nay, nhiều tổ chức bảo vệ môi trường thế giới cũng như trong nước, đang có các dự án để bảo tồn và phát triển vườn quốc gia Pù Mát, khu bảo tồn thiên nhiên Pù Huống tạo thành khu du lịch sinh thái hấp dẫn.

Khu du lịch Cửa Lò là điểm du lịch biển hấp dẫn với bãi cát trắng mịn chạy dài gần 10 km, thông ra Hòn Ngư, Hòn Mắt, Đảo Lan Châu e ấp ven bờ như một nét chấm phá của bức tranh thủy mạc. Tất cả đã tạo ra cho Cửa Lò có một sức hấp dẫn mạnh mẽ với du khách thập phương.

Khu du lịch Bãi biển Diễn Thành nằm tránh trung tâm thành phố Vinh khoảng 40km. Đây là bãi biển nổi tiếng tại Diễn Châu (Nghệ An) với bãi cát trắng, sóng biển dịu êm, mang vẻ đẹp hoang sơ và vô cùng thơ mộng. Bên cạnh đó, hải sản tại đây cũng vô cùng tươi ngon và giá thành khá rẻ, thu hút hàng nghìn lượt du khách đến vui chơi tắm biển giải trí.

Mường Lống, nơi được mệnh danh là Sapa của xứ Nghệ hay Đà Lạt của xứ Nghệ là điểm dừng chân yêu thích của các phượt thủ. Đặt chân tới đây, du khách không những được hòa mình vào khung cảnh thiên nhiên tuyệt đẹp, giữa biển mây bồng bềnh, chiêm ngưỡng những ngọn núi cao nhất thế giới mà còn có cơ hội tìm hiểu những nét đẹp văn hóa của người dân bản địa vô cùng thú vị.

Nghệ An còn là nơi có nhiều món ăn ngon, đặc sản nổi tiếng: cháo lươn Vinh, cơm lam, nhút Thanh Chương, tương Nam Đàn, cam xã Đoài... là những sản phẩm du lịch có sức cuốn hút khách du lịch quốc tế và trong nước.

Với nhiều lắm những danh lam thắng cảnh, hệ thống di tích, văn hoá phong phú về số lượng, độc đáo về nội dung, đa dạng về loại hình, Nghệ An đang là miền đất hứa, là địa chỉ du lịch hấp dẫn đối với du khách.

Xã hội[sửa | sửa mã nguồn]

Ngày 27/11, trong kỳ họp lần thứ 9 Ủy ban Liên Chính phủ Công ước UNESCO về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể diễn ra tại Pháp, Tổ chức Giáo dục Khoa học và Văn hóa của Liên hiệp quốc đã chính thức công nhận dân ca ví, dặm Nghệ Tĩnh của Việt Nam là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

Thành phố kết nghĩa[sửa | sửa mã nguồn]

  • Quảng bình cách nghệ an bao nhiêu km
    Tỉnh Quảng Ngãi (1961)

Nghệ An có nhiều thành phố kết nghĩa trên khắp thế giới, nhiều thành phố trong số này là thủ đô của các quốc gia tương ứng:

  • Quảng bình cách nghệ an bao nhiêu km
    Tokyo, Nhật Bản (1979)
  • Quảng bình cách nghệ an bao nhiêu km
    Beograd, Serbia (1980)
  • Quảng bình cách nghệ an bao nhiêu km
    New York, Hoa Kỳ (1980)
  • Quảng bình cách nghệ an bao nhiêu km
    Lima, Peru (1983)
  • Quảng bình cách nghệ an bao nhiêu km
    Washington, D.C., Hoa Kỳ (1984)
  • Quảng bình cách nghệ an bao nhiêu km
    Madrid, Tây Ban Nha (1985)
  • Quảng bình cách nghệ an bao nhiêu km
    Rio de Janeiro, Brasil (1986)
  • Quảng bình cách nghệ an bao nhiêu km
    Île-de-France, Pháp (1987)
  • Quảng bình cách nghệ an bao nhiêu km
    Köln, Đức (1988)
  • Quảng bình cách nghệ an bao nhiêu km
    Algiers, Algérie (1989)
  • Quảng bình cách nghệ an bao nhiêu km
    Amman, Jordan (1990)
  • Quảng bình cách nghệ an bao nhiêu km
    Ankara, Thổ Nhĩ Kỳ (1990)
  • Quảng bình cách nghệ an bao nhiêu km
    Cairo, Ai Cập (1990)
  • Quảng bình cách nghệ an bao nhiêu km
    Jakarta, Indonesia (1992)
  • Quảng bình cách nghệ an bao nhiêu km
    Riga, Latvia
  • Quảng bình cách nghệ an bao nhiêu km
    São Paulo, Brasil
  • Quảng bình cách nghệ an bao nhiêu km
    Islamabad, Pakistan (1993)
  • Quảng bình cách nghệ an bao nhiêu km
    Băng Cốc, Thái Lan (1993)
  • Quảng bình cách nghệ an bao nhiêu km
    Buenos Aires, Argentina (1993)
  • Quảng bình cách nghệ an bao nhiêu km
    Kiev, Ukraine (1993)
  • Quảng bình cách nghệ an bao nhiêu km
    Seoul, Hàn Quốc (1993)
  • Quảng bình cách nghệ an bao nhiêu km
    Amsterdam, Hà Lan (1994)
  • Quảng bình cách nghệ an bao nhiêu km
    Berlin, Đức (1994)
  • Quảng bình cách nghệ an bao nhiêu km
    Bruxelles, Bỉ (1994)
  • Quảng bình cách nghệ an bao nhiêu km
    Hà Nội, Việt Nam (1994)
  • Quảng bình cách nghệ an bao nhiêu km
    Moskva, Nga (1995)
  • Quảng bình cách nghệ an bao nhiêu km
    Ulyanovsk, Nga
  • Quảng bình cách nghệ an bao nhiêu km
    Gauteng (Johannesburg và Pretoria), Nam Phi (1998)
  • Quảng bình cách nghệ an bao nhiêu km
    Ottawa, Canada (1999)
  • Quảng bình cách nghệ an bao nhiêu km
    Canberra, Úc (2000)
  • Quảng bình cách nghệ an bao nhiêu km
    Athens, Hy Lạp (2005)
  • Quảng bình cách nghệ an bao nhiêu km
    Bucharest, România (2005)
  • Quảng bình cách nghệ an bao nhiêu km
    Budapest, Hungary (2005)
  • Quảng bình cách nghệ an bao nhiêu km
    La Habana, Cuba (2005)
  • Quảng bình cách nghệ an bao nhiêu km
    Manila, Philippines (2005)
  • Quảng bình cách nghệ an bao nhiêu km
    Addis Ababa, Ethiopia (2006)
  • Quảng bình cách nghệ an bao nhiêu km
    Astana, Kazakhstan (2006)
  • Quảng bình cách nghệ an bao nhiêu km
    Helsinki, Phần Lan (2006)
  • Quảng bình cách nghệ an bao nhiêu km
    Luân Đôn, Anh Quốc (2006)
  • Quảng bình cách nghệ an bao nhiêu km
    Tel Aviv, Israel (2006)
  • Quảng bình cách nghệ an bao nhiêu km
    Wellington, New Zealand (2006)
  • Quảng bình cách nghệ an bao nhiêu km
    Lisboa, Bồ Đào Nha (2007)
  • Quảng bình cách nghệ an bao nhiêu km
    Tirana, Albania (2007)
  • Quảng bình cách nghệ an bao nhiêu km
    Doha, Qatar (2008)
  • Quảng bình cách nghệ an bao nhiêu km
    Santiago de Chile, Chile (2008)
  • Quảng bình cách nghệ an bao nhiêu km
    San José, Costa Rica (2009)
  • Quảng bình cách nghệ an bao nhiêu km
    Caracas, Venezuela (2010)
  • Quảng bình cách nghệ an bao nhiêu km
    Dublin, Ireland (2011)
  • Quảng bình cách nghệ an bao nhiêu km
    Copenhagen, Đan Mạch (2012)|}
  • Quảng bình cách nghệ an bao nhiêu km
    Luanda, Angola (2021)|

Lãnh Đạo Tỉnh Nghệ An[sửa | sửa mã nguồn]

Chủ Tịch Tỉnh Nghệ An[sửa | sửa mã nguồn]

  • Phan Đình Trạc Chủ tịch Tỉnh Nghệ An Giám Đốc công An Tỉnh Nghệ An.
  • Hồ Xuân Hùng Chủ tịch tỉnh Nghệ An.
  • Hồ Đức Phớc Chủ tịch tỉnh Nghệ An.
  • Nguyễn Xuân Đường Chủ tịch tỉnh Nghệ An.
  • Thái Thanh Quý Chủ tịch Tỉnh Nghệ An.
  • Nguyễn Đức Trung Chủ tịch Nghệ An.

Nhân Vật Lãnh Đạo Khác Của Tỉnh Nghệ An[sửa | sửa mã nguồn]

  • Nguyễn Đình Lộc Bộ trưởng Bộ tư pháp
  • Trương Đình Tuyển Bộ trưởng Bộ công thương.
  • Nguyễn Đình Trung Chủ tịch Tỉnh Đắk Lắk .
  • Nguyễn Hồng Thái Giám đốc Công an nhân dân Việt Nam
  • Nguyễn Sinh Hùng Chủ tịch Quốc hội Việt Nam khóa XIII giai đoạn (2011-2016).
  • Nguyễn Vân Chi Phu nhân Chủ tịch Quốc hội Việt Nam.

Nhân Vật Lịch sử khác[sửa | sửa mã nguồn]

  • Mai Hắc Đế Vua Việt.
  • Hồ Hưng Dật Thái Thú Diễn Châu Thủy Tổ Họ Hồ Việt Nam
  • Nguyễn Hội Thiền Sư Nhà Buôn Bán Ông Tổ Nghề Làm Muối.
  • Hồ Xuân Hương, được UNESCO công nhận danh nhân văn hóa thế giới.
  • Nguyễn Xí Đại công thần khai quốc nhà lê.
  • Hồ Phi Tích quan việt nam.
  • Nguyễn Sinh Sắc phó bảng
  • Nguyễn Thiếp quân sư và là nhà xây dựng Phượng Hoàng Trung Đô thủ đô kinh đô mới của việt nam.
  • Nguyễn Kế Sài quan nhà lê.
  • Nguyễn Thức Tự thầy giáo nổi tiếng.
  • Nguyễn Sư Hồi quan nhà lê
  • Đinh Văn Chấp Tiến sĩ
  • Hoàng Trọng Mậu thông thạo cổ văn Trung Quốc
  • Nguyễn Thức Canh là một chiến sĩ cách mạng Việt Nam, và là một bác sĩ đã từng làm việc ở Trung Quốc.
  • Đặng Nguyên Cẩn (đỗ Phó bảng)
  • Đặng Thái Thân đỗ đầu xứ
  • Hoàng Trọng Mậu, cử nhân
  • Vương Thúc Quý đỗ Cử nhân
  • Đặng Thúc Hứa, đỗ Cử nhân
  • Đặng Tử Kính, đỗ Cử nhân
  • Nguyễn Thức Đường chiến sĩ cách mạng.
  • Nguyễn Phong Sắc lãnh đạo đảng.
  • Hồ Tùng Mậu, đảng viên của hai Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng Cộng sản Trung Quốc, Tổng Thanh tra Chính phủ Việt Nam.
  • Hồ Đức Việt, Ủy viên Bộ chính trị ban chấp hành trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa X, nguyên Trưởng ban Tổ chức Trung ương.
  • Hồ Sĩ Dương, tể tướng.
  • Hồ Sĩ Đống, nhà thơ và đại quan của nhà Lê trung hưng.
  • Hồ Học Lãm, nhà chính trị.
  • Đoàn Như Hài tướng quân.
  • Bạch Liêu trạng nguyên.
  • Hoàng Kiêm Ông đỗ Đệ tam giáp đồng Tiến sĩ xuất thân khoa thi Giáp Thìn 1904.
  • Lý Nhật Quang, là một hoàng tử và quan nhà Lý tri châu Nghệ An.
  • Trùng Quang Đế Vị vua xưng đế ở nghệ an đóng kinh đô ở Nghệ An.
  • Nguyễn Cảnh Chân quan nhà trần
  • Đặng Tất quan nhà trần.
  • Nguyễn Súy thái phó nhà trần
  • Đặng Dung, quan nhà trần.
  • Nguyễn Cảnh Dị, quan nhà trần.
  • Lê Ninh và truyền thuyết về Đình Long Thái ở đô lương Nghệ An.
  • Nguyễn Cảnh Hoan, quan nhà lê.
  • Phan Công Tích, quan nhà lê.
  • Nguyễn Hữu Chỉnh là nhà quân sự, chính trị có ảnh hưởng lớn của Đại Việt.
  • Ngô Đình Giao Giáo sư, TSKH Kinh tế
  • Chu Phúc Cổn, quan nhà lê
  • Ngô Trí Tri, tiến sĩ cách mạng
  • Ngô Trí Hòa, tiến sĩ cách mạng.
  • Đặng Văn Thụy, tiến sĩ
  • Nguyễn Xuân Ôn, tiến sĩ cách mạng.
  • Cao Xuân Dục quan nhà nguyễn.
  • Ngô Phương Lan, Hoa hậu Thế giới người Việt.
  • Cao Xuân Huy, Phó Giáo sư.
  • Cao Huy Đỉnh Giáo sư đoạt Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn Học Nghệ thuật.
  • Phan Mạnh Quỳnh ca sĩ nổi tiếng bài hát "Em Là Vợ Người Ta".
  • Nguyễn Thị Phương Thảo Cháu Nguyễn Cảnh Chân, Người Nghệ An, là một nữ doanh nhân, tỷ phú, Chủ tịch Hội đồng quản trị của VietJet Air, Phó chủ tịch thường trực Hội đồng quản trị Ngân hàng HDBank...[Bà là người Việt Nam thứ 2 và cũng là nữ tỷ phú đầu tiên được Forbes ghi nhận là tỉ phú USD, chỉ sau ông Phạm Nhật Vượng.
  • Đinh Bô Cương, danh thần
  • Nguyễn Cảnh Huy, danh thần
  • Nguyễn Cảnh Kiên, danh thần
  • Nguyễn Cảnh Hà, danh thần
  • Nguyễn Cảnh Quế, danh thần
  • Chu Tất Thắng, danh thần
  • Nguyễn Tiến Tài, danh thần
  • Phạm Kinh Vĩ, danh thần
  • Trần Hưng Nhượng, danh thần
  • Nguyễn Lâm Thái, danh thần
  • Nguyễn Cảnh Hoan, danh tướng
  • Phan Đà, danh tướng
  • Trần Hưng Học, danh tướng.
  • Chu Dy Hiến, danh sĩ.
  • Nguyễn Đình Cổn, danh sĩ .
  • Đinh Nhật Thận, danh sĩ .
  • Phan Sĩ Thục, danh sĩ .
  • Hồ Sĩ Tạo, danh sĩ .
  • Nguyễn Hữu Điển chí sĩ .
  • Trần Tấn,Các chí sĩ.
  • Tôn Quang Phiệt, nhà cách mạng
  • Nguyễn Sĩ Sách, nhà cách mạng
  • Tôn Thị Quế, nhà cách mạng
  • Nguyễn Côn, Phó thủ tướng
  • Võ Thúc Đồng, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp.
  • Trần Văn Hằng, Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại Quốc hội
  • Nguyễn Xuân Thắng, Ủy viên Bộ chính trị ĐCSVN
  • Phan Trung Lý, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Quốc hội
  • Trần Sĩ Thanh,Tổng Kiểm toán Nhà nước.
  • Đặng Thai Mai; giáo sư
  • Nguyễn Duy Quý; giáo sư VS
  • Trần Đình Hượu; giáo sư
  • Hoàng Đình Cầu;giáo sư bác sĩ.
  • Nguyễn Tài Cẩn; giáo sư NGND
  • Nguyễn Nghĩa Thìn; giáo sư tiến sĩ.
  • Nguyễn Sĩ Dũng. Tiến sĩ.
  • Lê Ngọc Hoa, PCT UBND tỉnh Nghệ An
  • Nguyễn Tài Tuệ,Các nghệ sĩ: Nhạc sĩ.
  • Đinh Thìn; nghệ sĩ ưu tú.
  • Hồng Lựu.nghệ sĩ nhân dân.
  • Võ Quý Huân, Các nhà Kho học: Kỹ sư
  • Nguyễn Đệ (Ba Trung) Trung tướng nguyên Tư lệnh QK9;
  • Đặng Xuân Loan, Trung tướng
  • Lê Nam Thắng - nguyên tư lệnh QK4, Thiếu tướng
  • Thiếu tướng GS, TS Nguyễn Phùng Hồng;
  • Nguyễn Cảnh Hiền, Thiếu tướngPhó tư lệnh Bộ đội biên phòng.
  • Thiếu tướng Nguyễn Trọng Nhưỡng.
  • Lê Đình Đệ, Thiếu tướng.
  • Nguyễn Đình Minh, Thiếu tướng
  • Nguyễn Thủ Thanh; Thiếu tướng.
  • Nguyễn Thế Công Thiếu tướng
  • Nguyễn Ngọc Độ Thiếu tướng
  • Đậu Đình Toàn,Thiếu tướng.
  • Nguyễn Hùng Lĩnh Thiếu tướng.
  • Trần Minh Đạo Thiếu tướng.
  • Nguyễn Sĩ Hội Thiếu tướng.
  • Trần Võ Dũng Trung tướng.
  • Lê Văn Minh, Thiếu tướng Tư lệnh vùng 4 Cảnh sát Biển..
  • Phạm Nguyễn Du, Đình nguyên, Hoàng giáp.
  • Nguyễn Ngọc, song nguyên Hoàng giáp.
  • Nguyễn Hữu Chính, Hoàng giáp.
  • Phạm Huy, Tiến sĩ
  • Nguyễn Khuê, Tiến sĩ
  • Đinh Văn Phác, Tiến sĩ
  • Đinh Văn Chất, Tiến sĩ
  • Nguyễn Huy Nhu, Tiến sĩ
  • Phạm Huy Thuyến (Phó Thuyến), Phó bảng
  • Thích Minh Châu,Tiến sĩ ngôn ngữ và phật học Đại lão hòa thượng.
  • Đinh Hồng Phiên Đốc học Quảng Nam Đinh
  • Đinh Văn Chấp, Nhà giáo.
  • Trần Văn Cung, Nhà cách mạng.
  • Nguyễn Trọng Đạt, Danh tướng: Quận công.
  • Trần Văn Quang, danh tướng.
  • Hoàng Đan, danh tướng.
  • Nguyễn Quốc Thước, danh tướng: Quận công.
  • Nguyễn Mạnh Đẩu, danh tướng Quận công.
  • Nguyễn Bá Tuấn, danh tướng. Quận công
  • Phạm Hồng Minh, danh tướng. Quận công
  • Võ Văn Việt, Danh tướng.
  • Nguyễn Duy Trinh, Nhà ngoại giao: Bộ trưởng.
  • Hoài Thanh, Hoài Chân, Văn nhân, Nhà phê bình văn học.
  • Giáo sư Nguyễn Đình Chú
  • Vương Đình Huệ, Bộ trưởng Bộ tài chính (2011 - 2013), Trưởng ban Kinh tế Trung ương (2012 - 2016), Phó Thủ tướng Chính phủ (2016 - 2020), Bí thư Thành ủy Hà Nội (2020 - 2021), Chủ tịch Quốc hội Nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam.
  • Nguyễn Trường Tộ: nhà canh tân
  • Phạm Hồng Thái: liệt sĩ cách mạng
  • Lê Thiết Hùng: tướng lĩnh đầu tiên
  • Đinh Bạt Tụy ở thôn Bùi Ngoạ, xã Hưng Trung đậu "nhất giáp đệ nhất giáp chế khoa xuất thân" kỳ thi đình năm 1554 (bia số 15 tại Văn Miếu-Quốc Tử Giám).
  • Phạm Hồng Sơn: Trung tướng Quân đội Nhân dân Việt Nam
  • Phạm Văn Quyến: Cầu thủ bóng đá.
  • Nguyễn Đức Đạt; Đình nguyên, Thám hoa.
  • Thám hoa Nguyễn Văn Giao đời Nguyễn
  • Vương Hữu Phu, Đình nguyên Tiến sĩ (khoa Canh Tuất- 1910)..
  • Nguyễn Tư Nghiêm, Danh họa
  • Tạ Quang Bửu,Nhà khoa học
  • Bộ trưởng Trần Quốc Hoàn,
  • Tạ Quang Ngọc, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng
  • Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng,
  • Phạm Thị Thanh Trà, ủy viên ban chấp hành trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Nội Vụ, Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo GS. TSKH
  • Bành Tiến Long, Thứ trưởng bộ tư pháp - Hiệu trưởng trường đại học Luật HN PGS TS
  • Hoàng Thế Liên, giáo sư hóa học
  • Nguyễn Thạc Cát, Giáo sư
  • Nguyễn Văn Trương (anh hùng lao động) Giáo sư
  • Phạm Như Cương, Giáo sư
  • Nguyễn Thúc Hào, Giáo sư (Toán) đầu tiên của Việt Nam, Đại biểu Quốc hội, Tổng Thư ký kiêm Giám đốc trường Đại học Khoa học Hà Nội.
  • Nguyễn Thúc Tùng, Đại tá, Giáo sư, Tiến sĩ, Thầy thuốc Nhân dân.
  • Nguyễn Văn Hường, Giáo sư
  • Nguyễn Văn Ngọ, Giáo sư
  • Nguyễn Thúc Hải, Giáo sư
  • Nguyễn Đình Bảng, Trưởng đoàn đàm phát Thương mại Việt Mỹ Nguyễn Đình Lương, Phó Viện trưởng VKSND tối cao Dương Thanh Biểu;
  • Nguyễn Thị Thiều Hoa, Giáo sư toán học
  • Nguyễn Xuân Quỳnh, Giáo sư.
  • Tạ Quang Hải, Giáo sư toán học nguyên chủ nhiệm khoa Toán Đại học Vinh;
  • Phạm Thị Ngọc Yến, ĐHBK Hà Nội,Giáo sư Tiến sĩ.
  • Phan Anh Việt, Trung tướng Giáo sư Nguyên Phó Tổng cục 2 BQP, Phó Giám đốc Học viện Quốc phòng Việt Nam;
  • Hoàng Nghĩa Khánh,Trung tướng, Phó Giáo sư nguyên Cục trưởng Cục Tác chiến BTTM.
  • Trần Đình Mai, Đại tá, PGS.TS Giảng viên Học viện Lục Quân Đà Lạt, Tổng giám đốc Binh đoàn Trường Sơn:
  • Lương Sỹ Nhung, Thiếu tướng Nhà văn, dịch giả.
  • Văn Tùng; nhà báo .
  • Hàm Châu; PGS.TS.
  • Trần Văn Thụy giảng viên trường đại học y khoa Hà Nội.
  • Trần Đình Hiếu, Tiến sĩ nguyên vụ trưởng UB Kế hoạch Nhà nước.
  • Nguyễn Phong Phú, Thiếu tướngnguyên Trưởng bộ phận thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương 6(2), Tổng cục Chính trị, BQP, nguyên Chủ nhiệm Chính trị, Quân khu 4.
  • Trần Đình Phương, Tiến sĩ Vụ trưởng Bộ Văn Hoá-TT.
  • Hà Hữu Đức, Nghệ sĩ xuất sắc của Liên đoàn Nhiếp ảnh Thế giới (FIAP).
  • Trần Huyền, Anh hùng tình báo quân đội.
  • Nguyễn Quang Hồng, PGS.TS Sử học.
  • Hồ Khải Đại ; Hội viên sáng lập Hội nhà văn Việt Nam.
  • Tạ Quang Đạm; Nhà báo.
  • Hồ Đệ Trung tướng.
  • Nguyễn Ngọc Hà,Thiếu tướng Phó Tư lệnh Quân khu 4.
  • Nguyễn Bá Quýnh quan nhà lê.
  • Phạm Đình Toái, danh sĩ.
  • Hoàng Văn Hoan, danh sĩ.
  • Hồ Đức Việt; nhà báo chính khách
  • Hồ Anh Dũng; Trung tướng
  • Lê Nam Phong; Trung tướng, PGS, TS,
  • Phan Đức Dư NGND(Giám đốc Học viện An ninh nhân dân);
  • Lê Tất Thắng, Thiếu tướng Phó Tư lệnh Quân khu 4;
  • Phan Cự Đệ; Giáo sư
  • Phan Nguyên Di Giáo sư
  • Nguyễn Minh Châu nhà văn (tác giả 'Dấu chân người lính);
  • Bùi Hiển; nhà văn.
  • Tú Mỡ; nhà thơ.
  • Hoàng Trung Thông, nhà thơ.
  • Dương Quân, nhà thơ trào phúng.
  • Hoàng Nhật Tân (Hoàng Thanh Đạm) nhà nghiên cứu sử học và dịch giả, con trai Hoàng Văn Hoan,
  • Dương Viên, nguyên Tổng thư ký hội mỹ thuật tạo hình Việt Nam.
  • Dương Văn Lan, nguyên Hiệu trưởng trường Đại học Ngoại thương Hà Nội; nguyên Giám đốc Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam.
  • Dương Như Xuyên, Phó Giáo sư, tiến sĩ, nguyên Giám đốc Trung tâm giáo dục thường xuyên tỉnh Nghệ An.
  • An Thuyên, Thiếu tướng, Nhạc sĩ .
  • Ánh Dương; Nhạc sĩ.
  • Cù Chính Lan, anh hùng
  • Phan Văn Trinh, anh hùng
  • Vũ Văn Huynh, anh hùng
  • Hoàng Hữu Nhất, anh hùng
  • Hoàng Quốc Đông, anh hùng
  • Nguyễn Thị Hồng, anh hùng
  • Nguyễn Đình Khoa, giám đốc máy bay,anh hùng việt nam.
  • Nguyễn Thị Minh Châu; anh hùng .
  • Hồ Mẫu Ngoạt, Ủy viên Trung ương Đảng, Chánh văn phòng Tổng bí thư.
  • Lê Thanh Thản Chủ tịch tập đoàn Mường thanh.
  • Hồ Tông Thốc, là một vị quan, nhà sử học của Việt Nam.
  • Nguyễn Kế Hưng Quan nhà Lê.
  • Nguyễn Trọng Thưởng Quan nhà Lê ..vv

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  • “Phê duyệt và công bố kết quả thống kê diện tích đất đai năm 2020”. Quyết định số 387/QĐ-BTNMT 2022. Bộ Tài nguyên và Môi trường (Việt Nam).
  • ^ Tổng cục Thống kê (2022). Niên giám Thống kê Việt Nam năm 2021 (PDF). Nhà Xuất bản Thống kê. Lưu trữ (PDF) bản gốc ngày 1 tháng 8 năm 2022. Truy cập ngày 1 tháng 8 năm 2022.
  • Tổng cục Thống kê Nghị quyết về việc điều chỉnh địa giới hành chính một số tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương do Quốc hội ban hành