Quyết định cho học sinh nghỉ thứ 7

Học sinh Trường THPT Tân Châu được lùi giờ vào học từ năm học 2019-2020

Trong khi các tranh luận Lùi giờ vào học được không, Nên lùi giờ vào học vì trí tuệ, chiều cao của học sinh vẫn đang diễn ra sôi nổi, có một trường THPT công lập áp dụng giờ 7 giờ 30 cho học sinh vào học nhiều năm nay. Đồng thời nhà trường cho học sinh học từ thứ hai đến thứ sáu, còn thứ bảy dành cho các hoạt động ngoại khóa, bồi dưỡng.

Đó là Trường THPT Tân Châu, được thành lập từ năm 1964, với lịch sử lâu đời và có bề dày truyền thống tại thị xã Tân Châu, tỉnh An Giang. Phía sau quyết định lùi giờ vào học của nhà trường là những lý do xúc động.

Hình ảnh học trò chạy vội, cầm theo hộp cơm

Loạt bài viết Nên lùi giờ vào học của học sinh trên Báo Thanh Niên những ngày qua nhận được nhiều tương tác từ các phụ huynh, học sinh và giáo viên cũng như chuyên gia.

Đáng chú ý, chúng tôi nhận được những dòng chia sẻ của một thầy giáo công tác tại Trường THPT Tân Châu, thị xã Tân Châu, An Giang cho biết từ nhiều năm nay, học sinh trường này đã được vào học từ 7 giờ 30.

Trường THPT Tân Châu

Ngày 19.10, PV Thanh Niên đã liên lạc với Ban giám hiệu Trường THPT Tân Châu. Thầy Nguyễn Thành An, Hiệu trưởng nhà trường, cho hay từ nhiều năm nay học sinh của trường chỉ học chính khóa từ thứ hai tới hết thứ sáu. Còn lại thứ bảy, các em được nghỉ học chính khóa, dành thời gian cho hoạt động ngoại khóa, bồi dưỡng học sinh giỏi, phụ đạo học sinh chưa vững kiến thức… Sau quyết định đó, từ năm học 2019-2020, nhà trường cũng thay đổi khung giờ vào lớp-ra về, để học sinh được vào học từ 7 giờ 30 phút, thay vì 7 giờ như trước đó.

“Mỗi sáng, học sinh vào lớp lúc 7 giờ 30. Các em học 2 tiết liền nhau đến 9 giờ, giải lao 30 phút, rồi học tiếp 2 tiết, kết thúc lúc 11 giờ. Buổi chiều cũng tương tự, các em vào lớp lúc 13 giờ 30, tan học lúc 17 giờ”, thầy An cho hay.

Phụ huynh than vất vả vì con học quá sớm và vì sao có trường học lúc 8 giờ?

“Trước đây, khi học sinh vào học lúc 7 giờ, chúng tôi nhìn thấy các em vội vội vàng vàng chạy vào trường cầm theo hộp cơm, ổ bánh mì rất tội nghiệp mà không có đủ thời gian ăn sáng. Giáo viên nào dạy tiết 1, nhất là có con nhỏ cũng rất vất vả khi vừa phải dậy từ sớm tinh mơ, cho các con mình đến trường trước rồi quay lại cho kịp giờ vào dạy”, thầy hiệu trưởng chia sẻ. Vì thế, ban giám hiệu đã bàn bạc, đề xuất và quyết định lùi giờ vào học.

Theo thầy An, khi cho học sinh vào học lúc 7 giờ 30, mỗi buổi học 4 tiết, ra về lúc 11 giờ và 17 giờ, nhà trường sắp xếp, tính toán, cân đối chương trình, làm sao vẫn đảm bảo toàn bộ chương trình theo hướng dẫn của Bộ GD-ĐT và Sở GD-ĐT.

“Cũng trải qua thời học sinh, cũng trải qua thời gian công tác Đoàn rất sôi nổi, tôi thấy rằng học sinh cấp THPT cần có 2 ngày cuối tuần để thư giãn, tham gia hoạt động ngoại khóa, vui chơi thể thao, sinh hoạt và phụ giúp gia đình. Giáo viên, viên chức của nhà trường cũng được nghỉ ngơi sau một tuần giảng dạy, làm việc, để tái tạo sức lao động, chuẩn bị cho tuần mới”, thầy chia sẻ.

\n

Những hoạt động ngoại khóa của nhà trường trong ngày thứ bảy

Ban giám hiệu Trường THPT Tân Châu cũng cho biết thêm 4 năm trước khi quyết định lùi giờ vào học thành 7 giờ 30, nhà trường cũng khá lo lắng vì “không giống các trường khác”, “không biết có bị khiển trách gì không”. Tuy nhiên, ban giám hiệu thống nhất với với nhau, “tất cả vì học sinh, vì giáo viên. Nếu bị khiển trách gì thì tất cả ban giám hiệu cùng chịu trách nhiệm”.

“Nhưng đến nay, quyết định lùi giờ vào học, cho học sinh nghỉ học chính khóa ngày thứ bảy của trường nhận được những đánh giá như thế nào?”, PV Thanh Niên đặt câu hỏi. Thầy An cho hay không chỉ học sinh, phụ huynh, giáo viên ủng hộ mà Sở GD-ĐT An Giang cũng biểu dương cách làm hiệu quả, khoa học, thiết thực của nhà trường và chất lượng giáo dục được duy trì và phát huy.

Vì sức khỏe của học trò

Thầy Bạch Thái Học, Bí thư Đoàn thanh niên Trường THPT Tân Châu, cho hay 4 năm qua, học sinh, giáo viên, phụ huynh đều rất ủng hộ việc được lùi giờ vào học từ 7 giờ 30, từ thứ hai tới thứ sáu và chỉ học các môn ngoại khóa, bồi dưỡng... ngày thứ bảy.

“Khi mỗi ngày được lùi giờ vào học 30 phút thôi, học sinh có thời gian được ngủ thêm một chút cho đầy đủ, ăn sáng đàng hoàng, nghỉ ngơi cho tiêu hóa thức ăn, xem lại bài vở trước khi bắt đầu buổi học, tiếp thu kiến thức tốt hơn, chăm sóc sức khỏe tốt hơn”, thầy Học chia sẻ.

Học sinh Trường THPT Tân Châu trong ngày thứ bảy ngoại khóa

Theo thầy Học, khi học trò được học 2 tiết liền nhau từ 7 giờ 30 tới 9 giờ, nếu có những tiết như ngữ văn, toán… liền nhau thì mạch bài giảng cũng không bị ngắt quãng. Đồng thời, 30 phút nghỉ giải lao giúp các em được thoải mái hơn nếu muốn ăn thêm, uống nước giải khát, giao lưu kết nối với bạn bè...

Phụ huynh Vân Anh có con học lớp 4 tại Trường tiểu học Nguyễn Thái Sơn, Q.3, TP.HCM cho biết mừng vì từ khi con chị vào lớp 1 tại trường tới nay, trừ thứ hai cần có mặt trước 7 giờ 15 còn lại các ngày khác bé không đến trường trễ hơn 7 giờ 30 là được. Khi được vào lớp từ 7 giờ 30, các con được có thêm thời gian nghỉ ngơi đầy đủ, ăn sáng tươm tất, chuẩn bị cho một ngày vui vẻ ở trường.

Tin liên quan

Việc cho học sinh nghỉ ngày thứ 7 và chủ nhật, thay vì chỉ có ngày chủ nhật như hiện nay là một trong những vấn đề đang được thảo luận để đưa vào dự án Luật Giáo dục sửa đổi.

Nghỉ học ngày thứ 7 cho giáo viên, học sinh đỡ vất vả

Đề xuất cho học sinh nghỉ thứ 7 do Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội đưa ra tại phiên họp thứ 26 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội vừa qua. Theo lý giải của đại diện cơ quan này, hiện nay, công chức, viên chức trong các cơ quan Nhà nước hầu như chỉ làm việc 5 ngày/tuần, nghỉ ngày thứ 7 và chủ nhật; trong khi đó, giáo viên lại vẫn phải vất vả đi làm cả ngày thứ 7.

Còn đối với học sinh, chương trình học nặng nề và lịch học dày đặc đang khiến học sinh cảm thấy áp lực khi đến trường. Vì vậy, đại diện Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng cũng đề xuất cần giảm tải chương trình học, rút ngắn thời gian học trên lớp để tiến tới cho học sinh nghỉ ngày thứ 7.

Về phía phụ huynh học sinh, việc học sinh được nghỉ học ngày thứ 7 cũng giúp phụ huynh không mất thời gian đưa đón con, tạo điều kiện thuận lợi cho gia đình sắp xếp lịch trình nghỉ ngơi, du lịch…

Từ những phân tích ở trên, Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng cho rằng cho học sinh nghỉ học ngày thứ 7 là tốt cho giáo viên, cho học sinh và cho cả phụ huynh.

Đề xuất cho học sinh nghỉ thứ 7 để thầy trò đỡ vất vả [Ảnh minh họa]

Nhà trường và phụ huynh đều than khó

Dù công nhận những lập luận nêu trên của Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng không sai, nhưng theo các trường, đề xuất cho học sinh được nghỉ thứ 7 không hợp lý, ít nhất ở thời điểm hiện tại. Với khối lượng kiến thức hiện nay, học sinh không đi học cả ngày thứ 7 sẽ không thể hoàn thành được chương trình năm học theo đúng kế hoạch.

Trước đề xuất cho học sinh nghỉ ngày thứ 7, nhiều phụ huynh không những không đồng tình mà còn bày tỏ lo ngại. Bởi thực tế, không phải phụ huynh nào cũng có chế độ nghỉ ngày thứ 7 và chủ nhật; nhiều người vẫn phải đi làm ngày thứ 7, do đó sẽ không thể ở nhà trông con ngày thứ 7 và cũng chẳng dễ dàng gì để tìm một nơi gửi con.

Học sinh, đặc biệt là học sinh còn nhỏ tuổi ở nhà ngày thứ 7 không có người trông nom có thể sẽ gặp phải nguy hiểm hoặc cuốn theo các hoạt động giải trí thiếu lành mạnh – nhiều phụ huynh băn khoăn.

Hiện nay, việc học sinh nghỉ thứ 7 vẫn mới chỉ dừng lại ở đề xuất của Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng. Việc có đưa nội dung này vào dự thảo Luật Giáo dục sửa đổi hay không vẫn còn tiếp tục thảo luận. Tại Nghị quyết 108/NQ-CP vừa qua, Chính phủ

giao Bộ Giáo dục và Đào tạo tiếp tục lấy ý kiến nhân dân, các chuyên gia, nhà khoa học về dự án Luật này.

Xem thêm:

Chính phủ đồng ý miễn học phí cho trẻ mầm non 5 tuổi

Miễn học phí cho học sinh THCS - vừa mừng vừa lo 

LuatVietnam

Video liên quan

Chủ Đề