Quyết định đánh giá ban quản lý dự án năm 2024

Quản lý dự án (QLDA) đầu tư xây dựng là một lĩnh vực quản lý phức tạp, đa dạng và nhạy cảm, gồm nhiều bước với nhiều nội dung quản lý khác nhau, quá trình thực hiện thường diễn ra trong thời gian dài và có sự tham gia, phối hợp thực hiện của rất nhiều chủ thể như: Chủ đầu tư, nhà thầu, ủy ban nhân dân địa phương và các cơ quan quản lý chuyên môn của Nhà nước.

Hoạt động QLDA đầu tư xây dựng công trình đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo sự thành công và hiệu quả của dự án. QLDA đầu tư xây dựng được thực hiện tốt ở các nội dung như: quản lý tiến độ; quản lý nguồn lực; quản lý rủi ro; quản lý chất lượng; quản lý thông tin; quản lý hợp đồng; quản lý sự thay đổi... sẽ đem lại hiệu quả cao và tránh gây thất thoát, lãng phí cho ngân sách nhà nước. Tuy nhiên, hiện nay, tại các Ban QLDA đầu tư xây dựng công trình vẫn luôn gặp phải một số hạn chế như: Năng lực nhân sự của Ban QLDA còn yếu; Công tác đền bù giải phóng mặt bằng còn nhiều khó khăn, vướng mắc khiến cho tiến độ thực hiện một số dự án còn kéo dài; Công tác thẩm tra, phê duyệt hồ sơ thiết kế, dự toán còn thiếu sót. Nghiệm thu, thanh quyết toán còn chậm so với thời gian quy định. Trong bối cảnh đó, việc đánh giá thực trạng công tác quản lý dự án đầu tư tại Ban QLDA đầu tư xây dựng TP. Thanh Hóa là một yêu cầu tất yếu do thực tiễn đặt ra để đảm bảo tính hiệu lực, hiệu quả của các nguồn lực do Nhà nước đầu tư, đáp ứng nhu cầu lợi ích của Nhân dân.

Thực trạng quản lý dự án đầu tư xây dựng tại Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng TP. Thanh Hóa

Ban QLDA TP. Thanh Hóa (gọi tắt là Ban QLDA) là đơn vị sự nghiệp công lập, trực thuộc UBND TP. Thanh Hóa, chịu sự chỉ đạo, quản lý trực tiếp, toàn diện của UBND Thành phố, đồng thời, chịu sự hướng dẫn, kiểm tra về chuyên môn nghiệp vụ của các sở chuyên ngành thuộc UBND tỉnh Thanh Hoá.

Chức năng chính là đóng vai trò giám sát, quản lý, làm chủ đầu tư các dự án sử tổng dự toán; với các dự án có tổng mức đầu tư dưới 15 tỷ đồng sẽ chỉ thực hiện thiết kế 1 bước (lập Báo cáo kinh tế kỹ thuật)

Bảng 1: Hình thức lựa chọn nhà thầu của ban QLDA TP. Thanh Hóa

Năm

gói thầu

KH

TH

Đấu thầu

(%)

Chào hàng

(%)

Chỉ định

(%)

2020

23

342.604

320.415

6

26,1

0

0

17

73,9

2021

26

459.150

421.320

7

26,9

0

0

19

73,1

2022

29

462.240

462.144

11

37,9

0

0

18

62,1

2021

20

501.312

451.278

8

40,0

0

0

12

60,0

2022

14

426.315

417.650

8

57,1

0

0

6

42,9

Nguồn: Ban QLDA TP. Thanh Hoá

Về thẩm định và phê duyệt dự án: Hiện nay, quy trình thẩm định dự án đầu tư của Ban QLDA được thực hiện theo quy trình: (1) Sau khi tư vấn lập dự án xong, Ban QLDA TP. Thanh Hoá trình cơ quan chuyên môn thẩm định; (2) Cơ quan chuyên môn thẩm định dự án của UBND Thành phố là Phòng Quản lý đô thị (đối với các dự án có tổng mức đầu tư dưới 15 tỷ và quy mô cấp III trở xuống); Sở Xây dựng hoặc Sở Giao

dụng vốn đầu tư công, vốn nhà nước ngoài đầu tư công. Căn cứ điều kiện cụ thể của thành phố, Chủ tịch UBND Thành phố xem xét, quyết định giao cho Ban quản lý dự án thực hiện chức năng chủ đầu tư đối với từng dự án.

Thực trạng quản lý quá trình lập, thẩm định, phê duyệt dự án

Về vấn đề xin chủ trương đầu tư: Công tác xin chủ trương đầu tư dự án tại TP. Thanh Hoá đều được tuân thủ thủ theo Luật Xây dựng số 50/2014/ QH13; Nghị định số 42/2018/NĐ-CP sửa đổi bổ sung Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18/6/2015 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng.

Về vấn đề lập dự án đầu tư: Các dự án do Ban QLDA thành phố quản lý chủ yếu là dự án C và một số ít dự án nhóm B. Với các dự án nhóm B, C sau khi được cấp có thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư, chủ đầu tư sẽ quản lý dự án giai đoạn chuẩn bị đầu tư theo trình tự thiết kế 2 bước đối với các dự án có tổng mức đầu tư trên 15 tỷ đồng là bước thiết kế cơ sở (lập dự án) và bước thiết kế bản vẽ thi công thông Vận tải, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (đối với dự án nhóm B trở xuống trừ dự án có tổng mức đầu tư dưới 15 tỷ và quy mô cấp III trở xuống); (3) Sau khi có kết quả thẩm định của sở hoặc phòng chuyên môn, Ban quản lý dự án sẽ trình phòng Tài chính - Kế hoạch (TCKH) Thành phố xem xét tổng hợp để trình UBND Thành phố ra quyết định phê duyệt dự án.

Thực trạng công tác lựa chọn nhà thầu

Công tác tổ chức đấu thầu và lựa chọn nhà thầu tại Ban QLDA TP. Thanh Hoá được thực hiện chủ yếu theo 2 hình thức là chỉ định thầu và tổ chức đấu thầu.

Nhìn chung, công tác lựa chọn nhà thầu cho các gói thầu tại Ban QLDA đã thực hiện theo quy định của pháp luật, nghị định của chính phủ; Đảm bảo các tiêu chí cần thiết của hoạt động thầu dự án đầu tư.

Công tác quản lý chất lượng vị kiểm định chất lượng chất lượng để đánh giá từng hạng mục dự án. Công tác quản lý chất lượng công trình được thể hiện như Bảng 2.

Bảng 2: Tổng hợp chất lượng các gói thầu do ban QLDA TP. Thanh hóa quản lý giai đoạn 2018- 2022

Gói thầu

Năm 2018

Năm 2019

Năm 2020

Năm 2021

Năm 2022

Gói

%

Gói

%

Gói

%

Gói

%

Gói

%

Gói thầu đạt tiêu chuẩn chất lượng

18

78,3

19

73,1

23

79,3

17

85,0

13

92,9

Gói thấu đạt tiêu chuẩn nhưng phát sinh ngoài thiết kế

4

17,4

5

19,2

4

13,8

2

10,0

1

7,1

Gói thầu phải sửa chữa trong thời gian bảo hành

1,0

4,3

2,0

7,7

2,0

6,9

1,0

5,0

0,0

0,0

Nguồn: Tác giả tổng hợp từ số liệu lưu trữ của Ban QLDA

Bảng 3: Tổng hợp tiến độ các gói thầu do Ban QLDA TP. Thanh Hóa quản lý

Gói thầu

2018

2019

2020

2021

2022

Gói

%

Gói

%

Gói

%

Gói

%

Gói

%

Gói thầu vượt tiến độ

2

8,7

3

11,5

3

10,3

0

0,0

0

0,0

Gói thầu đúng tiến độ

20

87,0

21

80,8

25

86,2

18

90,0

12

85,7

Gói thầu chậm tiến độ

1

4,3

2

7,7

1

3,4

2

10,0

2

14,3

Tổng

23

100,0

26

100,0

29

100,0

20

100,0

14

100,0

Nguồn: Tác giả tổng hợp từ số liệu lưu trữ của Ban QLDA

Hiện nay, đối với những công trình có yêu cầu kỹ thuật cao, Ban QLDA Thành phố tiến hành thuê đơn

Bảng 4: Cơ cấu tạm ứng vốn đầu tư tại Ban QLDA TP. Thanh hóa

Năm

Tổng vốn theo KH

Vốn tạm ứng được duyệt

Tỷ lệ (%)

2018

342.604

51.470

15,02

2019

459.150

49.650

10,81

2020

462.240

57.415

12,42

2021

501.312

105.320

21,01

2022

426.315

114.372

26,83

Nguồn: Ban QLDA TP. Thanh Hóa

Thời gian qua, Ban QLDA đã chấn chỉnh lại toàn bộ cán bộ kỹ thuật của Ban, yêu cầu rà soát, báo cáo sát với thực tế thi công của các nhà thầu, tháo gỡ các khó khăn khi thi công cho các gói thầu, vì vậy trong những năm qua, công tác quản lý chất lượng dự án được cải tổ phù hợp với điều kiện dự án làm cho các dự án đạt chất lượng chiếm 85% năm 2021 và 92,9% năm 2022. Một số dự án phát sinh ngoài thiết kế, chỉnh sửa lại một số hạng mục trong quá trình thi công cũng đã được giải trình lý do và đạt chất lượng tốt. Điều này thể hiện năng lực quản lý dự án, năng lực thiết kế và lập kế hoạch của Ban QLDA thành phố khá tốt.

Quản lý tiến độ thi công xây dựng

Giai đoạn 2018- 2022 các dự án do Ban QLDA TP. Thanh Hóa quản lý ít xảy ra tình trạng chậm tiến độ công trình. Ban đã chỉ đạo các phòng chuyên môn xây dựng kế hoạch tiến độ phù hợp với điều kiện thực tế dự án và có xem xét kỹ các yếu tố có thể tác

thức thưởng phạt phân minh, ghi rõ cụ thể giá trị nhận được của từng gói thầu khi thi công vượt tiến độ mà vẫn đảm bảo chất lượng đã khuyến khích các nhà thầu xây dựng ngày đêm hoàn thành vượt tiến độ.

Quản lý chi phí đầu tư xây dựng

Về quản lý tạm ứng vốn đầu tư của Ban QLDA: Thực hiện theo Thông tư số 08/2016/TT- BTC ngày 18/01/2016 của BTC quy định về quản lý, thanh toán vốn đầu tư và vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư thuộc nguồn NSNN, trong đó có quy định mức tạm ứng không quá 50% giá trị của dự án

Các số liệu cho thấy, Ban QLDA dự án đã thực hiện theo đúng mức yêu cầu theo quy định của Nhà nước. Việc ban hành những quy định về tỷ lệ tạm ứng trên hợp đồng đầu tư xây dựng là hoàn toàn cần thiết, Ban QLDA thành phố đã kiểm soát tạm ứng vốn chặt chẽ hơn, ngăn chặn được tình trạng tham nhũng, chiếm dụng vốn NSNN của nhà thầu.

Về hoạt động thanh toán vốn đầu tư: Cũng như nhiều Ban QLDA khác, hoạt động thanh toán của Ban QLDA TP. Thanh Hóa tuân theo quy trình của KBNN Thành phố.

Bảng 5: Thực trạng thanh toán vốn đầu tư xây dựng tại Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng TP. Sầm Sơn

Năm

Vốn xin thanh toán của nhà thầu

Vốn thanh toán được duyệt

So sánh

(+/- )

%

Năm 2018

362.004

343.912

- 18.092

95,00

Năm 2019

471.855

467.034

- 4.821

98,98

Năm 2020

475.824

468.915

- 6.909

98,55

Năm 2021

561.003

507.486

- 53.517

90,46

Năm 2022

462.361

430.310

- 32.051

93,07

Nguồn: tổng hợp từ Ban QLDA TP. Thanh Hóa

Bảng 6: Kết quả thanh tra các dự án do Ban QLDA quản lý giai đoạn 2018- 2022

Nội dung

ĐVT

2018

2019

2020

2021

2022

Số cuộc thanh tra

Cuộc

2

2

2

1

1

Xử lý

Vụ

2

2

1

1

1

Vốn thu hồi về ngân sách

trđ

320

704

368

400

120

Nguồn: tổng hợp từ Ban QLDA TP. Thanh Hóa

Ban QLDA có trách nhiệm phê duyệt hồ sơ xin thanh toán của nhà thầu và phối với với KBNN thực hiện thanh toán vốn cho nhà thầu. Theo kết quả tổng hợp, các hồ sơ thanh toán đưa lên KBNN một số hồ sơ chưa đảm bảo nên đã bị bác bỏ không đồng ý thanh toán, một số hồ sơ thiếu chữ ký xác nhận của cơ quan quản lý, không minh chứng được nguồn gốc xuất xứ của các hạng mục thanh toán và không giải trình được lý do tăng vốn so với kế hoạch cũng bị loại bỏ.

Công tác thanh tra, kiểm tra các dự án đầu tư xây dựng

Công tác thanh tra kiểm tra nội bộ trong ban QLDA thường xuyên được thực hiện, đặc biệt là các vấn đề liên quan đến tài chính và chất lượng dự án.

Trong giai đoạn vừa qua, số cuộc thanh tra là 8 cuộc trong đó có 1 cuộc là kiểm tra nội bộ do Giám đốc Ban QLDA cùng phòng kế toán thực hiện và 1 cuộc là thanh tra kiểm toán nhà nước vào kiểm tra và xử lý được 02 vụ với số tiền phải thu là 1.912 triệu đồng do thanh toán vượt so với phê duyệt thẩm tra quyết toán.

Giải pháp tăng cường quản lý dự án đầu tư xây dựng tại Ban Quản lý dự án TP. Thanh Hóa

Để quản lý tốt và có chất lượng các dự án đầu tư xây dựng công trình thì ngoài sự tăng cường năng lực và trình độ quản lý dự án của Ban quản lý, đổi mới tư duy làm việc của Ban QLDA thì còn cần sự quan tâm, tạo điều kiện, môi trường cho việc hoạt động này của tất cả các cấp, ngành. Đặc biệt là của các cơ quan quản lý nhà nước cấp trên, cần ban hành các quy định, hướng dẫn và kiểm tra về quản lý dự án đầu tư xây dựng một cách thống nhất, có sự ổn định tương đối nhằm giúp bảo đảm quá trình đầu tư đúng thủ tục, quy trình, sử dụng hiệu quả vốn, đảm bảo chất lượng công trình đầu tư xây dựng, đảm bảo đưa các công trình vào sử dụng đúng tiến độ, tạo sự chủ động cho các chủ thể tham gia quản lý xây dựng công trình. Các giải pháp cụ thể gồm:

- Nâng cao năng lực và trình độ cho đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng: Cần cử cán bộ Ban QLDA đi học các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ về quản lý dự án, tư vấn đấu thầu, định giá xây dựng và quản trị kỹ thuật nhằm nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, vận dụng trực tiếp vào quá trình quản lý dự án của Ban. Khi Ban tiến hành đề bạt các vị trí như chủ nhiệm dự án, hay các vị trí kiêm nhiệm trong Ban, cần xem xét nhiều yếu tố như năng lực, khả năng giao tiếp, kết nối công việc với mọi người, không nên dựa vào những yếu tố chủ quan hay chịu sự tác động của các yếu tố khác để đề bạt vị trí, làm giảm tinh thần làm việc của cán bộ khác.

- Nâng cao công tác lựa chọn nhà thầu tư vấn thiết kế, nhà thầu thi công: Nâng cao chất lượng hồ sơ mời thầu, yêu cầu bảo đảm nguyên tắc cạnh tranh, công bằng, minh bạch, tránh sự hạn chế nhà thầu tham gia; Hồ sơ mời thầu phải quy định về tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ dự thầu bảo gồm tiêu chuẩn đánh giá về năng lực và kinh nghiệm phải tuân thủ quy định của pháp luật, phù hợp những nội dung của dự án, của gói thầu.

- Một số giải pháp khác gồm: Nâng cao chất lượng công tác khảo sát, thiết kế; Nâng cao chất lượng quản lý giám sát thi công công trình; Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát chi phí các dự án; Ứng dụng công nghệ thông tin kiểm tra, giám sát thi công xây dựng công trình; Tăng cường công tác thẩm định dự án.