Rạch tầng sinh môn bao lâu thì lành

Ở nước ta hiện tại, đối với các mẹ sinh thường lần đầu tiên thì hay được rạch tầng sinh môn để giúp mẹ sinh con dễ hơn. Sau khi em bé chào đời thì bác sĩ mới khâu lại vết rạch cho mẹ. Vì vậy, không ít chị em thắc mắc vết khâu tầng sinh môn bao lâu thì lành?

Nếu bạn cũng quan tâm đến vấn đề này thì đừng bỏ qua bài viết sau của Hello Bacsi. Rạch tầng sinh môn là giải pháp cần thiết đối với một số trường hợp sinh nở không thuận lợi. Tuy nhiên, bạn đừng quá lo lắng vì vết khâu tầng sinh môn sau sinh thường rất ít khi xảy ra vấn đề và cũng không mất quá nhiều thời gian để lành thương.

Những trường hợp nào cần rạch tầng sinh môn khi sinh thường?

Rạch tầng sinh môn là một vết cắt phẫu thuật được thực hiện ở khu vực giữa âm đạo và hậu môn để mở rộng cửa âm đạo, giúp mẹ sinh em bé dễ dàng hơn. Hơn nữa, đôi khi tầng sinh môn của phụ nữ có thể bị rách khi bé lọt lòng. Việc chủ động rạch tầng sinh môn được cho là có thể giúp ngăn ngừa vết rách nặng hoặc đẩy nhanh quá trình sinh nở nếu em bé cần được ra khỏi bụng mẹ càng nhanh càng tốt.

Trong nhiều năm, quan điểm là chủ động cắt tầng sinh môn rồi khâu lại sẽ tốt hơn so với việc để tầng sinh môn rách không kiểm soát, tuy nhiên các khuyến cáo y học dựa trên nghiên cứu hiện tại đều khuyên không nên thực hiện thủ thuật này thường quy, mà nên được xem xét, đánh giá đầy đủ khi cần thiết. Việc rạch tầng sinh môn khi sinh có thể cần thiết trong những trường hợp như:

  • Nghi ngờ tình trạng suy thai đang diễn ra qua biểu hiện nhịp tim của em bé. Điều này nghĩa là trẻ có thể bị thiếu oxy và cần được sinh nhanh chóng.
  • Vai của em bé bị kẹt sau xương chậu của mẹ trong quá trình sinh
  • Mẹ bị kiệt sức, thời gian sinh nở kéo dài quá mức
  • Đôi khi việc rạch tầng sinh môn là nhằm mục đích giúp bác sĩ đưa các dụng cụ hỗ trợ sinh thường vào âm đạo của mẹ dễ hơn
  • Mẹ sinh con ngôi mông qua ngả âm đạo, bàn chân hoặc mông em bé sẽ ra trước nên cần được rạch tầng sinh môn để con sinh ra dễ dàng và nhanh chóng hơn
  • Việc rạch tầng sinh môn cũng cần thiết đối với những mẹ bầu bị bệnh tim hoặc gặp các biến chứng sinh nở buộc phải sinh càng nhanh càng tốt.
  • Thai quá to hoặc thai non tháng.

Nếu tầng sinh môn của mẹ bị rách hoặc được rạch trong quá trình sinh nở thì sau đó sẽ được khâu lại bằng chỉ tự tiêu. Do đó, mẹ không cần quay lại bệnh viện để cắt chỉ.

Vết khâu tầng sinh môn bao lâu thì lành?

Đối với những mẹ lần đầu sinh con qua ngả âm đạo, chắc hẳn nhiều chị em sẽ thắc mắc vết khâu tầng sinh môn bao lâu thì lành? Thông thường, tùy thuộc vào tốc độ phục hồi của cơ thể, mẹ sẽ mất khoảng từ 4 đến 6 tuần để vết khâu tầng sinh môn lành lại hoàn toàn và chỉ khâu tự tiêu. Tuy nhiên, nếu mẹ muốn yên tâm hơn thì có thể đi khám lại vào khoảng tuần thứ 6 sau sinh để được bác sĩ kiểm tra vết khâu kỹ càng hơn nhé!

Trong buổi khám này, bác sĩ cũng có thể cho biết thêm khi nào mẹ có thể quan hệ tình dục trở lại. Đồng thời, bạn còn được bác sĩ hướng dẫn cách kiểm soát và ngăn ngừa các biến chứng hậu sản khác. Vì vậy, nếu có bất cứ thắc mắc nào về chăm sóc sức khỏe sau sinh thì các mẹ đừng ngần ngại nhờ đến sự tư vấn của bác sĩ khi đi khám nhé!

Cách chăm sóc vết khâu tầng sinh môn, mẹo thúc đẩy sự chữa lành

Vết khâu tầng sinh môn sẽ nhanh lành nếu bạn chăm sóc vết thương đúng cách. Sau đây là những mẹo hữu ích giúp mẹ tăng tốc độ phục hồi và hạn chế nguy cơ nhiễm trùng:

Đảm bảo vệ sinh cá nhân và giữ vết thương sạch sẽ

Nguyên tắc quan trọng nhất cần phải nhớ là giữ vết thương sạch, khô, thoáng. Để giúp vết khâu tầng sinh môn nhanh lành thì mẹ cần giữ vệ sinh sạch sẽ và tránh để vết thương nhiễm khuẩn. Tắm nước ấm sau sinh có thể hữu ích. Đồng thời, sau khi vệ sinh vùng kín và vết khâu bằng nước ấm, mẹ hãy dùng khăn sạch thấm khô từ trước ra sau.

Ngoài ra, vi khuẩn trên tay cũng rất dễ lây sang vết khâu tầng sinh môn và gây nhiễm trùng khi bạn dùng tay rửa vùng kín. Vì vậy, thói quen rửa tay trước và sau khi đi vệ sinh là rất quan trọng để ngăn ngừa vi khuẩn phát tán gây viêm nhiễm. Nếu bạn cần thuốc sát trùng vết khâu tầng sinh môn thì hãy hỏi ý kiến bác sĩ để được tư vấn loại thuốc phù hợp nhé!

Chườm đá lên vết khâu

Việc dùng khăn sạch bọc túi đá chườm lại và chườm lên vết khâu có thể giúp giảm đau, cách này có thể hiệu quả trong 48 – 72 giờ đầu. Mẹ nên chườm đá trong khoảng 10 đến 20 phút mỗi lần để giảm đau hiệu quả chỗ vết khâu tầng sinh môn. Bên cạnh đó, nếu không thể giảm đau bằng cách này, mẹ hãy hỏi ý kiến bác sĩ về việc dùng thuốc giảm đau phù hợp và an toàn cho mẹ nuôi con bú. Ít đau hơn giúp mẹ có tâm lý thoải mái, nghỉ ngơi nhiều hơn cũng giúp vết thương hồi phục tốt.

Hãy dành thời gian nghỉ ngơi nhiều hơn

Việc nghỉ ngơi nhiều sau sinh là điều rất quan trọng để giúp mẹ nhanh phục hồi. Vì vậy, bạn không nên quay lại với công việc quá sớm sau sinh và nên tránh những hoạt động nặng nhọc, vất vả. Thay vào đó, hãy nhờ đến sự giúp đỡ của bạn đời hoặc người thân khi cần thiết.

Giữ vết khâu thoáng khí

Việc để vết khâu tầng sinh môn tiếp xúc với không khí thường xuyên có thể thúc đẩy vết thương nhanh lành hơn. Vì vậy, mẹ có thể thử nằm trên giường và không mặc đồ lót trong khoảng 10 phút từ 1 đến 2 lần mỗi ngày. Tránh mặc đồ lót hay đóng bỉm quá chặt, quá bí. Hoạt động này sẽ tạo điều kiện cho vết khâu được thông thoáng nhờ tiếp xúc với không khí bên ngoài, rất có lợi cho sự chữa lành vết thương nhờ giảm nguy cơ nhiễm trùng.

Kiêng quan hệ tình dục

Vết khâu tầng sinh môn bao lâu thì lành cũng phụ thuộc vào việc mẹ có kiêng cữ sau sinh đúng cách hay không. Nếu muốn vết thương nhanh lành, mẹ cần chú ý kiêng cữ, đặc biệt là kiêng quan hệ tình dục sau sinh để tránh ảnh hưởng đến vết thương và gây đau đớn. Cách tốt nhất là mẹ nên đợi đến khi vết thương lành hẳn rồi mới “yêu” trở lại nhé!

Dùng thuốc nhuận tràng

Tình trạng táo bón sau sinh, dùng sức rặn khi đi ngoài có thể ảnh hưởng đến vết khâu tầng sinh môn. Vì vậy, mẹ nên uống nhiều nước và bổ sung đủ chất xơ để tránh táo bón sau sinh. Mặt khác, nếu cảm thấy đau đớn và căng thẳng khi đi tiêu, mẹ hãy hỏi bác sĩ về việc dùng thuốc nhuận tràng, làm mềm phân để đi tiêu dễ dàng hơn và không gây ảnh hưởng xấu đến vết khâu.

Nhìn chung, mẹ không cần quá lo lắng về vấn đề vết khâu tầng sinh môn bao lâu thì lành. Tuy vết thương có thể gây đau đớn, khó chịu trong những ngày đầu nhưng sẽ sớm hồi phục nếu mẹ chăm sóc đúng cách. Nếu có thêm bất kỳ câu hỏi nào về chăm sóc sức khỏe sau sinh thì mẹ hãy đi khám và nhờ đến sự hỗ trợ từ bác sĩ nhé!

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Trong quá trình sinh thường, ở một số trường hợp, các bác sĩ buộc phải áp dụng thủ thuật rạch tầng sinh môn để giúp chị em có cuộc “vượt cạn” dễ dàng hơn. Sau khi sinh xong, các bác sĩ sẽ tiến hành khâu lại tầng sinh môn. Và việc chăm sóc vết khâu này là rất quan trọng.

Tầng sinh môn là khu vực của cơ thể nằm giữa xương mu và xương cụt, bao gồm phần đáy chậu và các cấu trúc xung quanh. Bộ phận này chính là phần mô nằm giữa hậu môn và âm đạo có chiều dài khoảng 3-5 cm.Tầng sinh môn có vai trò rất quan trọng trong việc giao hợp, tiếp nhận tinh trùng và nuôi dưỡng thai nhi.

Trên thực tế khi sinh thường, bộ phận sinh dục nữ dần mở rộng các cơ để thai nhi có thể dễ dàng chui lọt ra bên ngoài. Tuy nhiên việc giãn nở cũng có giới hạn, bác sĩ sẽ rạch tầng sinh môn khi cần thiết, cụ thể là trong những trường hợp sau:

  • Thai nhi có đầu quá to hoặc có trọng lượng khá lớn
  • Thai nằm ngôi mông hay chân  
  • Thai sinh non 
  • Em bé không đủ oxy
  • Ca sinh cần dùng forceps hay máy hút hỗ trợ
  • Sản phụ rặn thời gian dài khi sinh
  • Sản phụ có độ linh hoạt của tầng sinh môn kém, bị viêm âm đạo, cơ co bóp của tử cung không đủ mạnh khiến quá trình sinh nở trở nên khó khăn hơn. 

Bác sĩ hoặc nữ hộ sinh sẽ thực hiện một thủ thuật nhỏ là rạch một đường ngắn ở tầng sinh môn để giúp cho thai nhi được chào đời nhanh chóng và tránh trường hợp sản phụ cố gắng rặn sẽ làm rách tầng sinh môn. Thông thường, vùng bị rách hoặc bị rạch là tầng sinh môn ở vùng giữa âm đạo và hậu môn.

Sau khi sinh xong, các bác sĩ sẽ tiến hành khâu lại tầng sinh môn. Vết thương sẽ xấu, khó khâu hơn và thậm chí gây biến chứng chảy máu nặng nề. Vết khâu bị rách sẽ khó đạt được độ thẩm mỹ cao như vết khâu chủ động cắt tầng sinh môn. Đối với một số sản phụ âm đạo giãn đủ rộng, có khả năng sinh đẻ dễ dàng hoặc thai nhi nhỏ có thể bỏ qua thủ thuật này.

Bác sĩ sẽ rạch một đường ngắn ở tầng sinh môn để giúp cho thai nhi được chào đời nhanh chóng

Tìm hiểu thêm tại video giải đáp thắc mắc Rạch tầng sinh môn có đau không?  

Thông thường, sau 2- 4 tuần, vết khâu sẽ liền da. Tuy nhiên, việc này còn tùy thuộc vào cơ địa của mỗi người. Các vết khâu sẽ tự tiêu và việc này sẽ mất từ 2 – 12 tuần, tùy thuộc vào loại chỉ khâu. Thế nên mẹ sau sinh cần biết cách chăm sóc vết khâu tầng sinh môn để vết thương nhanh lành.

Mẹ sẽ bị đau sau khi cắt tầng sinh môn. Một số vấn đề có thể xảy ra với vết khâu tầng sinh môn như vết khâu tầng sinh môn bị hở, bị rách, đứt chỉ vết khâu tầng sinh môn, vết khâu bị mưng mủ, bị ngứa. Sản phụ có những bất thường sau đây nên đến các cơ sở y tế hoặc bệnh viện để thăm khám ngay:

  • Vết khâu tầng sinh môn đau bất thường, mưng mủ hay có mùi hôi vì đó có thể là dấu hiệu nhiễm trùng vết khâu tầng sinh môn
  • Sốt hay ớn lạnh
  • Đau bụng dưới nhiều
  • Cảm giác nóng rát hay đau nhiều khi tiểu
  • Chảy máu cục nhiều
  • Chườm lạnh: Là phương pháp có thể giúp giảm đau và giảm viêm sưng. Thực hiện bằng cách ngồi vào bồn nước lạnh, sau đó lau khô vết khâu với khăn sạch.
  • Thuốc giảm đau: Người bệnh có thể yêu cầu bác sĩ để được kê thuốc giảm đau mà không ảnh hưởng đến chất lượng sữa.
  • Điều chỉnh tư thế: Nếu bị đau khi ngồi thì nên chuyển sang nằm sấp, hoặc nghiêng. Nếu ngồi, nên ngồi trên đệm hơi có thể điều chỉnh được sự căng phồng sẽ giúp thoải mái hơn.
  • Kiêng quan hệ tình dục: Nhiều người sẽ thấy đau khi quan hệ trong vài tháng đầu sau sinh. Người phụ nữ nên nói với chồng và chờ đợi cho đến khi vết khâu lành hoàn toàn.
  • Chăm sóc vết khâu: Giữ vết khâu sạch sẽ và khô ráo, đặc biệt là sau khi tiểu tiện. Nếu việc đại tiện trở nên khó khăn thì nên dùng thuốc làm mềm phân trước.
  • Hạn chế vận động mạnh để tránh gây tổn hại cho vết thương.
  • Không nên thụt tháo
  • Thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh
  • Nên nghỉ ngơi nhiều hơn và hoạt động nhẹ nhàng.
  • Ăn nhiều chất xơ và uống nhiều nước để tránh bị táo bón.
  • Nếu bị đau vết khâu tầng sinh môn khi ngồi, sản phụ nên ngồi trên đệm hơi có thể điều chỉnh được sự căng phồng để giúp thoải mái hơn.
  • Khâu tầng sinh môn có thể gây ảnh hưởng đến chuyện “chăn gối” trong một vài tháng đầu. Vì thế, nếu gặp phải tình huống này, chị em hãy chia sẻ với chồng, tạm hoãn chuyện “gần gũi” đến khi vết khâu lành hoàn toàn.
  • Nên ăn nhiều thức ăn nhuận tràng để tránh táo bón, bởi tình trạng táo bón có thể khiến sản phụ rặn mạnh và gây tổn thương đến vết khâu chưa lành.
  • Cần hạn chế vận động mạnh để tránh gây tổn hại đến vết thương. Tuy nhiên, mẹ sau sinh có thể di chuyển xung quanh nhà một cách nhẹ nhàng để tăng lưu thông máu đến vùng tầng sinh môn, giúp vết thương mau lành hơn.
  • Chườm lạnh có thể giúp giảm đau và giảm sưng viêm, nhưng hãy hỏi bác sĩ về thời gian và cách làm để đảm bảo an toàn thực hiện.
  • Một trong những cách giúp giảm đau vết khâu tầng sinh môn chính là dùng thuốc giảm đau. Nếu sản phụ bị đau nhiều, có thể yêu cầu bác sĩ kê thêm thuốc giảm đau mà không làm ảnh hưởng đến sữa mẹ.

    Chườm lạnh là phương pháp có thể giúp giảm đau và giảm viêm sưng

  • Giữ vùng vết khâu luôn khô ráo và sạch sẽ bằng cách sử dụng nước sạch đun sôi để nguội, pha muối loãng để rửa vệ sinh vùng kín hoặc rửa vùng kín bằng dung dịch rửa phụ khoa chuyên dụng cho phụ nữ sau sinh. Khi vệ sinh, cần rửa nhẹ nhàng, dội nước từ từ. Nên vệ sinh ít nhất 3 lần/ngày, nhất là sau khi tiểu tiện, sau khi vệ sinh nên thấm khô vùng kín bằng khăn mềm.
  • Giảm nguy cơ nhiễm trùng từ hậu môn bằng cách lau từ trước ra sau.
  • Thay đổi băng vệ sinh thường xuyên để đảm bảo không làm tổn thương đến vết khâu
  • Không nên thụt rửa âm đạo quá sâu khi chưa được sự cho phép từ bác sĩ.
  • Sau khi đi vệ sinh, mẹ nên rửa sạch bằng nước ấm bằng cách dội từ trên xuống dưới giữa hai chân. Thực hiện ba lần một ngày và lau khô lại một cách thật nhẹ nhàng. Khi đi tiểu tiện xong thì nên xối nước bằng cách dùng vòi hoa sen để ngăn nước tiểu làm nhiễm trùng vết thương. Hoặc mẹ có thể dùng khăn giấy mềm và sạch để đặt nhẹ lên vết khâu, tránh nước tiểu làm xót hoặc buốt.
  • Nên tránh để vết thương tiếp xúc với bề mặt vải là tốt nhất. Sử dụng quần lót dùng một lần hoặc quần lót bằng chất liệu cotton thấm hút tốt, rộng rãi thoải mái với eo cao để đảm bảo dịu nhẹ nhất với vết khâu.
  • Lau rửa, chăm sóc vết khâu sau sinh

Khi vệ sinh vùng vết khâu, mẹ có thể sử dụng bông, gạc y tế nhúng nước ấm rồi lau theo một chiều duy nhất. Bắt đầu từ âm đạo rồi kéo nhẹ về phía hậu môn. Tuyệt đối không lau đi lau lại nhiều chiều để tránh vi khuẩn từ hậu môn có thể tiếp xúc với vết thương.

Mẹ không cần quá lo lắng về chuyện vết thương sẽ tiếp xúc với nước. Bác sĩ cho phép mẹ sinh thường hoàn toàn có thể tắm rửa sau khi đã khâu vết rạch. Mặc dù vậy, khi tắm mẹ chỉ cần lau rửa nhanh bằng nước lã.

Không dùng vòi xịt thẳng lâu và mạnh vào vết thương vì lực nước sẽ dễ làm cho vết khâu bị bục chỉ cũng như tạo điều kiện cho vi khuẩn tấn công. Tắm xong mẹ nên dùng khăn thấm khô xung quanh vùng kín và vết khâu rồi đóng băng vệ sinh sạch sẽ.

  • Chăm sóc vết thương tầng sinh môn mau lành lại bằng cách đi bộ

Nhiều mẹ nghĩ rằng việc đi lại sẽ ảnh hưởng đến vết thương, nhưng hoàn toàn ngược lại, việc tập đi bộ sau sinh giúp lưu thông máu đến vùng tầng sinh môn, giảm sưng và giúp vết khâu mau lành hơn. Vì vậy nên sau ngày đầu tiên, khi mẹ lấy lại sức và ngồi dậy bình thường được, hãy tập đi lại nhẹ nhàng xung quanh giường bệnh, hoặc tập đi ngoài hành lang khoa hậu sản.

Lúc đầu, việc đi lại có thể gây khó khăn và đau nhưng hãy cố gắng tập luyện bằng cách: đi thẳng người, hai chân dang rộng ra một chút và bước đi tự tin.

Việc đi lại sau khi khâu tầng sinh môn sẽ khiến các mẹ cảm thấy đau đớn và khó khăn. Do đó, chị em nên đi lại nhẹ nhàng để không ảnh hưởng đến vết thương. Cũng không nên nằm quá nhiều, nên đi lại vận động nhẹ để máu lưu thông giúp vết thương bớt sưng hơn. Tập bài tập sàn chậu hơn để giúp máu lưu thông và thúc đẩy lành vết thương.

Không ăn kiêng khem, nên ăn đầy đủ các chất dinh dưỡng để phục hồi sức khỏe, nuôi con bằng sữa mẹ và giúp lành vết thương.

Bổ sung thực phẩm chứa nhiều chất đạm như thịt, cá, tép, trứng, lươn,… và các loại đậu. Đây là nguyên liệu chính để tạo các tế bào mới, các thành phần có liên quan đến quá trình lành vết thương. 

Bổ sung các loại thực phẩm giàu sắt, acid folic, vitamin B12 sẽ tốt cho quá trình tạo máu. Vì máu sẽ mang các nguyên liệu cần thiết như protein, vitamin, khoáng chất và oxy đến mô đang bị tổn thương; mang các tế bào bạch cầu, đại thực bào đến tiêu diệt các vi khuẩn xâm nhập vào vết thương, đồng thời dọn dẹp các chất thải như xác vi trùng chết, xác các tế bào đã chết. Các chất này có nhiều trong các loại thịt, gan, trứng, sữa, các loại rau xanh đậm,…

Bổ sung những thực phẩm chứa vitamin B, A, E, là các vitamin có vai trò quan trọng trong việc tạo mô mới và làm vết thương mau lành. 

Bổ sung vitamin C có ảnh hưởng đáng kể đến việc lành vết thương, giúp tăng sức đề kháng của cơ thể chống lại hiện tượng nhiễm trùng, mưng mủ. 

Xây dựng chế độ ăn lành mạnh, ăn nhiều chất xơ, hoa quả tươi và uống nhiều nước để tránh táo bón. Bởi nếu bị táo bón thì nguy cơ vết thương bị rạn, bục rất cao. 

Ngoài ra, ăn cá, thịt gia cầm, trứng, nghêu, sò, ốc, thận, gan, ngũ cốc,… giàu kẽm và selen cũng giúp mau lành vết thương, chống nhiễm khuẩn.

Không ăn kiêng khem, ăn đầy đủ các chất dinh dưỡng để phục hồi sức khỏe  giúp lành vết thương

Hy vọng với những chia sẻ nêu trên, các mẹ sẽ có thể tự chăm sóc vết khâu tầng sinh môn chóng lành, sớm bình phục để thuận tiện hơn trong sinh hoạt hằng ngày thời kỳ sau sinh.

**Lưu ý: Những thông tin cung cấp trong bài viết của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh không được tự ý mua thuốc để điều trị. Để biết chính xác tình trạng bệnh lý, người bệnh cần tới các bệnh viện để được bác sĩ thăm khám trực tiếp, chẩn đoán và tư vấn phác đồ điều trị hợp lý.

Theo dõi fanpage của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc để biết thêm thông tin bổ ích khác: //www.facebook.com/BenhvienHongNgoc/

Video liên quan

Chủ Đề