Rễ cây na là rễ gì

  1. Trang chủ
  2. KIÊN THỨC NHÀ NÔNG
  3. Cây Na

Cây Na

26/03/2021

CÂY NA

Rễ cây na là rễ gì

(Sugar Apple)

1. PHÂN LOẠI, NGUỒN GỐC

- Cây Na có tên khoa học: Annona squamosa thuộc chi Annona, loài Annonasceae. Chi Annona xuất phát từ chữ Latin “anon” – “sản xuất hàng năm” do thuộc tính cho quả hàng năm của các loài khác nhau trong chi này.

- Na còn có tên thường gọi khác là Mãng cầu ta, Mãng cầu dai, Sa Lê, Phan Lệ Chi.

- Cây Na được xác định có nguồn gốc ở vùng châu Mỹ nhiệt đới. Kể từ thế kỷ 16, cây Na đã được nhập vào nhiều nước nhiệt đới. Do tính thích nghi rộng nên Na được trồng phổ biến ở các vùng Nhiệt đới và Á nhiệt đới.

- Na được nhập vào nước ta từ lâu và được trồng khắp cả nước chỉ trừ một vài vùng có nhiệt độ xuống quá thấp vào mùa đông. Na sinh trưởng thuận lợi ở nhiệt độ trung bình hàng năm 25 - 30oC, lượng mưa trung bình khoảng 1000mm/năm. Na là cây có tính thích nghi rất rộng. Na chịu được đất xấu, đất trồng đồi trọc, đất chua mặn, chịu hạn tốt nhưng không chịu úng ngập, độ pH thích hợp 5,5 - 6,5.

2. ĐẶC ĐIỂM THỰC VẬT

- Có hàng chục loại Mãng cầu có quả ăn được nhưng trên thế giới có 2 loài được trồng phổ biến nhất đó là Na (Annona squamosa) và Mãng cầu xiêm (Annona muricata).

- Cây Na là cây thân gỗ thường rụng lá vào mùa đông, cao từ 5 - 10 m, phân cành thường tạo thành hình nón. Hệ thống rễ ăn sâu và có thể lan rộng hơn đường kính tán. Lúc cây còn nhỏ có tồn tại rễ cọc tuy nhiên rễ sau đó bị tiêu biến.

- Lá đơn, hình elip, có mùi hăng.

Rễ cây na là rễ gì

- Hoa lưỡng tính, đài dưới màu trắng xanh hoặc vàng xanh gồm 2 vòng xoắn 3 cánh ngoài lớn hơn.

Rễ cây na là rễ gì
Rễ cây na là rễ gì

- Quả hình trứng là quả phức do nhiều nhụy hoa sau khi thụ phấn thụ tinh kết hợp lại, quả nhiều thịt màu trắng, hạt màu đen bóng, mỗi quả có nhiều hạt. Trong hạt Na có chất độc.

Rễ cây na là rễ gì

- Cây Na có thể được nhân giống vô tính, đặc biệt thông qua các kỹ thuật ghép. Tuy nhiên Na thường được nhân giống hữu tính bằng hạt. Việc nhân giống bằng hạt vừa tạo được sự đồng đều của cây con, hệ số nhân cao. Hạt giống có thể gieo trực tiếp vào các hố trồng hoặc trong vườn ươm. Sau 20-30 ngày hạt nảy mầm đạt 85-90% và 6-8 tháng sau cây có thể được đem vào hố trồng. Cây na sau 3 năm cho quả, năm thứ 4, thứ 5 trở đi quả ngày một nhiều.

Rễ cây na là rễ gì

- Quả na ngon, ngọt, có mùi thơm thanh khiết nên được nhiều người ưa thích. Quả na nặng khoảng 130g - 370g, số hạt 1 quả từ 14 - 66 hạt, phần ăn được từ 34,4% - 60,6%, độ chua từ 0,2% đến 0,8%, lượng đường chiếm khoảng 68% của tổng chất rắn. Quả Na còn chứa nhiều vitamin nhóm B (0,07mg/100g) và C (20mg/100g), một lượng nhỏ canxi và phốt pho. Ở CuBa còn có giống na không hạt nhưng quả hơi nhỏ. Trồng na chủ yếu để lấy quả ăn tươi, ngoài ra ở một số nước, quả na được chế thành mứt, nước giải khát, hoặc thuốc chữa bệnh.

Rễ cây na là rễ gì

- Các bộ phận khác của cây cũng có thể được sử dụng vào việc hữu ích, như bột tán lá cây na có thể dụng diệt chấy rận. Các lá cũng có thể được nghiền ra chữa ap-xe, chữa chứng bụng khó tiêu, ghẻ và bệnh ngoài da,…

Công ty cổ phần BVTV Delta

Na rừng có tên khoa học là Kadsura heteroclita (Roxb.) Craib. Cây có tên gọi khác là Dây chua cùm, Đại toản, Pản mạ, Dây răng ngựa, thuộc họ Ngũ vị (Schisandracceae). Cây được dùng với rất nhiều công dụng, thân dây có tác dụng khu phong, trừ thấp, hành khí, hoạt huyết. Trong khi đó quả Na có tác dụng ninh tâm, bổ thận, chỉ khái và khu đàm. Bài viết sau đây sẽ cung cấp thêm nhiều thông tin về liều lượng và cách dùng của loài cây này

Giới thiệu về Na rừng

Mô tả về dược liệu

Na rừng là loại dây leo, có thân cứng, hóa gỗ, có màu nâu đen. Cành nhẵn có lá mọc so le, phiến dày, hình bầu dục hoặc hình trứng. Lá có gốc tròn đầu nhọn, mặt trên màu lục sẫm bóng, mặt dưới nhạt, có nhiều chấm trắng nhỏ.

Cây có hoa khác gốc, mọc đơn độc ở kẽ lá, lá bắc dễ rụng, bao hoa gồm những phiến mập hình trứng, xếp thành 2 – 3 vòng.

Quả to, hình cầu, rất giống quả Na ta, nhiều múi, khi chín màu vàng, ăn được.

Mùa hoa thường rơi vào tháng 5 – 6, mùa quả rơi vào tháng 8 – 9.

Phân bố sinh thái

Chi Kadsura Juss gồm các loài là dây leo quấn hay dạng bụi trườn, phân bố ở vùng nhiệt đới hay nhiệt đới Nam Á và Đông Nam Á. Ở Việt Nam, có 4 loài. Loài Na rừng thường phân bố rải rác ở vùng núi từ 600m đến 1500m, ở các tỉnh như Lào Cai, Hà Tây, Cao Bằng, Lạng Sơn…

Na rừng là cây thường xanh, thuộc loài cây leo quăn, ưa khí hậu ẩm mát đặc biệt ở vùng nhiệt đới núi cao. Thảo dược này ưa sáng hơi chịu bóng, thường mọc ở ven rừng hay rừng đá vôi. Cây có thể được xếp vào nhóm những cây thuốc tương đối hiếm gặp ở Việt Nam, cần chú ý bảo vệ.

Bộ phận dùng

Cây có thể dùng vỏ rễ, vỏ thân để làm thuốc. Có thể thu hái quanh năm, phơi khô để dùng dần.

Tác dụng dược lý

Từ dịch chiết bằng dichlorethan của thân dây Na rừng qua chiết tách bằng sắc ký lớp mỏng và sắc ký cột, được các thành phần III và IV có tác dụng ức chế hoạt tính nhân tố hoạt hóa tiểu cầu.

Ngoài ra, các nghiên cứu còn phát hiện ra rễ cây có chứa Ethanol có tác dụng giúp giảm đau, chống viêm hiệu quả. Chiết xuất khác từ rễ cây có khả năng chống viêm và an thần.

Rễ cây na là rễ gì
Na rừng có quả to, hình cầu, rất giống quả Na ta

Công dụng của Na rừng

Na rừng được người dân dùng nhiều trong cuộc sống hàng ngày. Thân dây thảo dược có vị đắng, cay, tính ôn, có tác dụng khu phong, trừ thấp, hành khí, hoạt huyết.

Quả có vị cay, tính hơi ôn, có tác dụng ninh tâm, bổ thận, chỉ khái, khu đàm.

Bài thuốc có sử dụng Na rừng

Thuốc bổ, hoạt huyết, giảm đau, kích thích tiêu hóa từ Na rừng

Theo kinh nghiệm dân gian, Na rừng được dùng làm thuốc giảm đau, thuốc bổ, hoạt huyết và kích thích tiêu hóa. Ngày dùng 8 – 16g vỏ rễ hay vỏ thân tán nhỏ, ngâm rượu uống, chia làm 2 lần trong ngày.

Ở Trung quốc, thân và rễ cây dược liệu được dùng chữa phong tê thấp đau, viêm loét dạ dày tá tràng, đau bụng sau khi sinh.

Sử dụng Na rừng cho phụ nữ sau sinh đẻ

  • Sử dụng 12 – 15 g rễ cây ngâm với rượu để uống dần. Mỗi lần thường dùng khoảng 50 – 100 g.
  • Dùng 20 – 30 g rễ dược liệu hãm cùng với một lượng nước vừa đủ. Dùng uống thay nước hàng ngày.
  • Sử dụng phối hợp Na rừng, Bổ béo, Sâm cau, Hồi sức hãm thành trà để uống.

Sử dụng thảo dược có thể giúp phụ nữ sau sinh đẻ ăn uống ngon hơn, giảm đau, hỗ trợ co bóp dạ con và tăng tốc độ làm sạch lượng máu sau khi sinh con.

Rễ cây na là rễ gì
Na rừng có hoa mọc đơn độc ở kẽ lá, bao hoa gồm những phiến mập hình trứng, xếp vòng

Na rừng hỗ trợ giúp giảm đau

Sử dụng vỏ thân, rễ cây ngâm rượu để dùng uống hàng ngày. Ngoài ra, có thể dùng 8 – 16 g thảo dược sắc nước uống như trà.

Sử dụng thường xuyên có thể giúp giảm đau, kích thích tiêu hóa, hỗ trợ điều trị đau dạ dày.

Na rừng giúp an thần gây ngủ

Sử dụng quả rang lên, hãm trà pha nước uống có thể gây ngủ, có tác dụng an thần.

Na rừng có thể được sử dụng như một vị thuốc an thần, giúp điều trị viêm đau dạ dày, suy nhược cơ thể.

Ngoài ra, quả chữa thận hư đau lưng, ho, viêm họng viêm phế quản, thần kinh suy nhược. Dùng hàng ngày 6 – 9g sắc nước uống. Rễ Na rừng, Oai diệp tử lan, Hồ tiêu, tất cả dùng với lượng vừa đủ, ngâm rượu uống chữa đau bụng kinh.

Bài viết trên đã cung cấp thêm nhiều thông tin về cây Na rừng. Tuy nhiên cũng giống như những dược liệu khác, Quý độc giả cần tham khảo ý kiến của chuyên gia về liều lượng và cách dùng để đạt được hiệu quả cao nhất.