Review ktx pháp vân

Về chúng tôi

  • BAN QUẢN LÝ KÝ TÚC XÁ
  • Tầng 1, tòa nhà A5-ĐN1, Khu nhà ở sinh viên Pháp Vân - Tứ Hiệp, đường Trần Thủ Độ, P. Hoàng Liệt, Q. Hoàng Mai, Tp. Hà Nội
  • Liên hệ thuê nhà: 024.6292.0276
  • Hotline: 0983 275 276
  • Website: ktxphapvan.vn
  • Email:
  • Facebook.com/ktxphapvan

Giờ làm việc

  • Thời gian làm việc:
    8h00–17h00 [Thứ 2 đến Thứ 7]

Bản đồ

Facebook

Messenger

Khu nhà ở sinh viên Pháp Vân – Tứ Hiệp nằm trong Khu đô thị Pháp Vân cửa ngõ phía nam thành phố, trên đường Trần Thủ Độ sau bến xe Nước Ngầm, phía Đông giáp công viên Yên Sở, kề cận với đường quốc lộ 1A, 1B, phía Bắc có đường vành đai 3 chạy qua là nút giao cao tốc giữa Hà Nội và các tỉnh lân cận ……thuận tiện cho sinh viên các tỉnh đi học về quê vào cuối tuần và dịp nghỉ Lễ.

Là khu vực dân trí cao, an ninh đảm bảo, ít bị ảnh hưởng bởi khói bụi và tắc đường, Khu nhà ở sinh viên Pháp Vân là môi trường sống lý tưởng đắp ứng đầy đủ các nhu cầu về cơ sở vật chất, giá thành, không gian sống trong lành,…

Giao thông đi lại thuận tiện cho sinh viên các trường như: ĐH Xây Dựng, ĐH Bách Khoa, ĐH Kinh tế Quốc dân, ĐH Thăng Long, ĐH Thủy Lợi, ĐH Khoa học Tự nhiên, ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐH Kinh tế Kỹ thuật Công nghiệp, Học viên Ngân hàng, Viện ĐH Mở, Học viên Quản lý Giáo dục, CĐ nghề Bách Khoa, CĐ Y tế Bạch Mai…

Tại đây sinh viên đi lại bằng xe Buýt có các tuyến 21B [KĐT Pháp Vân – BX Mỹ Đình], 60A [KĐT Pháp Vân – BX Nam Thăng Long] thuận tiện, có điểm đón tại cổng khu nhà.

Ngoài ra còn có các tiện tiệm cận như 04, 06, 08A, 08B, 39, 99 đi qua nhiều trường đại học cao đẳng và các khu vực nội ngoại thành khác.

Sau hơn 10 năm triển khai kí túc xá Pháp Vân - Tứ Hiệp [Hoàng Liệt, Hoàng Mai], với chi phí đầu tư 1.900 tỷ đồng được kỳ vọng cung cấp chỗ ở cho khoảng 22.000 sinh viên các trường đại học phía nam Thủ đô. Nhiều tòa nhà thi công dang dở, cỏ hoang, rác thải phủ kín lối vào, số lượng sinh viên đến đăng ký ở vẫn thưa vắng, khu nhà vẫn đìu hiu.

Khu nhà ở cho học sinh, sinh viên được xây dựng từ nguồn vốn ngân sách, tập trung quy mô lớn và hiện đại bậc nhất tại Hà Nội được khởi công xây dựng năm 2009 được xây dựng trên khu đất có diện tích hơn 40.000m2 trong Khu đô thị mới Pháp Vân – Tứ Hiệp [phường Hoàng Liệt, quận Hoàng Mai]. Khu nhà ở có 6 tòa nhà, với sức chứa lên tới 22.000 sinh viên. Tháng 1-2015, 3 tòa nhà đi vào sử dụng, có sức chứa 10.800 sinh viên. Mỗi phòng rộng gần 57m2, được trang bị đầy đủ thiết bị như bình nóng lạnh, vòi tắm hoa sen, bàn học, giường tầng, có lắp đầu chờ điều hòa…

Theo thống kê, tỷ lệ lấp đầy KTX Pháp Vân – Tứ Hiệp chỉ 30 – 35% giai đoạn 2015 – 2016. Lý giải về vấn đề này, nhiều sinh viên cho biết vì vị trí ký túc xá cách quá xa các trường học nên ít người lựa chọn.

Khu KTX Pháp Vân-Tứ Hiệp gồm có 6 khối nhà [ký hiệu từ A1 đến A6] được khởi công từ tháng 9/2009. Theo thiết kế, khu KTX này có khả năng đáp ứng chỗ ở cho hàng vạn sinh viên. Tuy nhiên đến nay mới có 2 toàn nhà đã hoàn thành đưa vào sử dụng. Trong đó 1 tòa nhà mới vỏn vẹn có khoảng 15% sinh viên [so với công suất thiết kế] đến ở và 1 tòa nhà thì chưa có sinh viên nào đến ở sau 1 năm đưa vào khai thác.

Dưới đây một số hình ảnh PV Thương Trường ghi nhận tại khu KTX Pháp Vân - Tứ Hiệp:

Sau 11 năm kể từ ngày thi công vào năm 2009, công trình ký túc xá Pháp Vân - Tứ Hiệp [Hà Nội] vẫn dậm chân tại chỗ, nhiều toàn nhà vẫn còn dang dở, chưa đi vào hoạt động với đúng tiêu chí đặt ra ban đầu.
Ký túc xá Pháp Vân - Tứ Hiệp [Hoàng Liệt. Hoàng Mai], dù ở vị trí khá thuận lợi, gần các trục đường lớn, cửa ngõ phía Nam thành phố, nhưng lượng sinh viên đến đây ở vẫn khá thưa thớt. Dự án được kỳ vọng cung cấp chỗ ở cho khoảng 22.000 sinh viên các trường đại học phía nam Thủ đô đã không được như kỳ vọng.
Dự án gồm 6 khối nhà [A1-6] cao trung bình 17 tầng, một tầng hầm, phục vụ khoảng 21.350 sinh viên. Tổng mức đầu tư 1.492,5 tỉ đồng với nguồn vốn Trung ương. Sau đó, mức vốn đầu tư cho dự án này tăng lên 1.900 tỉ đồng.
Đến tháng 1/2015 có 3 trong số 6 tòa được đưa vào sử dụng, có sức chứa 10.800 sinh viên.
Theo ghi nhận của phóng viên báo Thương Trường, mỗi phòng trong khu KTX hiện đại này có diện tích khoảng 38 mét vuông chưa kể nhà vệ sinh, phòng tắm và hành lang phơi đồ. Mỗi phòng được trang bị 4 giường, mỗi giường 2 tầng cho 8 người ở. Ngoài ra còn có 3 tủ để quần áo, hệ thống đèn điện, bình nóng lạnh đầy đủ.
Trong đó 4 tòa nhà đã hoàn thiện phần xây thô, trát ngoài và một tòa nhà đã hoàn thiện toàn bộ. Do bỏ hoang lâu ngày nên toàn bộ phần bên ngoài các tòa nhà xây dở dang, cỏ mọc ngập đến ống chân, rác thải đổ thành đống bốc mùi hôi thối.
Một số sinh viên đang ở tại Khu nhà ở sinh viên Pháp Vân – Tứ Hiệp cho rằng, bên cạnh việc khu nhà này nằm khuất trong khu đô thị Pháp Vân – Tứ Hiệp, không gần với đường giao thông, việc bố trí và ăn ở tại đây cũng có nhiều bất tiện. Từ đường Giải Phóng đi vào khu nhà ở, đi bộ mất khoảng 15 phút, khoảng cách 500-700m. Hiện, chỉ có duy nhất một tuyến xe buýt đi qua khu nhà, phải mất 20-25 phút mới có một chuyến và chỉ chạy qua một số tuyến đường nhất định. Vì vậy, sinh viên muốn đến trường phải bắt xe buýt 2-3 lần, nếu vào giờ cao điểm dễ bị muộn học.
Mỗi sinh viên khi đăng ký thuê phòng chỉ cần giấy tờ chứng minh là học viên, sinh viên và đơn xin thuê phòng cùng tiền đặt cọc ban đầu là có thể vào ở. Giá thuê phòng chỉ 205.000 đồng/ tháng/người, các loại phí dịch vụ đi kèm như gửi xe dao động từ 40.000 - 60.000 đồng/xe.
Sau 11 năm thi công, dự án vẫn dang dở, nhiều hạng mục đã xây dựng xong đang có dấu hiệu xuống cấp, xung quanh khu nhà được che chắn bằng lớp tường tôn và có bảo vệ trông coi.
Theo quán sát của PV, vẫn có hàng trăm người lao động vẫn sinh sống trong tòa nhà. Được biết, UBND phường Hoàng Liệt đã có yêu cầu kiểm tra, xử lý việc cư trú trái phép của hàng trăm lao động trong các tòa nhà bỏ hoang này. Tuy nhiên, hiện tượng trên vẫn kéo dài dai dẳng. Nguyên nhân chính là sự buông lỏng quản lý, trách nhiệm giữa các đơn vị quản lý tại đây.
Mảnh đất trống trước cửa khu A3 nhanh chóng trở thành khu vực canh tác trồng rau xanh của nhóm cư dân ở đây. Điện nước tự kéo từ dưới lên, hành lang và cầu thang không có lan can chắn, cửa sổ và ban công cũng trống trơn.
Vườn hoa khu ký túc xá không ai dám lại gần vì cây cối, cỏ dại mọc um tùm, che lấp hoàn toàn lối đi.
Tháng 5/2017, UBND TP Hà Nội đã có văn bản báo cáo Thủ tướng kiến nghị cho chuyển mục đích sử dụng các hạng mục nhà A2, A3 [đã thi công phần thô] và nhà A4 [chưa giải phóng mặt bằng] sang nhà ở xã hội đảm bảo phù hợp với quy định.
Trước thực trạng sinh viên đến ở vẫn chưa đạt công suất, Sở Xây dựng đã đề nghị thành phố sớm bố trí nguồn vốn để hoàn thành dự án, sớm đưa vào sử dụng để tránh lãng phí. Bên cạnh đó, Sở Xây dựng giao Ban Quản lý khu KTX tăng cường nâng cao chất lượng dịch vụ, quảng bá đến sinh viên; gặp gỡ lấy ý kiến phản hồi của sinh viên và sẽ kiến nghị tăng tần suất xe buýt phục vụ tại khu KTX…
Hiện nay, xung quanh khu ký túc xá sinh viên mọc lên nhiều bãi xe, hàng quán bán rong, các kiot tự phát ngang nhiên mọc lên tạo khiến cho dự án trở nên nhếch nhác, mất mỹ quan.
Đường đi xung quanh KTX này đã biến thành nơi đổ rác thác rác thải, phế liệu.
Từng được kỳ vọng là ký túc xá hiện đại nhất Thủ đô, đến nay dự án này vẫn chưa hoàn thiện, nhiều tòa nhà nằm đắp chiếu hoang lạnh gây lãng phí. Nếu không có giải pháp khắc phục những bất cập nêu trên, e rằng tình trạng đìu hiu ở khu nhà ở dành cho học sinh, sinh viên sẽ khó cải thiện.

Theo dõi Thương Trường trên

Chủ Đề