Sách bài tập Giáo dục công dân lớp 8

Tuyển tập loạt bài Giải SBT GDCD 8 ngắn nhất. Toàn bộ các câu hỏi trong Sách bài tập GDCD 8 được các thầy cô biên soạn, giải đáp với nội dung đầy đủ và chính xác. Qua seri giải bài tập SBT Giáo dục công dân 8 của Top lời giải hi vọng quá trình học tập bộ môn GDCD 8 của các bạn trở nên dễ dàng và bổ ích hơn.

Chúc các bạn học tập tốt!

MỤC LỤC GIẢI SBT GDCD 8 NGẮN NHẤT

Bài 7. Tích cực tham gia hoạt động chính trị - xã hội

Cuốn Sách Bài tập thực hành giáo dục công dân 8 được biên soạn theo phương pháp mới nhằm mở rộng sự hiểu biết của các em học sinh, giúp nâng cao tính chủ động của học sinh trong quá trình học tập và rèn luyện.


CLICK LINK DOWNLOAD EBOOK TẠI ĐÂY

Thẻ từ khóa: [PDF] Bài tập thực hành giáo dục công dân 8, Bài tập thực hành giáo dục công dân 8, Bài tập thực hành giáo dục công dân 8 pdf, Bài tập thực hành giáo dục công dân 8 ebook, Tải sách Bài tập thực hành giáo dục công dân 8, Download sách Bài tập thực hành giáo dục công dân 8

Loạt bài giải sách bài tập Giáo dục công dân lớp 8 hay nhất được biên soạn bám sát nội dung sách bài tập Giáo dục công dân lớp 8 giúp bạn dễ dàng làm bài tập về nhà môn Giáo dục công dân 8.

Giải SBT Giáo dục công dân 8 Bài 1: Tôn trọng lẽ phải

I - Câu hỏi và Bài tập

Câu 1 trang 5 Sách bài tập Giáo dục công dân 8: Theo em, thế nào là lẽ phải và tôn trọng lẽ phải?

Lời giải:

Lẽ phải là những điều đúng đắn, phù hợp với đạo lí và lợi ích chung của xã hội.

Tôn trọng lẽ phải là công nhận, ủng hộ, tuân theo và bảo vệ những điều đúng đắn, điều chỉnh suy nghĩ và hành động cho phù hợp.

Câu 2 trang 5 Sách bài tập Giáo dục công dân 8: Nêu một số biểu hiện của tôn trọng lẽ phải

Lời giải:

- Chấp hành nội quy nơi mình sống, làm việc và học tập.

- Phê phán những việc làm sai trái.

- Lắng nghe ý kiến của bạn phân tích, đánh giá ý kiến của bạn.

- Tôn trọng nội quy mà nhà trường đề ra.

Câu 3 trang 5 Sách bài tập Giáo dục công dân 8: Em hãy phân biệt tôn trọng lẽ phải và không tôn trọng lẽ phải. Nêu một số ví dụ để minh hoạ.

Lời giải:

Tôn trọng lẽ phải là biết nghe những ý kiến của người ta nói sau đó phân tích mặt đúng sai.

VD: Khi bạn nhận xét về ưu điểm và nhược điểm của mình thì nên phân tích, rồi sửa chữa cho hợp lí.

Không tôn trọng lẽ phải: Chỉ trích , người ta mà không nói rõ lí do. Lắng nghe ý kiến của mình và không nghe ý kiến người khác.

VD: Nhắc bài bạn trong giờ kiểm tra nhưng bạn không nghe, đành mắng bạn là không biết điều.

Câu 4 trang 5 Sách bài tập Giáo dục công dân 8: Theo em, tôn trọng lẽ phải có ý nghĩa như thế nào đối với sự phát triển của cá nhân và xã hội ?

Lời giải:

Tôn trọng lẽ phải là công nhận ủng hộ, tuân theo và bảo vệ những điều đúng đắn, biết điều chỉnh suy nghĩ và hành vi của mình theo hướng tích cực.

Làm lành các mối quan hệ trong xã hội góp phần thúc đẩy xã hội phát triển.

Câu 5 trang 5 Sách bài tập Giáo dục công dân 8: Theo em, cách giải quyết nào sau đây thể hiên sự tôn trọng lẽ phải ?

A. Nghe theo ý kiến của số đông.

B. Bảo vệ ý kiến của bán thân và không để ý đến ý kiến của mọi người.

C. Cân nhắc, suy ngẫm mọi ý kiến xem ý kiến nào đúng thì nghe theo.

D. Ngại ngùng khi đưa ra ý kiến của riêng mình.

Lời giải:

Theo em, cách giải quyết C thể hiên sự tôn trọng lẽ phải.

Câu 6 trang 5 Sách bài tập Giáo dục công dân 8: Câu nào sau đây thể hiện đúng nhất định nghĩa về lẽ phải?

A. Lẽ phải là những điểu phù hợp với lợi ích của số đông.

B. Lẽ phải là những điều dược coi là đúng đắn, phù hợp với đạo lí và lợi ích chung của xã hội.

C. Lẽ phải là những lời răn dạy về đạo đức nói chung.

D. Lẽ phải là những điều mà người lớn tuổi khuyên bảo.

Lời giải:

Câu B thể hiện đúng nhất định nghĩa về lẽ phải.

Câu 7 trang 6 Sách bài tập Giáo dục công dân 8: Hành vi nào sau đây thể hiện sự không tôn trọng lẽ phải ?

A. Bảo vệ ý kiến của bạn mình, dù biết rằng ý kiến đó là sai.

B. Đấu tranh với những việc làm sai trái.

C. Làm việc theo pháp luật.

D. Tôn trọng nội quy của trường, lớp.

Lời giải:

Hành vi A thể hiện sự không tôn trọng lẽ phải.

Câu 8 trang 6 Sách bài tập Giáo dục công dân 8: Nếu chứng kiến bạn em vi phạm kỉ luật của lớp, em sẽ chọn cách hành động nào sau đây ?

A. Quay đi, vì đó là việc của bạn ấy.

B. Góp ý để bạn nhận ra khuyết điểm và sửa chữa.

C. Cổ vũ, tán thưởng hành vi của bạn đó.

D. Bao che cho hành vi đó của bạn.

Lời giải:

Nếu chứng kiến bạn em vi phạm kỉ luật của lớp, em sẽ chọn cách hành động B.

Câu 9 trang 6 Sách bài tập Giáo dục công dân 8: Câu thành ngữ nào sau đây thể hiện sự tôn trọng lẽ phải ?

A. “Đâm bị thóc, chọc bị gạo”

B. “Quan tám cũng ừ, quan tư cũng gật”

C. “Nói phải củ cải cũng nghe”

D. “Ưa nên tốt, ghét nên xấu”

Lời giải:

Câu thành ngữ C thể hiện sự tôn trọng lẽ phải.

Câu 10 trang 6 Sách bài tập Giáo dục công dân 8: Em suy nghĩ thế nào về câu thành ngữ : “Gió chiều nào che chiều ấy”?

Lời giải:

Gió chiều nào che chiều ấy nghĩa là không cần lập trường của mình, không tôn trọng lẽ phải, chỉ ngĩ cho bản thân mình miễn là có lợi cho mình là được. Căn bản là nghe ai thì làm đó, bảo gì thì làm đấy.

Câu 11 trang 6 Sách bài tập Giáo dục công dân 8: Đầu giờ học, các bạn tổ trưởng báo cáo cô giáo về việc chuẩn bị bài của lớp. Tuấn Anh, Tổ trưởng tổ 1 báo cáo:

- Thưa cô, tổ em làm bài đầy đủ nhưng có một số bạn trong lớp đến giờ truy bài mới làm ạ.

- Những bạn nào vậy? - Cô giáo hỏi.

- Thưa cô, là bạn Mạnh, bạn Huyền, bạn Thảo ạ.

- Cảm ơn em !

“Bạn bè mà nó lại báo cáo cô thế thì chết ?” - Hải nói nhỏ.

Câu hỏi:

1/ Em có đồng tình với hành vi của Tuấn Anh không ?

2/ Em có suy nghĩ như thế nào khi nghe câu nói của Hải ?

3/ Trong tình huống ấy, em sẽ nói với Hải điều gì ?

Lời giải:

1/ Trong tình huống này, em đồng tình với hành vi của Tuấn Anh

2/ Theo em, bạn Hải là người không tôn trọng lẽ phải.

3/ Bạn Tuấn Anh là người tôn trọng lẽ phải, bạn đã hành động vì đã báo cáo đúng sự thật với cô giáo.

Câu 12 trang 7 Sách bài tập Giáo dục công dân 8: Khánh là học sinh lớp 8B. Bạn thường ăn quà vặt trong lớp và hay đùa nghịch trong giờ học.

Câu hỏi:

1/ Theo em, Khánh có phải là học sinh biết tôn trọng lẽ phải hay không?

2/ Nếu em là bạn của Khánh, em sẽ nói với bạn điều gì ?

Lời giải:

1/ Theo em, bạn Khánh không chấp hành nội quy nhà trường nên bạn Khánh không phải là người tôn trọng lẽ phải.

2/ Nếu em là bạn của Khánh em sẽ khuyên bạn thực hiện nội quy của nhà trường, không làm ảnh hưởng xấu đến người khác.

II - Truyện đọc

Trả lời câu hỏi trang 8 Sách bài tập Giáo dục công dân 8: Câu hỏi:

1/ Tại sao dân làng Ba Tri lại cử ba vị bô lão đi từ Bến Tre ra tận kinh đô Huế?

2/ Tinh thần đấu tranh tôn trọng lẽ phải của dân làng Ba Tri được thể hiện như thế nào?

Lời giải:

1/ Do chanh chấp và không hài lòng kết quả phân xử của quan tỉnh Vĩnh Long nên ba vị bô lão đi từ Bến Tre ra tận kinh đô Huế để mang đơn kiện ra triều đình Huế.

2/ Những trở ngại to lớn trên đoạn đường đi [một là đi bằng thuyền, phải chờ mùa gió thuận, chưa nói đến bão tố nguy hiểm xảy ra thường xuyên; hai là bằng đường bộ thì lại lắm đèo, nhiều dốc hiểm trở, đấy cọp, beo và giặc cướp ở dọc đường] đã không ngăn được ý chí và quyết tâm của các vị bô lão, đại biểu của dân làng Ba Triệ Các cụ già đã ra tận kinh đô bằng sức của đôi chân đền đáp lại tinh thần đó, lẽ phải ở về phía dân làng đi thưa kiện.

Giải SBT Giáo dục công dân 8 Bài 2: Liêm khiết

I - Câu hỏi và Bài tập

Câu 1 trang 8 Sách bài tập Giáo dục công dân 8: Em hiểu thế nào là liêm khiết?

Lời giải:

Liêm khiết là không hám danh lợi, sống trong sạch.

Câu 2 trang 8 Sách bài tập Giáo dục công dân 8: Em hiểu thế nào là liêm khiết ?

Lời giải:

- Không nhận hối lộ, quà biếu, làm việc sai trách.

- Luôn làm theo lẽ phải, không vì mục đích cá nhân, không tư lợi cá nhân.

- Luôn sống trong sạch, không hám lợi.

- Không buôn lậu, buôn hàng cấm, trái pháp luật.

- Không bóp méo sự thật, gian dối không khai báo, điều tra.

Câu 3 trang 8 Sách bài tập Giáo dục công dân 8: Liêm khiết có ý nghĩa gì đối với bản thân và xã hội?

Lời giải:

Người sống liêm khiết sẽ nhận được sự quý trọng tin cậy của mọi người, làm cho xã hội trong sạch, tốt đẹp hơn.

Câu 4 trang 8 Sách bài tập Giáo dục công dân 8: Biểu hiện nào sau đây là biểu hiện của tính liêm khiết?

A. Sống trong sạch, không bị cám dỗ bởi tiền tài, danh vọng.

B. Tham lợi bất chính.

C. Làm giàu bằng những việc làm mờ ám.

D. Luôn tranh giành quyền lợi cho mình.

Lời giải:

Biểu hiện của tính liêm khiết là: A

Câu 5 trang 8 Sách bài tập Giáo dục công dân 8: Em đồng ý với ý kiến nào sau đây?

A. Làm cấp trên thì có quyền nhận quà của người dưới quyền.

B. Trong xã hội vẫn có nhiều người sống liêm khiết.

C. Người không biết cách làm giàu là người liêm khiết.

D. Thời buổi ngày nay, tính liêm khiết không còn tồn tại.

Lời giải:

Em đồng ý với ý kiến: B

Câu 6 trang 8 Sách bài tập Giáo dục công dân 8: Có người cho rằng “Muốn đạt được mục đích làm giàu thì phải làm bất cứ việc gì”. Em có đồng ý với ý kiến đó không? Vì sao?

Lời giải:

Em không đồng tình với ý kiến trên, theo em dù giàu hay nghèo thì công việc đảm nhiệm cũng phải là công việc chính đáng, không trái pháp luật.

Câu 7 trang 9 Sách bài tập Giáo dục công dân 8: Hà Anh rất nhanh nhẹn, biết giúp đỡ mọi người trong lớp. Nhưng mỗi lần giúp đỡ ai Hà Anh lại đòi trả công vì bạn quan niệm: Việc nào có lợi cho bản thân thì mới làm.

Câu hỏi:

1/ Em có nhận xét gì về quan điểm của Hà Anh ? Em có đồng tình với quan điểm ấy không ? Vì sao ?

2/ Nếu là bạn của Hà Anh, em sẽ nói gì vói bạn ?

Lời giải:

1/ Việc làm của Hà Anh là ích kỉ, nhỏ nhen, chạy theo lợi ích cá nhân. Em không đồng tình với quan điểm sống như vậy.

2/ Nếu là bạn của Hà An em sẽ nói: Nếu bạn cứ tiếp tục sống như vậy, thì người khác cũng sẽ lợi dụng bạn, vậy nên phải sống liêm khiết, thật thà.

Câu 8 trang 9 Sách bài tập Giáo dục công dân 8: Ngày nay trong xã hội có rất nhiều người chạy theo lối sống thực dụng, chỉ đề cao đồng tiền và những giá trị vật chất. Em có suy nghĩ gì về những người đó?

Lời giải:

Tiền cũng rất quan trọng đối với cuộc sống của chúng ta, nhưng đừng để đồng tiền làm mờ mắt. Hãy sống trong sạch, thật thà thì ắt của cải sẽ đầy đủ.

Câu 9 trang 9 Sách bài tập Giáo dục công dân 8: Trên đường phố, một chị đi xe máy phía trước làm rơi một chiếc ví. Có một người định cúi xuống nhặt thì một thanh niên đi xe máy nhanh chân gạt chiếc ví lại gần chỗ anh ta, nhặt chiếc ví bỏ “tọt” vào túi mình và đi ngay.

Câu hỏi:

1/ Em có nhận xét gì về hành vi của anh thanh niên đó ?

2/ Em suy nghĩ như thế nào về quan niệm “nhặt được của rơi tạm thời bỏ túi” của một số bạn hiện nay ?

Lời giải:

1/ Hành vi của bạn thanh niên là sai trái, ích kỉ, coi trọng vật chất mà đánh mất nhân cách của bản thân.

2/ Em không đồng tình với quan điểm trên, khi một người mất đi đồ vật gì đó, thì đã bị ảnh hưởng rất nhiều. Vậy nên, khi nhặt được của rơi, hãy tìm cách trả lại cho họ.

II - Truyện đọc

Trả lời câu hỏi trang 10 Sách bài tập Giáo dục công dân 8: Câu hỏi:

1/ Bạn Nhân đã có việc làm như thế nào sau khi nhặt được của rơi?

2/ Việc làm của Nhân thể hiện điều gì và có ý nghĩa như thế nào

Lời giải:

1/ Bạn Nhân đã có việc làm rất đúng đắn, bạn không cất chiếc ví làm của riêng mình mà chạy về nhà, nhờ mẹ tìm lại người mất để trả lại.

2/ Mặc dù nhận được tiền nhưng Nhân không tham lam, biết suy nghĩ cho người bị mất dù dọ cảm ơn cũng không nhân. Biểu hiện của Nhân chứng minh bạn là người sống liêm khiết, thật thà, em sẽ noi gương việc làm của bạn.

Giải SBT Giáo dục công dân 8 Bài 3: Tôn trọng người khác

I - Câu hỏi và Bài tập

Câu 1 trang 11 Sách bài tập Giáo dục công dân 8: Em hiểu thế nào là tôn trọng người khác?

Lời giải:

Tôn trọng người khác là:

+ Đánh giá đúng mức, coi trọng danh dự và phẩm giá và lợi ích của người khác.

+ Thể hiện lối sống có văn hóa của mỗi người.

Câu 2 trang 11 Sách bài tập Giáo dục công dân 8: Tìm những biểu hiện của sự tôn trọng người khác?

Lời giải:

Không làm người khác cảm thấy khó chịu.

Ăn nói nhẹ nhàng, dễ nghe.

Tiếp thu ý kiến có chọn lọc.

Biết cảm ơn khi được giúp, xin lỗi khi làm sai.

Câu 3 trang 11 Sách bài tập Giáo dục công dân 8: Tôn trọng người khác có ý nghĩa như thế nào trong cuộc sống và trong quan hệ với mọi người?

Lời giải:

+ Thể hiện mình là người lịch sự, có văn hóa.

+ Nhận được sự tôn trọng của người khác đối với mình.

+ Là cơ sở để quan hệ xã hội lành mạnh, trong sáng.

Câu 4 trang 11 Sách bài tập Giáo dục công dân 8: Hành vi nào sau đây thể hiện sự tôn trọng người khác?

A. Ngồi ghếch chân lên ghế khi trò chuyện.

B. Chăm chú lắng nghe người đối diện trao đổi.

C. Lớn tiếng phủ nhận lỗi của bản thân và đổ lỗi cho người khác.

D. Khi cô giáo phê bình bạn thì cười to tiếng.

Lời giải:

Hành vi thể hiện sự tôn trọng người khác là: B

Câu 5 trang 11 Sách bài tập Giáo dục công dân 8: Em không đồng ý với ý kiến nào sau đây?

A. Chỉ cần tôn trọng người lớn tuổi hơn mình.

B.Tôn trọng người khác là hành vi của người có văn hoá.

C. Muốn người khác tôn trọng mình thì trước tiên mình cần phải tôn trọng mọi người

D. Tất cả mọi người đều phải học cách tôn trọng người khác.

Lời giải:

Em không đồng ý với ý kiến: A

Câu 6 trang 12 Sách bài tập Giáo dục công dân 8: Những hành vi dưới đây thể hiện tôn trọng người khác hay không tôn trọng người khác?

Lời giải:

Hành vi Tôn trọng người khác Không tôn trọng người khác
A. Đọc truyện trong khi cô giáo giảng bài x
B. Nói chuyện riêng trong giờ học x
C. Giơ tay phát biểu xây dựng bài x
D. Bắt chước cách đi tập tễnh của người tàn tật x
E. Nói xấu sau lưng người khác x
G. Đi học đúng giờ x

Câu 7 trang 12 Sách bài tập Giáo dục công dân 8: Đầu giờ truy bài, Sao Đỏ đến chấm điểm thi đua của lớp 8E thì thấy Tân đang đùa nghịch, chạy nhảy khắp lớp. Sao Đỏ nhắc nhở thì Tân liền đấm ngay vào mặt bạn Sao Đỏ và còn chế nhạo bạn là tay sai, là người giúp việc.

Câu hỏi:

1/ Em có nhận xét gì về hành động của Tân trong tình huống trên?

2/ Em sẽ ứng xử và hành động như thế nào nếu chứng kiến tình huống đó?

Lời giải:

1/ Tân đã không tôn trọng nhiệm vụ của các bạn Sao Đỏ, đây là hành vi đáng lên án.

2/ Em sẽ ngăn cản việc làm của Tân, giải thích cho Tân hiểu, nếu bạn cố tình em sẽ phản ánh đến thầy cô.

Câu 8 trang 12 Sách bài tập Giáo dục công dân 8: Nhiều bạn học sinh xả rác bừa bãi nơi công cộng, cười đùa lớn tiếng ngoài đường, trong bệnh viện và thậm chí cả ở đám tang... Em có suy nghĩ gì về những hành vi trên? Từ đó em có lời khuyên như thế nào với những bạn có hành vi ấy?

Lời giải:

Đó là những việc làm thiếu tế nhị, lịch sự, không tôn trọng người khác. Em sẽ khuyên các bạn nên dừng lại, không làm ảnh hưởng đến người xunh quanh.

Câu 9 trang 12 Sách bài tập Giáo dục công dân 8: Có ý kiến cho rằng: “Tôn trọng người khác là phải nhún nhường và luôn cố gắng làm vừa lòng họ bằng mọi cách”. Em có đồng ý với ý kiến trên không? Vì sao?

Lời giải:

Em không đồng ý với ý kiến trên. Theo em, tôn trọng người khác là tôn trọng sự thật, không nên sợ mất lòng mà làm cho sự thật méo mó.

Câu 10 trang 12 Sách bài tập Giáo dục công dân 8: Em thường nhận được sự tôn trọng của những ai ? Khi đó em cảm thấy như thế nào? Từ cảm xúc đó của bản thân, em thấy mình cần phải có thái độ như thế nào với mọi người?

Lời giải:

Em nhận được sự tôn trọng của nhiều người xung quanh, em thấy thật vui vẻ và hạnh phúc, được lắng nghe, chia sẻ. Em cũng nên làm những điều này với những người xunh quanh.

II - Truyện đọc

Trả lời câu hỏi trang 13 Sách bài tập Giáo dục công dân 8: Câu hỏi:

1/ Lớp 7A và bạn Tuấn đã biểu hiện không tôn trọng thầy giáo như thế nào?

2/ Tại sao thầy giáo lại đánh rơi viên phấn từ tay mình và buồn bã đi về bàn giáo viên?

Lời giải:

1/ Các bạn trong lớp đã cười, chế nhạo thầy khi chân thầy khập khiễng. Các bạn còn vô lễ khi gán cho thầy biệt danh với hình thể của thầy. Hơn nữa, bạn Tuấn đã nói những câu nói xúc phạm thầy và làm thầy giáo buồn.

2/ Khi thầy đang rất tâm huyết giảng bài “Đồng nghĩa - trái nghĩa” thầy đặt câu hỏi: Em nào cho thầy biết từ trái nghĩa với chân thật” là gì ?.

Bạn Tuấn thưa: Thưa thầy chân giả ạ.

Các bạn trông lớp như hùa vào với Tuấn cười đùa, chế nhạo thầy, thầy buồn nghĩ về hoàn cảnh của mình nên làm rơi viên phấn và buồn bã trở về bàn giáo viên.

Video liên quan

Chủ Đề