Sách giao tiếp với con trẻ như thế nào

Học cách giao tiếp tốt với trẻ cũng là một kỹ năng làm cha mẹ quan trọng. Dù con bạn mới chỉ chập chững biết đi hay đang ở tuổi mới lớn, cách giao tiếp chính là chìa khóa quan trọng để xây dựng sự tin tưởng ở trẻ. Hãy để trẻ biết rằng bạn quan tâm và sẵn sàng giúp khi bé cần.

Sau đây là những nguyên tắc cơn bản khi bạn trò chuyện với con:

- Tắt tivi và đặt tờ báo xuống khi bé muốn nói chuyện.

- Tránh nghe điện thoại khi trẻ có điều gì quan trọng muốn nói với bạn.

- Trừ khi những người khác thực sự quan trọng với cuộc nói chuyện, nếu không bạn nên nói chuyện riêng với con. Cách giáo tiếp tốt nhất giữa bạn và trẻ là khi không có người khác ở xung quanh.

- Khiến trẻ bối rối trước mặt nhiều sẽ chỉ dẫn đến sự tức giận và chống đối, chứ không phải là một cách giao tiếp.

- Đừng tỏ ra vượt xa hơn trẻ, bạn sẽ dễ dàng trò chuyện hơn khi đóng vai trò là một người bạn của con.

- Nếu bạn đang rất tức giận về hành vi cư xử của bé, thì bạn không nên thử nói chuyện với trẻ cho đến khi bạn bình tĩnh lại. Bởi vì lúc nóng giận bạn sẽ không thể khách quan. Tốt hơn hết, bạn hãy ngồi xuống và nói chuyện với con sau đó.

- Dù đang rất mệt mỏi, bạn cũng cần cố gắng để thể hiện rằng bạn đang lắng nghe con chăm chú. Việc lắng nghe tích cực là một việc khó và càng khó hơn khi tâm trí cũng như cơ thể bạn đã rất mệt mỏi.

- Lắng nghe chăm chú và lịch sự. Bạn đừng ngắt lời khi bé đang cố gắng kể về vấn đề của mình. Hãy tỏ ra lịch sự với trẻ như thể bạn sẽ là người bạn tốt nhất để con có thể chia sẻ.

- Đừng bao giờ hỏi tại sao, nhưng bạn hãy hỏi chuyện gì đã xảy ra.

- Hãy tiếp tục mạch nói của bạn với ngụ ý rằng “Con sẽ được nói khi mẹ [cha] đã nói xong” hoặc “Cha mẹ biết điều gì là tốt nhất cho con”, “Hãy làm như lời của cha mẹ và điều đó sẽ giúp giải quyết vấn đề”. Bạn nên hạn chế giảng giải và phê phán trẻ bởi vì điều đó thực sự không có hiệu quả để có cuộc trò chuyện cởi mở.


- Đừng sử dụng những từ ngữ làm bẽ mặt như ngu ngốc, lười biếng, câm hoặc nói với trẻ "Thật ngốc nghếch, điều đó chẳng có ý nghĩa một tý nào cả” hoặc “Con thì biết gì, con chỉ là một đứa trẻ”.

- Bạn hãy giúp đỡ con để tạo ra bước tiến quan trọng, hãy cho con thấy bạn chấp nhận chính bản thân trẻ, chứ không phải những gì mà trẻ đã làm được hoặc chưa làm được.

- Tiếp tục mạch trò chuyện cởi mở bằng cách chấp nhận trẻ và đánh giá cao việc bé đã dũng cảm nói chuyện với bạn.

Trong quá trình trò chuyện, bạn có thể sử dụng những từ động viên và ca ngợi. Bạn cần cho trẻ thấy được tình yêu cũng như sự đánh giá cao của bạn. Hầu hết các bậc phụ huynh đều nhận ra rằng, việc luôn phải đưa ra những phản hồi tích cực khó hơn rất nhiều so với những phản hồi tiêu cực.

Bằng cách lựa chọn và sử dụng một trong những cách nói dưới đây hằng ngay khi nói với trẻ, bạn sẽ nhận thấy rằng, trẻ sẽ chú ý nhiều hơn đến những điều bạn nói và sẽ cố gắng để làm bạn hài lòng.

Bạn có thể nói với trẻ bằng một trong những từ sau: Đúng rồi, tốt, tuyệt vời, xuất sắc, mẹ rất tự hào về con, tốt hơn nhiều rồi, thật là một ý kiến thông mình, điều đó thật hoàn hảo, mẹ [ba] rất yêu con...
Ngoài bạn có thể thể hiện bằng hành động như: mỉm cười, gật đầu, đặt tay lên vai, nháy mắt, ra dấu hiệu hoặc cử trí đồng tình, chạm vào má, cười, cù, ôm trẻ thật chặt...

Bạn hãy nhớ rằng, luôn có nhân quả trong mọi hành vi bạn cư xử với con, sự nhạo báng sẽ khiến trẻ thấy xấu hổ, sự động viên sẽ khiến trẻ tự ti.

Hãy mở ra cánh cửa giao tiếp bằng cách trò chuyện với con bạn bằng thái độ tôn trọng. Hãy nhớ rằng cùng một vấn đề nhưng sẽ có nhiều quan điểm khác nhau và con bạn có thể có một cách nhìn khác bạn. Hãy thăm dò các cách thức giải quyết vấn đề cùng con bạn; việc này sẽ cho trẻ những cơ hội để suy nghĩ sáng tạo, tập thói quen tư duy và có thể ứng dụng vào trong thực tế.

Hãy cho phép con bạn nói chuyện và hỏi về bất cứ điều gì chúng thắc mắc. Khuyến khích trẻ đến với bạn với những câu hỏi đơn giản ngay từ bây giờ để khi những câu hỏi "lớn" hơn về ma tuý, giới tính, hay sự bạo lực được đặt ra sau này, trẻ sẽ thấy rằng thật an toàn khi trò chuyện với bạn. Cần sớm bắt đầu đặt những câu hỏi "quan trọng" và hưởng ứng chúng ở cách mà trẻ sẽ hiểu ở độ tuổi của chúng. Nên cho trẻ thời gian để suy nghĩ, xem xét những tình huống, và để chúng quyết định khi cần thiết. Việc bạn tỏ ra cởi mở và sẵn sàng trả lời những thắc của trẻ sẽ tạo nên một không gian giao tiếp tốt cho trẻ.

Hãy nhớ là, bạn không nên áp đặt suy nghĩ và cảm xúc của bạn vào những suy nghĩ và cách nhận thức vấn đề [cũng như lựa chọn cách giải quyết tình huống] của trẻ. Hãy nhớ rằng bạn phải sẵn sàng để lắng nghe, giúp đỡ, chấp nhận những cảm xúc của trẻ và không tỏ ra e dè về những suy nghĩ kỳ lạ của chúng, hãy tin tưởng rằng trẻ có thể xử lý những vấn đề và cảm giác của chúng, và cho phép trẻ chịu trách nhiệm về những vấn đề đó.

Đừng lúc nào cũng ép con bạn phải nói với bạn về một vấn đề gây cho chúng sự khó khăn khi nói cùng bạn hoặc khi trẻ đang căng thẳng. Nhiều người muốn giúp đỡ trẻ đang bị tổn thương; nhưng cách tốt nhất là quan sát trẻ và bình tĩnh nhận ra những biểu hiện của chúng thông qua những cử chỉ, hành động nào đó. Hãy nhìn vào cử chỉ, điệu bộ của trẻ và cho hỏi xem chúng cảm thấy thế nào. Bạn nên nhẹ nhàng khuyến khích trẻ kể cho bạn nghe nhiều hơn về những gì chúng đang cảm thấy. Sau đó, bạn có thể hỏi chúng: "Mẹ có thể làm gì cho con? Mẹ có thể giúp con chứ?". Sự tôn trọng và kiên nhẫn của bạn mà trẻ nhận thấy sẽ giúp chúng cảm thấy an tâm và có thể tâm sự cùng bạn để cùng bạn giải quyết vấn đề.

Trò chuyện với con bạn:

Để giúp con bạn học cách lắng nghe, hãy dịu dàng chạm vào trẻ và gọi tên của nó.

Dùng một giọng nói nhẹ nhàng khi bạn nói với trẻ, và thỉnh thoảng chỉ thì thầm, như vậy trẻ có thể luyện cách lắng nghe. Khi nói chuyện hãy nhìn vào đôi mắt của trẻ. Nên nhớ là bạn cần tỏ ra ân cần, tôn trọng, và... lịch sự khi trò chuyện với con bạn.

Hãy hướng dẫn cho con bạn kể cho bạn nghe nhiều hơn bằng cách sử dụng những từ ngữ khuyến khích thằng bé: "Wow, con có thể kể cho mẹ nghe nhiều hơn nữa chứ?", hoặc là "Mẹ hiểu", hay "Mẹ không chắc là mẹ hiểu hết, con có thể kể mẹ nghe lần nữa không?".

Tránh tỏ ra xao lãng khi con bạn muốn nói chuqện với bạn - Điều này thể hiện cho đứa bé thấy sự chú ý hoàn toàn của bạn vào câu chuyện của chúng.
Quan tâm đến cách thức mà bạn trò chuyện với con; điều này cũng quan trọng như việc bạn nói về cái gì vậy:

Hãy thành thật và nói về những điều bạn biết; trung thực nói về những điều bạn không biết.

ØNên nói ngắn gọn và hướng đến trung tâm của chủ đề; tránh dông dài và tranh cãi.

ØHãy dùng những từ ngữ đơn giản, rõ nghĩa và dễ hiểu để trò chuyện với con bạn để chúng dễ dàng cảm nhận được.

ØLắng nghe những điều con bạn muốn nói và nhìn nhận vấn đề cùng chúng. Hỏi trẻ về những quan niệm và suy nghĩ của chúng, tránh quyết định giùm cho trẻ.

Ø

Tuy nhiên, cũng có khi hành động của bạn lại quan trọng hơn là biểu đạt bằng ngôn ngữ. Đôi lúc, bạn nên biến lời nói của mình thành những hành động. Thay vì trừng phạt một đứa trẻ bằng lời nói la mắng, hãy cố hướng dẫn trẻ làm theo bạn. Nếu con bạn không tắt tivi và đi ăn tối, hãy cố gắng tắt tivi và nhẹ nhàng dẫn trẻ đến bàn ăn, thay vì ép buộc trẻ bằng nhiều từ ngữ, những lời hăm doạ, hay la hét, quát tháo. Thỉnh thoảng, bạn có thể truyền đạt những điều mình muốn trẻ hiểu bằng cách khác, thay vì nói với chúng.

Cuốn sách “Giao tiếp với con trẻ như thế nào?” của tác giả Julia Borixopna Gippenrayto được viết trên cơ sở tâm lý học nhân văn – một trong những khám phá tuyệt vời của khoa học tâm lý những thập kỷ gần đây, đặt nhân cách của đối tượng giao tiếp ở trung tâm sự chú ý.

Với cách đặt nhân cách của trẻ ở trung tâm sự chú ý, chắc chắn cuốn sách sẽ mang tới cho bạn những kiến thức thú vị và tuyệt vời để khám phá tâm lý của con bạn, giúp bạn trở thành người bạn lớn của con.

Cuốn sách được tác giả chia thành 2 phần chính, bao gồm

  • Phần một được trình bày dưới dạng các bài học gồm tư liệu, bài tập, thắc mắc của phụ huynh, lời giải đáp của tác giả và ví dụ minh họa.

  • Phần hai là bức thư của một người bà đã vận dụng kiến thức học được trong Trung tâm Tâm lý Thích nghi Xã hội “Genesis” cho thiếu niên và nhi đồng trong giao tiếp với cậu thiếu niên “nan trị”, đứa cháu ngoại của mình.

Cũng như thức ăn, sự giao tiếp có thể lành mạnh và cũng có thể độc hại. Đồ ăn tồi đầu độc cơ thể; giao tiếp không đúng “đầu độc” tâm lý trẻ, đe dọa sức khỏe tinh thần của chúng, ảnh hưởng xấu tới phát triển cảm xúc và cuộc đời sau này của con trẻ.

Tác giả hy vọng đây sẽ là cuốn sách hướng dẫn dành cho các bậc phụ huynh, các nhà sư phạm, những người trực tiếp dạy dỗ trẻ và cả những ai muốn tự học nghệ thuật giao tiếp với con trẻ.

Trích
Thật hay nếu con cái chủ động kể cho bạn biết cái gì trong những trò đó là quan trọng và thú vị đối vói chúng và lúc đó bạn sẽ có thể nhìn nhận những việc làm của con trẻ bằng chính con mắt của chúng thay cho những lòi khuyên bảo và đánh giá. Hay hơn thế nữa là bạn có thể tham gia vào các công việc của con, chia sẻ niềm say mê của chúng. Trong những trường họp như vậy, con trẻ thường rất biết ơn cha mẹ. Và sự tham gia như vậy còn có một kết quả khác: lúc sự thích thú của con bạn lên tới tột đỉnh, bạn có thể truyền đạt điều mà bạn cho là cần thiết: cả kiến thức phù trợ và kinh nghiêm sống, cả quan niệm của mình đối với các sự việc và thậm chí cả thú đọc sách báo đặc biệt nếu bắt đầu từ cuốn sách hoặc bài báo viết về vấn đề mà con bạn quan tâm.

TẢI EBOOK MIỄN PHÍ

Có thể bạn sẽ cần:

Làm bạn cùng con

Phát triển tư duy cho trẻ

Dạy con theo phương pháp người Nhật

Kênh thông tin chính thức của Danhgiakhoahoc.com

Website: //danhgiakhoahoc.com

Group: Đánh Giá Khóa Học & Mã Giảm Giá

Fanpage: Đánh Giá Khóa Học

Email: 

Dạy con thông minhNuôi con khỏe mạnh

Video liên quan

Chủ Đề