Sai phạm tại Trường đại học Sư phạm Kỹ thuật

Nhà trường bất nhất việc thu hồi 269 bằng thạc sĩ

Liên quan đến việc đề nghị thu hồi 269 bằng thạc sĩ, trao đổi với Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam, Phó giáo sư Nguyễn Trường Thịnh người phụ trách trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh thừa nhận: “Đúng là tại trường có việc những người chưa thi đỗ cao học nhưng được học các lớp bồi dưỡng nâng cao kiến thức rồi sau đó lấy kết quả các môn này chuyển điểm vào chương trình đào tạo cao học. Tuy nhiên Bộ Giáo dục và Đào tạo không cho phép điều này”.

Theo ông Thịnh, chương trình thạc sĩ đòi hỏi đào tạo trình độ chuyên môn cao nên phải có chương trình đào tạo, nhà trường phải lưu vết lại tất cả minh chứng từ thi cử đầu vào cũng như quá trình học. Trong kết luận Thanh tra số 611/KL-BGDĐT ký ngày 25/6/2021 của Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng đã chỉ ra những sai phạm này và không cho phép. Tuy nhiên nhà trường vẫn cấp bằng thạc sĩ cho 269 người này.

“Nếu trong số những người này có sử dụng bằng thạc sĩ để được bổ nhiệm thì sẽ gây ra bức xúc rất nhiều trong xã hội”, Phó giáo sư Thịnh chia sẻ.

Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh [Ảnh: website trường]

Ông Thịnh cũng cho biết, liên quan đến vấn đề này nhà trường đã nhiều lần có văn bản kiến nghị gửi đến Bộ Giáo dục và Đào tạo, trong lần thứ 4 phía Bộ phản hồi trường phải thực hiện theo kết luận thanh tra. “Trong văn bản của Bộ Giáo dục và Đào tạo không yêu cầu thu hồi bằng, nhưng cho rằng việc đào tạo đối với 269 học viên này là không có cơ sở pháp lý. Nếu không có căn cứ pháp lý tức là không cho phép thì phải thu hồi bằng”, ông Thịnh nói.

Tuy nhiên, theo nguồn tin từ Đảng uỷ trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh thì nhà trường chưa từng bàn đến việc thu hồi bằng thạc sĩ của 269 người này. “Cách làm của trường có thể chưa đúng và kết luận thanh tra 611/KL-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng đã chỉ ra những sai sót nhưng không yêu cầu thu hồi bằng. Thực tế người học có học chương trình đầy đủ, có làm đồ án tốt nghiệp, có hội đồng đánh giá và xét tốt nghiệp nên để đảm bảo quyền lợi của người học thì không thể thu hồi bằng”, nguồn tin này khẳng định.

Cũng theo thông tin từ phòng đào tạo trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh, có việc chuyển điểm các môn học từ lớp bồi dưỡng nhưng thời điểm đó có quy định trong quy chế đào tạo của nhà trường.

269 học viên không đủ điều kiện vẫn được cấp bằng thạc sĩ?

Trước đó, ngày 22/6, Đài truyền hình Việt Nam [VTV] phản ánh, trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh đã cấp 269 bằng thạc sĩ sai quy định suốt 4 năm qua. Chia sẻ với VTV, bà Nguyễn Thị Lại Giang, Phó phòng tổ chức hành chính, trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh cho biết: trong suốt 4 năm qua có 269 người được cấp bằng thạc sĩ trong khi chưa đủ điều kiện, thậm chí chưa đóng học phí.

Đúng lý ra, để có bằng thạc sĩ thì các học viên phải hoàn thành tất cả các môn học trong chương trình đào tạo thạc sĩ theo đúng quy chế. Tuy nhiên trường này lại mở các lớp nâng cao, bồi dưỡng nâng cao kiến thức chuyên môn cho 269 học viên chưa trúng tuyển thạc sĩ, chuyển điểm của các lớp này sang chương trình đào tạo thạc sĩ. Kết luận thanh tra của Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng chỉ rõ điều này là sai quy định và yêu cầu trường chấm dứt.

Bà Giang bày tỏ băn khoăn khi số lượng bằng thạc sĩ được cấp sai cho nhiều người chưa đủ điều kiện, tiêu chuẩn sẽ được xử lý thế nào?

Theo Phó giáo sư Nguyễn Trường Thịnh, người phụ trách trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh, nếu đúng theo pháp luật thì phải thu hồi 269 bằng thạc sĩ này.

Trước đó vào tháng 6/2021, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có kết luận thanh tra số 611/KL--BGDĐT chỉ ra những sai phạm công tác quản lý tài chính tại Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh.

Trong kết luận cũng cho rằng trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh chưa có văn bản quy định cụ thể quy trình thực hiện việc mở các lớp, dẫn đến tình trạng cách thức thực hiện, quản lý không thống nhất. Phòng Đào tạo phát hành văn bản mở các lớp đào tạo, ký các biên bản thỏa thuận, hợp đồng không lấy số, đóng dấu của trường là không đúng với quy định.

Phòng Đào tạo còn tổ chức thu nhiều khoản tiền khác như ôn thi cao học, thi sát hạch tiếng Anh, lệ phí tốt nghiệp thạc sĩ, tiến sĩ…là không đúng với quy định.

Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng yêu cầu nhà trường phải chấm dứt việc cho phép học viên hoàn thành chương trình bồi dưỡng nâng cao kiến thức chuyên môn được chuyển điểm, miễn học môn học đã học trong chương trình này khi học Chương trình đào tạo trình độ thạc sĩ của trường.

Đồng thời, trường phải chấn chỉnh công tác quản lý tài chính, quản lý đào tạo, phát hành các văn bản hành chính, tổ chức xem xét, kiểm điểm trách nhiệm đối với các đơn vị, cá nhân có liên quan.


Lê Phương

Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM

Ông Ngô Văn Thuyên, Chủ tịch Hội đồng trường Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM, vừa ra nghị quyết về việc kỷ luật viên chức quản lý đối với ông Lê Hiếu Giang, Phó Hiệu trưởng trường này.

Theo đó, thi hành kỷ luật với hình thức cảnh cáo đối với ông Lê Hiếu Giang do ông Giang có các vi phạm theo kết luận số 611/KL-BGDĐT ngày 25/6 của Bộ GD-ĐT.

Cụ thể, ông Giang là người được hiệu trưởng giao phụ trách trực tiếp phòng đào tạo, chịu trách nhiệm về việc để viên chức thuộc quyền quản lý vi phạm pháp luật về kế toán trong khi thực hiện hoạt động nghề nghiệp.

Ông được hiệu trưởng giao phụ trách trực tiếp mảng đào tạo bao gồm đào tạo sau ĐH, chịu trách nhiệm về việc để đơn vị thuộc quyền quản lý cho phép người học được chuyển điểm sau khi học chương trình bồi dưỡng nâng cao kiến thức khi học chương trình đào tạo trình độ thạc sĩ tại trường không có cơ sở pháp lý và không đúng quy định.

Ngoài ra, Hội đồng kỷ luật nhà trường cũng có quyết định kỷ luật ông Đỗ Văn Dũng, nguyên Hiệu trưởng nhà trường, bằng hình thức cảnh cáo; Kỷ luật bằng hình thức buộc thôi việc đối với một phó trưởng phòng đào tạo; Kỷ luật bằng hình thức khiển trách đối nguyên trưởng phòng đào tạo.

Riêng bà Trương Thị Hiền, nguyên Phó hiệu trưởng, nguyên kế toán trưởng của trường hết thời hiệu xử lý kỷ luật.

Trước đó, hồi tháng 6, Bộ GD-ĐT có kết luận thanh tra và kết luận nhiều sai phạm trong công tác quản lý tài chính tại Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM. Cụ thể là công tác quản lý, sử dụng, quyết toán kinh phí cấp bù, miễn giảm học phí sinh viên sư phạm do Bộ GD-ĐT cấp trong năm 2014 cho trường; Việc thu, quản lý, sử dụng tiền mở lớp ôn tập thi cao học, lớp bồi dưỡng nâng cao kiến thức chuyên môn, lớp ôn tập và thi sát hạch tiếng Anh.

Trong đó, Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM đã thực hiện rút dự toán hơn 8,5 tỉ đồng được Bộ GD-ĐT giao theo Quyết định số 222/2014 và hơn 14,8 tỉ đồng được Bộ GD-ĐT giao theo Quyết định số 5731/2014 không đúng quy định tại Điều 9 Thông tư liên tịch số 20/2014/TTLT-BTC-BGDĐT-BLĐ&TBXH.

Việc quyết toán số tiền hơn 23,3 tỉ đồng kinh phí cấp bù, miễn giảm học phí sư phạm được Bộ GD-ĐT giao cho trường trong năm 2014 [theo 2 quyết định trên] là không tuân thủ đúng các quy định [Thông tư liên tịch số 20/2014, Thông tư số 199/2013/TT-BTC và luật Ngân sách nhà nước năm 2002]. Từ đó, dẫn đến phải thu hồi số tiền sử dụng không đúng mục đích là hơn 11 tỉ đồng…

Trước đó, hôm 19.11, Bộ GD-ĐT có văn bản gửi Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM cho biết đã nhận được đơn xin thôi giữ chức vụ Chủ tịch Hội đồng trường Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM của ông Ngô Văn Thuyên. Bộ này đề nghị trường khẩn trương xử lý theo quy định. Hiện trường ĐH này đang khuyết các vị trí quan trọng như hiệu trưởng, trưởng phòng đào tạo...

Tin liên quan

Thanh tra Bộ GD-ĐT vừa có kết luận thanh tra hành chính với Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM [việc thanh tra thực hiện tháng 7.2017]. Theo đó, trường này có hàng loạt sai phạm về vấn đề tuyển sinh, liên kết đào tạo, tuyển dụng, bổ nhiệm cán bộ, tài chính,  tiếp nhận tiền tài trợ…

Bổ nhiệm trưởng khoa chưa có bằng tiến sĩ theo quy định

Về công tác tuyển dụng viên chức, trong 3 năm 2015-2017, trường tuyển dụng tổng cộng 75 viên chức nhưng quy trình tuyển dụng chưa thực hiện đúng quy định theo Thông tư 15 của Bộ Nội vụ. Các thông báo tuyển dụng đều không nêu rõ hình thức. Nội dung thi tuyển thiếu các môn kiến thức chung, thi chuyên môn, nghiệp vụ chuyên ngành [phần thi viết]. Tuyển dụng các vị trí trí chuyên môn, nghiệp vụ chuyên ngành khác nhau nhưng không xây dựng các đề thi chuyên môn, nghiệp vụ chuyên ngành phù hợp với yêu cầu tuyển dụng của vị trí cần tuyển.

Kiểm tra một số hồ sơ tuyển dụng cho thấy trường ký hợp đồng làm việc lần đầu với Võ Hoàng Thủy Tiên không đúng quy trình tuyển dụng của trường, xét tuyển đặc cách, ký hợp đồng làm việc với ông Hoàng Xuân Bách và bà Đỗ Nữ Bích Duyên không đúng quy định.

Bên cạnh đó, theo báo cáo từ năm 2015 đến tháng 7.2017, trường có tổng cộng 77 hợp đồng lao động. Trong đó, kiểm tra một số hợp đồng cho thấy các hợp đồng có thời hạn 6 tháng và ký liên tiếp nhiều hợp đồng cùng một cán bộ để làm công việc có tính thường xuyên chưa đúng quy định của Bộ Lao động.

Thanh tra Bộ cũng kết luận có sai sót trong việc bổ nhiệm 4 trưởng khoa, trưởng bộ môn. Cụ thể, bổ nhiệm trưởng khoa Cơ khí động lực và khoa Công nghệ may thời trang khi chưa đạt chuẩn trình độ đào tạo tiến sĩ theo quy định tại khoản 2 Điều 15 Điều lệ trường ĐH; bổ nhiệm trưởng bộ môn Thương mại và bộ môn Kết cấu công trình khi chưa đạt chuẩn trình độ đào tạo tiến sĩ theo quy định tại khoản 3 Điều 16 Điều lệ trường ĐH.

Giảng viên tố hiệu trưởng trước Bộ trưởng

3 năm liên tiếp tuyển vượt chỉ tiêu

Kết luận thanh tra còn cho thấy trường này có nhiều vi phạm liên quan đến đào tạo và tuyển sinh ở các bậc học.

Với bậc ĐH hệ chính quy, trường  đã tuyển vượt chỉ tiêu liên tiếp trong 3 năm. Cụ thể, năm 2015 tuyển 4.611/3.880 chỉ tiêu [vượt 19%], năm 2016 tuyển 4.523/4.165 chỉ tiêu [vượt 8,6%] và năm 2017 tuyển 4.935/4.336 chỉ tiêu [vượt hơn 13%].

Ngoài ra, trường đã liên kết đào tạo hệ vừa làm vừa học với 24 đơn vị khi chưa có văn bản cho phép của Bộ GD-ĐT theo quy định [năm 2015 với 11 đơn vị, năm 2016 với 9 đơn vị và năm 2017 với 4 đơn vị].

Với chương trình đào tạo thạc sĩ, trường cấp chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức môn học trình độ sau ĐH chưa đúng quy định. Học viên có thể tham gia học chung với các lớp thạc sĩ tại trường, hoặc trường mở lớp tại địa phương khi đạt số lượng tối thiểu 20 người/lớp. Theo báo cáo của trường, từ năm 2015-2017 đã cấp 781 chứng chỉ cho học viên [năm 2015 gồm 307 chứng chỉ, 2016 là 250, 2017 là 161].

Về tuyển sinh trình độ tiến sĩ, có 2 người dự tuyển có bằng thạc sĩ nước ngoài nhưng 2 bằng này chưa được công nhận theo quy định của Bộ.

Công tác liên kết đào tạo nước ngoài trường cũng có vi phạm trong tuyển sinh đầu vào. Cụ thể là xét trúng tuyển thí sinh không đạt điểm sàn trong kỳ thi tuyển sinh ĐH chưa đúng quy định ở chương trình liên kết đào tạo trình độ ĐH với Trường ĐH Sunderland  [Vương quốc Anh].

Tài trợ của nước ngoài… chuyển vào tài khoản cá nhân

Về quản lý, sử dụng kinh phí năm 2016, Kiểm toán Nhà nước đã thực hiện kiểm toán và có thông báo kèm kiến nghị về các vấn đề như chấn chỉnh công tác tài chính, kế toán, công tác quản lý thu học phí qua Ngân hàng BIDV, nghiêm cấm xé nhỏ hợp đồng mua sắm gây lãng phí ngân sách và kiểm điểm trách nhiệm cá nhân hiệu trưởng, phó hiệu trưởng…

Trong công tác mua sắm thiết bị, có 3 gói thầu trị giá hơn 13 tỉ đồng được thực hiện trong vòng 1 tháng và đều do Công ty cổ phần Thông tin và Giáo dục EIG trúng thầu. Tuy nhiên, việc kiểm tra hồ sơ mua sắm có nhiều vấn đề, như chưa xác định rõ nhu cầu cần thiết phải đầu tư, lựa chọn nhà thầu không đúng theo quy định, không có báo giá của nhà thầu.


Hiệu trưởng chịu trách nhiệm chung

Xét về trách nhiệm của các sai phạm và thiếu sót trên, kết luận nêu rõ hiệu trưởng với tư cách là người đứng đầu đơn vị chịu trách nhiệm chung, chịu trách nhiệm trực tiếp về tổ chức quản lý, tuyển dụng, bổ nhiệm cán bộ; phê duyệt mua sắm, xây dựng cơ bản, đi nước ngoài, tiếp nhận tài trợ Phòng dạy học số.

Riêng ông Lê Thanh Phúc chịu trách nhiệm trong việc tiếp nhận tài khoản tài trợ Phòng dạy học số qua tài khoản cá nhân. Ông Lê Thanh Phúc và Nguyễn Bá Hải chịu trách nhiệm trong việc cung cấp thông tin không đầy đủ, gây khó khăn cho hoạt động thanh tra.

Thanh tra Bộ GD-ĐT kiến nghị nhà trường có kế hoạch, biện pháp chấn chỉnh, khắc phục kịp thời các hạn chế, thiếu sót, sai phạm. Đồng thời yêu cầu nhà trường báo cáo việc thực hiện kết luận thanh tra về bộ trước ngày 30.3.

Trường còn ký các hợp đồng cho thuê cơ sở vật chất chưa đúng quy định của Bộ tài chính, tổ chức thực hiện 3 gói thầu mua sắm dữ liệu sách điện tử chưa đúng quy định của Chính phủ.

Đáng lưu ý là sai phạm liên quan đến việc tiếp nhận tài trợ Phòng dạy học số do không thực hiện đúng quy định tại Nghị định 38/2013 của Chính phủ về việc quản lý và sử dụng nguồn hỗ trợ phát triển chính thức [ODA] và nguồn vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ.

Cụ thể, Trường ĐH Bang Arizona [Mỹ] tài trợ số tiền 280.000 USD cho trường trang bị phòng dạy học số. Tuy nhiên, theo đề nghị của Hiệu trưởng trường này, số tiền trên không được chuyển về tài khoản của trường mà chuyển về tài khoản ngoại tệ cá nhân của ông Lê Thanh Phúc [trưởng khoa Đào tạo chất lượng cao]. Số tiền này cũng không được nhập vào sổ sách tiền tài trợ, trường không báo cáo về viện trợ nước ngoài và sử dụng số tiền trên. Trường đã thực hiện hợp đồng mua bán thiết bị và hợp đồng phụ lục ảo giá tiền trên 5,8 tỉ đồng nhưng không tổ chức đấu thầu, không có biên bản giao nhận thiết bị.

Phòng thí nghiệm dạy học số do tiến sĩ Nguyễn Bá Hải phụ trách không có sổ quản lý tài sản thiết bị.

Tin liên quan

  • Giảng viên tố hiệu trưởng trước Bộ trưởng

Video liên quan

Chủ Đề