Sang thị nở là ai

Trần Văn Đô

Câu chuyện về nguyên mẫu nhân vật Thị Nở được ông Trần Khang Hộ, người làng Đại Hoàng, xã Hòa Hậu, Lý Nhân, Hà Nam, bạn học thuở nhỏ của nhà văn Nam Cao, con cụ Ký Lân - thsgy dạy của nhà văn Nam Cao và một số cụ cao niên khác kể lại.

Thị Nở chỉ biết làm việc vặt trong nhà và nhặt cỏ vườn. Thị Nở thường làm bạn với cái chép cùn [có nơi gọi là cái dầm]. Tính thị dở hơi, rất vô tâm, sờ vào việc gì được một lúc là lăn ra ngủ, bất kể là đâu, từ chân đống rạ, gốc chuối đến bờ ao…

Đêm trăng làng Vũ Đại. Tranh: Mai Long

Quảng cáo

Có lần bà ngoại nhà văn Nam Cao [bà Vân] sai thị đi kín nước về ngâm sợi, mãi không thấy thị về, cho người đi tìm, thì ra thị đang ngủ ở gốc chuối. Người làng ai cũng cười cái tật xấu ấy của thị. Người ta kể cái “tài gia chánh” của thị như sau: Ông bố chồng của thị [ông Quản Dung] thường xuyên rày la thị về tội để cơm sống, cơm khê. Những khi ấy, Thị Nở vênh mặt lên cãi lại bố chồng: “Sống đâu mà sống, chỉ hơi sường sượng thôi mà!”.

Tuy thị xấu và dở hơi như vậy nhưng thị vẫn có chồng. Chồng thị là anh Đào. Anh này cùng cảnh làm thuê như Thị Nở. Nhà nghèo lắm, phải mua chức trùm. Thị Nở có ý vênh vang ra phết. Anh chồng thì nai lưng ra làm để giả nợ. Ăn ở với nhau được một thời gian thì thị sinh cho Đào một đứa con trai đặt tên là Trần Bá Xuyên. Năm 14, 15 tuổi gì đó, Xuyên vào Sài Gòn theo người làng đi tìm chú là ông Ba Lễ, rồi mất ở Sài Gòn lúc còn trẻ.

Khi đã có gia đình rồi, Thị Nở vẫn còn làm thuê cho bà ngoại Nam Cao. Nhà văn Nam Cao gọi Thị Nở là dì.

Quảng cáo

Chuyện Thị Nở ở làng Đại Hoàng là có thật. Nhưng với tài hư cấu của nhà văn, ông đã cho ra đời một Thị Nở có một không hai trong lịch sử văn học Việt Nam.

Nhờ có Thị Nở mà “Chí Phèo” mới nổi tiếng, mới sống mãi trong lòng người đọc. Cũng nhờ có Thị Nở và Chí Phèo mà tên tuổi nhà văn Nam Cao đã tỏa sáng trên bầu trời văn học Việt Nam.

Trần Văn Đô

[Trường cấp II Nhân Hậu, Lý Nhân, Hà Nam]

[Nguồn: Tiền Phong]

Đề văn: Phân tích nhân vật Thị Nở trong truyện ngắn Chí Phèo của Nam Cao.

Bài làm

Một tác phẩm tự sự thành công cần có sự góp mặt của rất nhiều yếu tố như cốt truyện, tình huống, sự kiện, chi tiết, ... và một yếu tố không thể thiếu đó chính là nhân vật. Trong truyện ngắn "Chí Phèo", Nam Cao đã khắc họa nên nhân vật thị Nở, một nhân vật xuất hiện bên cạnh Chí để đánh thức lương tâm, nhân tính của con qủy dữ. Đây cũng là nhân vật gây được nhiều xúc cảm trong lòng bạn đọc.

Bằng bút pháp tả thực, nhà văn Nam Cao đã miêu tả thị là một người phụ nữ xấu ma chê quỷ hờn với cái mặt "ngắn đến nỗi mà bề ngang hơn bề dài, thế mà hai má nó lại hóp vào mới thật là tai hại, nếu hai má nó phinh phính thì mặt thị lại còn được hao hao như mặt lợn". Cái mũi thị "vừa to, vừa ngắn, vừa đỏ, vừa sần sùi như vỏ cam sành, bành bạnh muốn chen lẫn nhau với những cái môi cũng cố to cho không thua cái mũi: có lẽ vì cố quá cho nên chúng nứt nở như rạn ra". Thị lại "ăn trầu thuốc, hai môi dày được bồi cho dày thêm một lần, cũng may quết trầu sánh lại, che được cái màu thịt trâu xám ngoách". "Ðã thế những cái răng rất to lại chìa ra: ý hẳn chúng nghĩ sự cân đối chữa được một vài phần cho sự xấu". Đó quả là "một sự mỉa mai của hóa công". Nam Cao không dùng biện pháp nói giảm, nói tránh mà ông luôn miêu tả đối tượng với cái nhìn hiện thực, chân thật nhất.

Không chỉ xấu xí về ngoại hình, thị Nở còn là một người đà bà ngẩn ngơ, ế chồng, gia đình có nguồn gốc mả hủi. Thị sống cùng với bà cô cũng ế chồng bởi "con người ấy năm mươi tuổi rồi, năm mươi tuổi còn ai lấy chồng". Vì tính hay quên mà thị Nở đã ngủ quên trong tư thế hai tay trần buông xuôi, cái mồm "há hốc lên trăng mà ngủ", "đôi chân thì duỗi thẳng ra trước mặt, cái váy đen xộc xệch" khi đi ra sông kín nước. Đêm ấy, thị và Chí Phèo "ăn nằm với nhau rồi cùng ngủ say dưới trăng". Thiên nhiên thơ mộng đã chắp cánh cho một mối tình đôi lứa xứng đôi, có một không hai trong lịch sử văn học.

Ngỡ tưởng, thị đã xấu xí về ngoại hình, tâm hồn bị bóp méo nhưng ở con người ấy vẫn ngời sáng một tình thương dành cho Chí Phèo. Điều ấy được thể hiện qua chi tiết: "Đến nửa đêm, Chí Phèo đau bụng, nôn mửa. Thị Nở dìu hắn vào trong lều, đặt lên chõng, đắp chiếu cho hắn rồi ra về". Sau đó, thị nấu cho Chí bát cháo hành để giải cảm. Thị thấy Chí đáng thương, "còn gì đáng thương bằng đau ốm mà nằm còng queo một mình". Thị đã nghĩ rằng: "Mình bỏ hắn lúc này thì cũng bạc" vì hai người đã ăn nằm với nhau.

Thị Nở nhận thấy dường như mình yêu Chí Phèo, "đó là cái lòng yêu của một người làm ơn". Người đàn bà dở hơi đó lại biết yêu, yêu một cách đúng nghĩa. Thị đến với Chí Phèo mà không bận tâm chuyện hắn là con quỷ dữ của làng Vũ Đại, hắn đã rạch mặt mà đâm chém biết bao nhiêu người. Thị thấy hắn hiền, khác hẳn với những hung dữ thường ngày. Dường như trong xã hội ấy chỉ có thị Nở công nhận Chí Phèo là con người. Thị hết lòng chăm sóc khi hắn ốm và ở nhà hắn năm ngày chẵn. Chí Phèo và thị Nở sẽ là một cặp rất xứng đôi.

Nhờ bát cháo hành của thị mà Chí có khao khát trở về làm người lương thiện. Thị là cái phao cứu sinh cho cuộc đời Chí khi hắn đang ngấp ngoải, vùng vẫy giữa dòng xoáy nước. Thị Nở sẽ mở đường cho hắn làm hòa với tất cả mọi người. Tình thương, tình yêu và tình người của thị Nở khiến Chí Phèo cảm động, "mắt ươn ướt" bởi chưa bao giờ "hắn được một người đàn bà cho" và "muốn làm nũng với thị như với mẹ". Hai người sẽ lấy nhau để Chí có thể thực hiện ước mơ nho nhỏ với cuộc sống chồng cày thuê, cuốc mướn, vợ dệt vải của mình.

Nhưng vì định kiến xã hội, thị Nở không thể lấy Chí Phèo. Lời nói của bà cô đã khiến thị từ chối và cự tuyệt tình yêu của Chí một cách thẳng thừng: "Đàn ông đã chết hết cả rồi hay sao, mà lại đâm đầu đi lấy một thằng không cha. Ai lại đi lấy thằng chỉ có một nghề là rạch mặt ăn vạ". Vì những lí do đó mà thị "dớn cái môi vĩ đại lên", trút vào mặt Chí Phèo lời của bà cô rồi "ngoay ngoáy cái mông đít đi ra về". Thị thương Chí Phèo là thật, thị yêu Chí và muốn về chung một nhà với Chí để gọi tiếng "vợ chồng" cũng là thật. Con người ngớ ngẩn ấy cũng có khát khao hạnh phúc như bao người bình thường khác. Thị biết quan tâm Chí, biết dùng tình thương để cảm hóa con quỷ dữ thức tỉnh. Đây là điều mà bao người dân Làng Vũ Đại không ai làm được. Họ chỉ thấy Chí lưu manh, tha hóa, mất hết nhân hình và nhân tính. Thị Nở như một luồng gió mới thổi sự sống vào cuộc đời Chí, vào tâm hồn của con người tưởng như đã chai sạn đi vì những lần rạch mặt ăn vạ, làm tay sai cho bá Kiến. Khi ở bên cạnh thị Nở, Chí Phèo là một người lương thiện.

Ngòi bút hiện thực sắc sảo của Nam Cao đã khắc họa nhân vật thị Nở với ngoại hình và những nét tính cách chân thật nhất. Con người bị người ta tránh như tránh "một con vật rất tởm" ấy lại có tình người, tình yêu với Chí Phèo. Giọng điệu của nhà văn Nam Cao hết sức lạnh lùng nhưng ẩn sâu trong đó là những trang văn thấm nhuần tư tưởng nhân đạo.

Thị Nở là nhân vật góp phần làm ngời sáng tư tưởng nhân đạo của nhà văn hiện thực chủ nghĩa, gây được ấn tượng khó phai mờ trong lòng độc giả. Ngoại hình dù có xấu xí, thô kệch nhưng hình ảnh của thị đã in dấu trong chúng ta bởi vẻ đẹp của lòng thương, vẻ đẹp của tình người. Phải chăng xây dựng nhân vật thị Nở là dụng ý của nhà văn trong việc khắc họa bi kịch bị lưu manh, tha hóa của anh canh điền lương thiện?

Ai đã từng đọc qua trang văn Chí Phèo của tác giả Nam Cao chắc chắn sẽ không thể quên được giây phút Chí Phèo gặp Thị Nở, tuy chỉ là khoảnh khắc rất ngắn ngủi nhưng vô cùng đẹp đã ghi lại giây phút bản tính lương thiện vốn đã không còn trong “con quỷ dữ làng Vũ Đại” được trỗi dậy, cùng tham khảo bài phân tích diễn biến tâm trạng Chí Phèo sau khi gặp Thị Nở để thấy được nỗi khao khát hạnh phúc rất đỗi bình dị, rất đỗi con người của Chí.


Các em phân tích nhân vật Thị Nở trong tác phẩm Chí Phèo của Nam Cao để cảm nhận những bi kịch, bất hạnh của cuộc đời người phụ nữ này và thấy được sức mạnh ẩn chứa trong con người tưởng như xấu xí, bất thường đó lại là một trái tim nhân ái, tình người ấm nóng đã thức tỉnh một "con quỷ dữ của làng Vũ Đại".

Phân tích tâm trạng của Chí Phèo khi bị Thị Nở từ chối chung sống Phân tích tâm trạng Chí Phèo sau khi gặp Thị Nở Phân tích quá trình hồi sinh của Chí Phèo từ khi gặp Thị Nở Cảm nhận về câu nói của bà cô Thị Nở trong truyện Chí Phèo... Phân tích nhân vật Thị Kính trong vở chèo Quan Âm Thị Kính Phân tích hình ảnh bát chào hành Thị Nở

Tổng hợp những bài làm văn Phân tích nhân vật Thị Nở hay nhất của các bạn học sinh giỏi văn đạt điểm cao. Mời các bạn đọc tham khảo và dựa vào đây viết cho mình một bài văn Phân tích nhân vật Thị Nở thật hay. Chúc các bạn luôn luôn học tập tốt.

Phân tích nhân vật Thị Nở – Bài làm 1

“Chí Phèo” của Nam Cao là kiệt tác trong nền văn học hiện thực Việt Nam. Tác giả đã xây dựng nhân vật điển hình trong hoàn cảnh điển hình là Chí Phèo. Qua nhân vật này ông gửi gắm khát vọng rất đỗi bình dị của con người những lại đi vào bế tắc. Nếu Chí Phèo vừa đáng trách, vừa đáng thương thì Thị Nở lại là nhân vật để lại nhiều ám ảnh đối với người đọc.

Thị Nở trong từng trang viết của Nam Cao là người con gái xấu xí, ngẩn ngơ đến nỗi “ma chê quỷ hờn”. Không phải Thị Nở nghiễm nhiên bước vào trang truyện của Nam Cao, đó chính là dụng ý nghệ thuật cũng là dụng ý nhân văn mang ý nghĩa sâu xa. Đó cũng chính là tấm lòng của Nam Cao dành cho Chí Phèo. Hắn sinh ra không có ai thân thiết, bị người đời gạt bỏ; chỉ có Thị Nở đối với hắn tốt như vậy. Thị Nở chính là người có thể kéo Chí Phèo ra khỏi vũng bùn tăm tối.

Phân tích nhân vật Thị Nở

Thi Nở được Nam Cao xây dựng rất kì công từ hình thức đến tâm hồn. Đó là một người đàn bà có ngoại hình xấu xí, vừa xấu vừa ngớ ngẩn. Cái xấu của Thị Nở được Nam Cao gói gọn trong 4 từ “ma chê quỷ hơn”. CHỉ 4 chữ đó đã có thể khiến người đọc hình dung ra “dung mạo” người phụ nữ làng Vũ Đại này. Người ta vẫn bảo ở đời ít người vừa xấu xí, vừa nghèo, vừa ngớ ngẩn. Nhưng thực ra Thị Nở lại mang trong mình cả 3 điều đó.

Không phải Nam Cao không yêu thương nhân mình của mình, chỉ là ông yêu họ theo một cách khác, đặc biệt hơn, như chính con người của họ. Chỉ có như thế Thị Nở mới có thể sánh với CHí Phèo, những người cùng cảnh ngộ.

Thị Nở nghèo, cái nghèo đeo bám. Cả làng Vũ Đại ai cũng biết đến Thị, vì ngoại hình thô kệch và nghèo. Thị đi gánh nước thuê để kiếm sống qua ngày. Thị cúng như Chí Phèo, không được ai yêu thương.

Có lẽ đây chính là dụng ý của Nam Cao khi để Chí Phèo và Thị Nở gặp nhau. Những kẻ cùng đường trong xã hội đến với nhau, yêu thương nhau, có thể chỉ trong phút chốc nhưng cũng gọi là có được tình yêu.

Thị Nở là người đàn bà nghèo, xấu xí, tính tình ngẩn ngơ nhưng lại có một tấm lòng trong, rất sáng, là tình yêu thương người. Có lẽ đây chính là điều mà Nam Cao muốn gửi gắm, nhắn nhủ đến mọi người.

Nhân vật thị nở được khắc họa qua đêm gặp Chí Phèo, qua chi tiết bát cháo hành, qua từng cử chỉ ân cần và lời hỏi thăm dành cho Chí. Có lẽ đây là đoạn văn thấm đẫm tình yêu, đoạn văn đẹp giữa những con người cùng cực, bế tắc trong xã hội.

Thị Nở thương Chí Phèo, một tình thương xuất phát từ trái tim, lòng cảm thông sâu sắc, không vụ lợi, không cá nhân. Chỉ đơn giản đó là tình yêu. Chí Phẻo – con quỷ làng Vũ Đại, nhưng hắn cũng là người, cũng cần được yêu thương. Hắn cần Thị, cả cuộc đời hắn cần thị như thế.

Thị Nở và Chí Phèo đến với nhau trong cái đêm hôm ấy, đêm Chí Phèo say rượu, họ sống như vợ chồng suốt mấy ngày. Bát cháo hành là động lực, là sợi dây kết nối tình cảm giữa Thị Nở và Chí Phèo. Có thể nói Thị Nở và bát cháo hành là cứu cánh cho cuộc đời của Chí Phèo về sau.

Tác giả đã xây dựng thành công nhân vật Thị Nở giữa những trang truyện chỉ toàn đau thương và oán hận của Chí Phèo. Thị Nở chính là tia sáng, đánh thức và khơi gợi lương tâm của Chí Phèo những ngày cuối cùng của cuộc đời. Chí ít dù sau này Chí Phèo có tự kết liễu đời mình thì Chí cũng đã cảm nhận được như thế nào là tình yêu, là tình người.

Xem thêm:  Phân tích đặc điểm ngôn ngữ kể chuyện và chứng tỏ tính độc đáo, sáng tạo của Nam Cao trong đoạn mở đầu truyện ngắn Chí Phèo: “Hắn vừa đi vừa chửi. Bao giờ cũng cứ rượu xong là hắn chửi… Có trời mà biết! Hắn không biết, cả làng Vũ Đại không ai biết…”

Thị Nở là hiện thân của sự khao khát tình yêu lứa đôi bình dị, chân thành, mãnh liệt, không vụ lời. Đó là tình cảm mà CHí Phèo luôn khát khao nhưng lại không có được.

Nam Cao đã để lại trong lòng người đọc nhiều ám ảnh về nhân vật Thị Nở. Là người có thể làm thay đổi Chí Phèo, cũng là người mang lại yêu thương nhỏ nhoi, ít ỏi cho Chí. Đây chính là giá trị nhân văn của truyện ngắn Chí Phèo.

Phân tích nhân vật Thị Nở – Bài làm 2

Nhà văn Nam Cao là nhà văn tiêu biểu của nền văn học hiện thực của nước ta. Ông đã viết rất nhiều tác phẩm lẫy lừng, khẳng định tên tuổi cũng như cái tâm, cái tài của tác giả.

Trong đó, truyện ngắn “Chí Phèo” của Nam Cao là một tác phẩm tuyệt vời của nền văn học nước ta. Tác giả Nam Cao đã xây dựng vô cùng thành công những nhân vật rất điển hình đó là Chí Phèo, Thị Nở.

Họ là một cặp đôi vô cùng xứng đôi vừa lứa. Ban đầu tác phẩm Chí Phèo có cái tên là chiếc lò gạch cũ, rồi đổi tên là đôi lứa xứng đôi, nhưng cuối cùng ông lại chọn cái tên Chí Phèo để đặt cho đứa con tinh thần của mình.

Nếu như trong tác phẩm Chí Phèo, thì nhân vật Chí Phèo là người vừa đáng thương vừa đáng giận, thì nhân vật Thị Nở người tình của anh lại khiến cho người đọc vô cùng ám ảnh.

Thị Nở qua ngòi bút của Nam Cao là người đàn bà xấu xí, ngớ ngẩn, đầu óc có vấn đề, đến nỗi ma chê quỷ hờn, cô ngớ ngẩn xấu xí, nên chẳng lấy được chồng, sống với bà cô già cũng ế chồng từ lâu. Bởi cha mẹ cô mất sớm.

Không phải tự dưng Nam Cao lại xây dựng lên nhân vật Thị Nở, bởi ông vô cùng nhân đạo, ông muốn cho Chí Phèo một người phụ nữ, một người cứu vớt linh hồn của hắn trong lúc hắn đang lao sâu vào tội lỗi, mất đi lương tri và tính người trong mình.

Nhân vật Thị Nở được tác giả Nam Cao xây dựng khá công phu từ tâm hồn tới ngoại hình. Nếu như về ngoại hình Thị Nở có vẻ ngoài xấu xí, ngớ ngẩn, với hàm, răng vẩu, tính tình thì hâm hấp chẳng giống ai, sống theo bản năng.

Thị Nở cũng có hoàn cảnh đáng thương, không cha mẹ ở với bà cô già khó tính, thường xuyên mắng mỏ Thị, Thị Nở cũng nghèo bần cùng luôn đeo bám thị, nên cả cuộc đời cho tới khi gặp Chí Phèo, Thị Nở cũng chưa từng được một chàng trai nào yêu thương, cầm tay, hay động chạm vào người để biết thế nào là tình yêu và nỗi đam mê của tuổi trẻ.

Thị Nở và Chí Phèo là hai con người bần cùng trong xã hội tối tăm đó. Họ tìm đến với nhau sưởi ấm tâm hồn nhau, yêu thương chăm sóc nhau.

Thị Nở rất xấu rất ngớ ngẩn, nhưng Thị lại làm được điều mà những người khác không làm được, đó là dám lại gần Chí Phèo, chính tình thương người của Thị Nở đã kéo Chí Phèo từ gianh giới giữa người và quỷ trở lại làm người. Một việc làm vô cùng thánh thiện, ý nghĩa, nhân văn phi thường mà không ai làm được.

Thị Nở và Chí Phèo gặp nhau trong một đêm định mệnh khi mà Thị Nở đi gánh nước ngủ tênh hênh ngoài bờ sông, còn Chí Phèo thì đã ngấm hơi men không làm chủ được bản năng của mình. Hai người họ đã tìm đến với nhau. Chính trong đêm định mệnh đó, hôm sau Chí Phèo ốm nặng, hắn ốm thập tử nhất sinh tưởng chết. Trong lúc hắn cô đơn cùng cực đó, chỉ có Thị Nở và bát cháo hành của Thị đã cứu sống đời hắn.

Thị Nở dù xấu xí nhưng trong mắt Chí Phèo thì Thị xinh đẹp như một thiên thần, Thị có trái tim ấm áp, đã sưởi ấm sự cô đơn lạnh lẽo trong tâm hồn Chí Phèo.

Chí Phèo chợt lờ mờ mong muốn một hạnh phúc gia đình, một mái nhà với những tiếng cười đùa của con trẻ. Hắn muốn lương thiện, muốn được sống hạnh phúc được coi là con người.

Nhưng bà cô già của Thị Nở hay chính xã hội phong kiến đã đóng sập cánh cửa quay lại làm con người của Chí Phèo. Khi Thị Nở khóc tức tưởi chửi vào mặt Chí Phèo những lời cay độc, rằng hắn là kẻ không cha không mẹ, rạch mặt ăn vạ, khiến cho Chí Phèo hiểu rằng hắn không còn cơ hội để quay lại nữa, không còn được làm người tử tế được nữa.

Xem thêm:  Suy nghĩ của anh [chị] về phong trào ủng hộ quỹ vì người nghèo

Tác giả Nam Cao đã xây dựng nhân vật Thị Nở với tinh thần nhân văn cao thượng, Thị Nở chính là ánh sáng soi vào tâm hồn của Chí Phèo, làm thức tỉnh lương tri của hắn. Cũng nhờ có tình thương vô tư trong sáng của Thị Nở, mà Chí Phèo thấy mình sống lại.

Nhân vật Thị Nở chính là hiện thân của tình yêu, của hạnh phúc gia đình đơn sơ mà giản dị, một tình cảm thuần túy không vụ lợi tính toán, không vì điều gì mà đến với nhau. Nhưng tình yêu đó bị xã hội chà đạp, chia cắt khiến cho Chí Phèo phải tự kết liễu đời mình.

Tác giả Nam Cao đã viết lên một chuyện tình vô cùng đẹp và ám ảnh người đọc. Nhân vật Thị Nở là một cô gái xấu xí, ngớ ngẩn nhưng lại có sức mạnh to lớn khi cô đã cảm hóa được một con người đang mất dần lương tri và nhân phẩm con người.

Phân tích nhân vật Thị Nở – Bài làm 3

Được biết đến là một nhà văn hiện thực cho nên Nam Cao dường như không hề tô vẽ những cuộc đời, hay tô hồng những số phận của người nông dân. Có lẽ những nhân vật của Nam Cao luôn luôn là những con người bình dị, chân quê và rất đỗi chất phác nhưng thật dễ dàng có thể nhận ra rằng các nhân vật của ông thường có tướng mạo xấu xí và thô kệch. Và có thể nói rằng nhân vật Thị Nở là một nhân vật cũng đã thể hiện được những đặc tính này của nhà văn Nam Cao.

Nam Cao đã xây dựng nhân vật Thị Nở thật xấu xí, và phải khẳng định rằng Nam Cao không phải nhà văn muốn bôi nhọ  người phụ nữ Việt Nam, mà dường như là  ngược lại, tác giả như đã muốn nói đến vẻ đẹp sâu thẳm trong tận sâu tâm hồn của họ.Cho dù là hình hài của họ có phần xấu xí đến nỗi “ma chê quỷ hờn”. Mà ở nhân vật Thị Nở thì xấu thật. Ta có thể thấy Nam Cao miêu tả Thị Nở “Cái mặt của thị thực là một sự mỉa mai của hóa công, nó dường như đã ngắn đến nỗi mà bề ngang hơn bề dài, thế mà hai má nó lại hóp vào mới thật là tai hại, nếu hai má nó phinh phính thì mặt thị lại còn được hao hao như mặt lợn… Cái mũi thì vừa ngắn, vừa to, vừa đỏ, vừa sần sùi như vỏ cam sành…”. Chỉ với những dòng miêu tả thật đầy chân thực như thế này, ó lẽ người đọc có cảm tưởng cả trong văn học lẫn ngoài đời thực thì dường như không có ai có thể xấu hơn Thị Nở được nữa. Hay thêm một câu văn nữa “đã thế thị lại dở hơi… Và thị lại nghèo… Và thị lại là dòng giống của một nhà có mả hủi…”. Thế nên, nhân vật Thị Nở không có chồng và “người ta tránh thị như tránh một con vật rất tởm”.

Vậy mà nhân vật Thị Nở lại có tình cảm với Chí Phèo. Chí Phèo được ví như một con quỷ của làng Vũ Đại mà bất cứ ai cũng phải xa lánh. Dường như ta thấy đây cũng là một dụng ý của nhà văn Nam Cao khi đã để cho một kẻ có diện mạo, hình hài dở hơi xấu xí và một kẻ cùng đường lưu manh đã được đến với nhau và yêu nhau. Có lẽ chính câu chuyện  tình yêu ấy đã làm thức tỉnh những vẻ đẹp trong sâu thẳm tâm hồn con người. Và cho hai con người này đến với nhau như là một dụng ý nghệ thuật, chẳng phải ngẫu nhiên mà có thời kỳ tác phẩm “Chí Phèo” lại có tên là “Đôi lứa xứng đôi”.

Thị Nở từ một người đàn bà xấu xí đến cùng cực lại còn dở hơi đã trở thành một người phụ nữ đã thật biết quan tâm và lo lắng cho người khác đó là câu “Mình mà bỏ hắn lúc này thì cũng bạc. Dẫu sao cũng đã ăn nằm với nhau! Ăn nằm với nhau như vợ chồng…. Đêm qua thổ trận ấy thật là phải biết. Cứ gọi hôm nay nhọc đừ. Phải cho hắn ăn tí gì mới được. Đang ốm thế thì chỉ ăn cháo hành. Ra được mồ hôi thì là nhẹ nhõm người ngay đó mà…”. Nhà văn Nam Cao thật tinh tế khi đã phát hiện ra nhiều điều hay ở con người xấu xí này. Và khi Thị tự tay nấu cháo rồi đem đến cho Chí Phèo, Thị Nở dường như cũng đã coi đó là người đàn ông của đời mình, và cũng vì vậy mà Thị đã hết sức lo lắng và thương yêu. Thật dễ có thể cảm nhận được ánh mắt và nụ cười toe toét của Thị lúc đó tưởng chừng như rất vô duyên nhưng kì thực nó lại khiến cho Chí cảm thấy Thị thật có duyên biết bao nhiêu.

Xem thêm:  Một trong những nét phong cách nổi bật của thơ Hồ Chí Minh là “hình tượng thơ luôn luôn vận động hướng về sự sống, ánh sáng và tương lai”. Hãy chứng tỏ điều đó qua hai bài thơ Chiều tối và Giải đi sớm trong Nhật kí trong tù của Bác

Người đọc không thể nào quên chi tiết bát cháo hành mà Thị nở mang sang cùng những sự quan tâm tận tình mà Thị dành cho Chí đã khiến cho hắn lúc này đây thực sự xúc động. Và lúc đó hắn nghĩ đến những mơ ước thời trai trẻ, hắn có lẽ đã ăn năn và hối hận về những việc mình đã làm. Chính vì tình yêu thương, quan tâm chăm soc của người đàn bà này mà Chí Phèo như đã muốn được trở lại làm người lương thiện, muốn sống một cuộc đời thật bình dị và có biết bao hạnh phúc với Thị Nở. Có thể nói rằng trong tình yêu của người đàn bà dù xấu xí như Thị nhưng dường như vẫn có thể khiến cho con người ta rung động. Không một ai, ngay cả làng Vũ Đại ngoài thị Nở ra thì không ai có thể cảm hóa được con quỷ dữ Chí Phèo. Vậy mà thật ngạc nhiên chỉ một người phụ nữ xấu xí lại còn dở hơi bằng tình yêu chân thành, không vụ lợi của mình lại có thể làm được.

Quả thật nhà văn Nam Cao đã rất thành công khi ông đã xây dựng hình ảnh con quỷ dữ của làng Vũ Đại. Nhưng điều đó còn thật đáng nể khi thành công hơn nữa khi xây dựng nhân vật Thị Nở xấu xí đến nỗi ma phải chê, quỷ phải hờn. Dường như chính con người phụ nữ đầy tình thương yêu cũng như tấm lòng bao dung đã đánh thức phần con người lương thiện trong Chí Phèo. Ta có thể thấy chính tình yêu của người đàn bà xấu xí đó chính là một tình yêu chân thành, và thứ tình cảm đó xuất phát tự trái tim, và chính từ lòng cảm thông sâu sắc điều đó thật rất đáng trân trọng biết bao nhiêu. Vớinh â nvật Thị Nở thì đó chính là tia sáng, là niềm hy vọng, còn là một cầu nối để Chí Phèo trở về làm người, và giúp cho Chí Phèo sống với cộng đồng. Cho dù sau này như thế nào đi chăng nữa, cho dù Chí Phèo có tự kết liễu đời mình thì đối với nhân vật Thị Nở và chi tiết bát cháo hành dường như  vẫn có ý nghĩa to lớn đối với một cuộc đời, đối với một số phận. Có lẽ điều đó để cho ngay cả những kẻ cùng đường, hay lạc lối thì dường như ở họ vẫn biết hy vọng về tương lai tốt đẹp, họ như vẫn khao khát được sống và được yêu.

Với tác phẩm đặc sắc “Chí Phèo” thì dường như người đọc có thể thấy rằng, không phải chỉ những người phụ nữ xinh đẹp mới có thể để lại những ấn tượng tốt đẹp. Ta có thể thấy những người phụ nữ có hình hài xấu xí nhưng ở họ dường  như lại có tấm lòng yêu thương, nhân hậu như nhân vật Thị Nở cũng đã khiến cho không ít người đọc nhớ mãi. Và cho dù xấu xí nhưng chính cái nét duyên thầm kia người đã như làm cảm hóa được một “con quỷ dữ” của làng Vũ Đại. Ở người phụ nữ đó như đã thổi bùng lên ngọn lửa thương yêu giữa những con người với nhau. Và đó dường như là giá trị nhân văn, nhân đạo mà Nam Cao muốn gửi gắm trong tác phẩm.

Cảm ơn các bạn các bạn vừa đọc xong top những bài làm văn Phân tích nhân vật Thị Nở hay nhất. Chúc các viết cho mình một bài văn Phân tích nhân vật Thị Nở thật hay và đạt được kết quả cao.

Video liên quan

Chủ Đề