Sau khi tiêm vaccine covid bị sốt

Sốt cùng với mệt mỏi, đau đầu, đau mỏi toàn thân, ngứa, sưng tại chỗ tiêm là triệu chứng thông thường do phản ứng miễn dịch của cơ thể xảy ra sau tiêm chủng vaccine nói chung mà không chỉ riêng với vaccine chống Covid-19. Phần lớn các triệu chứng sẽ giảm dần và khỏi hoàn toàn sau vài ngày.

Trả lời câu hỏi nhiều người băn khoăn có nên uống thuốc hạ sốt trước và sau khi tiêm vaccine phòng Covid-19, theo bác sĩ Trần Thị Lan Hương, thuốc hạ sốt là thuốc điều trị triệu chứng. Vì thế, khi có triệu chứng mới sử dụng thuốc. Bởi thế, việc điều trị thuốc dự phòng để hạ sốt là không cần thiết. Hơn nữa, phản ứng của mỗi người với vaccine là khác nhau, không phải ai cũng sốt sau tiêm. Ngoài ra, mỗi loại thuốc đều có tác dụng điều trị và tác dụng không mong muốn. Dùng không đúng chỉ định không những không đem lại lợi ích, thậm chí có thể cấp cứu vì dùng thuốc không đúng.

Sau khi tiêm vaccine covid bị sốt
Sau khi tiêm vaccine covid bị sốt
Sau khi tiêm vaccine covid bị sốt
Sau khi tiêm vaccine covid bị sốt
Sau khi tiêm vaccine covid bị sốt
Tiêm vaccine chống Covid-19. Ảnh: Sở Y tế Hà Nội

Bác sĩ Trần Thị Lan Hương cho rằng, trong trường hợp bị sốt từ 38,5 độ C trở nên thì dùng thuốc hạ sốt, nếu không có chống chỉ định. Việc dùng thuốc hạ sốt đơn thuần là điều trị triệu chứng giúp cơ thể giảm mệt mỏi, mất nước, điện giải. Hiện tại chưa có bằng chứng nào cho thấy thuốc gây ảnh hưởng tới quá trình sinh miễn dịch cũng như hiệu quả của vaccine.

Paracetamol là hoạt chất được đánh giá hiệu quả và an toàn giúp giảm đau nhức, mệt mỏi và sốt (cần lưu ý với các trường hợp chống chỉ định).

Ngoài ra, khi sốt, cơ thể mất nước điện giải, do đó cần bù nước điện giải bằng oresol, nước trái cây, nước rau, các loại vitamin và các biện pháp cơ học như chườm ấm, mặc quần áo nhẹ nhàng, thoáng mát, tránh thức khuya, ngủ đủ giấc.

Mỗi người cần dùng thuốc theo đúng chỉ định. Liều dùng của Paracetamol trong giảm đau hạ sốt là 10-15 mg/kg/ lần. Mỗi lần cách nhau 4-6 giờ, không dùng quá 60mg/kg/ngày.

Nếu sau khi tiêm vaccine mà sốt cao kéo dài, uống hạ sốt nhưng không đỡ, tụt huyết áp, tức ngực khó thở thì hãy đến ngay cơ sở y tế.

KHÁNH HUYỀN

Sau khi tiêm vaccine covid bị sốt

Một số địa phương ở Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Cần Thơ, Bình Dương, Đồng Nai... đang triển khai tiêm vaccine phòng COVID-19 cho thai phụ được 13 tuần thai trở lên. Tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương cũng đang tiến hành tiêm cho thai phụ đăng ký.

Trò chuyện với nhiều thai phụ đang chờ tiêm vaccine COVID-19 cho thấy, phản ứng sau tiêm mà thai phụ sợ nhất là sốt, đây cũng là phản ứng thường gặp sau tiêm vacine COVID-19.

"Khi bị sốt sau tiêm, các thai phụ cần bình tĩnh xử lý, dùng các thuốc hạ sốt thông thường như paracetamol (ít ảnh hưởng nhất đến thai) theo liều lượng khuyến cáo.

Khi sốt trên 38 o C, buộc phải hạ sốt. Các thuốc hạ sốt này là an toàn với thai nhi, đừng vì lo ngại không dùng thuốc khi sốt sẽ rất nguy hiểm" - PGS.TS Trần Danh Cường, Giám đốc Bệnh viện Phụ sản Trung ương, nói.

Phân tích lý do, Giám đốc Bệnh viện Phụ sản Trung ương cho biết, ở phụ nữ mang thai , bất kể do nguyên nhân gì, sốt trên 38 o C là phải tìm cách hạ sốt. Vì nếu sốt quá cao hay sốt kéo dài sẽ ảnh hưởng đến thai nhi, nên buộc hạ sốt, không để tình trạng sốt kéo dài.

Ngoài ra, để giảm nguy cơ sốt sau tiêm vaccine COVID-19 , khi đi tiêm về, các thai phụ cần nghỉ ngơi, uống nhiều nước (nước dừa, nước trái cây, ăn nhiều đồ loãng như cháo, sữa), theo dõi thân nhiệt. Nếu thấy sốt thì uống thuốc hạ sốt, nằm phòng mát, chườm nước ấm. Trong thời gian sốt tiếp tục uống nhiều nước sẽ giúp hạ sốt.

Trong tình huống đã uống thuốc, uống nhiều nước, chườm... vẫn không thể hạ sốt, sốt cao, thai phụ cần đến cơ sở y tế.

Theo PGS.TS Trần Danh Cường, các nghiên cứu trên thế giới cho thấy phụ nữ có thai, không có thai và những người bình thường có nguy cơ mắc COVID-19 là như nhau. Tuy nhiên, phụ nữ mang thai lại là đối tượng dễ bị biến nặng khi mắc COVID-19 bởi trong quá trình mang thai, phụ nữ cũng có tình trạng suy giảm miễn dịch nhất định.

Tiếp đến, bản thân phụ nữ trong quá trình mang thai sẽ có tình trạng giữ nước trong cơ thể, có hiện tượng phù, phù niêm mạc đường hô hấp trên, dẫn đến tổn thương đường hô hấp trên dễ dàng. Vì thế khi mắc COVID-19 nguy cơ thể nặng tăng nhanh.

“Ngoài ra, nếu phụ nữ mang thai có bệnh nền hoặc các bệnh như huyết áp, đái tháo đường, tim mạch, béo phì, bệnh mạn tính ở phổi… hoặc trên 35 tuổi mới mang thai… sẽ khiến dễ gây ra biến chứng trong thai kỳ” - PGS.TS Trần Danh Cường nói.

Cùng với những yếu tố trên, nếu thêm mắc COVID-19 thì nguy cơ biến chứng thể nặng của phụ nữ mang thai càng cao. Khi diễn biến chuyển nặng nhanh chóng sẽ buộc phải nằm hồi sức, can thiệp thở máy, ECMO… với tỷ lệ cao, thậm chí có thể gây tử vong mẹ, nguy cơ cho thai nhi.

Đây là lý do các nhà quản lý, nhà khoa học thấy rằng việc chăm sóc thai kỳ, đề phòng nguy cơ cho phụ nữ mang thai trước đại dịch COVID-19 bằng vaccine là cần thiết.

“Các thai phụ nên đi tiêm vaccine trong bối cảnh dịch COVID-19 đang diễn biến phức tạp. Tiêm vaccine vừa bảo vệ người mẹ trước nguy cơ mắc, diễn biến nặng khi mắc COVID-19, vừa truyền kháng thể chủ động sang em bé, bảo vệ em bé những tháng đầu đời” - PGS.TS Trần Danh Cường nhấn mạnh.

Theo VTV

Cổng thông tin điện tử Bộ Y Tế (MOH) Bản quyền thuộc Bộ Y Tế Số 138A Giảng Võ - Ba Đình - Hà Nội

ĐT: 0246.273.2.273 |Fax:0243.8464.051

Email: Ghi rõ nguồn Cổng thông tin điện tử Bộ Y tế hoặc http://moh.gov.vn khi phát hành lại thông tin

ĐT: 0246.273.2.273 |Fax:0243.8464.051