Sau rụng trứng bao lâu thì thai vào tử cung

Sau khi thụ tinh, trứng sẽ di chuyển vào trong tử cung, bám chắc tại đó. Nếu trứng không làm tổ ở trong tử cung mà tại một vị trí khác sẽ được gọi là mang thai ngoài tử cung, một biến chứng thai kỳ nguy hiểm. Vì vậy, trứng bám vào tử cung thành công là một tín hiệu đáng mừng khởi đầu cho một thai kỳ khỏe mạnh. Trong bài viết này, Hello Bacsi cung cấp đến bạn tư vấn của bác sĩ sản phụ khoa Huỳnh Kim Dung về một số dấu hiệu cho biết trứng bám vào tử cung thành công.

Dấu hiệu trứng bám vào tử cung [thai làm tổ]

Mỗi lần mang thai là một trải nghiệm khác nhau. Bạn có thể sẽ thấy lần mang thai thứ 2 khác hẳn với lần đầu và những dấu hiệu thai vào tử cung cũng sẽ không giống nhau. Dưới đây là những dấu hiệu có thể giúp bạn nhận biết thai đã vào tử cung hay thai chưa vào tử cung:

1. Máu báo thai là dấu hiệu trứng bám vào tử cung

Máu báo thai là một trong những dấu hiệu khá rõ, báo hiệu thai đã vào tử cung và bạn đang mang thai. Điều này xảy ra khi phôi tiến hành làm tổ trong thành tử cung. Vì vậy, nếu nhận thấy hiện tượng có một vài đốm máu xuất hiện sau khi trễ kinh thì bạn cũng không cần quá lo lắng.

Vậy máu báo thai trông như thế nào? Máu báo thai có màu hồng nhạt, số lượng ít, không đỏ hoặc đặc như kinh nguyệt. Ngoài ra, máu báo thai cũng không ra đều đặn, bạn chỉ trải qua tình trạng này từ vài giờ đến một vài ngày.

2. Dấu hiệu trứng bám vào tử cung là đau bụng

Thai vào tử cung có đau bụng không là thắc mắc thường gặp của nhiều chị em lần đầu mang thai. Bác sĩ Huỳnh Kim Dung chia sẻ, triệu chứng phổ biến thứ hai sau máu báo thai là cảm giác đau trằn ở vùng bụng dưới. Tuy nhiên, những cơn co thắt này diễn ra nhẹ hơn và ít đau hơn. Bạn sẽ cảm thấy cơn đau hiện diện ở lưng hay bụng dưới và có thể kéo dài trong vài ngày.

Đôi khi, tình trạng đau bụng còn kết hợp với các cơn co thắt liên tục trong thành tử cung. Nếu cảm thấy đau đớn cũng như khó chịu trong thời gian dài, bạn nên đến gặp bác sĩ.

3. Thay đổi ở ngực ngầm báo hiệu trứng bám vào tử cung

Ngay sau khi trứng bám vào tử cung, cơ thể của bạn bắt đầu thay đổi. Ngực sẽ có những hiện tượng như đau, sưng. Đó là do sự thay đổi hormone nữ sau khi thụ thai. Bạn cũng có thể cảm nhận những thay đổi này ở ngực trong thời gian rụng trứng hoặc một tuần sau khi trứng rụng.

4. Nhiệt độ cơ thể thay đổi

Nhiệt độ cơ thể tăng cao trong quá trình thai làm tổ là một dấu hiệu để bạn xác định mình đang mang thai. Bạn có thể không nhất thiết phải theo dõi nhiệt độ cơ thể của bản thân trừ khi đang cố gắng mang thai. Hãy lập ra biểu đồ thân nhiệt hàng ngày và so sánh xem các con số có tăng hay không.

Thân nhiệt của bạn sẽ cao hơn vào thời điểm rụng trứng do nồng độ hormone progesterone tăng và vẫn thay đổi khi quá trình phôi thai bám vào tử cung.

5. Dấu hiệu thai đã làm tổ trong tử cung: Đi tiểu thường xuyên

Bạn sẽ cảm thấy dường như nhu cầu muốn đi tiểu tăng lên trong vòng một tuần. Điều này có thể là do trứng bám vào tử cung thành công. Cơ thể bắt đầu trải qua những thay đổi lớn để nhường chỗ cho em bé chẳng hạn như lượng máu cung cấp cho vùng xương chậu tăng lên, gây áp lực lên bàng quang khiến bạn có cảm giác muốn đi vệ sinh nhiều hơn.

6. Thèm ăn – Dấu hiệu trứng bám vào tử cung

Đây là một dấu hiệu nổi bật khác của việc trứng bám vào tử cung. Các hormone được tạo ra do mang thai thành công có xu hướng làm thay đổi sở thích, khẩu vị của phụ nữ. Bạn có thể thèm ăn các loại thực phẩm mà chưa nếm thử bao giờ hoặc quay lưng lại với những món từng nằm trong danh sách ưa thích.

7. Bốc hỏa

Bốc hỏa là dấu hiệu ít phổ biến và chỉ kéo dài khoảng 15 phút tại thời điểm trứng bám vào tử cung. Trong quá trình này, mức hormone nhanh chóng biến động gây ra cơn bốc hỏa.

Sau khi kết hôn là thời điểm mà chắc hẳn chị em phụ nữ ai ai cũng mong ngóng gia đình có thêm thành viên thứ ba. Thiên chức làm mẹ luôn luôn thiêng liêng và vô cùng đặc biệt nhất là tại đất nước Việt Nam. Sau những lần quan hệ hay tới kỳ kinh. Nếu có dấu hiệu bất thường chị em thường thấp thỏm và băn khoăn nhất là với dấu hiệu đầu tiên thường được nói đến: “chậm kinh” với hàng ngàn câu hỏi. Hôm nay tôi và bạn sẽ cùng giải quyết những câu hỏi thường gặp nhất nhé .

1. Chậm kinh 1 tuần thai đã vào tử cung chưa?

Khi trứng đã thụ tinh và hiện tượng chậm kinh xuất hiện nếu muốn xem liệu mình có mang thai hay không? Cách kiểm tra tốt nhất là đi thử nồng độ HCG có trong máu hoặc nước tiểu của người mẹ. Điều này cần khoảng từ 6 đến 14 ngày sau thụ tinh hoặc đi siêu âm. Nhưng vẫn cần thêm một vài ngày để chắc chắn. Nếu cho kết quả dương tính lúc này chắc chắn chị em đã có thai. Còn nếu chưa thì vẫn phải theo dõi từng ngày. Để hiểu rõ hơn những dấu hiệu thai đã vào tử cung hãy cùng tôi điểm qua các dấu hiệu sau đây.

Chậm kinh 1 tuần thai đã vào tử cung chưa?

2. Dấu hiệu thai đã vào tử cung

2.1. Chậm kinh

Nếu bạn thuộc tuýp kinh nguyệt ra đều mỗi tháng nhưng lần quan hệ gần nhất cách một vài tuần và bị chậm kinh. Đây có thể là dấu hiệu của việc trứng đã thụ tinh.

2.2. Chảy máu âm đạo

Hiện tượng chảy máu âm đạo khi sắp đến kỳ kinh là dấu hiệu bình thường. Nhưng bạn cần lưu ý nếu sau kì kinh một vài ngày hay việc ra máu bất thường. Đặc biệt là hiện tượng chảy máu nhỏ giọt màu nâu đỏ hoặc hồng nhạt. Hiện tượng này trung bình kéo dài trong khoảng 1-2 ngày do niêm mạc tử cung bong ra. Các đốm máu không có mùi và không bị vón cục như máu kỳ kinh.

2.3. Ốm nghén

Chị em bỗng nhạy cảm với mùi hay hương vị của loại đồ ăn, thức uống nào đó dù đây là món tủ. Sau đó cảm thấy mệt người và buồn nôn và kéo dài.

Ốm nghén

2.4. Đau lưng

Khi mang thai mẹ bạn sẽ cảm thấy đau thắt lưng và đau xương chậu xuất hiện song song với nhau. Đau đốt sống lưng lan xuống phần lưng dưới đến phần xương chậu và có thể đau 2 bên mông hoặc nửa đùi. Việc này có thể kéo dài vài tuần, nhiều hơn là hàng tháng về sau.

Đau lưng

2.5. Táo bón, đầy hơi

Sự phát triển của thai nhi làm tăng áp lực cho vùng chậu và bàng quang khiến các cơ của hệ tiêu hóa mềm ra. Điều này gây ảnh hưởng tới quá trình tiêu hóa, axit dạ dày dư thừa và dễ gây trào ngược lên trên. Hiện tượng táo bón là do sự thay đổi hormone progesterone tăng lên.

2.6. Chuột rút

Tử cung giãn nở hơn và chèn ép vào các mạch máu,các chi dưới để chuẩn bị cho sự hình thành của bé trong những tháng tiếp theo gây nên hiện tượng chuột rút ở mẹ bầu. Tuy nhiên, hiện tượng chuột rút cũng có thể xảy ra ở các kỳ kinh. Do đó bạn nên lưu ý dấu hiệu này và cả kỳ kinh sắp tới. Thời gian dao động từ 6-12 ngày sau khi trứng đã thụ tinh.

Chuột rút

2.7. Chất nhầy cổ tử cung

Thai bám vào thành tử cung khiến cổ tử cung sưng lên và lưu lượng máu gia tăng nhằm mục đích gia tăng nồng độ progesterone. Việc này kích thích các tuyến tạo ra dịch nhầy trơn trượt và ướt. Ngoài ra có thể sẽ kèm theo một chút máu hơi hồng hoặc nâu đỏ.

3. Quá trình thụ thai diễn ra như thế nào?

Khi quan hệ tình dục trung bình nam sẽ phóng ra lượng tinh trùng từ 300 đến 500 triệu con. Lúc này tinh trùng sẽ bơi qua vùng dịch nhầy trong âm đạo để tìm trứng. Trứng sẽ di chuyển xuống buồng trứng và chờ thụ tinh trong khoảng 1 đến 2 ngày. Nếu không được thụ tinh thì sẽ xuất hiện kinh nguyệt.

Quá trình thụ thai diễn ra như thế nào?

Ngược lại, từ buồng tử cung rồi đến ống dẫn trứng dài 18cm. Sau ⅓ chặng đường bên ngoài ống dẫn trứng nếu may mắn tinh trùng sẽ có thể gặp trứng. Noãn là chặng đường cuối cùng nơi dành cho những anh chàng mạnh nhất. Các chàng trai này thi nhau bơi vào bên trong và thụ tinh, hợp thành hợp tử. Quá trình thụ tinh hoàn thành, hợp tử sẽ làm tổ tại buồng tử cung. Quá trình này trung bình mất 3 đến 7 ngày để đến và bám vào thành tử cung, làm tổ. Cuối cùng phôi thai phát triển trong túi ối. Quá trình thụ tinh hoàn thành.

4. Chậm kinh bao nhiêu ngày thì thai vào tử cung?

Quá trình trứng được thụ tinh với tinh trùng, phát triển thành bào thai và di chuyển vào tử cung ở những cơ địa khác nhau mà quá trình này diễn ra nhanh hay chậm. Khi trứng đã thụ tinh và hiện tượng chậm kinh xuất hiện để xem do sức khỏe không ổn định hay mang thai cách kiểm tra tốt nhất không phải mua que thử thai hay tìm các dấu hiệu, mà là đi thử nồng độ HCG có trong máu hoặc nước tiểu của người mẹ khoảng từ 6 đến 14 ngày sau thụ tinh . Nếu cho kết quả dương tính lúc này chắc chắn chị em đã có thai.

Chậm kinh bao nhiêu ngày thì thai vào tử cung?

Lưu ý

Về cơ bản quá trình thụ thai mất bao lâu là tùy thuộc vào sức khoẻ người phụ nữ. Thời gian dao động từ 5 đến 7 ngày thậm chí 10 ngày 7 đến 10 ngày [sau khi chậm kinh] là thời điểm chính xác để biết thai đã làm tổ trong buồng tử cung. Những trường hợp phổ biến có thể xuất hiện một vài vệt máu báo thai màu nâu đỏ hoặc hồng nhạt. Ngoài ra, nếu việc thử thai không có kết quả nhưng lại chậm kinh. Các chị em nên đến cơ sở y tế để tìm hiểu những vấn đề bất thường của cơ thể. Thực tế có những trường hợp phôi thai làm tổ ngoài tử cung như”: vòi trứng, cổ tử cung hay góc tử cung. Hiện tượng thai ngoài tử cung chiếm đến 5% trong tổng số những mẹ bầu.

Có sức khỏe có tất cả thế nên nếu có những biểu hiện bất thường. Ví dụ như chậm kinh, ốm nghén hay khí hư ra nhiều… Chác chị em hãy đến gặp ngay bác sĩ để phát hiện kịp thời. Đề phòng những bệnh lý ngoài ý muốn nhé!

Thảm khảo: //thaihaclinic.webflow.io/tin-tuc/cham-kinh-5-ngay-co-thai-khong-va-thai-da-vao-tu-cung-chua

Video liên quan

Chủ Đề