Cô hồn là ai

TPO - Tháng 7 âm lịch hay được gọi là tháng cô hồn luôn khiến mọi người đề phòng và cẩn trọng hơn trong tất cả hoạt động và công việc trong cuộc sống. Tuy nhiên, tháng cô hồn có phải là tháng xui xẻo như dân gian thường truyền miệng?

Vì sao tháng 7 âm lịch gọi là tháng cô hồn?

Theo quan niệm của người phương đông, tháng 7 âm lịch còn được gọi là tháng cô hồn. Tên gọi này được bắt nguồn từ trong truyền thuyết. Từ ngày mồng 2 tháng7 âm lịch cho đến ngày 14 tháng 7 là khoảng thời gian Diêm Vương ra lệnh mở Quỷ Môn Quan để ma quỷ tự do đi theo bốn hướng, trở về dương thế tìm gặp bạn bè, gia đình mong được giúp đỡ để sớm siêu thoát. Đến 12 giờ đêm ngày 14/7 cánh cửa sẽ được đóng lại, các linh hồn đó phải quay về địa ngục.

Vì vậy, mà dân gian ta quan niệm trong tháng 7 âm lịch này, chúng ta không nên tiến hành những việc đại sự của bản thân và gia đình để tránh những điều không hay. Và cũng trong tháng này, người dân nên làm nhiều việc thiện, cúng cô hồn... Cúng cô hồn đã trở thành tín ngưỡng tâm linh truyền thống từ rất lâu đời.

Vì sao tháng cô hồn nhiều âm khí?

Dưới góc nhìn từ bộ môn Lý học, Âm Dương ngũ hành tức là bộ môn nghiên cứu từ cổ xưa về các vấn đề tương tác của vũ trụ và trái đất lên cuộc sống của con người thì tháng 7 âm lịch hoàn toàn không liên quan tới vong, ma và thế giới của những người đã khuất.

Tháng 7 âm lịch là khoảng thời gian vị trí của Trái Đất khi quay theo quỹ đạo quanh Mặt Trời ở vị trí gần xa nhất nhưng ngày lễ, tết của chúng ta lại dựa vào nền tảng của Lý học, tức là hệ thống lịch Can chi.

Tháng 7 âm lịch có Thiên can là Âm Thủy và thiên can Quý đang quản trung cung, do vậy theo Lý học Việt thì tháng này âm khí rất vượng. Thiên Can là hình tượng mô tả quy luật tương tác từ bên ngoài tới Trái Đất và  ai cũng có thể dễ dàng nhận thấy tháng này có thời tiết phổ biến là mưa gió, lũ lụt... làm không khí ẩm ướt. Tháng 7 âm khí cực vượng vào ngày 15 thì được coi là khí âm thoát lên từ lòng đất mà xưa kia người ta cho rằng cái gì thuộc về âm tức là cõi âm là ma quỷ.

Chính từ đó, dân gian cho rằng đây chính là tháng của vong hồn lên ngao du cõi dương từ góc nhìn thần thánh, ma quỷ, vong hồn.

Tháng 7 không chỉ là tháng cô hồn mà còn là mùa Vu Lan báo hiếu

Trong tháng 7 âm lịch không chỉ có ngày xá tội vong nhân, Rằm tháng 7 còn được biết đến là ngày Vu Lan báo hiếu. Trong văn hoá tín ngưỡng người Việt, đây là ngày lễ lớn trong năm, có ý nghĩa giáo dục con người biết đền đáp công ơn sinh thành và thể hiện lòng hiếu thảo.

Ngày Vu Lan báo hiếu không chỉ mang ý nghĩa tôn giáo vô cùng lớn mà còn trở thành ngày truyền thống của người dân đất Việt, mang đến một nét văn hóa tinh thần tốt đẹp, chứng tỏ tháng 7 âm lịch là tháng chúng ta nên làm những điều tốt đẹp, hướng thiện.

Thượng tọa Thích Đạo Hiển, Ủy viên Hội đồng Trị sự Trung ương GHPGVN, Phó Viện trưởng Học viện PGVN tại Hà Nội, Phó Trưởng ban - Chánh Thư ký Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Quảng Ninh phân tích nguồn gốc của lễ Vu lan trong đạo Phật.

Lễ Vu Lan Báo Hiếu là một trong những đại lễ quan trọng của Phật giáo Đại thừa. Tuần lễ Vu Lan vào dịp tháng 7 âm lịch, chính lễ vào ngày rằm tháng 7. Nguồn gốc của lễ Vu Lan xuất phát từ kinh Vu Lan Bồn, kinh này nói về sự tích của Tôn Giả Mục Kiền Liên [Vị Bồ Tát đại hiếu] một trong 10 vị đại đệ tử của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni. Vị này tu hành đắc được phép thần thông đệ nhất nên thấy mẹ mình là bà Thanh Đề sau khi chết đi bị đọa xuống cõi địa ngục.

Vì thương mẹ nên Tôn Giả Mục Kiền Liên bạch với Đức Phật Thích Ca tại sao mẹ mình lại đau khổ dưới cõi địa ngục, làm gì để cứu vớt mẹ mình thoát khỏi cõi địa ngục. Đức Phật Thích Ca chỉ dạy: nguyên do bà Thanh Đề sau khi chết bị đọa cõi địa ngục đau khổ là do ở đời làm nhiều việc ác và tham lam, bỏn xẻn. Vì vậy muốn cứu được bà ra khỏi cõi địa ngục đau khổ thì vào dịp rằm tháng 7 sau khi mãn hạ ba tháng an cư của chư Tăng phải sắm sửa lễ vật cúng dường chúng Tăng, cầu thỉnh mười phương Tăng chúng hồi hướng chú nguyện thì bà Thanh Đề mới thoát được cõi địa ngục đau khổ, thoát sinh về cõi thiên cung sung sướng.

Kinh này cũng dạy mọi người đạo lý uống nước nhớ nguồn, tinh thần báo ân - báo hiếu đối với cha mẹ, tổ tiên, những người có công sinh thành dưỡng dục. Đến ngày rằm tháng 7 mỗi năm sắm sanh lễ vật đến chùa lễ Phật tụng kinh, làm nhiều việc phúc để hồi hướng, chú nguyện cho cha mẹ còn sống được song đường trường thọ, hạnh phúc; tổ tiên, cha mẹ và những người đã mất được siêu sinh tịnh cảnh.

Tháng 7 cô hồn có thật sự xui xẻo?

Theo quan niệm của nhà Phật, hoàn toàn không có khái niệm tháng cô hồn trong phong tục của người Việt. Ngày xá tội vong nhân không phải là ngày xấu, hay ngày mang đến những điều xui xẻo mà là thời gian ân xá cho những tù nhân cõi âm được siêu sinh, an lành. Chính vì vậy, ngày này mang đến một ý nghĩa nhân văn sâu sắc, hoàn toàn không phải là ngày vong hồn bước ra khỏi cánh cửa địa ngục, lên trần thế phá phách cuộc sống bình yên.

Và đây cũng chính là lý do giải thích cho việc, mọi người không nên kiêng kỵ làm những việc như mua nhà, xây nhà, mua xe... Chỉ cần mỗi chúng ta sống luôn tích đức, làm nhiều việc tốt và không phạm phải những điều xấu, hạn chế sát sinh nhất là trong những ngày Rằm và mùng 1 thì tự nhiên vận may sẽ đến. Đứng trên góc độ Phật giáo, tháng 7 hoàn toàn không phải là “tháng cô hồn” và cũng không mang lại nhiều điều xấu đến vậy.

Cúng cô hồn thế nào cho đúng?

Ở Việt Nam, việc cúng cô hồn được coi là một tín ngưỡng tâm linh truyền thống của người Việt, được truyền từ đời này sang đời khác. Với quan niệm, sau khi chết, hồn con người vẫn tồn tại, có thể đầu thai hoặc bị đày xuống địa ngục làm quỷ đói [ngạ quỷ]. Vào tháng cô hồn, người dân Việt Nam cúng vào ngày rằm hoặc ngày khác tùy thuộc vào từng gia đình và vùng miền.

Gợi ý chuẩn bị mâm cúng cô hồn như sau:

- Bánh kẹo, hoa quả các loại, muối gạo, bỏng ngô, cháo trắng loãng, cơm vắt, ngô, khoai, sắn, mía để nguyên vỏ cắt khúc ngắn nhỏ, đường cục…

- Giấy áo, giấy tiền vàng mã, hương nhang, nến, nước lọc…[cúng cô hồn không cúng đồ mặn, tất cả hoàn toàn là đồ chay].

- Phần cúng quan trọng nhất là món cháo loãng. Quan niệm dân gian cho rằng, món này dành cho những linh hồn bị đày đọa có thực quản nhỏ và hẹp nên không thể nuốt được thức ăn thông thường. Bởi vậy, khi chuẩn bị mâm cúng đúng cách cúng cô hồn nhất thiết cần phải có món cháo loãng.

Thời điểm cúng cô hồn cũng rất quan trọng. Lễ cúng cô hồn thích hợp nhất nên thực hiện vào buổi chiều tối. Bởi theo quan niệm dân gian, ban ngày có ánh sáng, ánh nắng mạnh nên các cô hồn được “mở cửa” thả ra rất yếu. Vì thế, nếu cúng ban ngày, các cô hồn sợ ánh sáng sẽ không thể đến nhận những đồ vật phẩm cúng của các gia đình nên không hiệu quả.

Vị trí mâm lễ cúng nên đặt ngoài sân, không đặt ngoài bậu cửa. Nhiều người lo ngại khi cúng chúng sinh, nếu cúng xong không biết cách mời vong đi thì sẽ rước vong vào nhà. Nếu lo ngại thì bạn có thể cúng tại chùa.

Lưu ý, khi cúng cô hồn không cúng đồ mặn như thịt lợn, thịt bò, thịt gà,... vì làm tăng tính sát sinh khiến các cô hồn còn sân hận và luyến tiếc dương thế.

- Nên cúng đồ chay để các cô hồn dễ siêu thoát hơn. Bên cạnh đó, khi cúng không nên cầu xin gì mà chỉ thành tâm gửi hương hoa trà quả lấy lộc cho các cô hồn.

- Không nên để trẻ con, phụ nữ mang thai và người già lại gần khi cúng cô hồn vì dễ bị cô hồn trêu chọc, quấy rối.

Những thông tin trên đều là những tín ngưỡng dân gian. Nhưng với quan niệm rằng “có thờ có thiêng, có kiêng có lành” nên người Việt vẫn truyền miệng và chú trọng làm theo.

Cúng cô hồn thế nào cho đúng?

‘Đại gia Gatsby’ ồn ào truyền thông thực sự là ai?

Bức tranh nghi đánh cắp ý tưởng được chứng nhận đăng ký quyền tác giả

Giáo sư Lê Thi, người kéo cờ Ngày độc lập tại quảng trường Ba Đình qua đời

Đỗ Quyên

Theo Tổng hợp

Cô hồn là gì và vì sao gọi là cô hồn dã quỷ, nhắc đến cô hồn người ta thường nhắc đến ma quỷ, thậm chí còn dành riêng một tháng được gọi là tháng cô hồn. Tuy nhiên ít ai hiểu tại sao lại gọi là cô hồn và cô hồn dã quỷ là gì.

Bạn đang xem: Cô hồn là gì

Cô hồn là gì và vì sao gọi là cô hồn dã quỷ

Cô hồn theo quan niệm dân gian được hiểu là những hồn ma cô đơn, đây là những linh hồn chưa được siêu thoát vẫn còn vất vưởng trên thế gian. Cô hồn dã quỷ theo dân gian là những hồn ma, quỷ lang thang cô độc không có nơi trú ngụ và thường ở nay đây mai đó.

Cô hồn là gì và vì sao gọi là cô hồn dã quỷ: là hồn ma cô đơn vất vưởng chưa được siêu thoát

Dân gian quan niệm, con người sinh ra luôn có cả phần hồn và phần xác vì vậy dù đã chết đi nhưng nếu linh hồn được siêu thoát sẽ về chầu trời còn nếu linh hồn oan khuất, không được siêu thoát sẽ lang bạt nay đây mai đó trên dương gian.

Nguồn gốc của "tháng cô hồn"

Theo quan niệm dân gian, tháng 7 âm lịch hàng năm được coi là tháng của ma quỷ. Đặc biệt, ngày rằm tháng 7 [15/7] là ngày “xá tội vong nhân” hay ngày Diêm Vương mở cửa Quỷ Môn Quan để ma quỷ được tự do trở về dương gian. Ngày rằm tháng 7 cũng chính là ngày “âm khí xung thiên”.

Tại Trung Quốc, nguồn gốc của tháng cô hồn được bắt nguồn từ việc ngày 2/7 hàng năm, Diêm Vương mở cửa Quỷ môn quan để quỷ đói có thể trở lại trần gian cho đến ngày rằm.

Là quỷ lang thang, đơn độc

Do đó, theo tục lệ dân gian, người trần phải cúng cháo, gạo, muối... cho quỷ đói để chúng không quấy nhiễu cuộc nơi dương thế. Tuy nhiên, cũng có nhiều nơi, quỷ đói được coi, gọi là “anh em tốt” hay “thần cửa sau” với dụng ý lấy lòng những linh hồn quỷ đói này.

Ở Trung Quốc, người dân tiến hành cúng cô hồn vào ngày 14/7 âm lịch hàng năm.

Còn ở Việt Nam, cúng cô hồn được coi là một tín ngưỡng tâm linh truyền thống của người Việt, được truyền từ đời này sang đời khác.

Quan niệm của người Việt cho rằng, con người bao gồm hai phần là hồn và xác. Khi chết, phần hồn con người vẫn tồn tại; có người được đầu thai kiếp khác, có người bị đày xuống địa ngục làm quỷ đói.

Tháng 7 hàng năm, người Việt chọn ngày trong tháng để cúng cô hồn, không nhất thiết phải là ngày rằm. Ngày cúng cô hồ có thể tùy thuộc vào từng gia đình, từng vùng miền khá nhau.

Ngoài ra, theo quan niệm, tháng cô hồn là tháng ma quỷ, không đem lại may mắn nên hầu hết các công việc cưới hỏi, khởi công xây dựng, mua sắm, đi xa,… đều tránh tháng 7.

Dân gian coi tháng 7 là tháng cô hồn

Trong tháng 7 âm lịch hàng năm, ngoài cúng cô hồn người Việt còn có ngày lễ Vu lan. Lễ Vu lan hay còn gọi là lễ báo hiếu, là một trong những ngày lễ chính của Phật giáo.

Nguồn lễ Vu lan gắn với sự tích về Mục Kiền Liên, đệ tử của Đức Phật - là một vị tôn giả có nhiều phép thần thông. Theo Phật giáo, để báo hiếu cha mẹ thì cần cử hành lễ Vu Lan cầu siêu cho các đấng sinh thành và cầu phá địa ngục cho những vong hồn.

Tháng cô hồn, lễ Vu lan không chỉ phố biến ở Việt Nam, Trung Quốc mà còn nhiều quốc gia Á Đông khác. Tại Nhật Bản, ngày lễ này được tổ chức vào ngày 7/7 Âm lịch và ngày rằm tháng bảy. Còn ở Đài Loan ngày lễ này được kéo dài cả tháng nhưng chủ yếu tập trung vào ngày rằm với các phần như mời các vong hồn, cúng tế vào ngày 15 và đưa tiễn họ vào ngày 29.

Tháng cô hồn hay tháng “xá tội vong nhân” được người Việt rất coi trọng. Ngoài những lễ tiết cúng bái, trong dân gian còn lưu truyền những điều con người nên làm và không nên làm trong tháng cô hồn để cầu mong được bình an, hạnh phúc.

Truyền thuyết dân gian về cô hồn

Ngày xá tội vong nhân bắt nguồn từ tích cổ Trung Hoa gắn liền với truyền thuyết dân gian cho rằng từ mùng 2/7 Âm lịch, Diêm Vương ra lệnh bắt đầu mở Quỷ Môn Quan để ma quỷ trở lại cõi trần và đến rằm thì tất cả phải trở về, cửa địa ngục đóng lại. Trong quan niệm của Phật giáo cũng có 2 truyền thuyết kể về sự tích tháng cô hồn.

Có chuyện kể rằng ngày trước, quỷ thường hay quấy phá, làm hại người, khiến họ không thể yên ổn làm ăn, khổ quá bèn kêu lên Phật. Đức Phật giúp con người trục quỷ, đày chúng xuống địa ngục.

Thế nhưng vì lượng cả từ bi, ngài cho phép chúng trở lại dương gian mỗi năm một lần vào dịp rằm tháng 7. Một chuyện khác kể rằng, một đại đệ tử của Phật là đức A Nan Đà một buổi tối đang ngồi trong tịnh thì thấy một con Ngạ quỷ người gầy quắt, cổ dài, miệng nhả ra lửa bước vào, nói rằng 3 ngày nữa A Nan Đà sẽ chết và cũng trở thành quỷ miệng lửa [diệm khẩu] như nó. Quỷ nói:“Nếu muốn tránh thì ông phải bố thí cho lũ ngạ quỷ chúng tôi mỗi đứa một hộc đồ ăn, và cúng dường Tam bảo giúp chúng tôi, để chúng tôi được tái sinh vào cõi trên, thì ông cũng được tăng thọ”.

A Nan Đà sau đó đi gặp Đức Phật, được Phật truyền cho bài chú“Cứu Bạt Diệm Khẩu Ngạ Quỷ Đà La Ni”, đem tụng trong lễ cúng để thêm phước. Y theo lời báo của quỷ miệng lửa, A Nan Đà sau đó làm theo, cúng quỷ đói và đọc bài chú Đức Phật truyền cho nên mới thoát được kiếp nạn.

Nhắc đến Ngạ quỷ các thuyết Phật giáo cũng có giải thích rằng, Ngạ quỷ là một dạng tái sinh khi con người chết đi, nếu làm nhiều việc tốt, chúng sẽ được đầu thai kiếp khác làm người.

Con người luôn có hai phần xác và hồn

Ngược lại, nếu làm điều xấu, tùy theo các mức độ mà chúng sẽ bị đầy xuống địa ngục, nhẹ hơn thì đầu thai làm súc sinh và nhẹ nhất làm ngạ quỷ.

Do đó, vào tháng 7 âm lịch, người ta quan niệm trên dương thế có rất nhiều quỷ đói nên phải cúng cháo, gạo, muối hối lộ cho chúng để chúng không quấy nhiễu cuộc sống bình thường.

Thậm chí, nhiều nơi người ta còn gọi quỷ đói là “người anh em tốt”, “thần cửa sau” để lấy lòng những linh hồn quỷ này.

Ngoài ra, mọi người còn tránh cho trẻ nhỏ hay người yếu bóng vía ra đường, sợ quỷ bắt mất, đồng thời làm các phép trừ quỷ như rắc vôi bột, treo vài nhánh tỏi trước nhà…

Không chỉ nhằm mục đích tránh bị quấy phá, lễ xá tội vong nhân còn là việc làm mang tính nhân văn cao bởi đây là dịp giúp những linh hồn lạc lối, không nơi nương tựa có một ngày được tưởng nhớ, biết đến.

Con người dù đã gây ra những tội ác gì thì trong quá trình chịu trừng phạt, quả báo, cũng có được một ngày xá tội, kết thúc mọi khổ đau.

Văn cúng của lễ này thường dùng bài "Văn tế thập loại chúng sinh” của Nguyễn Du, bản văn này còn có tên là "Chiêu hồn thập loại chúng sinh”, nội dung của bản văn đã thể hiện sự kết hợp giữa giá trị nhân văn cao cả của người Việt với văn hóa Phật giáo.

Quan âm phủ

Điều này được thể hiện rõ nhất ở các câu, từ câu 157 đến hết bài [câu 184]: "Kiếp phù sinh như hình như ảnh/Có chữ rằng "vạn cảnh giai không”/Ai ai lấy Phật làm lòng/Tự nhiên siêu thoát khỏi trong luân hồi”. Lễ Vu Lan báo hiếu còn được gọi là lễ “Vu Lan bồn” là một trong những lễ vô cùng quan trọng của Phật giáo cũng diễn ra trong tháng 7.

Trong Phật giáo lễ này có vai trò hết sức quan trọng bởi lẽ nó thể hiện một trong "Tứ đại trọng ân” của nhà Phật: 1. Ân Cha Mẹ; 2. Ân Tam Bảo Sư trưởng; 3. Ân quốc gia xã hội; 4. Ân chúng sinh vạn loại.

Ân Cha Mẹ là ân đầu tiên trong tứ ân, Cha Mẹ ở đây không phải chỉ là người sinh thành ra mình mà có thể hiểu là chúng sinh.

Bởi khi còn tại thế, một lần trên đường đi thuyết pháp Đức Thích Ca Mâu Ni gặp một đống xương khô, Người đã quỳ xuống bái, và Người đã giải thích cho các đệ từ rằng biết đâu người này kiếp trước là cha mẹ ta.

Xem thêm: Cách Đào Ethereum Miễn Phí Trên Điện Thoại, Lam The Nao De Dao Ethereum Free

Những điều nên làm trong "tháng cô hồn"

1. Cúng các cô hồn trong tháng bất cứ ngày nào, nếu vào ngày mùng 2 hoặc 16 âm lịch thì càng tốt để tỏ lòng thành chính mình.

2. Thăm mộ phần của người thân trong gia đình ở ngoài nghĩa địa hay vãng sanh đường trong chùa chiền lưu giữ các hũ hài cốt. Vì trong tháng cô hồn còn gọi là Tết của những người Âm.

3. Trước khi dọn đồ ra cúng cô hồn, các bạn chưa kịp thắp nhang khấn vái thì có những người tranh nhau giật các đồ cúng từ trên tay bạn thì ngay lập tức nên buông thả đồ cúng ra khỏi tay bạn. Nếu bạn giật lại thì hậu quả nhận được là những điều tệ hại. Nếu khi bạn chưa làm lễ cúng mà đã có người chầu chực để giật có nghĩa là tín hiệu tốt.

4. Nên hạn chế sát sinh các con vật.

5. Nên cúng xe ô tô dù có kinh doanh hay không kinh doanh.

6. Nên ăn chay để tránh điềm dữ.

7. Nên làm phúc thiện mạnh mẽ trong tháng này.

8. Nếu biết tụng kinh thì nên trì tụng [Chú Đại bi, chuẩn đề, vu lan báo hiếu, Địa tạng]

9. Nên ăn nói nhã nhặn vui vẻ trong gia đình hay trong bạn bè đối tác.

10. Nên tránh xa các cuộc xung đột.

11. Nên cứu người khi gặp nguy cấp.

12. Nên đi chùa chiền thắp nhang cầu xin sức khỏe, cầu siêu… [Xem Bài văn khấn cúng Rằm Tháng Bảy.]

Quan và người dưới âm phủ

13. Khi các bạn cúng cô hồn xong thì 1 ngày sau đó hoặc cuối tháng 7 nên dùng bột trừ tà ma tiêu khử, tránh trường hợp các âm hương linh phảng phất vào nhà mình tụ ở lại và đồng thời vào đầu tháng 8 âm lịch thì nên dùng bột tẩy uế mà tẩy hoàn toàn trong căn nhà mình để có tác dụng cân bằng sinh khí trong ngôi nhà mình ở.

Những điều cấm kỵ trong "tháng cô hồn"

Người dân quan niệm, tháng cô hồn là tháng ma quỷ, không đem lại may mắn nên hầu hết các công việc cưới hỏi, khởi công xây dựng, mua sắm, đi xa… đều tránh tháng 7. Và họ cũng truyền tai nhau những điều kiêng kỵ để "an toàn" vượt qua tháng lắm tai ương này.

1. Không treo chuông gió ở đầu giường vì tiếng chuông sẽ thu hút sự chú ý của ma quỷ, khi ngủ sẽ dễ bị chúng xâm nhập quấy phá.

2. Người yếu bóng vía không nên đi chơi đêm vào tháng này, nếu không sẽ dễ gặp điều không may.

3. Không được nhổ lông chân vào ngày này, vì dân gian cho rằng “một sợi lông chân quản ba con quỷ”, người càng có nhiều lông chân thì ma quỷ càng ít dám đến gần.

4. Không tùy tiện đốt giấy, vàng mã vì như vậy sẽ khiến ma quỷ bu đến.

5. Không ăn vụng đồ cúng, vì đó là đồ dành cho ma quỷ, nếu chưa cúng và cầu xin mà lấy ăn sẽ rước tai hoạ vào mình.

6. Không phơi quần áo vào ban đêm, vì ma quỷ trông thấy sẽ “mượn” và để lại “quỷ khí” trong các quần áo ấy.

7. Những người khi đi chơi đêm không được réo gọi tên nhau, nếu không ma quỷ sẽ ghi nhớ tên người được gọi, đó là điềm xấu.

8. Không nên bơi lội, vì ma quỷ sẽ cùng đùa với bạn, nếu không cẩn thận, bạn sẽ bị chúng làm trẹo chân.

Cũng có nhiều điều nên làm trong tháng cô hồn

9. Không hù doạ người khác khiến họ giật mình “hồn bay phách lạc”, dễ bị ma quỷ xâm nhập.

10. Cây đa trước nhà là nơi hội tụ âm khí, ma quỷ rất thích những chỗ như vậy, cho nên kỵ đứng, ngồi, nằm, trốn… ở đó.

11. Không nên thức quá khuya, vì như vậy tinh thần sẽ hao tổn suy nhược, dễ nhiễm “quỷ khí”.

12. Nơi góc tường xó tối là những chỗ ma quỷ thường tụ tập nghỉ ngơi, không nên đến gần những chỗ ấy.

13. Không nhặt tiền bạc rơi vãi trên đường, vì có thể đó là tiền người ta cúng mua chuộc bọn quỷ đầu trâu mặt ngựa, nếu người nào phạm kỵ, sẽ gặp tai hoạ không chừng.

14. Khi đi đến qua những nơi vắng vẻ, không ngoái cổ quay đầu nhìn lại phía sau, dù có cảm giác hình như có người đang đi theo mình hoặc gọi tên mình. Vì đó có thể do ma quỷ trêu chọc.

15. Khi lên giường ngủ không để mũi dép hướng về phía giường, nếu không ma quỷ nhìn thấy sẽ đoán rằng có người sống đang nằm trên giường và chúng sẽ lên giường ngủ chung với bạn.

16. Không cắm đũa đứng giữa bát cơm, vì đó là hình thức cúng tế, cũng giống như kiểu thắp hương, dễ dẫn dụ ma quỷ vào nhà ăn chung.

17. Không nên ở một mình trong thời gian này, nếu không sẽ dễ bị ma quỷ dẫn dắt hoặc quấy phá.

Xem thêm: Kim Ngạch Xuất Nhập Khẩu Là Gì, Chỉ Số Về Kim Ngạch Xuất Nhập Khẩu Tại Việt Nam

18. Không chụp ảnh vào ban đêm, bởi ma quỷ luôn lảng vảng chung quanh đó sẽ “vô hình” vào ảnh chung với người sống, đó là điều không tốt. Những điều kiêng trị trong tháng cô hồn đều là những tín ngưỡng dân gian mà không ai hay một ngành khoa học nào có thể kiểm chứng đúng sai. Tuy nhiên, việc kiêng kỵ cũng chỉ mang tính chất tương đối. Nếu tin vào những điều không căn cứ, dựa trên sự hiểu biết của chính mình thì rất dễ rơi vào niềm mê tín tiêu cực. Ai cũng cần có đức tin để sống, tuy nhiên nếu sa đà vào mê tín thì sẽ ảnh hưởng không nhỏ tới cuộc sống của chính mình, gia đình và cộng đồng.

Video liên quan

Chủ Đề