Vì sao bông lau trổ thì hết bão lụt

Nhiều diện tích vụ Đông Xuân ở Quảng Bình bị thiệt hại do mưa lớn bất thường

Mưa lớn bất thường trong hai ngày qua làm nhiều diện tích lúa Đông Xuân tại tỉnh Quảng Bình bị ngập. Hiện nay, lượng mưa đã ngớt, chính quyền địa phương cùng bà con nông dân đang khẩn trương tiêu úng, tạo đê bao tạm thời nhằm hạn chế thấp nhất thiệt hại trong thời điểm lúa trổ bông.

Lúa vụ Đông Xuân đang trổ đồng gặp phải mưa lớn, ngập úng.

Vụ Đông Xuân năm nay, Hợp tác xã Thượng Phong, xã Phong Thuỷ, huyện Lệ Thuỷ gieo cấy hơn 250ha  lúa. Thời điểm này, lúa đang trong giai đoạn chuẩn bị trổ bông và sinh trưởng tốt, gặp mưa lớn khiến nhiều diện tích lúa bị ngập úng.

Ông Võ Văn Khinh, ở hợp tác xã Thượng Phong, xã Phong Thuỷ, huyện Lệ Thuỷ, tỉnh Quảng Bình cho biết: “Trong đợt lũ ngày 1/4, lực lượng trong hợp tác xã đã đắp toàn bộ các cống và túc trực trên đê suốt từ trưa hôm qua, suốt đêm. Khoảng 10 giờ đêm nước bắt đầu tràn đê, Chúng tôi đã thông báo cho các thành viên trong hợp tác xã, đã có  hơn 300 người ra đồng hộ đê ở những nơi trọng yếu đã bị tràn. Chính vì vậy đã bảo đảm được cơ bản. Tuy nhiên do lượng mưa quá lớn, nhiều diện tích ở vùng trũng vẫn bị ngập”.

Đến sáng nay [2/4], tại huyện Lệ Thuỷ, mưa lớn làm hơn 3.600ha lúa bị ngập từ 70% diện tích lúa trở lên và gần 2.000 ha lúa ở các xã vùng trũng có nguy cơ bị ngập nếu tiếp tục có mưa lớn. Nhiều diện tích rau màu cũng bị ngập úng hoàn toàn.

Ông Đặng Đại Tình, Chủ tịch UBND huyện Lệ Thuỷ, tỉnh Quảng Bình cho biết, huyện chỉ đạo các xã, thị trấn triển khai các phương án chống ngập trên các cánh đồng, huy động lực lượng đắp đê, cứu lúa. Sáng nay, hầu hết các tuyến đê bao bị tràn đã cơ bản được hàn khẩu, những khu vực xung yếu được đắp cao, chống chịu tốt.

Theo ông Đặng Đại Tình, huyện Lệ Thủy đã huy động gần 100 trạm bơm điện và dầu để bơm úng cứu lúa: “Tập trung chỉ đạo các xã, thị trấn khắc phục ở những điểm xung yếu nhất để cứu những vùng lúa có nguy cơ tiếp tục ngập và sau khi mưa ngớt thì tiếp tục làm tốt công tác tiêu úng, một số nơi phải tính đến phương án gieo lại để đảm bảo sản lượng lương thực trong năm”.

Một số ngầm tràn nước đã dâng cao chia cắt.

Tỉnh Quảng Bình gieo cấy gần 30.000ha diện tích vụ Đông Xuân. Ảnh hưởng của mưa lớn bất thường làm cho gần 5.000 héc ta lúa tại các huyện vùng trũng Quảng Ninh, Bố Trạch, Lệ Thủy, Tuyên Hóa bị ngập úng, gãy đổ. Mưa lớn cũng ảnh hướng tới nhiều diện tích nuôi trồng thủy sản, các lồng nuôi cá ven sông.

Ông Mai Văn Minh, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Quảng Bình cho biết, mưa hiện nay đã giảm, Sở cùng với các địa phương huy động lực lượng tiêu úng cứu lúa và triển khai các biện pháp ứng phó nếu mưa lớn tiếp tục xảy ra trong đêm và những ngày tới.

“Qua theo dõi từ hôm qua đến nay thì lượng mưa lớn nhất ở huyện Lệ Thủy, lượng mưa lớn tập trung ở thị trấn Kiến Giang của huyện này khoảng 200mm. Còn các vùng khác mưa từ 80-120mm, các vùng này không ảnh hưởng nhiều đến sản xuất nông nghiệp, riêng vùng Lệ Thủy có gần 4.000ha lúa bị ngập, tuy nhiên đến thời điểm này mưa tạm ngừng nên nước đang rút khỏi đê bao, Sở có chỉ đạo cùng các Công ty Thủy nông tiến hành bơm nước tiêu úng, ông Minh cho hay./.

 Một số hình ảnh mưa lũ tại Quảng Bình

Mưa lớn từ hôm qua đến nay khiến nước thượng nguồn đổ về nhiều.

Nông dân bao bờ ngăn nước vào ruông.

Người dân khẩn trương ra đồng cứu vụ Đông Xuân.

Nhiều cánh đồng ở vũng trũng nước ngập lênh láng.

Nhiều diện tích hoa màu ven sống bị gãy đổ, hư hại.

Thừa Thiên Huế: Nông dân trắng tay sau đợt mưa lớn bất thường

Đợt mưa lớn bất thường kéo dài từ ngày 31/3 đến 2/4 làm nhiều tuyến giao thông ở Thừa Thiên Huế chia cắt, hàng nghìn hec-ta lúa và hoa màu bị ngâm nước, nông dân đối diện nguy cơ trắng tay. 

Nhiều điện tích rau màu ở huyện Quảng Điiền, Thừa Thiên Huế bị ngập

Ngày 2/4, mưa lớn vẫn kéo dài ở tỉnh Thừa Thiên Huế, gây ngập úng cục bộ nhiều tuyến đường, khu dân cư, cánh đồng lúa Đông Xuân. Tại huyện Phong Điền, mưa lớn những ngày qua đã làm nhiều tuyến đường bị ngập sâu, giao thông chia cắt. Trong đó, Quốc lộ 49B đoạn qua địa bàn các xã Phong Hòa, Phong Bình…bị ngập nhiều đoạn. Hơn 2.200 héc ta lúa và gần 500ha hoa màu bị ngập úng, đổ ngã.

Trong những ngày qua, chính quyền cũng như người dân xã Phong Bình cố gắng xúc từng bao cát, đắp đê với hy vọng cứu lúa.

Ông Phạm Tuấn, người dân ở xã Phong Bình, huyện Phong Điền cho biết, gia đình ông làm 2ha lúa, cả gia đình trông nhờ vào đó mà giờ vụ lúa Đông Xuân coi như mất trắng sau đợt mưa lớn bất thường này.

Cánh đồng rau màu ở huyện Quảng Điền bị nhấn chìm

“Lúa là ngập hết rồi, đồng chắc hư hết rồi, lút hết rồi chừ hết thấy lúa rồi. Rau màu lầm trái vụ này làm toàn dưới thấp bị ngập hết, chết hết. Đợt này chắc trắng tay, thiệt hại thì chưa đoán được”, ông Tuấn cho biết.

Từ chiều hôm qua 1/4, thủy điện Hương Điền nằm ở thượng nguồn sông Bồ bắt đầu điều tiết nước qua tràn và tuabin với lưu lượng tăng dần, khoảng từ 500-1.000m3/s.

Việc thủy điện Hương Điền điều tiết nước cùng lúc mưa lớn trên diện rộng trong những ngày qua đã làm nhiều khu vực hạ du sông Bồ ở huyện Quảng Điền, thị xã Hương Trà bị ngập nặng, hơn ¾ diện tích lúa trong tổng số 4.000ha lúa ở huyện Quảng Điền đang thời kỳ làm đồng bị ngập hoàn toàn.

Cánh đồng lúa ở huyện Quảng Điền bị ngập sâu gây hư hỏng hoàn toàn

Ông Nguyễn Tin, ở thôn Tân Xuân Lai, xã Quảng Thọ cho biết, từ tối hôm qua 1/4, nước bắt đầu lên cao, đến hôm nay [2/4] toàn bộ hơn 450ha lúa và rau màu trên địa bàn xã bị ngập úng hoàn toàn.  

 “Bà con rất là lo, ngay chiều hôm qua, nghe tin thủy điện Hương Điền có xả lũ thì thôn Tân Xuân Lai chúng tôi có tổ phòng chống lụt bão và tổ phòng chống thiên tai thì đã huy động các thành viên trong tổ, đến tuyên truyền, vận động, giúp cho bà con chằng chéo lồng cá, thuyền bè, hồ nuôi cá”, 

Diện tích lúa vụ đông xuân 2021-2022 ở tỉnh Thừa Thiên Huế hơn 28.000ha, hiện 16.000ha lúa đã bị ngập hoàn toàn. Ngoài ra, hơn 1.000ha lạc, ngô, sắn và rau các loại cũng bị ngập.

ại đập tràn xã Lộc Vĩnh, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế

Ông Trương Văn Giang, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết: đoen vị  đã chỉ đạo các địa phương tập trung cứu lúa. Hiện các địa phương đang tập trung ứng phó với tình hình bất thường của thời tiết.

“Hiện nay có khoảng 4ha lúa ở Nam Đông bị gãy đổ do lốc kết hợp với mưa lớn trong thời gian vừa qua. Còn lại 28.000ha lúa còn lại hiện đang thời kỳ trổ bông, chúng tôi cũng đã có giải pháp chỉ đạo các địa phương và các công ty quản lý khai thác công trình thủy lợi mở các cửa để chống ngập úng cho diện tích đang canh tác này, kết hợp với việc vận hành điều tiết các hồ chứa để đảm bảo xả về hạ du tránh ngập lụt, ông Giang nói./.

Bình Định: Bộ đội hỗ trợ ngư dân trục vớt tàu cá bị chìm do lốc xoáy

Từ sáng sớm nay [2/4], gần 100 cán bộ chiến sỹ thuộc các lực lượng vũ trang tỉnh Bình Định dùng tàu sắt và các thiết bị lặn để hỗ trợ ngư dân xã Nhơn Lý, thành phố Quy Nhơn lặn tìm và trục vớt tàu thuyền bị chìm tại khu vực bãi Nồm.

Dùng xe múc để kéo tàu cá lên bờ.

Ông Phạm Văn Bình [58 tuổi], trú xã Nhơn Lý, thành phố Quy Nhơn cho biết, thuyền máy của ông bị lốc xoáy đánh chìm xuống biển vào sáng ngày 31/3. Đến sáng ngày 2/4, gia đình ông được thợ lặn hỗ trợ lặn tìm kiếm thuyền máy của gia đình. Qua gần 1 tiếng đồng hồ tìm kiếm dưới biển, thợ lặn đã tìm thấy con thuyền của gia đình ông nhưng đã gãy làm đôi.

Ông Phạm Văn Bình cho biết, ngư dân xã Nhơn Lý và lực lượng Biên phòng tỉnh Bình Định đã trục vớt và đưa con thuyền của ông Bình vào bờ: “Các anh em lặn cùng bộ đội biên phòng và nhân dân xã Nhơn Lý ủng hộ để tìm kiếm và đưa con thuyền vào bờ. Con thuyền của tôi bị hư hỏng và chỉ lấy lại được máy móc, chứ phần vỏ thuyền thì bỏ. Bây giờ cảm ơn các đoàn thể. Nhờ Nhà nước hỗ trợ hay là vay vốn gì đó mình làm lại”.

 

Bộ đội Biên phòng tỉnh Bình Định đã sử dụng 3 tàu vỏ sắt phối hợp với ngư dân địa phương và thợ lặn khảo sát khu vực tàu thuyền xã Nhơn Lý, thành phố Quy Nhơn bị chìm.

Sau khi phát hiện tàu thuyền dưới biển sẽ cột dìu, neo và đưa tàu thuyền vào bờ. Ngoài ra, lực lượng trên bờ gồm Công an, Dân quân và các lực lượng khác sử dụng xe múc để kéo tàu từ bờ biển vào khu vực an toàn để sớm sửa chữa.

Tàu sắt của lực lượng biên phòng tỉnh Bình Định hỗ trợ trục vớt tàu cá của ngư dân xã Nhơn Lý, thành phố Quy Nhơn bị chìm.

Trong sáng nay, lực lượng chức năng tỉnh Bình Định đã trục vớt được 6 tàu thuyền các loại, hiện vẫn còn 27 phương tiện của ngư dân xã Nhơn Lý, thành phố Quy Nhơn chưa được trục vớt. Đại tá Trần Quốc Bình, Tham mưu trưởng Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Bình Định cho biết:

“Do nước đục, công tác thợ lặn xuống cột kéo và kéo lên trên tàu rất khó khăn. Thời gian thợ lặn xuống thì chúng tôi mới hoàn thành xong một phương tiện. Do số lượng phương tiện này đậu gần nhau cho nên lưới phủ và ràng buộc giữ các phương tiện này với phương tiện khác.Cho nên khi gỡ để tách riêng từng phương tiện để đưa vào thì thời gian rất là lâu.  Theo dự báo áp thấp trưa nay vào ngày mai tiếp tục đổ bộ vào, khả năng sẽ ảnh hưởng đến công tác tìm kiếm của chúng tôi./.

 Một số hình ảnh bộ đội hỗ trợ ngư dân trục vớt tàu cá bị chìm do lốc xoáy

Chiếc ghe bị gãy làm đôi nhưng còn phần máy gắn trên ghe.

Lực lượng chức năng tỉnh Bình Định hỗ trợ ngư dân kéo tàu cá vừa mới trục vớt được lên bờ.

Một con tàu bị hư hỏng nặng.

Ngư dân trục vớt thuyền máy bị chìm và đưa vào bờ.

Một tàu cá của ngư dân xã Nhơn Lý mới được trục vớt.

Người dân xã Nhơn Lý cũng tích cực hỗ trợ những ngư dân có tàu thuyền bị chìm trục vớt tàu thuyền.

Video liên quan

Chủ Đề