Sảy thai ra túi thai như thế nào

Bệnh căn

Việc sẩy thai tự nhiên đơn thuần có thể là kết quả của một số loại virut như rõ nhất là cytomegalovirus, virut herpes, parvovirus và rubella virus - hoặc do các rối loạn có thể thỉnh thoảng gây sẩy thai hoặc sẩy thai liên tiếp [ví dụ, bất thường về nhiễm sắc thể hoặc di truyền mendelian, các thiếu hụt trong giai đoạn hoàng thể]. Các nguyên nhân khác bao gồm bất thường về miễn dịch, chấn thương lớn, và các bất thường tại tử cung [ví dụ như u xơ, dính buồng]. Thông thường nhất, nguyên nhân là không rõ.

Các yếu tố nguy cơ sẩy thai tự nhiên bao gồm:

  • Tuổi mẹ > 35

  • Tiền sử sẩy thai tự nhiên

  • Hút thuốc lá

  • Sử dụng một số loại thuốc nhất định [ví dụ: cocaine, rượu, liều cao caffein]

  • Bệnh mãn tính kiểm soát kém [ví dụ, tiểu đường, cao huyết áp, rối loạn tuyến giáp quá mức] ở người mẹ

Các rối loạn tuyến giáp cận lâm sàng, tử cung ngả sau, và các chấn thương nhỏ chưa được chứng minh là nguyên nhân gây sẩy thai tự nhiên.

Triệu chứng và Dấu hiệu

Các triệu chứng của sẩy thai tự nhiên bao gồm đau co thắt vùng chậu, chảy máu, và cuối cùng là đẩy tổ chức thai ra ngoài. Sẩy thai muộn tự nhiên có thể bắt đầu với dịch tràn ra khi các màng vỡ. Hiếm khi chảy máu rầm rộ. Cổ tử cung mở rộng cho thấy việc sẩy thai là không thể tránh khỏi.

Nếu các thành phần của phôi thụ thai vẫn còn trong tử cung sau khi sẩy thai tự nhiên, thì xuất huyết âm đạo có thể xảy ra, đôi khi trì hoãn chậm sau vài giờ đến vài ngày. Nhiễm trùng cũng có thể phát triển, gây sốt, đau, và đôi khi nhiễm khuẩn huyết.

Chẩn đoán

  • Tiêu chuẩn lâm sàng

  • Thông thường siêu âm và định lượng beta -hCG [beta-hCG]

Chẩn đoán doạ sẩy thai, sảy thai không thể tránh khỏi, không hoàn toàn, hoặc hoàn toàn thường dựa trên các tiêu chuẩn lâm sàng [xem Bảng: Các triệu chứng và dấu hiệu đặc trưng trong sẩy thai tự nhiên Các triệu chứng và dấu hiệu đặc trưng trong sẩy thai tự nhiên Sẩy thai tự nhiên là phôi thai hay thai chết hay sự tụt ra các thành phần thụ thai trước 20 tuần tuổi thai mà không có sự can thiệp. Doạ sẩy thai là chảy máu âm đạo mà không có sự giãn mở cổ... đọc thêm ] và xét nghiệm nước tiểu thấy có thai. Tuy nhiên, siêu âm và định lượng beta-hCG huyết thanh thường được thực hiện để loại trừ thai ngoài tử cung và để xác định liệu các thành phần của thai có còn trong tử cung hay không [gợi ý rằng sẩy thai không hoàn toàn thì rõ hơn là hoàn toàn]. Tuy nhiên, kết quả có thể không kết luận được, đặc biệt là trong giai đoạn thai sớm.

Hỏng thai bị nghi ngờ nếu tử cung không to dần lên hoặc nếu định lượng beta-hCG thấp so với tuổi thai hoặc không tăng gấp đôi trong vòng 48 đến 72 giờ. Thai bi hỏng được xác nhận nếu siêu âm cho thấy bất kỳ điều nào sau đây:

  • Sự biến mất của hoạt động tim phôi đã được phát hiện trước đó

  • Không có hoạt động như vậy khi chiều dài đầu mông thai là > 7 mm

  • Không có phôi thai [xác định bởi siêu âm âm đạo] khi đường kính đường kính trung bình [trung bình của đường kính đo bằng 3 mặt phẳng trực giao] là > 25 mm

Đối với hỏng thai liên tiếp Hỏng thai liên tiếp Sẩy thai tự nhiên là phôi thai hay thai chết hay sự tụt ra các thành phần thụ thai trước 20 tuần tuổi thai mà không có sự can thiệp. Doạ sẩy thai là chảy máu âm đạo mà không có sự giãn mở cổ... đọc thêm , xét nghiệm để xác định nguyên nhân mất thai là cần thiết.

Túi Thai Màu Gì? Làm Sao Để Nhận Biết Túi Thai Đã Ra Hết Hay Chưa?

Tham vấn y khoa: Tiến sĩ, Bác sĩ Trịnh Tùng ngày 22/01/2022

Phá thai bằng thuốc được biết đến là phương pháp có hiệu quả đến 95% đối với thai nhi từ 30 – 50 ngày tuổi. Tuy nhiên những thông tin về phương pháp này chưa quá nhiều nên chị em còn nhiều thắc mắc, ví dụ như túi thai màu gì? Làm sao để nhận biết túi thai đã ra hết chưa? Uống thuốc phá thai bao lâu thì ra túi thai?…

Hãy đọc bài viết dưới đây để có thể tìm ra câu trả lời cho những thắc mắc của bản thân nhé!

Danh mục

  • Tổng quan về phương pháp phá thai bằng thuốc
  • Quy trình uống thuốc phá thai như thế nào?
  • Phá thai bằng thuốc, ra túi thai như thế nào?
    • Nhận biết ra túi thai thông qua biểu hiện cơ thể
    • Thăm khám để nhận biết túi thai đã ra hết chưa
  • Uống thuốc phá thai bao lâu thì ra túi thai?
  • Những dấu hiệu cảnh báo phá thai không thành công – túi thai chưa ra hết
    • Phá thai không thành công nguy hiểm đến mức độ nào?
  • Lời khuyên của bác sĩ chuyên khoa phụ Sản cho chị em

Mẹ bầu làm sao biết túi thai đã ra hết hay chưa? [Tìm hiểu ngay]

Điểm trung bình: 4.4/5
Bài viết có ích: 735 lượt bình chọn

Làm sao biết túi thai đã ra hết hay chưa là câu hỏi quan tâm và thắc mắc của các chị em phụ nữ có thai không may bị sảy thai hoặc mang thai ngoài ý muốn phải sử dụng thuốc phá thai. Đây là việc làm rất nguy hiểm vì nếu không may còn sót thai sẽ gây ra những biến chứng nghiêm trọng đối với sức khỏe của phụ nữ. Vậy làm cách nào để biết được túi thai đã ra hết hay chưa? Bài chia sẻ dưới đây của chuyên gia sản phụ khoa sẽ giúp chị em hiểu rõ hơn về vấn đề này.

TT -Nhiều phụ nữ có thai 1-2 tháng đi siêu âm thai, kết quả nhận được là thai lưu, trứng trống, thai ngừng phát triển. Các trường hợp này bác sĩ gọi là sẩy thai tự nhiên.

  • Hút thuốc lá thụ động tăng nguy cơ sẩy thai
  • Lãnh cảm sau sẩy thai

Bác sĩ Hà Tố Nguyên siêu âm thai cho một thai phụ tại Bệnh viện Từ Dũ ngày 6-1 - Ảnh: L.TH.H.
Cứ 100 thai phụ thì có 20 người bị sẩy thai tự nhiên và thai bị sẩy sớm [dưới 12 tuần]. Có khoảng 10% cặp vợ chồng sau khi làm hết các xét nghiệm kiểm tra vẫn không xác định được nguyên nhân gây sẩy thai liên tiếp
Bác sĩ Hoàng Thị Diễm Tuyết[phó giám đốc Bệnh viện phụ sản Từ Dũ, TP.HCM]

Với nhiều thai phụ, sẩy thai tự nhiên không chỉ xảy ra một lần mà rất nhiều lần. Tại Bệnh viện Từ Dũ [TP.HCM], có thai phụ chưa từng một lần được bế bồng đứa con yêu dấu vì tám lần mang thaiđều bị sẩy.

Hoang mang, lo lắng

Đó là tâm trạng chung của các thai phụ khi bị sẩy thai tự nhiên. Điển hình là trường hợp của chị H. [26 tuổi, Q.Gò Vấp, TP.HCM]. Mới cưới nhau thời gian ngắn, tháng 10-2013 chị H. đã mang thai. Vợ chồng chị vô cùng hạnh phúc và mong đợi ngày con chào đời.

Khi thai được năm tuần, chị H. đến một bệnh viện tư khám. Kết quả siêu âm ghi nhận thai phát triển bình thường. Bác sĩ kê toa cho chị thuốc bổ, hẹn hai tuần sau tái khám. Ngày tái khám chị H. rất bất ngờ và hoang mang khi kết quả siêu âm nói là thai lưu và bác sĩ đề nghị phải bỏ thai.

Không tin chẩn đoán này, chị H. đến Bệnh viện Từ Dũ khám lại và kết quả đúng là thai lưu. Bác sĩ nói thai lưu rất hay gặp và khuyên chị bỏ thai để không ảnh hưởng sức khỏe.

Tháng 8-2014 chị H. mang thai lần thứ hai. Khi thai được năm tuần, chị H. cũng đến một bệnh viện tư khám. Kết quả siêu âm không thấy tim thai nhưng bác sĩ nói do thai còn nhỏ, chưa thể đánh giá nên hẹn hai tuần trở lại.

Đúng hẹn chị đến khám, kết quả siêu âm ghi là “trứng trống” và bác sĩ cũng khuyên chị bỏ thai. Rất buồn nhưng chị vẫn hi vọng siêu âm ở bệnh viện này không đúng nên chị đến hai phòng mạch sản khoa khác kiểm tra lại.

Kết quả siêu âm thai đều là trứng trống. Chỉ khi bác sĩ của Bệnh viện Từ Dũ chẩn đoán là trứng trống, chị H. mới chấp nhận bỏ thai và tinh thần rất suy sụp vì mong muốn có con một lần nữa lại rời xa chị.

Theo bác sĩ Hoàng Thị Diễm Tuyết - phó giám đốc Bệnh viện phụ sản Từ Dũ, sẩy thai tự nhiên có ba dạng. Một là, thai phụ có thai rồi bị ra huyết và túi thai tự động lọt ra ngoài. Dạng sẩy thai này rất thường gặp.

Hai là, thai phụ có túi thai, phôi thai, tim thai nhưng sau đó tim thai ngừng hoạt động nhưng túi thai vẫn nằm trong lòng tử cung nên được gọi là thai lưu.

Khi bị thai lưu phải chủ động lấy thai ra sớm vì để lâu thai phụ có nguy cơ băng huyết, nhiễm trùng.

Ba là, trứng trống, tức thai phụ có thai nhưng túi thai trống không, không có phôi thai. Trứng trống cũng là một hình thức thai ngừng phát triển nên phải chủ động lấy thai ra sớm, nếu không sẽ tạo điều kiện cho vi trùng phát triển gây nhiễm trùng tử cung, nhiễm trùng huyết, có khi phải cắt bỏ tử cung.

5 nguyên nhân

Bác sĩ Diễm Tuyết cho biết có năm nhóm nguyên nhân gây sẩy thai tự nhiên ở thai phụ.

Một là, thai phụ có bất thường cấu trúc tử cung do bẩm sinh [tử cung đôi, tử cung có sừng, vách ngăn, tử cung là một dãy xơ...] hoặc do mắc phải [u xơ tử cung, lạc nội mạc trong cơ tử cung, dính buồng tử cung sau khi hút nạo thai không đúng kỹ thuật, bị nhiễm trùng].

Khi tử cung có cấu trúc bất thường sẽ ảnh hưởng đến quá trình phát triển của bào thai, làmtăng nguy cơ sẩy thai.

Hai là, thai phụ có bất thường về nội tiết, thường gặp nhất là thai phụ bị suy hoàng thể. Nếu vì lý do nào đó hoàng thể bị suy yếu, không cung cấp đủ nội tiết cho thai phát triển sẽ dẫn đến thai suy, không phát triển được.

Bất thường nội tiết còn hay gặp ở người bị hội chứng buồng trứng đa nang. Thai phụ bị hội chứng này rất khó có thai và khi có thai rất dễ bị sẩy nên phải dưỡng thai hết sức cẩn thận.

Ba là, thai phụ có bệnh lý nội khoa như bệnh lý tuyến giáp, tiểu đường, tim mạch, thiếu máu. Với những bệnh lý nội khoa này, nếu thai phụ chưa điều trị ổn sẽ ảnh hưởng đến quá trình pháttriển của thai nhi.

Bốn là, bất thường nhiễm sắc thể, đây là nguyên nhân rất thường gặp. Y văn ghi nhận 90% trường hợp sẩy thai tự nhiên có liên quan đến bất thường nhiễm sắc thể.

Bất thường nhiễm sắc thể có thể do người chồng, do người vợ, do cả hai vợ chồng [hiếm gặp] hoặc do quá trình phân chia tế bào của hợp tử để tạo thành phôithai có bất thường.

Năm là, yếu tố miễn dịch, thường là các rối loạn tự miễn như hội chứng anti phospholipid. Nếu bị hội chứng này, khi quá trình thụ thai bắt đầu sẽ xảy ra hiện tượng viêm và tắc mạch vi thể, gây thiếu máu nuôi thai dẫn đến thaingừng phát triển.

Nhiều giải phápcan thiệp

Theo bác sĩ Diễm Tuyết, tại Bệnh viện Từ Dũ từng có thai phụ bị sẩy thai tự nhiên đến tám lần. Bệnh nhân bị sẩy thai tự nhiên, đặc biệt là sẩy thai liên tiếp [2-3 lần trở lên và chưa sinh lần nào giữa các lần sẩy], thì hai vợ chồng nên đến bệnh viện phụ sản [khoa chăm sóc trước sinh hoặc khoa hiếm muộn] để được khám và làm bộ xét nghiệm tầm soát nguyên nhân gây sẩy thai liên tiếp ở cả hai vợ chồng.

Khi đó, bác sĩ sẽ kiểm tra các bệnh nội khoa liên quan đến nội tiết và cấu trúc của tử cung, buồng trứng của người vợ; xét nghiệm nội tiết sinh dục của hai vợ chồng; thử tinh dịch đồ của chồng; xét nghiệm nhiễm sắc thể hai vợ chồng; xét nghiệm anti phospholipid.

Sau khi làm hết các xét nghiệm và kiểm tra sức khỏe, nếu phát hiện nguyên nhân trục trặc là gì mới can thiệp được.

“Không nên quá bi quan. Mọi việc đều có giải pháp, dù giải pháp có thể không được tròn trịa” - bác sĩ Diễm Tuyết khẳng định.

Cụ thể, nếu người vợ có u xơ tử cung sẽ được phẫu thuật bóc u xơ, nếu dính buồng tử cung sẽ phẫu thuật tách dính, nếu có bệnh nội khoa liên quan đến nội tiết sẽ chuyển đến bác sĩ chuyên khoa điều trị.

Nếu bất thường nhiễm sắc thể phải áp dụng biện pháp hỗ trợ sinh sản: xin tinh trùng nếu tinh trùng của chồng bất thường, xin trứng nếu vợ bất thường hoặc xin phôi nếu cả hai vợ chồng đều bị bất thường nhiễm sắc thể [hiếm gặp].

Nếu thai phụ có hội chứng anti phospholipid sẽ được điều trị bằng Heparin trọng lượng phân tử thấp để giảm nguy cơ tạo ra huyết khối.

Nếu không tìm ra nguyên nhân, bác sĩ sẽ có chế độ dưỡng thai tích cực như bổ sung nội tiết cho thai phụ để dưỡng thai.

Trường hợp tử cung là một dãy xơ thì không can thiệp được nhưng đã có giải pháp nhờngười mang thai hộ.

Sẩy thai chưa trọn

Hỏi - 06/08/2015
Kính gửi bác sĩ! Em năm nay 35 tuổi, lập gia đình được 4 tháng, kinh kỳ cuối ngày 7/6/2015, trễ kinh 2 tuần thử que được 2 vạch. Tuy nhiên đến 22/7 có hiện tượng ra máu nâu, khám bệnh viện phụ sản cho thuốc uống 2 tuần nhưng uống sau 1 tuần lại ra máu nhiều hơn.

Khám lần 2 30/7/15 siêm âm kết quả thai trong tử cung 5 tuần, trong có yolksac, chưa thấy phôi, động thai tỷ lệ bóc tách 20%, chích 1 mũi thuốc hẹn tuần sau tái khám.

Đến 6/8 bác sĩ siêu âm lại thấy không còn túi thai, lòng tử cung tụ dịch, chẩn đoán sẩy thai 5 tuần chưa trọn và cho thuốc ngậm để đẩy hết dịch ra ngoài. Sau khi ngậm thuốc kết quả em ra 1 bọc màu máu sẫm, không tan trong nước, to hơn 1 lóng tay của ngón tay cái.

Xin hỏi bác sĩ: - Khối đó là khối gì? Liệu dịch trong tử cung che đi túi thai dẫn đến kết quả sai không? Vì khi bác sĩ bảo động thai em chỉ ở nhà, ăn, ngủ đầy đủ, không làm bất cứ việc gì? Nếu đã sẩy thai thì tại sao em không thấy bất cứ biểu hiện nào, chỉ ra máu loãng, thỉnh thoảng xuất hiện mảng nhầy màu đỏ? Vậy có phải đến sau khi em bị ra khối đó thì mới chính thức sẩy thai? - Khi chẩn đoán động thai mà tiếp tục siêu âm đầu dò thì có ảnh hưởng xấu không? Em cám ơn nhiều.

Trả lời
Chào em,

Để xác định chính xác đó là khối gì? Cách duy nhất là khối đó phải được gửi giải phẩu bệnh để các BS có câu trả lời cụ thể.

Siêu âm đầu dò âm đạo không liên quan nguyên nhân sẩy thai. Âm đạo trung bình dài 12 cm, trên âm đạo là cổ tử cung dài trung bình 2- 3cm, trên cổ tử cung là thân TC, nơi này mới chứa đựng thai. Khi BS đưa đầu dò vào âm đạo SA chỉ giới hạn ở âm đạo và chỉ ở âm đạo mà thôi nên không ảnh hưởng gì đến thai ở phía trên.

Khoảng 50% trường hợp sản phụ có ra huyết 3 tháng đầu thai kỳ sẽ bị sẩy thai tự nhiên. Nguyên nhân chủ yếu do đột biến gen và do môi trường. Thai có bất thường nhiễm sắc thể sẽ sẩy trong 3 tháng đầu chiếm đến 70%. Vài tỷ lệ để em tham khảo, thai sẩy là do bản thân vấn đề có sẳn ở thai không liên quan đến SA ngã âm đạo.

Triệu chứng của sẩy thai thông thường sẽ là ra huyết và đau âm ỉ vùng bụng dưới. Triệu chứng này là cơ năng nên phụ thuộc vào ngưỡng đau của mỗi người nên có lẽ vì vậy em không cảm nhận được.

Thân mến,

BS. CKIITrần Thị Nhật Thiên Trang
Khoa Chăm sóc trước sinh - BV Từ Dũ

Video liên quan

Chủ Đề