Sinh vật ảnh hưởng đến sinh vật như thế nào

I. Ảnh hưởng của ánh sáng tới đời sống sinh vật
+ Ảnh hưởng của ánh sáng là nhân tố cơ bản của môi trường tự nhiên, do :

Nhân tố ánh sáng chi phối trực tiếp hoặc gián tiếp đến mọi nhân tố khác của môi trường.

Nhân tố cường độ ánh sáng sẽ giảm dần dần từ xích đạo đến cực Trái Đất, từ mặt nước đến đáy sâu và biến đổi tuần hoàn theo ngày đêm và theo mùa

+ Sự thích nghi của động vật với ánh sáng môi trường :

Những loài ưa hoạt động ban ngày [ong, thằn lằn, nhiều loài chim, thú] với thị giác rất phát triển và thân có màu sắc rất sặc sỡ.

Những loài ưa hoạt động ban đêm hoặc sống trong hang như bướm đêm, cú, cá hang thân có màu xẫm. Mắt rất tinh [cú, chim lợn] hoặc nhỏ lại [lươn] hoặc tiêu giảm, thay vào đó là sự phát triển của xúc giác và cơ quan phát sáng [cá biển ở sâu].

Nhiều loài ưa hoạt động vào xẩm tối [muỗi, dơi] hay sáng sớm [nhiều loài chim].

II. Ảnh hưởng của nhiệt độ tới đời sống sinh vật

Nhân tố nhiệt độ ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình trao đổi chất cơ thể sinh vật và sự phân bố của sinh giới. Liên quan đến nhiệt độ, sinh vật gồm những loài biến nhiệt [côn trùng, cá, ếch nhái, bò sát] và những loài hằng nhiệt hay đồng nhiệt [chim, thú].

Có nhiều động vật hằng nhiệt có khả năng điều hòa và giữ được thân nhiệt ổn định nên phân bố rất rộng.

+ Quy tắc về kích thước cơ thể [quy tắc Becman] : động vật hằng nhiệt sống ở vùng ôn đới [nơi có khí hậu lạnh] thì có cơ thể lớn hơn với động vật cùng loài hay loài có quan hệ họ hàng tương đồng sống ở vùng nhiệt đới ấm áp.

Ví dụ như voi và gấu ở vùng khí hậu lạnh có kích thước cơ thể lớn hơn voi và gấy ở vùng nhiệt đới. Động vật hằng nhiệt sống ở vùng ôn đới có kích thước cơ thể lớn có lớp mỡ dày nên khả năng chống rét tốt.

+ Quy tắc về diện tích bề mặt cơ thể [quy tắc Anlen] : động vật hằng nhiệt sống ở vùng ôn đới có tai, đuôi và các chi thường nhỏ hơn tai, đuôi, các chi của động vật ở khu vực nóng.

Động vật biến nhiệt phụ thuộc trực tiếp vào nhiệt độ môi trường [nhiệt độ môi trường tăng hay giảm thì nhiệt độ cơ thể của chúng cũng tăng, giảm theo] nên nhiệt độ của môi trường tác động rất lớn tới sự phát triển của chúng. Tốc độ phát triển và số thế hệ trong một năm phụ thuộc vào nhiệt độ môi trường, khi nhiệt độ xuống quá thấp thì động vật không phát triển được, ngược lại thì nhiệt độ môi trường lên càng cao thì thời gian phát triển cá thể càng ngắn dần. Ở một số loài, nhất là ở côn trùng, tổng nhiệt trong một giai đoạn phát triển hay cả vòng đời là một đại lượng gần như là một hằng số và theo công thức:

S = [T-C] D

Trong đó: S: tổng nhiệt hữu hiệu trong ngày [t o /ngày],

T: nhiệt độ môi trường trong ngày [0C],

C: nhiệt độ ngưỡng của sự phát triển là nhiệt độ mà ở đó cá thể động vật bắt đầu ngừng phát triển [0C],

D: thời gian của một giai đoạn phát triển hay cả vòng đời của động vật [ngày].

III. Ảnh hưởng của nước và độ ẩm tới đời sống sinh vật

Mỗi loài sinh vật thích nghi với một giới hạn độ ẩm nhất định.

+ Thực vật có 3 nhóm: nhóm cây ưa ẩm, nhóm cây chịu hạn và nhóm cây trung sinh.

+ Các động vật trên cạn có 3 nhóm thích nghi với độ ẩm trong môi trường: nhóm động vật ưa ẩm, nhóm động vật ưa khô và nhóm động vật ưa ẩm vừa phải.

Nước ảnh hưởng lớn tới sự phân bố của sinh vật, ở sa mạc rất ít sinh vật, vùng nhiệt đới ẩm và nhiều nước thì sinh vật rất đông đúc. Sinh vật sống trong nước có các tính chất về hình thái, phân bố, hấp thụ các chất, khả năng di chuyển thích nghi với môi trường đó.

IV. Sự tác động trở lại của sinh vật đối với môi trường

Những thay đổi của sinh vật có thể tác động làm thay đổi các nhân tố sinh thái và tính chất với môi trường.

Kết quả trồng rừng ở nhiều địa phương cho thấy rằng, rừng trồng sau khi khép tán sẽ đóng vai trò rất lớn trong việc cải tạo môi trường tự nhiên. Tán rừng che phủ mặt đất sẽ làm tăng độ ẩm không khí và đất. Trong đất có nhiều vi sinh vật, giun đất, thân mềm. Các sinh vật đất này hoạt động phân giải xác sinh vật, làm cho đất rừng thêm màu mỡ và tơi xốp. Nhờ có cây rừng mà đất không bị xói mòn, có khả năng giữ nước cung cấp cho các vùng nông nghiệp xung quanh. Do đó, trồng rừng đã làm ảnh hưởng rất nhiều đến khí hậu, môi trường đất, nước và hệ động thực vật trong rừng.

Các bài viết có thể xem thêm:
+Ưu điểm và hạn chế của hiệp ước Basel II
+Lộ trình và mục tiêu của hiệp ước Basel II
+Các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi cá nhân trong tổ chức

Video liên quan

Chủ Đề