Sơ đồ cơ cấu tổ chức khoa dược bệnh viện thành nhàn

Khoa phòng

  • Phòng Kế hoạch tổng hợp
  • Phòng Tổ chức cán bộ
  • Phòng Tài chính kế toán
  • Phòng Hành chính quản trị
  • Phòng Vật tư thiết bị
  • Phòng Điều dưỡng
  • Phòng Chỉ đạo tuyến
  • Phòng Công nghệ thông tin
  • Phòng Quản lý chất lượng
  • Phòng Công tác xã hội
  • Khoa Dược
  • Khoa Hồi sức tích cực - Chống độc
  • Khoa Nội tổng hợp
  • Khoa Nội tim mạch
  • Khoa Nội Thận - Tiết niệu
  • Khoa Truyền nhiễm
  • Khoa Thần kinh
  • Khoa Ung bướu
  • Khoa Nhi
  • Khoa Hồi sức tích cực Nhi
  • Khoa Sơ sinh
  • Khoa Y dược cổ truyền
  • Khoa Phục hồi chức năng
  • Khoa Khám bệnh
  • Khu Khám bệnh theo yêu cầu
  • Phòng khám Sức khỏe cán bộ
  • Khoa Cấp cứu
  • Khoa Ngoại tổng hợp
  • Khoa Chấn thương chỉnh hình
  • Khoa Ngoại Thận - Tiết niệu
  • Khoa Sản
  • Khoa Phụ
  • Khoa Mắt
  • Khoa Răng hàm mặt
  • Khoa Tai mũi họng
  • Khoa Phẫu thuật tạo hình thẩm mỹ
  • Khoa Chẩn đoán hình ảnh
  • Khoa Thăm dò chức năng
  • Khoa Hoá Sinh
  • Khoa Huyết học
  • Khoa Vi sinh
  • Khoa Giải phẫu bệnh
  • Khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn
  • Khoa Dinh dưỡng
  • Các Đơn nguyên

Giới thiệu khoa Dược

KHOA DƯỢC

Địa chỉ: Tòa nhà A

Điện thoại: 043 877 4002

1. LỊCH SỬ

1.1. Một số nét sơ lược

Khoa Dược là một trong số các khoa phòng có từ ngày đầu khi Bệnh viện được thành lập, tháng 10 năm 1963. Khi ấy, để chuẩn bị cho bệnh viện đi vào hoạt động, ngay từ tháng 3 năm 1963, Sở Y tế Hà Nội đã giao cho một bộ phận phụ trách khoa Dược cùng ban Giám đốc bệnh viện đi mua các trang thiết bị vật tư y tế, và đầu tháng 9/1963 đã bàn giao các trang thiết bị đó cho các khoa Ngoại, Nội và một số khoa phòng khác. Đồng chí Sơn Ca là người giữ kho thuốc đầu tiên khi xây dựng bệnh viện.

Ngày đầu thành lập, khoa Dược có tổng cộng 8 người, trong đó có 2 công nhân, còn 6 người làm công tác chuyên môn Dược. Trước đây, khoa Dược hoạt động như một công xưởng, ngoài chịu trách nhiệm cung cấp thuốc, trang thiết bị, hóa chất xét nghiệm, sinh phẩm, vật tư tiêu hao và y dụng cụ còn pha chế thuốc đông dược [nấu siro], rượu thuốc, làm viên hoàn, thuốc cốm, sắc thuốc đông y, cất nước pha tiêm, pha chế huyết thanh, dịch truyền cơ bản, thuốc tra mắt, các dịch dùng ngoài.

Trong những năm đầu cuộc tấn công bắn phá miền Bắc của đế quốc Mỹ, kho xăng Đức Giang và nhà máy xe lửa Gia Lâm là địa chỉ bị tấn công thường xuyên, ác liệt. Do bệnh viện gần hai địa chỉ trên và cùng chung tuyến đường 1 nên hoạt động chuyên môn của bệnh viện khá khó khăn, đặc biệt là công tác hậu cần thuốc men của khoa Dược. Công tác pha chế thuốc tại chỗ đã khó đủ đường, công tác mua sắm cung ứng còn khó gấp bội, bởi chúng tôi phải vượt qua cây cầu Long Biên mới sang được 4 quận nội thành để mua những thuốc mà chưa pha chế được. Trên đường đi chúng tôi phải như những chú bé liên lạc rất nhanh và linh hoạt mới có thể thoát được bom đạn của kẻ thù. Anh Trần Tống – người con miền Nam đã hoàn thành công việc cung ứng một cách xuất sắc. Sau ngày đất nước thống nhất [1975], anh đã trở về quê hương Miền Nam yêu dấu.

Trong giai đoạn chiến tranh, để công tác chăm sóc thương bệnh binh, chăm sóc sức khỏe nhân dân nói chung và công tác hậu cần thuốc men nói riêng được liên tục, khoa Dược đã phải cùng bệnh viện hai lần đi sơ tán. Đó là năm 1965, sơ tán về xã Phú Thị - Gia Lâm. Khi ấy, khoa Dược chúng tôi dùng nước giếng để cất nước pha huyết thanh trong các nhà dân, còn bệnh nhân nằm ngoài đình Tô Khê. Lần hai chúng tôi phải sơ tán là vào năm 1972, lần này vị trí sơ tán là làng Vàng [xã Cổ Bi]. Cho dù điều kiện sơ tán là vô cùng khó khăn, song những người dược sĩ cùng anh chị em công nhân dược vẫn luôn đảm bảo chuyên môn, có đủ thuốc phục vụ điều trị và không để xảy ra ca tai biến nghiêm trọng nào. Dù bom bi có rơi lộp bộp ở bạt che trên đỉnh đầu song chúng tôi cũng không sợ vì bếp nước đang cất giở, vì những mẻ hấp cách thủy huyết thanh sao cho kịp truyền cho các anh thương binh đang nằm chờ ngoài đình Tô Khê. Chúng tôi vô cùng kỷ luật và trách nhiệm với công việc. Chính vì thế, vào thời điểm những năm 1970, khoa Dược chỉ 15- 16 người nhưng có tới 4 đảng viên.

Trong những năm 1980, do tình hình kinh tế bao cấp nên kinh phí cấp cho khoa Dược để mua thuốc, hóa chất, y dụng cụ và vật tư y tế rất hạn hẹp [nếu không muốn nói là thiếu trầm trọng]. Từ thực trạng đó, khoa Dược phải đẩy mạnh hơn nữa công tác pha chế tự túc tại bệnh viện để có đủ thuốc dùng nội, ngoại trú cho bệnh nhân. Tính từ năm 1984 đến đầu những năm 1990, tổng số thuốc tự pha chế chiếm bình quân từ 30 – 40% tổng tiền thuốc. Bên cạnh đó, để công tác pha chế được đảm bảo, an toàn, thì công tác “Kiểm soát – kiểm nghiệm” cũng rất chặt chẽ, 100% lô mẻ dịch truyền huyết thanh được thử chí nhiệt tố, định tính, định lượng.

Và có những thời kỳ để tăng nguồn thuốc, khoa Dược đã phối hợp tập trung đẩy mạnh cuộc vận động trồng và sử dụng cây thuốc nam [hòe hoa, bạc hà…], tập huấn kỹ thuật trồng trọt, bào chế cho y bác sĩ, xây dựng mạng lưới dược địa phương cấp xã trong toàn huyên, đảm bảo an toàn trong bảo quản, quản lý và sử dụng thuốc. Giúp người dân biết cách sử dụng nguồn thuốc nam quý giá của cha ông.

Ảnh: Trồng cây thuốc nam

Cuối những năm 1980, do bệnh viện chỉ là hạng 3 nên danh mục thuốc bị khống chế khá nhiều. Để đáp ứng yêu cầu chuyên môn, sự phát triển của các khoa phòng mũi nhọn trong cấp cứu cho những bệnh nhân nặng, khoa Dược tổ chức thêm Nhà thuốc bệnh viện với tên khởi nguồn là “Nhà thuốc thực hành” dành cho việc cung ứng thuốc phục vụ kê đơn ngoại trú, và một số thuốc mà danh mục nội trú chưa có.

Sau những năm 1990, khoa Dược không còn pha chế nữa. Đến năm 2004, phần trang thiết bị được chuyển về Tổ Vật tư [trực thuộc phòng Tổ chức hành chính] cung ứng. Đến tháng 11 năm 2011, phần hóa chất xét nghiệm, sinh phẩm, vật tư tiêu hao và y dụng cụ chuyển về Phòng Vật tư thiết bị cung ứng [Phòng Vật tư thiết bị được thành lập từ năm 2008, tiền thân là Tổ Vật tư trước đây]. Đến tháng 7 năm 2013, phần sinh phẩm được chuyển từ phòng Vật tư trở lại khoa Dược cung ứng.

Hiện nay, khoa Dược cung ứng - quản lý thuốc tân dược, vị thuốc y học cổ truyền, vắc xin và sinh phẩm. Tháng 6 năm 2013, Bệnh viện cho thành lập Tổ Dược lâm sàng trực thuộc khoa Dược. Tổ Dược lâm sàng có sự phối hợp chặt chẽ với bác sỹ các khoa để sử dụng thuốc một cách hiệu quả, an toàn, tiết kiệm cho người bệnh.

1.2. Lãnh đạo khoa Dược qua các thời kỳ



DSTH.

Đặng Thị Ngọc

DSCK2.

Bùi Thị Đức

DSTH.

Nguyễn Văn Dũng

DSĐH.

Nguyễn Đỗ Hô

DSĐH.

Nguyễn Hữu Côi

[1963-1965]

[1965-1971]

[1971-1982]

1982

[1983-2011]

Khi chúng tôi đi gặp mặt các đồng chí để lấy thông tin viết cuốn Kỷ yếu này thì rất vui là cả năm đồng chí nguyên Trưởng khoa mặc dù tuổi đã cao song vẫn còn khỏe mạnh, minh mẫn. Các đồng chí rất xúc động, tự hào kể về những ngày tháng mình đã làm việc, cống hiến tại khoa Dược; vẫn luôn sôi nổi, hăng say trong công tác Đảng cũng như trong công tác xã hội tại địa phương, có đồng chí vẫn phụ trách chuyên môn tư vấn sử dụng thuốc cho cộng đồng tại các nhà thuốc tư nhân.

Quả thực, chúng tôi chưa có nhiều điều kiện để gặp gỡ hỏi thăm các bác nguyên trưởng, phó khoa cũng như những bác, cô chú, anh chị đã từng làm việc tại khoa Dược từ trước đến nay nhưng chúng tôi luôn có ấn tượng tốt đẹp về tình cảm thân mật, bầu không khí ấm cúng dường như đã trở thành nét đẹp văn hóa khoa Dược mà chúng tôi là những người thừa hưởng, tiếp nối. Điều ấy một lần nữa được các bác trưởng khoa công nhận, khẳng định trong những cuộc gặp gỡ trao đổi vừa qua.

2. TỔ CHỨC KHOA DƯỢC HIỆN TẠI

2.1. Lãnh đạo


ThS.

Hoàng Thái Hòa

[Trưởng khoa]



DSCK 1.

Mai Hoài Thương


ThS.

Nguyễn Thu Hương

[Phó trưởng khoa]


[Phó trưởng khoa]



2.2. Nhân sự

Tổng số: 31 nhân viên. Trong đó:

Thạc sĩ: 03 Chuyên khoa 1: 01

Đại học: 13 Cao đẳng: 14

2.3. Sơ đồ tổ chức

Để thực hiện được chức năng, nhiệm vụ khoa Dược, đảm bảo cho công tác quản lý, điều hành được thuận tiện, đáp ứng được quy định của Bộ Y tế tại Thông tư 22/2011/TT-BYT qui định Tổ chức và hoạt động khoa Dược bệnh viện cùng các Thông tư qui định về pháp chế Dược, sử dụng thuốc thì bên cạnh Tổ Dược lâm sàng chịu sự chỉ đạo của Giám đốc bệnh viện, chúng tôi đã chia thành 4 Tổ chuyên môn.

Theo Quy chế Bệnh viện của Bộ Y tế ban hành năm 1997 thì khoa Dược là một khoa Cận lâm sàng. Tuy nhiên, do công tác Dược có sự liên quan nhiều đến hoạt động của hầu hết các khoa phòng trong bệnh viện nên Ban Giám đốc bệnh viện đa khoa Đức Giang luôn gắn khoa Dược cùng các phòng ban Chức năng, từ công tác Đảng đến công tác chính quyền.

Năm 2011, Bệnh viện đa khoa Đức Giang được Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội công nhận trở thành một trong bốn Bệnh viện đa khoa hạng I trực thuộc Sở Y tế Hà Nội, các khoa phòng qui mô hơn và khoa Dược cũng lớn mạnh hơn. Về nhân lực, giai đoạn 2000- 2010, khoa Dược mới chỉ có trên dưới 10 cán bộ viên chức thì nay đã gấp ba, trình độ đại học và trên đại học chiếm xấp xỉ 55% [17/31]. Bệnh viện đã được xây dựng cơ sở hoàn toàn mới và khoa Dược tiếp nhận tầng 3 nhà E từ cuối năm 2015. Hệ thống kho tàng được trang bị đồng bộ, hiện đại, giá kệ, tủ bảo quản. Gần nhất là cuối năm 2021 đã đưa vào hoạt động kho lạnh với hơn 50 mét khối. Có thể nói, khoa Dược bệnh viện đa khoa Đức Giang thuộc trong số một trong những cơ sở vật chất khang trang nhất của thành phố Hà Nội.

Ảnh các thành viên hiện tại của khoa Dược


[Ảnh chụp tháng 8-2013]


[Ảnh chụp tháng 11-2017]

3. CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ

3.1. Chức năng

Là khoa chuyên môn chịu sự lãnh đạo trực tiếp của Giám đốc bệnh viện, khoa Dược có chức năng quản lý và tham mưu cho Giám đốc bệnh viện về toàn bộ công tác dược trong bệnh viện nhằm đảm bảo cung cấp đầy đủ, kịp thời thuốc có chất lượng và tư vấn, giám sát việc thực hiện sử dụng thuốc an toàn, hợp lý.

3.2. Nhiệm vụ

  1. Lập kế hoạch, cung ứng thuốc bảo đảm đủ số lượng, chất lượng cho nhu cầu điều trị đáp ứng yêu cầu chẩn đoán, điều trị và phòng chống dịch bệnh, thiên tai, thảm họa.

  2. Quản lý, theo dõi việc nhập thuốc, cấp phát thuốc cho nhu cầu điều trị và các nhu cầu đột xuất khác khi có yêu cầu.

  3. Đầu mối tổ chức, triển khai hoạt động của Hội đồng thuốc và điều trị.

  4. Bảo quản thuốc theo đúng nguyên tắc “Thực hành tốt bảo quản thuốc”.

  5. Thực hiện công tác dược lâm sàng, thông tin, tư vấn về sử dụng thuốc, tham gia công tác cảnh giác dược, theo dõi, báo cáo thông tin liên quan đến tác dụng không mong muốn của thuốc.

  6. Quản lý, theo dõi việc thực hiện các quy định chuyên môn về dược tại các khoa trong bệnh viện.

  7. Nghiên cứu khoa học về sử dụng, quản lý kinh tế dược.

  8. Đào tạo: tại chỗ trong khoa Dược, cho bác sĩ, điều dưỡng, cũng như là cơ sở thực hành của các trường Đại học, Cao đẳng và Trung học dược.

  9. Phối hợp với khoa cận lâm sàng và lâm sàng theo dõi, kiểm tra, đánh giá, giám sát việc sử dụng thuốc an toàn, hợp lý đặc biệt là sử dụng kháng sinh và giám sát theo phác đồ, liệu pháp kháng sinh dự phòng.

  10. Tham gia hội chẩn, chỉ đạo tuyến khi được yêu cầu.

  11. Tham gia theo dõi, quản lý kinh phí sử dụng thuốc.

  12. Quản lý hoạt động của Nhà thuốc bệnh viện theo đúng quy định.

Một số hình ảnh về hoạt động tại khoa hiện nay:

Kho Dịch truyền

Kho cấp lẻ Nội trú



Kho Chính

Nhà thuốc Bệnh viện


Hoạt động Dược lâm sàng- Thống kê




Nhà thuốc bệnh viện

Kho cấp phát bảo hiểm y tế ngoại trú

Pha chế dung môi bảo quản mẫu bệnh phẩm COVID-194. THÀNH TÍCH, HƯỚNG PHÁT TRIỂN

Ở mọi giai đoạn phát triển, khoa Dược luôn đẩy mạnh việc nghiên cứu và áp dụng các tiến bộ của khoa học kỹ thuật. Những ngày tháng đi sơ tán trong chiến tranh, không có nước máy, còn các nguồn nước giếng khơi thì đa phần không đảm bảo yêu cầu vì có nhiều chí nhiệt tố không thể pha chế dịch truyền. Trong sự khó khăn đó, khoa Dược đã nghĩ ra cách xây bể hứng nước mưa dự trữ để pha. Nước mưa vừa đảm bảo, vừa tiết kiệm, chỉ phải cất đúng một lần [thay vì các nguồn nước khác phải cất 2 lần]. Cũng chính vì lý đó, mà trong thời kỳ chiến tranh, Sở Y tế phát động phong trào “An toàn hợp lý về thuốc” trong ngành y tế Thủ đô, khoa Dược bệnh viện Gia Lâm [tên cũ của bệnh viện Đức Giang] đã được chọn làm đơn vị mẫu mực, tiêu biểu vì không để xảy ra một ca tai biến nào trong sử dụng thuốc, dịch truyền. Lúc ấy, khoa Dược còn có rất nhiều đề tài nghiên cứu ứng dụng thành công các công thức pha chế thuốc bỏng, thuốc dùng ngoài.

Ngày nay, việc pha chế tại khoa Dược không còn nữa, song nhiều yêu cầu mới phát sinh theo cơ chế tự chủ của các bệnh viện, qui mô bệnh viện đã mở rộng, nhiều chuyên khoa được thành lập, nhiều kỹ thuật chuyên sâu được triển khai, đã khiến cho công việc quản lý sử dụng thuốc tại bệnh viện cũng trở lên phức tạp hơn rất nhiều. Vì vậy, khoa Dược đang đặc biệt chú trọng công nghệ thông tin hóa trong quản lý, phân tích số liệu, tìm tòi, phát hiện các sáng kiến cải tiến trong quản lý để không ngừng hoàn thiện và nâng cao chất lượng. Việc quản lý thuốc đã được trang bị phần mềm quản lý dược, góp phần rất quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả công việc, quản lý tốt tình hình sử dụng thuốc của các khoa, đồng thời đáp ứng tốt công tác lưu giữ, tra cứu, thống kê số liệu hàng ngày, hàng tháng, hàng năm của khoa cũng như toàn bệnh viện.

Khoa Dược đã xây dựng được một hệ thống các quy trình thao tác chuẩn [SOP] cho từng nội dung công việc khá hoàn chỉnh và khoa học về công tác dược trong bệnh viện. Đặc biệt, khoa Dược rất được Đảng ủy, Ban Giám đốc quan tâm từ cơ sở vật chất đến con người, hệ thống kho thuốc đã được trang bị bằng những giá kệ đa năng, sắp xếp khoa học, bảo quản đúng tiêu chuẩn GSP; nhà thuốc bệnh viện đảm bảo thực hiện theo đúng quy trình GPP. Công tác cung ứng thuốc đảm bảo chất lượng, đầy đủ, kịp thời, danh mục thuốc luôn được cập nhật sát với tình hình điều trị, hướng dẫn chuẩn của Bộ Y tế cũng như các khuyến cáo trên thế giới.

Bên cạnh thực hiện nhiệm vụ riêng, khoa Dược còn cùng các phòng Chức năng tham gia việc rà soát Hồ sơ bệnh án, tham gia đánh giá chi phí – hiệu quả trong các chương trình, đề án của bệnh viện.

Công tác Dược lâm sàng đã tư vấn sử dụng thuốc, có ý kiến kịp thời về các bất cập trong sử dụng thuốc, thông tin cập tình về các thuốc hiện có trong bệnh viện qua văn bản và trực tiếp trên hệ thống mạng LAN bệnh viện. Dược lâm sàng là một trong những nội dung trọng yếu mà khoa Dược sẽ triển khai sâu sắc, với nhiều kỳ vọng trong tương lai như kháng sinh dự phòng, chuẩn hóa các phác đồ, đảm bảo việc sử dụng thuốc hiệu quả - an toàn, kinh tế trong y tế. Trong tương lai, khoa sẽ đẩy mạnh hơn nữa công tác Dược lâm sàng ngang tầm với sự phát triển chuyên môn, kỹ thuật cao của bệnh viện để thấy rõ được vai trò của người Dược sĩ lâm sàng trong bệnh viện, nâng cao vị thế khoa Dược.

Với sự uy tín của bệnh viện và khoa, nhiều trường Đại học, Cao đẳng và Trung cấp đã và đang liên kết với bệnh viện xin thực tập tại khoa Dược để đào tạo cho các bạn sinh viên sắp ra trường có thêm các kiến thức thực tế.

Để công tác chuyên môn phát triển tốt hơn nữa, đặc biệt trong việc sử dụng thuốc hợp lý, an toàn, hiệu quả, khoa Dược đã được sự đồng ý của Ban Giám đốc hợp tác với các cơ sở y tế, khoa Dược của bệnh viện bạn, với Bộ Y tế, Sở Y tế, Trung tâm Thông tin thuốc Quốc gia và Trường Đại học Dược Hà Nội.

Thời gian đã trải dài gần 60 năm, để có được nền tảng khoa Dược hoạt động vững chắc như hôm nay, chúng tôi không thể nào quên các bác trưởng khoa đã góp công lớn: bác Ngọc, bác Đức, bác Dũng, bác Hô, bác Côi cùng hơn bốn mươi các bác, chú, cô, anh chị đã có từng làm việc tại khoa Dược tính từ ngày thành lập đến nay. Trong khuôn khổ hạn hẹp này, chúng tôi không thể nào kể hết, nhắc đủ công lao đóng góp của các đồng chí nguyên làm việc tại khoa Dược, nay đã nghỉ hưu hoặc chuyển công tác. Chúng tôi xin được liệt kê:


TT

Họ và tên


Đào Xuân

Anh


Đặng Thị Sơn

Ca


Nguyễn Doãn

Chính


Nguyễn Khắc

Chử


Nguyễn Hữu

Côi


Nguyễn Thị

Đào


Huỳnh

Đồng


Nguyễn Thị

Đức


Bùi Thị

Đức


Nguyễn Văn

Dũng


Nguyễn Thị

Hảo


Âu Thị

Hảo


Nguyễn Đỗ


Bùi Thị

Hoa


Nguyễn Thị

Hòa


Phạm Bá

Hoàng


Vương Thị

Huệ


Nguyễn Thanh

Hương


Phạm Mạnh

Khôi


Lâm


Nguyễn Thị

Loan


Nguyễn Thị

Mai


Đặng Thị

Mai


Nguyễn Thị

Mật


Âu Thị

May


Nguyễn Ngọc

Minh


Nguyễn Thị

Minh


Bùi Thị

Nga


Nguyễn Thị

Nga


Đặng Thị

Ngọc


Vương Hồng

Nguyên


Nguyễn Thị Phương

Nhung


Đoàn Kim

Phác


Lê Thị Mai

Phương


Vũ Thị Thanh

Tâm


Phạm Thanh

Tâm


Nguyễn Thị Kim

Thanh


Hoàng Thị

Thảo


Võ Thị

Thất


Bùi Văn

Thiệu


Lưu Thị Kim

Thoa


Nguyễn Thị

Thơm


Nguyễn Thị

Thuận


Âu Thị

Tỏa


Trần

Tống


Đỗ Anh

Tuấn


Nguyễn Thế

Tùng


Trần Thị

Tươi


Phạm Thị

Vữa


Ngô Thị

Vượng






[Mặc dù đã rất kỳ công tìm hiểu, song nếu có thiếu sót mong các đồng chí lượng thứ].


Tham khảo:

  1. Vũ Bá Thược [1998], “Lược sử Gia Lâm- 40 năm sự nghiệp y tế 1954-1994”

  2. Những lời kể của cuộc trò chuyện với đồng chí Đặng Thị Sơn Ca, gặp trực tiếp ngày 17.08.2013 tại khu Tập thể bệnh viện đa khoa Đức Giang.

  3. Những lời kể của cuộc trò chuyện với đồng chí Đặng Thị Ngọc, gặp trực tiếp ngày 18.08.2013 tại nhà riêng Số 9 Trần Quang Diệu - Hà Nội.

  4. Những lời kể của cuộc trò chuyện với đồng chí Bùi Thị Đức, gặp trực tiếp ngày 19.08.2013 tại nhà riêng Số 27 Hàng Bạc - Hà Nội.

  5. Những lời kể của cuộc trò chuyện với đồng chí Nguyễn Văn Dũng, gặp trực tiếp ngày 21.08.2013 tại nhà riêng Số 86 Tổ 3 Hoa Lâm- Đức Giang, Long Biên - Hà Nội.

  6. Cuộc trò chuyện qua điện thoại với đồng chí Nguyễn Đỗ Hô ngày 23.08.2013.

  7. Bản bổ sung, hiệu đính của đồng chí Nguyễn Hữu Côi gửi ngày 26.08.2013.

  8. Bản cập nhật của các bác, cô, chú, anh, chị là thành viên khoa Dược cũ.


Kích thước font In ấn

Bình luận chia sẻ

Video liên quan

Bài Viết Liên Quan

Chủ Đề