Sở giao dịch hàng hóa có phải là doanh nghiệp không

Dành cho nhà đầu tư:

  • Phái sinh hàng hóa là gì?
  • Giao dịch hàng hóa là gì?

Theo quy định tại Luật Thương mại 2005 36/2005/QH11thì chức năng của Sở giao dịch hàng hóa trong hoạt động mua bán hàng hóa được quy định cụ thể như sau:

– Sở giao dịch hàng hóa có các chức năng sau đây:

+ Cung cấp các điều kiện vật chất – kỹ thuật cần thiết để giao dịch mua bán hàng hoá;

+ Điều hành các hoạt động giao dịch;

+ Niêm yết các mức giá cụ thể hình thành trên thị trường giao dịch tại từng thời điểm.

– Chính phủ quy định chi tiết điều kiện thành lập Sở giao dịch hàng hóa, quyền hạn, trách nhiệm của Sở giao dịch hàng hóa và việc phê chuẩn Điều lệ hoạt động của Sở giao dịch hàng hóa tại Chương 2 Nghị định 158/2006/NĐ-CP

Mua bán hàng hóa qua sở giao dịch hàng hóa được quy định như thế nào?

1. Hợp đồng mua bán hàng hóa qua sở giao dịch hàng hóa

      Theo quy định tại Điều 64 luật thương mại Hợp đồng mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hoá bao gồm hợp đồng kỳ hạn và hợp đồng quyền chọn. Trong đó:

      – Hợp đồng kỳ hạn là thỏa thuận, theo đó bên bán cam kết giao và bên mua cam kết nhận hàng hoá tại một thời điểm trong tương lai theo hợp đồng.

     – Hợp đồng về quyền chọn mua hoặc quyền chọn bán là thỏa thuận, theo đó bên mua quyền có quyền được mua hoặc được bán một hàng hóa xác định với mức giá định trước [gọi là giá giao kết] và phải trả một khoản tiền nhất định để mua quyền này [gọi là tiền mua quyền]. Bên mua quyền có quyền chọn thực hiện hoặc không thực hiện việc mua hoặc bán hàng hóa đó.

2. Hàng hoá được phép mua bán qua Sở Giao dịch hàng hóa

      Theo quy định tại quyết định số 4361/QĐ-BCT năm 2010 về việc công bố danh mục hàng hóa được phép giao dịch qua sở giao dịch hàng hóa, những hàng hóa được giao dịch qua sở giao dịch hàng hóa bao gồm: 

      – Cà phê nhân, chưa rang, chưa khử chất cà-phê-in.

      – Mủ cao su tự nhiên, đã hoặc chưa tiền lưu hóa.

      – Cao su tự nhiên ở dạng tấm cao su xông khói.

      – Cao su tự nhiên đã được định chuẩn kỹ thuật.

      – Các sản phẩm thép không hợp kim được cán phẳng, có chiều rộng từ 600mm trở lên, được cán nóng, chưa phủ, mạ hoặc tráng.

      – Các sản phẩm thép không hợp kim được cán phẳng, có chiều rộng từ 600mm trở lên, cán nguội [ép nguội], chưa dát phủ, mạ hoặc tráng.

      – Các sản phẩm thép không hợp kim được cán phẳng, có chiều rộng từ 600mm trở lên, đã phủ, mạ hoặc tráng.

      – Các sản phẩm thép không hợp kim ở dạng thanh và que khác, mới chỉ qua rèn, cán nóng, kéo nóng hoặc ép đùn nóng, kể cả công đoạn xoắn sau khi cán.

      Chất lượng, đơn vị đo lường và các tiêu chuẩn khác của hàng hoá do Sở Giao dịch hàng hóa công bố phù hợp với pháp luật về tiêu chuẩn, đo lường hiện hành. 

3. Phương thức giao dịch qua sở giao dịch hàng hóa

      Sở giao dịch hàng hóa thực hiện phương thức giao dịch thông qua việc khớp lệnh tập trung trên cơ sở lệnh mua, lệnh bán trên nguyên tắc : 

      + Lệnh mua có mức giá cao hơn được ưu tiên thực hiện trước;

      + Lệnh bán có mức giá thấp hơn được ưu tiên thực hiện trước;

      + Trường hợp các lệnh cùng loại có cùng mức giá thì lệnh giao dịch nhập trước vào hệ thống giao dịch được ưu tiên thực hiện trước.

       – Thời gian giao dịch: 

      + Thời hạn giao dịch hợp đồng qua Sở Giao dịch hàng hóa được tính từ phiên giao dịch đầu tiên của ngày đầu tiên giao dịch hợp đồng cho đến phiên giao dịch cuối cùng của ngày cuối cùng giao dịch hợp đồng.

      + Ngay sau khi hết thời hạn giao dịch hợp đồng, các bên nắm giữ hợp đồng có nghĩa vụ phải thực hiện hợp đồng.

4. Phương thức thực hiện hợp đồng

      – Các bên giao dịch hợp đồng kỳ hạn có thể lựa chọn thực hiện hợp đồng theo một trong hai phương thức dưới đây:

     + Thanh toán bù trừ qua Trung tâm thanh toán vào phiên cuối cùng của ngày cuối cùng giao dịch hợp đồng;

      + Giao nhận hàng hoá qua Trung tâm giao nhận hàng hoá.

      -Các bên giao dịch hợp đồng quyền chọn có thể lựa chọn thực hiện theo một trong hai phương thức dưới đây:

      + Thực hiện quyền chọn theo các phương thức quy định tại khoản 1 Điều này;

      + Không thực hiện quyền chọn.

      – Trước ngày cuối cùng giao dịch hợp đồng, theo quy định của Điều lệ hoạt động của Sở Giao dịch hàng hóa, Sở Giao dịch hàng hóa phải yêu cầu các thành viên kinh doanh lựa chọn việc thực hiện hợp đồng theo các phương thức theo quy định của pháp luật.

      – Các thành viên kinh doanh phải thông báo bằng văn bản cho Sở Giao dịch hàng hóa theo quy định của Điều lệ hoạt động của Sở Giao dịch hàng hóa trong trường hợp lựa chọn thực hiện hợp đồng bằng phương thức giao nhận hàng hoá.

      – Trường hợp lựa chọn thực hiện hợp đồng bằng phương thức giao nhận hàng hoá, trong một thời hạn nhất định theo quy định của Sở Giao dịch hàng hóa, thành viên kinh doanh có nghĩa vụ:

      + Nộp tiền vào tài khoản nếu là bên mua;

      + Giao hàng vào Trung tâm giao nhận hàng hoá nếu là bên bán.

5. Thời gian giao dịch 

      Thời gian giao dịch do sở giao dịch hàng hóa công bố,  Sở Giao dịch hàng hóa phải công bố thời gian giao dịch cụ thể, bao gồm ngày giao dịch, phiên giao dịch, thời gian khớp lệnh giao dịch và giờ mở cửa, đóng cửa của ngày giao dịch.

      – Thời gian giao dịch có thể được sở giao dịch tạm thay đổi trong một số trường hợp sau:

      + Hệ thống giao dịch có sự cố dẫn đến việc không thể thực hiện các lệnh giao dịch như thường lệ;

      + Quá nửa số thành viên có sự cố về hệ thống chuyển lệnh giao dịch;

      + Các trường hợp bất khả kháng theo quy định của pháp luật.

       Lưu ý:

      + Khi gặp một trong các trường hợp tạm thay đổi thời gian giao dịch, Sở Giao dịch hàng hóa phải tạm ngừng giao dịch cho đến khi khắc phục được các trường hợp này. Trường hợp không khắc phục được trong phiên giao dịch thì phiên giao dịch được coi là kết thúc vào lần khớp lệnh ngay trước đó.

      + Sở Giao dịch hàng hóa phải công bố kịp thời các trường hợp theo quy định trên.

Xem thêm: Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam

Sở giao dịch là gì? Đây là thuật ngữ chung để chỉ một nơi tổ chức để thực hiện các giao dịch về trao đổi như chứng khoán, hàng hóa,… Trong bài viết sau đây, ta sẽ tìm hiểu về sở giao dịch chứng khoán là gì? Sở giao dịch hàng hóa là gì? Đặc điểm của các sở giao dịch là gì? Hãy cùng ACC tìm hiểu bài viết để biết thêm chi tiết nhé. Mời các bạn cùng theo dõi.

Sở giao dịch là gì

Luật chứng khoán 2019

Luật thương mại 2005

Sở giao dịch chứng khoán [Securities Exchange/ Bourse] là một tổ chức cung cấp các phương tiện, dịch vụ, cơ sở vật chất… cho những nhà môi giới chứng khoán hoặc những thành viên giao dịch để mua bán chuyển nhượng chứng khoán.

Đây là nơi gặp gỡ giữa các nhà môi giới chứng khoán để thoả thuận, thương lượng, đấu giá mua bán chứng khoán. 

Sở giao dịch hàng hóa là một tổ chức có tư cách pháp nhân, cung cấp và duy trì một nơi mua bán cụ thể, có tổ chức với cơ sở vật chất kỹ thuật cần thiết để giao dịch, mua bán hàng hóa được tiêu chuẩn hóa tuân theo những quy tắc giao dịch của sở giao dịch hàng hóa.

Bản chất chung của sở giao dịch hàng hóa là “một tổ chức nghề nghiệp, có tư cách pháp nhân, hoạt động theo nguyên tắc độc lập”.

Sở giao dịch hàng hóa được xem là nơi thỏa thuận và ký kết những hợp đồng đã được tiêu chuẩn hóa để thực hiện việc mua bán hàng hóa giao ngay hoặc không trực tiếp giao ngay, và là nơi thỏa thuận việc mua bán quyền chọn bán và quyền chọn mua hàng hóa.

Sở giao dịch chứng khoán là một định chế có chức năng tổ chức thực hiện và quản lý giao dịch chứng khoán của các đơn vị thành viên của thị trường chứng khoán tập trung.

Để một loại chứng khoán có thể mua bán trên sở giao dịch chứng khoán thì chứng khoán đó phải hoàn tất thủ tục niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán. Các chứng khoán được giao dịch trên sở giao dịch chứng khoán bao gồm:

  • Cổ phiếu được phát hành bởi các công ty;
  • Trái phiếu;
  • Các chứng chỉ quỹ;
  • Các sản phẩm đầu tư khác.

Sở giao dịch chứng khoán là bộ phận quan trọng nhất của thị trường chứng khoán. 

Sở giao dịch chứng khoán là một tổ chức có tư cách pháp nhân, được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật, tự chủ về tài chính.

Việc mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa có những đặc thù như sau:

  • Sở giao dịch đóng vai trò trung gian, kết nối các bên mua và bán hình thành hợp đồng và bảo đảm thực hiện hợp đồng.
  • Mối quan hệ mua bán hàng hóa qua sở giao dịch hàng hóa được thực hiện thông qua hình thức pháp lý và hợp đồng mua bán. Hợp đồng này được giao kết và thực hiện thông qua sở giao dịch hàng hóa.
  • Hàng hóa được trao đổi giữa bên mua và bên bán phải là những hàng hóa được tiêu chuẩn hóa một cách cụ thể và được thực hiện theo những nguyên tắc, trình tự, thủ tục chặt chẽ.
  • Việc thực hiện nghĩa vụ của các bên thường không được thực hiện vào thời điểm ký kết hợp đồng mà được thực hiện vào một thời điểm nhất định trong tương lai.
  • Việc mua bán hàng hóa qua sở giao dịch hàng hóa được thực hiện theo các tiêu chuẩn, nguyên tắc và thủ tục của sở giao dịch hàng hóa.

Trên đây là một số thông tin liên quan nhằm tìm hiểu về sở giao dịch là gì. Hy vọng đây là những thông tin bổ ích đối với bạn. Nếu bạn còn có bất kỳ thắc mắc gì về vấn đề sở giao dịch là gì hoặc cần hỗ trợ tư vấn pháp lý, sử dụng các dịch vụ pháp lý khác từ Công ty Luật ACC, hãy liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ nhanh chóng. ACC cam kết sẽ giúp bạn có trải nghiệm tốt nhất về các dịch vụ mà công ty mình cung cấp đến khách hàng. Chúng tôi luôn đồng hành pháp lý cùng bạn.

  • Email:
  • Hotline: 1900 3330
  • Zalo: 084 696 7979

Video liên quan

Chủ Đề