So sánh bài thơ bếp lửa và tiếng gà trưa

Ý nghĩa của đoạn văn là gì : "Đêm hôm ấy, lúc trại giam tỉnh Sơn chỉ còn vẳng tiếng mõ trên vọng canh, một cảnh tượng xưa nay chưa từng có đã bày ra trong buông tối chật hẹp, ẩm ướt, tường đầy mạng nhện, tổ rệp, đất bừa bãi phân chuột và gián. Trong một không khí tỏa như đám cháy, ánh sáng đỏ ngòm của một bó đuốc tẩm dầu rọi lên trên ba cái đầu người đang chăm chú trên một tấm lụa bạch còn nguyên vẹn lần hồ. Khói bốc tỏa cay mắt làm họ dụi mắt lai lịa. Một tên tù cổ đeo gông, chân vứơng xiềng đang đậm tô nét chữ trên tấm lụa trắng tinh căng phẳng trên mảnh ván. Tên tù viết xong một chữ, tên quản ngục lại khúm núm cất những đồng tiền kẽm đánh dấu ô chữ đặt trên phíên lụa óng. Và cái thầy thơ lại gầy gò thì run run bưng chậu mực. Thay bút con, đề xong lạc khỏan, ông Huấn Cao thở dài, buồn bã đỡ viên quản ngục đứng thẳng dậy và đĩnh đạc bảo: - Ở đây lẫn lộn. Ta khuyên thầy Quản nên thay chỗ ở đi. Chỗ này không phải là nơi để treo một bức lụa trắng trẻo với những nét chữ vuông vắn rõ ràng như thế. Thoi mực kiếm được ở đâu tốt và thơm lắm. Thầy có thấy mùi thơm ở chậu mực bốc lên không?... Ta bảo thực đấy, thầy Quản nên tìm về quê mà ở đã , rồi hãy nghĩ đến chuyện chơi chữ. Ở đây khó giữ thiên lương cho lành vững và rồi cũng đến nhem nhuốc mất cái đời lương thiện đi."

(1)

VĂN MẪU LỚP 9

CẢM NHẬN VẺ ĐẸP TÌNH BÀ CHÁU

TRONG BẾP LỬA CỦA BẰNG VIỆT VÀ TIẾNG GÀ TRƯA CỦA XUÂN QUỲNH

Cảm nhận vẻ đẹp tình bà cháu trong “Bếp lửa” của Bằng Việt và “Tiếng gà trưa” của Xuân Quỳnh mà Học247 giới thiệu dưới đây sẽ giúp các em cảm nhận được tấm lòng yêu thương, bao bọc của những người bà dành cho cháu trong những năm tháng đất nước đang trải qua chiến tranh gian khổ, thiếu thốn. Đồng thời, dàn bài chi tiết và bài văn mẫu này sẽ giúp các em định hướng được cách so sánh, phân tích một vấn đề trong hai tác phẩm văn học khác nhau. Mời các em cùng tham khảo!

A.SƠ ĐỒ TÓM TẮT GỢI Ý

B. DÀN BÀI CHI TIẾT 1. Mở bài

- Giới thiệu tác giả Bằng Việt và bài thơ Bếp lửa

- Giới thiệu tác giả Xuân Quỳnh và bài thơ Tiếng gà trưa

- Nêu vấn đề: vẻ đẹp tình bà cháu trong “Bếp lửa” của Bằng Việt và “Tiếng gà trưa” của Xuân Quỳnh

2. Thân bài

a. Tình bà cháu trong Bếp lửa:

(2)

- Tình bà cháu gắn liền với bếp lửa mà bà nhen nhóm vào mỗi sáng ban mai. - Nhớ về bà và bếp lửa là một biểu hiện thầm kín của tình u Tổ quốc.

\=> Nghệ thuật đặc sắc: thể thơ tự do, hình ảnh lặp đi lặp lại: bếp lửa mang nghĩa thực và biểu tượng; dòng hồi tưởng của tác giả đi từ quá khứ đến hiện tại

b. Tình bà cháu trong Tiếng gà trưa:

- Dòng cảm xúc của người cháu về bà được gợi ra khi người cháy bắt gặp một âm thanh quen thuộc trên đường hành quân - tiếng gà trưa

- Tình cảm của người cháu đối với bà được gợi về bằng những năm tháng tuổi thơ êm đềm. Ở đó cháu được sưởi ấm tình yêu thương và sự chăm chút của người bà (qua lời mắng yêu “Gà đẻ mà mày nhìn....), qua sự “toan tính”, hy sinh của người bà. Đó cịn là niềm hãnh diện, tự hào tuổi thơ khi có được bộ quần áo mới: quần chéo go, áo trúc bâu...

- Tuổi thơ của người cháu còn là những giấc mơ về hạnh phúc, giấc mơ được gợi lên từ sắc hồng của ổ trứng gà.

- Từ hồi tưởng, người lính đã trở về với thực tại của cuộc kháng chiến chống Mĩ vô cùng cam go ác liệt (khổ cuối). Để rồi qua đó, người lính như muốn khẳng định rằng tình cảm gia đình góp phần tiếp thêm sức mạnh cho người lính cầm chắc tay súng hôm nay.

\=> Nghệ thuật: thể thơ năm chữ, ngơn ngữ bình dị, kết hợp giữa tự sự và trữ tình. c. So sánh sơ lược:

- Giống:

+ Cả hai bài thơ đều thể hiện tình cảm gia đình thắm thiết, tình bà cháu ấm áp thiêng liêng + Tình cảm ấy đều bắt nguồn từ những sự vật bình dị, thân thương

+ Từ tình cảm gia đình, tình yêu những sự vật bình dị ấy, các tác giả khẳng định tình yêu quê hương đất nước sâu sắc trong lòng mỗi người dân Việt Nam.

- Khác:

+ “Bếp lửa” dòng cảm xúc bộc lộ trực tiếp qua tiếng lòng người cháu xa quê (Bằng Việt đang ở Liên Xô)

+ “Tiếng gà trưa” có sự hóa thân kì diệu của nữ sĩ vào tâm hồn người lính trẻ để bộc lộ những suy ngẫm chân thành, đằm thắm, sâu sắc của người lính về tình bà cháu, tình u Tổ quốc thiêng liêng.

3. Kết bài

- Nêu cảm nghĩ của em về hình ảnh người bà ở hai bài thơ - Gợi mở vấn đề

C. BÀI VĂN MẪU

(3)

Xuân Quỳnh

Gợi ý làm bài:

Hẳn ai cũng có một q khứ bên người thân, gia đình. Trong thời kỳ đất nước chống giặc ngoại xâm, biết bao người đã rời khỏi gia đình để nhập ngũ, dốc sức vì đất nước. Nhà thơ Bằng Việt cũng có một tuổi thơ mà bố mẹ ơng đều đi đánh giặc. Một mình sống với bà nhưng ơng khơng hề cảm thấy cơ đơn mà cịn rất tự hào và vui sướng vì được sống bên bà. Ơng đã sáng tác nên bài thơ “Bếp lửa” để nói lên tình cảm của ông giành cho bà cũng như khẳng định rằng bếp lửa không chỉ làm ấm tình cảm bà cháu mà cịn sưởi ấm một đời người.

Một bếp lửa chờn vờn sương sớm Một bếp lửa ấp iu nồng đượm

Cháu thương bà biết mấy nắng mưa

Ngay ba câu thơ đầu, điệp ngữ “một bếp lửa” đã đi liền với các từ láy chờn vờn, ấp iu… gợi cho ta cái cảm giác ấm áp với tình cảm chứa chan. Và ngay lập tức, hình ảnh người bà đã hiện lên. Ở đây, bà không hiện lên như một bà tiên mà hiện lên trong trái tim của người cháu nhớ về người bà gian nan.

Từ hồi ức dần dần trở về dưới những dòng thơ của tác giả: Lên bốn tuổi cháu đã quen mùi khói

Năm ấy là năm đói mịn đói mỏi Bố đi đánh xe, khơ rạc ngựa gầy Chỉ nhớ khói hun nhèm mắt cháu Nghĩ lại đến giờ sống mũi cịn cay

Trong tình cảnh nạn đói của đất nước, gia đình tác giả cũng khơng phải là ngoại lệ. Bố ơng cịn con ngựa để đi đánh xe là may mắn lắm. Nhưng cái khơng khí nghèo túng của tồn xã hội đã bao phủ tất cả. Gần hai mươi năm sau, khói vẫn làm cay mắt tác giả. Cái “cay” này không phải là cái “cay” do củi ướt, củi tươi mà cái cay đắng của những kỉ niệm đói khổ của nhiều người, trong đó có hai bà cháu tác giả.

Tám năm ròng cháu cùng bà nhóm lửa Tu hú kêu trên những cánh đồng xa

Khi tu hú kêu bà cịn nhớ khơng bà Bà hay kể chuyện những ngày ở Huế

Tiếng tu hú sao mà tha thiết thế

(4)

nông dân mau thốt khỏi cái đói, và dường như đó cũng là một chiếc đồng hồ của đứa cháu

để nhắc bà rằng: “Bà ơi, đến giờ bà kể chuyện cho cháu nghe rồi đấy!”. Từ “tu hú” được điệp lại ba lấn làm cho âm điệu cấu thơ thêm bồi hồi tha thiết, làm cho người đọc cảm thấy như tiếng tu hú đang từ xa vọng về trong tiềm thức của tác giả. Tiếng “tu hú” lúc mơ hồ, lúc văng vẳng từ những cánh đồng xa lâng lâng lòng người cháu xa xứ. Tiếng chim tu hú khắc khoải làm cho dòng kỉ niệm của đứa cháu trải dài hơn, rộng hơn trong cái không gian xa thẳng của nỗi nhớ thương.

Mẹ cùng cha công tác bận không về Cháu ở cùng bà, bà bảo cháu nghe Bà dạy cháu làm, bà chăm cháu học Nhóm bếp lửa nghĩ thương bà khó nhọc

Tu hú ơi, chẳng đến ở cùng bà Kêu chi hoài trên những cánh đồng xa!

Qua đoạn thơ này ta thấy hiện lên một căn nhà quạnh quẽ giữa đồng, chỉ hẩm hút có một già một trẻ. Đứa trẻ thì “ăn chưa no, lo chưa tới”, cịn bà thì ốm yếu hom hem. Bà phải xoay sở ni thân mình và ni cả cháu. Vậy mà bà còn “bảo cháu làm, chăm cháu học” bên cạnh cái bếp lửa. Hình ảnh bếp lửa ở đây không ghi dấu đắng cay nữa mà đó là hình ảnh của một căn nhà ấm áp, nương náu để hai bà cháu sinh sống.

Trong tám năm ấy, đất nước có chiến tranh, hai bà cháu phải rời làng đi tản cư, bố mẹ phải đi cơng tác, cháu vì thế phải ở cùng bà trong quãng thời gian ấy, nhưng dường như đối với đứa cháu như thế lại là một niềm hạnh phúc vô bờ? Cùng bà, ngày nào cháu cũng cùng bà nhóm bếp. Và trong cái khói bếp chập chờn, mờ mờ ảo ảo ấy, người bà như một bà tiên hiện ra trong câu truyện cổ huyền ảo của cháu. Nếu như đối với mỗi chúng ta, cha sẽ là cánh chim để nâng ước mơ của con vào một khung trời mới, mẹ sẽ là cành hoa tươi thắm nhất để con cài lên ngực áo thì đối với Bằng Việt, người bà vừa là cha, vừa là mẹ, vừa là cách chim, là một cành hoa của riêng ông. Cho nên, tình bà cháu là vơ cùng thiêng liêng và quý giá đối với ông. Trong những tháng năm sống bên cạnh bà, bà không chỉ chăm lo cho cháu từng miếng ăn,

giấc ngủ mà còn là người thầy đầu tiên của cháu. Bà dạy cho cháu những chữ cái, những phép tính đầu tiên. Khơng chỉ thế, bà cịn dạy cháu những bài học quý giá về cách sống, đạo làm người. Những bài học đó sẽ là hành trang mang theo suốt quãng đời còn lại của cháu. Người bà và tình cảm mà bà dành cho cháu đã thất sự một chỗ dựa vững chắc về cả vật chất lẫn tinh thần cho đứa cháu bé bỏng. Cho nên khi bây giờ nghĩ về bà, nhà thơ càng thương bà hơn vì cháu đã đi rồi, bà sẽ ở với ai, ai sẽ người cùng bà nhóm lửa, ai sẽ cùng bà chia sẻ những câu chuyện những ngày ở Huế,... Nhà thơ bỗng tự hỏi lịng mình: “Tu hú ơi, chẳng đến ở cùng bà?”. Một lời than thở thể hiện nỗi nhớ mong bà sâu sắc của đứa cháu nơi xứ người. Chỉ trong một khổ thơ mà hai từ “bà”, “cháu” đã được nhắc đi nhắc lại nhiều lần gợi lên hình ảnh hai bà cháu sóng đơi, gắn bó, quấn quýt không rời.

(5)

gây ra đau khổ cho bao người, bao nhà. Và hai bà cháu trong bài thơ cũng trở thành một nạn nhân của chiến tranh: gia đình bị chia cắt, nhà bị giặc đốt cháy rụi...

Năm giặc đốt làng cháy tàn cháy rụi Hàng xóm bốn bên trở vế lầm lụi Đỡ đần bà dựng lại túp lếu tranh Vẫn vững lòng bà dặn cháu đinh ninh:

“Bố ở chiến khu bố còn việc bố Mày viết thư chớ kể này kể nọ Cứ bảo nhà vẫn được bình yên!”

Cuộc sống càng khó khăn, cảnh ngộ càng ngặt nghèo, nghị lực của bà càng bền vững, tấm lòng của bà càng mênh mơng. Qua đó, ta thấy hiện lên một người bà cần cù, nhẫn nại và giàu đức hi sinh. Dù cho ngôi nhà, túp lều tranh của hai bà cháu đã bị đốt nhẵn, nơi nương thân của hai bà cháu nay đã khơng cịn, bà dù có đau khổ thế nào cũng khơng dám nói ra vì sợ làm đứa cháu bé bỏng của mình lo buồn. Bà cứng rắn, dắt cháu vượt qua mọi khó khăn, bà không để đứa con đang bận việc nước phải lo lắng chuyện nhà. Điều đó ta có thể thấy rõ qua lời dặn của bà: “Mày có viết thư chớ kể này kể nọ - Cứ bảo nhà vẫn đươc bình yên!”. Lời dặn

của bà nôm na giản dị nhưng chất chứa biết bao tình. Gian khổ, thiếu thốn, bao nỗi nhớ thương con bà đều phải nén vào trong lòng để yên lòng người nơi tiền tuyến. Hình ảnh người bà khơng chỉ cịn là người bà của riêng cháu mà còn là một biểu tượng rõ nét cho những người phụ nữ Việt Nam giàu đức hi sinh, thương con quý cháu.

Kết thúc khổ thơ, Bằng Việt đã nâng hình ảnh bếp lửa trở thành hình ảnh ngọn, một ngọn lửa:

Một ngọn lửa lịng bà ln ủ sẵn Một ngọn lửa chứa niềm tin dai dẳng

Hình ảnh ngọn lửa toả sáng trong câu thơ, nó có sức truyền cảm mạnh mẽ. Ngọn lửa của tình yên thương, ngọn lửa của niềm tin, ngọn lửa ấm nồng như tình bà cháu, ngọn lửa đỏ hồng soi sáng cho con đường đứa cháu. Bà ln nhắc cháu rằng: nơi nào có ngọn lửa, nơi đó có bà, bà sẽ ln ở cạnh cháu.

Những dịng thơ cuối bài cũng chính là những suy ngẫm về bà và bếp lửa mà nhà thơ muốn gửi tới bạn đọc, qua đó cũng là những bài học sâu sắc từ công việc nhỏ, lửa tưởng chừng đơn giản:

Nhóm bếp lửa ấp iu, nồng đượm

Một lần nữa, hình ảnh bếp lửa “ấp iu”, “nồng đượm” đã được nhắc lại ở cuối bài thơ như một lần nữa khẳng định lại cái tình cảm sâu sắc của hai bà cháu.

Nhóm niềm yêu thương khoai sắn ngọt bùi

(6)

ruột thịt và nhắc cháu rằng không bao giờ được quên đi những năm tháng nghĩa tình, những năm tháng khó khăn mà hai bà cháu đã sống với nhau, những năm tháng mà hai bà cháu mình cùng chia nhau từng củ sắn, củ mì.

Nhóm nồi xôi gạo mới sẻ chung vui

“Nồi xôi gạo mới sẻ chung vui” của bà hay là lời răn dạy cháu ln phải mở lịng ra với mọi người xung quanh, phải gắn bó với xóm làng, đừng bao giờ có một lối sống ích kỉ.

Nhóm dậy cả những tâm tình tuổi nhỏ.

Bà khơng chỉ là người chăm lo cho cháu đầy đủ về vật chất mà còn là người làm cho tuổi thơ của cháu thêm đẹp, thêm huyền ảo như trong truyện. Người bà có trái tim nhân hậu, người bà kì diệu đã nhóm dậy, khơi dậy, giáo dục và thức tỉnh tâm hồn đứa cháu để mai này cháu khôn lớn thành người. Người bà kì diệu như vậy ấy, rất giản dị nhưng có một sức mạnh kì diệu từ trái tim, ta có thể bắt gặp người bà như vậy trong “Tiếng gà trưa” của Xuân Quỳnh:

Tiếng gà trưa

Mang bao nhiêu hạnh phúc Đêm cháu về nằm mơ Giấc ngủ hồng sắc trứng.

Xuyên suốt bài thơ, mười lần xuất hiện hình ảnh bếp lửa là mười lần tác giả nhắc tới bà. Âm điệu những dòng thơ nhanh mạnh như tình cảm dâng trào lớp lớp sóng vỗ vào bãi biển xanh thẳm lòng bà. Người bà đã là, đang là và sẽ mãi mãi là người quan trọng nhất đối với cháu dù ở bất kì phương trời nào. Bà đã trờ thành một người không thể thiếu trong trái tim cháu.

Giờ đây, khi đang ở xa bà nửa vịng trái đất, nhà thơ Bằng Việt vẫn ln hướng lịng mình về bà:

Giờ cháu đã đi xa. Có ngọn khói trăm tàu

Có lửa trăm nhà, niềm vui trăm ngả Nhưng vẫn chẳng lúc nào quên nhắc nhở

Sớm mai này bà nhóm bếp lên chưa

(7)

Website HOC247 cung cấp một môi trường học trực tuyến sinh động, nhiều tiện ích thơng minh, nội dung bài giảng được biên soạn công phu và giảng dạy bởi những giáo viên nhiều năm kinh nghiệm, giỏi về kiến

thức chuyên môn lẫn kỹ năng sư phạm đến từ các trường Đại học và các trường chuyên danh tiếng.

I. Luyện Thi Online

- Luyên thi ĐH, THPT QG: Đội ngũ GV Giỏi, Kinh nghiệm từ các Trường ĐH và THPT danh tiếng xây

dựng các khóa luyện thi THPTQG các mơn: Tốn, Ngữ Văn, Tiếng Anh, Vật Lý, Hóa Học và Sinh Học.

- Luyện thi vào lớp 10 chun Tốn: Ơn thi HSG lớp 9luyện thi vào lớp 10 chuyên Toán các

trường PTNK, Chuyên HCM (LHP-TĐN-NTH-GĐ), Chuyên Phan Bội Châu Nghệ An và các trường Chuyên khác cùng TS.Trần Nam Dũng, TS. Phạm Sỹ Nam, TS. Trịnh Thanh Đèo và Thầy Nguyễn Đức Tấn.

II. Khoá Học Nâng Cao và HSG

- Toán Nâng Cao THCS: Cung cấp chương trình Tốn Nâng Cao, Tốn Chun dành cho các em HS THCS

lớp 6, 7, 8, 9 u thích mơn Tốn phát triển tư duy, nâng cao thành tích học tập ở trường và đạt điểm tốt ở các kỳ thi HSG.

- Bồi dưỡng HSG Toán: Bồi dưỡng 5 phân môn Đại Số, Số Học, Giải Tích, Hình Học Tổ Hợp dành cho

học sinh các khối lớp 10, 11, 12. Đội ngũ Giảng Viên giàu kinh nghiệm: TS. Lê Bá Khánh Trình, TS. Trần

Nam Dũng, TS. Pham Sỹ Nam, TS. Lưu Bá Thắng, Thầy Lê Phúc Lữ, Thầy Võ Quốc Bá Cẩn cùng đơi HLV đạt

thành tích cao HSG Quốc Gia.

III. Kênh học tập miễn phí

- HOC247 NET: Website hoc miễn phí các bài học theo chương trình SGK từ lớp 1 đến lớp 12 tất cả các

môn học với nội dung bài giảng chi tiết, sửa bài tập SGK, luyện tập trắc nghiệm mễn phí, kho tư liệu tham khảo phong phú và cộng đồng hỏi đáp sôi động nhất.

- HOC247 TV: Kênh Youtube cung cấp các Video bài giảng, chuyên đề, ôn tập, sửa bài tập, sửa đề thi miễn

phí từ lớp 1 đến lớp 12 tất cả các môn Toán- Lý - Hoá, Sinh- Sử - Địa, Ngữ Văn, Tin Học và Tiếng Anh.

Vững vàng nền tảng, Khai sáng tương lai

Học mọi lúc, mọi nơi, mọi thiết bi – Tiết kiệm 90%

Học Toán Online cùng Chuyên Gia

links>

Bài thơ Tiếng gà trưa viết về ai?

Bài thơ “Tiếng gà trưa” được nhà thơ Xuân Quỳnh viết năm 1968 giữa cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ, khi lớp lớp thanh niên Việt Nam phải từ biệt gia đình, quê hương và gác lại những kí ức tuổi thơ thân thuộc để lên đường ra trận.

Bài thơ Tiếng gà trưa gửi gắm đến chúng ta thông điệp gì?

Nhan đề tiếng gà trưa nói lên những kí ức tuổi thơ, nhấn mạnh, khơi gợi cảm xúc của người chiến sĩ, qua tiếng gà trưa để kết dính mạch cảm xúc của bài thơ. Hồi tưởng về quá khứ, về những lúc bình yên bên gia đình bên người bà. Qua đó nói lên nỗi lòng của một người yêu gia đình, yêu quê hương đất nước.

Tiếng gà trưa được viết theo thể thơ gì?

Câu hỏi: Bài thơ “Tiếng gà trưa” được viết theo thể thơ nào? - Bài thơ được sáng tác theo thể thơ 5 chữ.

Tiếng gà trưa đem lại cho người chiến sĩ cảm xúc như thế nào?

Tiếng gà trưa gợi nhớ những kỉ niệm dấu yêu thời thơ ấu. Những kỉ niệm đó không phai mờ trong tâm hồn người cháy, bởi đó là tình cảm gia đình, ruột thịt, tình cảm quê hương, cội nguồn không thể thiếu được trong mỗi con người.