So sánh cầu thép và cầu bê tông cốt thép năm 2024

Để xây dựng một không gian nhà theo sở thích, hiện nay chúng ta có hai sự lựa chọn làm nhà khung thép hoặc nhà bê tông. Bài viết chia sẻ về từng loại hình xây nhà rất phổ biến nhưng so sánh nhà khung thép và nhà bê tông theo nhiều tiêu chí cụ thể thì chưa nhiều.

Chính vì vậy, nội dung này được chọn làm chủ đề cho bài viết hôm nay.

Tìm hiểu khái niệm về nhà khung thép, nhà bê tông

1. Nhà khung thép là gì?

So sánh cầu thép và cầu bê tông cốt thép năm 2024

Công trình xây dựng bằng nhà khung thép

Nhà khung thép - còn gọi là nhà thép tiền chế - là nhà được tạo thành từ các khung trụ bằng thép được đúc sẵn theo hình dáng, kích thước như bản thiết kế. Khi xây, người thợ sẽ lắp ghép các liên kết thép lại với nhau, cố định chắc chắn bằng bulong, tạo nên khung nhà thép cực kỳ chắc chắn.

Các khoảng không gian tường nhà, mái ngói, vách ngăn, sàn … sẽ sử dụng các vật liệu bê tông nhẹ có kích thước lớn để lấp đầy. Vừa giảm trọng lượng công trình, vừa tăng tiến độ thi công, vừa đạt mọi tiêu chuẩn chịu lực, chịu nén theo quy định xây dựng.

2. Nhà bê tông là gì?

So sánh cầu thép và cầu bê tông cốt thép năm 2024

Công trình xây dựng bằng nhà bê tông

Nhà bê tông là nhà được xây dựng bằng gạch viên, sử dụng các cột, dầm, móng bê tông để tạo khung nhà chắc chắn. Đây là kiểu xây nhà truyền thống được áp dụng từ xa xưa. Ngày nay, với sự đa dạng vật liệu xây dựng, công trình nhà bê tông có thể sử dụng gạch đất sét nung hoặc gạch bê tông nhẹ để thay thế, mang đến nhiều ưu điểm về khả năng giảm trọng tải, tăng khả năng cách âm, cách nhiệt, chống cháy, kháng ẩm mốc… cho công trình.

So sánh nhà khung thép và nhà bê tông

1. Điểm giống nhau

1.1. Sử dụng vật liệu siêu nhẹ đều hiệu quả

Nhà khung thép luôn ưu tiên sử dụng vật liệu bê tông siêu nhẹ khi thi công, điển hình như sàn bê tông nhẹ, tấm tường bê tông nhẹ, gạch siêu nhẹ…

Nhà bê tông có thể chọn gạch nung truyền thống hoặc sử dụng vật liệu bê tông nhẹ đều được.

1.2. Độ bền kết cấu công trình

Nhà khung thép sử dụng thép chịu lực cao, đúc theo thiết kế từng hạng mục nên khi lắp ghép và liên kết bằng bulong, kết cầu rất chắc chắn. Độ bền kết cấu tương đương hệ thống cột, dầm khi xây nhà bê tông.

1.3. Xây dựng trên đất nền yếu

  • Nhà khung thép sử dụng sàn bê tông nhẹ, tấm bê tông nhẹ để lấp đầy diện tích các khung thép nên trọng tải toàn công trình nhẹ hơn so với nhà bê tông cốt thép
  • Nhà bê tông nếu sử dụng gạch bê tông siêu nhẹ để hoàn thành công trình thì trọng tải cũng được giảm đáng kể.

Nên xét về khả năng đáp ứng công trình ở những đất nền yếu, nếu cả hai đều sử dụng vật liệu bê tông siêu nhẹ thì đều mang lại lợi ích tương đương nhau.

2. Điểm khác nhau

So sánh cầu thép và cầu bê tông cốt thép năm 2024

Công trình kết hợp nhà khung thép và bê tông cho độ bền cực cao

So sánh nhà khung thép và nhà bê tông nhẹ, điểm giống nhau khá nhiều, nhưng bên cạnh đó vẫn có những yếu tố khác biệt:

2.1. Thời gian hoàn thành công trình

Nhà khung thép sử dụng sàn bê tông nhẹ, tường bê tông nhẹ hoặc tường gạch đất sét nung thì tốc độ hoàn thành chỉ bằng ½ hoặc 1/3 thời gian so với nhà bê tông cốt thép.

Một phần là do khả năng xây dựng không ngắt quãng của nhà khung thép, trong khi đó, với nhà bê tông, công trình khi đổ tầng sẽ cần chờ 21 ngày để cột, dầm bê tông đông cứng, độ bền chắc đạt chuẩn rồi mới thi công tiếp các hạng mục khác.

2.2. Tuổi thọ công trình

Nhà khung thép tuổi thọ hơn 100 năm, đơn cử như Nhà hát lớn xây từ thế kỷ 20 đến nay vẫn vững chãi, trường tồn.

Nhà bê tông tuổi thọ trung bình 30 - 40 năm, sau đó sẽ phát sinh tình trạng xuống cấp. Trường hợp sử dụng vật liệu xây dựng chất lượng cao thì tuổi thọ cũng kéo dài tối đa khoảng 100 năm do những hao mòn vật liệu rời trên bề mặt bê tông.

2.3. Khả năng chịu tác động thời tiết

Nhà bê tông truyền thống, trong quá trình sử dụng, những bề mặt được tạo thành từ vật liệu rời có thể bị tác động, hao mòn do thời tiết như nắng nóng, mưa ẩm…

Nhà khung thép với kết cấu thép nguyên khối cứng chắc, lại được bảo vệ bởi những vật liệu bê tông nhẹ sử dụng công nghệ sản xuất khí chưng áp tạo khả năng cách âm, cách nhiệt, chống cháy, chống ẩm… tốt nên không chịu tác động nhiều bởi thời tiết.

2.4. Chi phí xây dựng công trình

Nhà khung thép tiết kiệm chi phí xây dựng hơn nhà bê tông, bởi vì:

  • Tốc độ thi công nhanh nên tiết kiệm chi phí công thợ
  • Không sử dụng nhiều vật liệu rời nên tiết kiệm chi phí vệ sinh, lau chùi
  • Vật liệu lắp ghép nên không cần tập kết, lưu bãi số lượng lớn, tiết kiệm chi phí kho bãi
  • Sử dụng vữa chuyên dụng cho bê tông siêu nhẹ, giá thành tương tự xi măng thông thường, trong khi độ bám dính cao hơn, tiết kiệm lượng vữa đáng kể.

Nơi cung cấp đa dạng nguồn lực xây nhà bằng vật liệu siêu nhẹ

Dựa trên so sánh nhà khung thép và nhà bê tông, chúng ta nhận thấy nhà khung thép mang đến lợi ích tài chính và độ bền cao hơn so với nhà bê tông. Tuy nhiên, lợi ích này chỉ được tối ưu khi chủ đầu tư tìm được đơn vị cung cấp nguyên vật liệu siêu nhẹ và đội ngũ thi công nhà khung thép chuyên nghiệp.

So sánh cầu thép và cầu bê tông cốt thép năm 2024

Càn Thanh - đơn vị thi công nhà bê tông, khung thép uy tín nhất hiện nay

Hai tiêu chí này chính là lý do mà những nhu cầu xây nhà khung thép hoặc nhà bê tông sử dụng vật liệu siêu nhẹ tại HCM đều lựa chọn Công ty TNHH Càn Thanh - đơn vị chuyên:

  • Sản xuất và cung cấp gạch bê tông siêu nhẹ, tấm bê tông siêu nhẹ… đạt chuẩn kỹ thuật
  • Số lượng lớn, kiểu dáng đa dạng, tối ưu mọi diện tích và thiết kế xây dựng
  • Tư vấn kỹ thuật xây dựng sử dụng vật liệu bê tông siêu nhẹ chuyên nghiệp
  • Cung cấp đội ngũ kỹ sư, thợ xây dựng chuyên thi công nhà khung thép, nhà bê tông siêu nhẹ

Khách hàng lựa chọn sản phẩm, vật tư, nhân lực xây dựng tại Càn Thanh còn nhận được nhiều ưu đãi về giá thành, chiết khấu, hỗ trợ vận chuyển…