So sánh đà lạt và nha trang

Làn nước biển trong xanh cùng với những bờ cát trắng của Nha Trang kết hợp với không khí mát mẻ, dễ chịu của Đà Lạt sẽ rất lý tưởng để xua tan những mệt mỏi căng thẳng của cuộc sống bận rộn và tận hưởng kỳ nghỉ thoải mái trong dịp hè.

Nha Trang – Thiên đường biển đảo

Nằm bên bờ biển thơ mộng và xinh đẹp, phía sau là núi, trước mặt hướng ra biển, thành phố Nha Trang được mệnh danh là “Lẵng hoa tươi rực rỡ đặt trên bờ biển Đông”. Được thiên nhiên ban tặng với 19 các hòn đảo lớn nhỏ xung quanh như: Hòn Tre, Hòn Tằm, Hòn Mun, Hòn Một, Hòn Yến, Hòn Miễu, Hòn Thị, Hòn Lao… Đến với Nha Trang, du khách sẽ được thỏa sức vùng vẫy trong dòng biển mát lạnh, tận mắt chiêm ngưỡng vẻ đẹp hoang sơ của những hòn đảo và thưởng thức những món ăn đặc sản như: bún chả cá, bún sứa, nem nướng, hải sản…

Sau một ngày vui chơi thoải mái, du khách có thể dừng chân nghỉ ngơi tại TTC Hotel Premium -Michelia, là một những khách sạn đẹp nhất ở Nha Trang, được thiết kế theo phong cách kiến trúc Pháp, với 201 phòng đạt tiêu chuẩn 4 sao và hoạt động với chất lượng dịch vụ theo tiêu chuẩn Châu Âu. Tại đây, du khách sẽ được tận hưởng những phút giây thư giãn tuyệt vời, vừa nhâm nhi thức uống vừa trò chuyện với bạn bè trong không gian mở ngay tại hồ bơi.

TTC Hotel Premium Michelia: điểm nhấn cho Thành phố biển trở nên xinh đẹp

Đà Lạt – Thành phố ngàn hoa

Rời Nha Trang, du khách có thể tiếp tục hành trình lên Đà Lạt dài khoảng 140km, trải qua cung đường đèo, có nhiều khúc cua hiểm trở, vách đá cao và vực sâu. Khi đến đèo Hòn Giao [huyện Khánh Vĩnh], nằm ở độ cao 1.000 - 1.500m so với mực nước biển, nhiệt độ thay đổi rõ rệt; cảm giác lạnh sẽ xuất hiện và sương mù giăng phủ bạc trắng một màu. Từ đỉnh núi, chạy xe thêm khoảng 10km nữa, bầu trời lại hửng nắng, trong xanh. Trên đường, du khách có thể cảm nhận được sự yên bình đến lạ kỳ của cuộc sống dọc hai bên đường, kể cả khi đang phóng tầm mắt về phía những ngôi nhà nhỏ xinh xắn của đồng bào miền núi nằm lặng lẽ phía xa xa hay đang chiêm ngưỡng những biệt thự thơ mộng giữa ngàn thông xanh mướt và rừng hoa rực rỡ sắc màu.

Trong không khí cao nguyên se lạnh, Thung lũng Tình yêu, thật sự thích hợp cho những hoạt động du lịch dã ngoại, tham quan ngắm cảnh và trải nghiệm những trò chơi mới lạ. Tại Mê cung Tình yêu, một thế giới rừng cây cao 2 mét với những ô vuông chằng chịt và du khách phải vận dụng khả năng phán đoán cùng sự ghi nhớ của mình để tìm được lối ra. Đây là công trình có tổng giá trị đầu tư hơn 2 tỷ đồng, diện tích hơn 4.000m2 được tạo ra bởi 24.000 cây Gừa của các nghệ nhân Bonsai - tác phẩm đã được Trung tâm sách kỷ lục Việt Nam xác nhận là Công trình cây xanh lớn nhất Việt Nam.

Cầu tình yêu, nơi lưu lại những chiếc ổ khóa tình yêu xinh xắn lên cầu với mong ước về một tình yêu bền vững, thủy chung và gắn bó lâu dài cho hạnh phúc lứa đôi

Mê cung Tình yêu – Công trình cây xanh lớn nhất Việt Nam

Khi đêm về, du khách có thể trải nghiệm hoạt động giao lưu văn hóa cồng chiêng rực lửa tại khu du lịch Đồi Mộng mơ và thưởng thức rượu gia truyền độc đáo được chưng cất bằng men lá và các món ăn mang hương vị Tây Nguyên đại ngàn như: cơm lam; gà, bò, heo nướng ống tre; cà đắng um da bò; thịt nướng xiên; bánh hỏi thịt nướng; lẩu gà lá é; rau má rừng trộn, xào tỏi; khoai lang, bắp nướng và nhiều món đặc biệt khác…

Hình ảnh giao lưu văn hóa Cồng chiêng tại khu du lịch Đồi Mộng mơ

Trải qua một ngày tham quan, du lịch xứ sở mộng mơ, du khách có thể dừng chân nghỉ ngơi tại TTC Hotel Premium - Ngọc Lan cách chợ đêm Đà Lạt chỉ vài phút đi bộ.

TTC Hotel Premium - Ngọc Lan với tầm nhìn tuyệt đẹp ra hồ Xuân Hương thơ mộng

Thông tin liên hệ: Trung tâm lữ hành TTC Travel -Công ty Cổ phần Du lịch Thành Thành Công

- Hotline: 08 3971 6568 [Ext: 129]

- Email:

- Địa chỉ: 512 Lý Thường Kiệt, P.7, Q. Tân Bình, Tp.HCM

- Website: www.ttctravel.vn.

 - Quan sát biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa của Xin – ga – po [vĩ độ 1oB] và nhận xét:

- Đường biểu diễn nhiệt độ trung bình các tháng trong năm cho thấy nhiệt độ của Xin – ga – po có đặc điểm gì?

- Lượng mưa cả năm khoảng bao nhiêu? Sự phân bố lượng mưa trong năm ra sao? Sự chênh lệch giữa lượng mưa tháng thấp nhất và tháng cao nhất khoảng bao nhiêu milimet?

- Đường nhiệt độ ít dao động và ở mức cao trên 25oC: nóng quanh năm

- Lượng mưa cả năm khoảng từ 1500mm – 2500mm.

- Cột mưa tháng nào cũng có và ở mức trên 170mm: mưa nhiều và tháng nào cũng có mưa.

- Sự chênh lệch lượng mưa giữa tháng thấp nhất và tháng cao nhất khoảng 80 mm.

Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, 13 và 14 hãy phân tích tác động của dãy Trường Sơn đến đặc điểm khí hậu nước ta.

Tác động của dãy Trường Sơn đến đặc điểm khí hậu của nước ta.

a. Sự phân hóa khí hâu theo độ cao.

* Phân hóa về chế độ nhiệt: Thể hiện qua các trạm khí hậu Đà Lạt [ở độ cao 1.000 - 1.500m] và Nha Trang [ở độ cao 0 - 50m].

- Nhiệt độ trung bình năm của Đà Lạt là 180C, Nha trang là 26C, chênh lệch nhiệt độ giữa 2 địa điểm là 80C. Nguyên nhân: do Đà Lạt cao hơn nhiều so với Nha Trang.

- Nhiệt độ trung bình tháng nóng nhất ở Đà Lạt là 200C, Nha Trang là 290C, chênh lệch nhau 90C.

- Nhiệt độ trung bình tháng lạnh nhất ở Đà Lạt là 150C, Nha Trang là 240C, chênh lệch nhau 90C.

Như vậy, tuy nằm ở vĩ độ tương đương nhau nhưng nền nhiệt của Đà Lạt lại thấp hơn nhiều so với Nha Trang

=> Giải thích: Do Đà Lạt nằm ở độ cao lớn hơn Nha Trang, theo quy luật đai cao cứ lên 100 m nhiệt đô giảm 0,60C.

* Phân hóa về chế độ mưa:

- Những nơi cao, đóng nhiều loại gió thổi từ biển vào thì lượng mưa rất lớn như vùng núi Ngọc Linh có lượng mưa trên 2.800mm/năm.

- Những nơi thấp, khuất gió thì lượng mưa ít hơn như vùng thung lũng sông B lượng mưa chỉ từ 800 - 1600mm/năm hoặc thấp hơn.

b. Phân hóa theo hướng sườn.

* Về chế độ nhiệt: Vào mùa hạ, do nằm khuất gió nên DH Miền Trung, đặ biệt là Bắc Trung Bộ chịu tác động của hiệu ứng Phơn rõ rệt, nền nhiệt độ lên cao.

* Về chế độ mưa.

- Tổng lượng mưa:  + Những nơi nằm ở sườn đón gió từ biển thổi vào thì có lượng mưa nhiều như Bắc Trung bộ và Tây nguyên.

+ Những nơi có địa hình song song với hướng gió hoặc ít đón gió thì mưa ít như vùng cực Nam Trung Bộ.

- Thời gian mưa:  + Duyên hải miền Trung có mưa vào thu đông, mùa hạ mưa ít và nóng: Đồng Hới có mùa mưa từ tháng IX đến tháng I, mùa khô từ tháng II đến tháng VIII; Đà Nẵng có mùa mưa từ tháng IX đến tháng I, mùa khô từ tháng II đến tháng VIII; Nha Trang có mùa mưa từ tháng IX đến tháng XII, mùa khô từ tháng I đến tháng VIII; 

=> Giải thích: Vào mùa hạ, vùng DH miền Trung nằm khuất gió mùa Tây Nam, đường bờ biển song song với hướng gió Nam, Đông Nam nên chịu tác động của gió phơn khô nóng. Vào mùa đông, do nằm ở sường đóng gió Đông Bắc từ biển thổi vào nên có lượng mưa nhiều.

+ Tây Nguyên có mưa mùa hạ, mùa khô rõ rệt vào mùa đông: Đà Lạt có mùa từ tháng IV đến tháng X, mùa khô từ tháng XI đến tháng III.
=> Nguyên nhân: Vào mùa hạ Tây Nguyên nằm ở sườn đón gió tây Nam từ biển thổi vào nên mưa nhiều. Mùa đông, Tây Nguyên nằm ở vị trí khuất gió Đông Bắc nên có lượng mưa ít.

c. Sự phân hóa Đông - Tây.

Biểu hiện gần như trùng với sự phân hó theo độ cao vì đặc điểm là dãy núi Trường Sơn có địa hình cao ở phía Tây, phía Đông là dải đồng bằng nhỏ hẹp ven biển.

Như vậy, địa hình dãy Trường Sơn làm cho khí hậu nước ta có sự phân hóa theo độ cao và theo hướng sườn mà biểu hiện rõ nhất là ở khu vực miền Trung.

Video liên quan

Chủ Đề