So sánh giá thành mái ngói và mái bê tông

Các chỉ tiêu Mái bê tông cốt thép Mái vì kèo thép đen Hệ kết cấu thép nhẹ ZACS BLUECOPE Đơn giá 700.000 – 800.000 600.000 – 650.000 VND/m2 500 [vật tư + nhân công] VND/m2 / mái. VND/m2 Chi phí gián tiếp Thêm chi phí tăng cường kết cấu cột, dầm và móng [do kết cấu bê tông và thép rất nặng]. Không . Không. Độ bền Trên 20 năm, nếu được xử lý cẩn thận, sau một thời gian sẽ xuất hiện hiện tượng nứt ngói và thấm dột. Dưới 10 năm nếu không được bảo dưỡng thường xuyên, gỉ sét, sơn phủ 1 năm 1 lần. Trên 20 năm, không tốn chi phí bảo dưỡng. Biến dạng Xử lý không tốt sẽ dẫn đến hiện tượng nứt mái bê tông theo thời gian. Mái võng sau 2-3 năm do sử dụng thép cường độ thấp < 240kg/cm2. Thép cường độ cao 550kg/cm2. Thời gian thi công > 1 tháng < 20 ngày < 5 ngày Thời gian trên tính cho mái nhà khoảng 150 m2 , thi công trong điều kiện bình thường không gặp sự có thiên tai, thời tiết… Quy trình thi công Lắp dựng, tháo gỡ côp pha, cốt thép, đổ bê tông trần…sơn xử lý chống thấm. Hàn râu thép, lắp dựng vi kèo litô, vệ sinh, sơn chống gỉ, sơn màu…đánh gỉ, sơn phù 1-2 năm / lần. Liên kết bằng vít và tắc kê nở mạ kẽm chính hãng Bảo hành 1 năm Không được bảo hành 20 năm Trọng lượng mái > 40 tấn. ~ 4,5 tấn. ~ 1,2 tấn. Tính toán thiêt kế Có tính toán bởi kỹ sư kết cấu. Thường làm theo kinh nghiệm của người thợ, không có sự tính toán kết cấu dẫn đến không bảo đảm về khả năng chịu lực và an toàn thấp. Thiết kế bằng phần mềm chuyên dụng SupraCADD với các tiêu chuẩn thiết kế thép của Úc và tiêu chuẩn tính toán Việt Nam.. Phân tích khác * Chất lượng bê tông khi đổ mái dốc khó kiểm soát.. * Chất lượng mối hàn thi công khó kiểm soát, dễ bị gỉ sét. * Đã được tính toán về khả năng chịu lực khi thiết kế, cả các giải pháp khi thi công để thân thiện với môi trường. * Khả năng tản nhiệt thấp. * Giá thành tăng do chi phí bảo dưỡng thường xuyên. * Linh hoạt trong quá trình sử dụng. dễ dàng thao lắp để nâng tầng, sửa đổi kiểu dáng mái. * Những vấn đề phức tạp nảy sinh khi thi công phần mái đưa. * Khó thay đội kiến trúc khi đã sử dụng liên kết hàn. * Muốn thay đổi thiết kế trong quá trình sử dụng chỉ có đập bỏ mái bê tông.

Nhiều gia chủ thắc mắc làm nhà nên làm mái lợp ngói theo kiểu truyền thống hay nên đổ bê tông dốc theo mái rồi dán ngói? Nếu bạn cũng đang có băn khoăn này thì hãy tham khảo tư vấn của KTS Trần Văn Huynh [Công ty Kiến trúc H2 Workshop] trong câu trả lời dưới đây.

Trải nghiệm bài viết và hình ảnh mượt mà hơn với ứng dụng Happynest tại đây.

Theo kiến trúc sư Trần Văn Huynh [Công ty Kiến trúc H2 Workshop] mỗi phương pháp thi công mái nhà có những ưu và nhược điểm riêng.

  1. 1. Phương pháp làm mái lợp ngói

1.1. Phương pháp làm mái lợp ngói là gì

Đối với phương pháp này, ngoài ngói, gia chủ còn cần chuẩn bị kèo, xà, rui, mè... Đây là những vật liệu được làm từ gỗ hoặc là tre. Trường hợp khó kiếm vật liệu có thể thay thế bằng hệ sắt hộp hoặc thép mạ. Ngói dùng để lợp phải là ngói đất nung hoặc ngói gốm, ngói đá, còn ngói bê tông không được khuyến khích vì rất nóng.

Phương pháp lợp ngói là phương pháp làm mái nhà truyền thống đã có từ rất lâu

\>>> Xem thêm: 5 công trình thiết kế mái ngói cao và dốc - phương án chống nóng hiệu quả cho nhà ở

1.2. Ưu nhược điểm của phương pháp làm mái lợp ngói

Ưu điểm của phương pháp làm mái lợp ngói là chi phí không quá cao. Do không bị dán cứng vào bề mặt bê tông nên gia chủ dễ sửa chữa khi có sự cố, thay mới khi có nhu cầu. Tổng thể mái nhà có khối lượng nhẹ hơn so với ngói dán.

Nhà lợp ngói phải hết sức cẩn thận để tránh những khe hở khiến mưa, bụi bị hắt vào nhà

Tuy nhiên, phương pháp làm mái lợp ngói cũng sẽ có những nhược điểm nhất định, như quá trình lợp không cẩn thận sẽ vô tình tạo khe hở, mưa, bụi sẽ dễ bay vào nhà, nếu dùng máy lạnh sẽ bị thoát nhiệt tương đối nhiều [giải pháp thường là đóng trần gỗ nhưng sẽ giảm thẩm mỹ của kết cấu ngói]; Có thể bị lốc ngói nếu gặp gió, bão lớn.

Tóm lại, nếu nhà có sẵn kết cấu kèo gỗ theo phong cách truyền thống thì nên chọn làm mái lợp ngói, phương pháp này sẽ để lộ ra vẻ đẹp cổ kính của kiến trúc xưa với kèo gỗ, mái ngói. Ưu điểm của vật liệu này cũng giúp mang lại cảm giác mát mẻ, dễ chịu cho không gian bên trong nhà.

2. Phương pháp làm mái bê tông dán ngói

2.1. Phương pháp làm mái bê tông dán ngói

Nếu gia chủ lựa chọn kết cấu mái dốc bê tông thì nên chọn phương pháp dán ngói, có thể dùng bất cứ loại ngói nào cũng có thể dán được. Thông thường, các chủ nhà chọn phương pháp này khi trong nhà đã đóng trần, việc dán ngói chỉ mang tính chất trang trí mặt ngoài.

Ngói dán chỉ có tính chất trang trí mặt ngoài bởi lớp bên dưới ngói này đã là trền bê tông

\>>> Xem thêm: Vì sao nhà mái ngói được nhiều gia chủ Việt ưa chuộng?

2.2. Ưu nhược điểm của phương pháp làm mái bê tông dán ngói

Ưu điểm của phương pháp dán ngói là: Có thể cố định những chi tiết mái nhỏ, cầu kỳ, phức tạp... tạo tính thẩm mỹ cao cho ngôi nhà; Vật liệu có sẵn, công nhân không cần có trình độ đặc biệt, dễ thiết kế; bền, khả năng chống nóng cao vì có hai lớp cách nhiệt.

Bên cạnh ưu điểm, ngói dán vẫn có những nhược điểm khó tránh khỏi

Nhược điểm khi dán ngói: Do được dán cố định chắc chắn trên bề mặt bê tông nên khi gặp phải vấn đề hỏng hóc rất khó sửa chữa. Ví dụ khi mái bị nước ngấm vào bên trong cũng rất khó tìm được vị trí nứt để khắc phục. Chi phí cao hơn lợp ngói. Mất nhiều thời gian thi công, nhiều công đoạn phức tạp. Hình thức dán ngói làm cho bộ mái có khối lượng khá nặng.

Mái ngói không chỉ giúp cho phần mái nhà chắc chắn, an toàn mà còn giúp làm tăng tính thẩm mỹ cho toàn bộ ngôi nhà. Do đó, dù là làm mái dán hay lợp ngói thì gia chủ bạn hãy đưa ra lựa chọn phù hợp với ngôi nhà của mình. Trước khi lựa chọn một phương án phù hợp, gia chủ hãy cố gắng tham khảo của những bên chuyên môn, cụ thể là kiến trúc sư.

\>>> Xem thêm: 30+ thiết kế mái ngói được các gia chủ ứng dụng từ nhà ở quê đến nhà trên phố [P2]

Nguồn: VNE

Chia sẻ ngay câu chuyện của bạn tại đây để kết nối với cộng đồng yêu nhà đẹp trên nền tảng Happynest nhé.

Nếu đây là lần đầu bạn đăng bài, hãy tham khảo trước tài liệu này để hiểu rõ hơn về các thể loại bài đăng, tips giúp bài đăng được duyệt nhanh và thu hút sự chú ý nhất từ cộng đồng.

Mọi thắc mắc về việc đăng bài hoặc chỉnh sửa bài, xin vui lòng liên hệ địa chỉ email info@happynest.vn, hoặc phản hồi trực tiếp qua fanpage Happynest để được hỗ trợ và tư vấn kịp thời.

Chủ Đề