So sánh kế toán tài chính và kế toán ngân hàng

Kế toán tổng hợp ngân hàng và kế toán doanh nghiệp đều là những ngành nghề đang được rất nhiều người quan tâm, tìm hiểu. Ngân hàng và doanh nghiệp là những tổ chức kinh tế có đặc thù riêng, do vậy kế toán ở hai lĩnh vực này cũng có sự khác biệt. Vậy kế toán ngân hàng là công việc như thế nào và khác biệt gì so với kế toán doanh nghiệp? Các bạn hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé:

1. Kế toán tổng hợp ngân hàng là gì?

1.1. Khái niệm

Ngân hàng là một tổ chức tài chính, thực hiện các hoạt động huy động vốn: nhận tiền gửi và tín dụng cho vay giữa các tổ chức, cá nhân thặng dư vốn và thiếu vốn. Ngân hàng có nhiệm vụ mở tài khoản thanh toán, thực hiện các giao dịch nộp, rút tiền mặt, các dịch vụ thanh toán giữa các khách hàng, kinh doanh ngoại tệ. 

Còn kế toán ngân hàng là những người thực hiện công việc thu thập, ghi chép, tổng hợp các nghiệp vụ kinh tế phát sinh về hoạt động kinh doanh của ngân hàng, cung cấp thông tin phục vụ cho công tác quản lý hoạt động tiền tệ của ngân hàng.

1.2. Nghiệp vụ của kế toán ngân hàng

Kế toán ngân hàng có các nghiệp vụ cơ bản sau:

  • Nghiệp vụ ngân quỹ và thanh toán trong ngân hàng
  • Nghiệp vụ tín dụng và đầu tư tài chính
  • Nghiệp vu thanh toán và tín dụng quốc tế
  • Nghiệp vụ kế toán tài sản cố định và công cụ dụng cụ
  • Nghiệp vụ thanh toán vốn giữa các ngân hàng
  • Nghiệp vụ kinh doanh vàng, ngoại tệ, đá quý
  • Nghiệp vụ kế toán nguồn vốn chủ sở hữu
  • Nghiệp vụ kế toán thu nhập, chi phí, kết quả kinh doanh
  • Báo cáo tài chính, báo cáo kế toán

1.3. Đối tượng

Đối tượng của kế toán ngân hàng bao gồm:

  • Tài sản được phân theo hình thái biểu hiện và hiện trạng: tài sản có, sử dụng vốn, vốn.
  • Nguồn hình thành nên tài sản: nguồn vốn hoặc tài sản nợ.
  • Sự luân chuyển của tài sản…

1.4. Hệ thống tài khoản kế toán tổng hợp ngân hàng

Hệ thống tài khoản kế toán ngân hàng được ban hành theo Quyết định số 479/2004/QĐ-NHNN ngày 29/04/2004 của Ngân hàng Nhà Nước Việt Nam, được chia làm 9 loại như sau:

  • Loại 1: Vốn khả dụng và các khoản đầu tư
  • Loại 2: Hoạt động tín dụng
  • Loại 3: Tài sản cố định và tài sản có khác
  • Loại 4: Các khoản phải trả
  • Loại 5: Hoạt động thanh toán
  • Loại 6: Nguồn vốn chủ sở hữu
  • Loại 7: Thu Nhập
  • Loại 8: Chi Phí
  • Loại 9: Các tài khoản ngoài bảng cân đối kế toán
Kế toán ngân hàng khác biệt như nào với kế toán doanh nghiệp

2. Kế toán tổng hợp ngân hàng khác kế toán doanh nghiệp như thế nào?

Nhìn chung ngân hàng có thể được coi là một loại hình doanh nghiệp đặc thù, với mặt hàng kinh doanh là tiền tệ. Vì thế kế toán ngân hàng sẽ có sự khác biệt so với kế toán doanh nghiệp:

Tiêu chí Kế toán ngân hàng Kế toán doanh nghiệp
1. Nội dung – Tính toán, phản ánh, ghi chép thông qua những con số và quản lý toàn bộ các hoạt động, nghiệp vụ thuộc ngành ngân hàng. – Ghi chép, phản ánh tổng quát trên tài khoản, sổ kế toán, các báo cáo tài chính của doanh nghiệp.
2. Đối tượng Về tài sản:

– Tài sản lưu động: Quỹ tiền mặt, tiền gửi tại NHNN, tín phiếu, trái phiếu, chứng khoán đầu tư

– Tài sản cố định: nhà cửa, đồ vật kiến trúc.

Về tài sản:

– Tài sản lưu động: tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, nợ phải thu, hàng tồn kho,…

– Tài sản cố định: nhà xưởng, thiết bị, máy móc

Về nguồn hình thành: 

– Từ các giao dịch góp vốn, mua sắm, được biếu tặng, tự sản xuất.

Về nguồn hình thành:

– Vốn góp, vốn vay ngân hàng, lợi nhuận.

Nợ phải trả: 

– Là nghĩa vụ hiện tại phát sinh từ các giao dịch và sự kiện đã qua ngân hàng phải thanh toán.

Nợ phải trả:

– Bao gồm vay ngắn hạn, vay dài hạn, phải trả người bán, phải trả khác, mục đích để bổ sung vốn.

Vốn chủ sở hữu:

– Là giá trị vốn của ngân hàng gồm vốn điều lệ, thặng dư vốn cổ phần, quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ, cổ phiếu quỹ,.. được tính bằng sự chênh lệch giữa tài sản của ngân hàng và nợ phải trả.

Vốn chủ sở hữu:

– Là nguồn vốn ban đầu mà chủ sở hữu doanh nghiệp bỏ ra để thực hiện các hoạt động sản xuất, kinh doanh.. và có thể sẽ được bổ sung trong quá trình hoạt động.

Doanh thu:

– Thu từ hoạt động tín dụng, lãi tiền gửi, các dịch vụ ngân hàng, thu từ hoạt động kinh doanh ngoại hối và vàng, chênh lệch tỷ giá.

– Thu nhập khác gồm thanh lý nhượng bán TSCĐ, các khoản vốn được xử lý bằng dự phòng rủi ro.

Doanh thu:

– Thu từ hoạt động sản xuất kinh doanh hàng hóa, dịch vụ

– Doanh thu hoạt động tài chính: lãi gửi ngân hàng, tiền cổ tức, lợi nhuận được chia.

– Thu nhập khác từ thanh lý nhượng bán TSCĐ, thu phạt khách hàng vi phạm hợp đồng,…

Chi Phí:

– Chi trả lãi tiền gửi, chi phí phải trả lãi tiền vay, chi mua bán cổ phiếu, trái phiếu, chi phí hoạt động kinh doanh ngoại hối và vàng.

– Chi khác: chi thu hồi nợ khó đòi, chi thanh lý nhượng bán TSCĐ.

Chi Phí

– Chi giá vốn, CP bán hàng, CP quản lý doanh nghiệp.

– Chi phí tài chính: lãi vay phải trả,…

3. Đặc điểm – Phản ánh tình hình huy động vốn của các thành phần kinh tế trong xã hội, thông qua hình thức cho vay để bổ sung vốn.

– Lượng chứng từ lớn và phức tạp.

– Có tính giao dịch và xử lý nghiệp vụ ngân hàng.

– Căn cứ vào chứng từ gốc để ghi sổ sách, đảm bảo tính chính xác và hợp lý.

– Số liệu được thể hiện thông qua các biểu mẫu theo quy định của bộ tài chính: Báo cáo tài chính, báo cáo thuế.

4. Mục tiêu – Cung cấp số liệu tình hình kinh doanh của ngân hàng tới ban quản trị, khách hàng, nhà đầu tư, cơ quan thuế, kiểm toán. – Cung cấp số liệu tình hình kinh doanh của doanh nghiệp tới ban lãnh đạo, khách hàng, nhà đầu tư, cơ quan thuế, kiểm toán.
5. Nhiệm vụ – Phản ánh kịp thời các nghiệp vụ phát sinh tại ngân hàng theo đúng chuẩn mực và chế độ kế toán.

– Phân tích và tổng hợp số liệu kế toán cung cấp thông tin phục vụ cho việc tham mưu, đề xuất các giải pháp nhằm lãnh đạo hoạt động kinh doanh ngân hàng hiệu quả.

– Kiểm tra và giám sát chặt chẽ quá trình sử dụng vốn thông qua các khoản thu chi tài chính, quá trình sử dụng tài sản của ngân hàng nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn ở từng đơn vị ngân hàng

– Cung cấp thông tin cho NHTW và các cơ quan quản lý nhà nước khác

– Thực hiện công việc giao dịch với khách hàng một cách chính xác, nhanh chóng.

– Ghi chép, tính toán, phản ánh số liệu thực tế, tình hình luân chuyển và sử dụng tài sản, vật tư, tiền vốn.

– Kiểm tra, giám sát các khoản thu, chi phí tài chính, các nghĩa vụ thu, nộp, thanh toán nợ; kiểm tra việc quản lý, sử dụng tài sản và nguồn hình thành tài sản…

– Thu nhập xử lý thông tin, số liệu kế toán theo nội dung công việc.

– Cung cấp các số liệu, báo cáo tài chính của công ty cho ban lãnh đạo, cơ quan thuế, kiểm toán,…

6. Chứng từ Chứng từ kế toán ngân hàng được phân loại như sau:

– Theo chế độ Kế toán:

 + Hệ thống chứng từ kế toán trong ngân hàng bắt buộc: là hệ thống chứng từ do ngân hàng Nhà Nước ban hành.

+ Hệ thống chứng từ hướng dẫn: các ngân hàng được thiết lập một số đặc trưng riêng của chứng từ nhưng phải được Thống đốc ngân hàng nhà nước cho phép.

– Theo mục đích sử dụng và nội dung kinh tế: 

+ Chứng từ tiền mặt: Chứng từ liên quan thu chi tiền mặt.

+ Chứng từ chuyển khoản: chứng từ khách hàng lập để chuyển khoản.

– Theo địa điểm thiết  lập: 

+ Chứng từ nội bộ: Chứng từ của ngân hàng hoặc khách hàng lập.

+ Chứng từ bên ngoài: chứng từ do ngân hàng khác chuyển đến.

– Theo mức độ tổng hợp: 

+ Chứng từ đơn nhất: phản ánh 1 nghiệp vụ phát sinh.

+ Chứng từ tổng hợp: phản ánh nhiều nghiệp vụ phát sinh.

– Theo trình độ chuyên môn kỹ thuật: 

+ Chứng từ giấy: Chứng từ được lập trên giấy. 

+ Chứng từ điện tử: chứng từ dùng chuyển tiền hoặc thanh toán vốn giữa các ngân hàng.

– Theo công dụng và trình tự ghi sổ:

+ Chứng từ gốc: chứng từ ban đầu.

+ Chứng từ ghi sổ: do ngân hàng lập làm căn cứ ghi sổ kế toán.

+ Chứng từ liên hợp: chứng từ thể hiện 2 chức năng trên.

Chứng từ kế toán doanh nghiệp được phân loại như sau:

– Liên quan đến tiền mặt: Phiếu thu, phiếu chi.

– Liên quan đến tài khoản ngân hàng: Séc, ủy nhiệm chi, giấy báo nợ, báo có, sổ phụ ngân hàng.

– Liên quan đến lương: bảng chấm công, bảng thanh toán lương, hợp đồng lao động.

– Liên quan đến doanh thu: hợp đồng mua bán với khách, hóa đơn bán hàng, hóa đơn GTGT đầu ra, biên bản bàn giao hàng hóa, tờ khai hải quan,..

– Liên quan đến chi phí: hóa đơn GTGT đầu vào, hóa đơn mua hàng, hợp đồng mua hàng, biên bản giao nhận, tờ khai hải quan,…

– Các chứng từ khác như phiếu kế toán…

Qua bài viết trên đây, hi vọng các bạn có thể nắm được các thông tin cơ bản về công việc của kế toán tổng hợp ngân hàng, cũng như thấy được sự khác nhau giữa hai vị trí kế toán ngân hàng và kế toán doanh nghiệp. Cho dù các bạn lựa chọn làm kế toán cho đơn vị nào, thì năng lực chuyên môn cũng là yếu tố quan trọng giúp bạn thành công trong sự nghiệp.

Trung tâm đào tạo kế toán NewTrain với đội ngũ giảng viên lâu năm, được biết đến là một trong những trung tâm đào tạo kế toán uy tín nhất trên cả nước. Chúng tôi luôn là cầu nối giúp các bạn thêm đam mê nghề kế toán, củng cố kỹ năng, nghiệp vụ nghề nghiệp thông qua những khóa học kế toán thực hành.

Trung tâm sẵn sàng hỗ trợ các bạn online 24/7, offline Thứ 7 hàng tuần, có thể tư vấn cho các bạn mọi lúc, mọi nơi. 

Mời các bạn tham khảo các khóa học kế toán tổng hợp của chúng tôi qua các kênh thông tin sau:

  • Hotline: 0987 218 822
  • Email:
  • Website: newtrain.edu.vn

Video liên quan

Chủ Đề