So sánh nguyên đơn dân sự với người bị hại năm 2024

BLTTHS năm 2015 đã sửa đổi, bổ sung một số quy định về đương sự trong vụ án hình sự nhằm tháo gỡ vướng mắc, bảo đảm cho đương sự thực hiện tốt quyền, nghĩa vụ của mình khi tham gia tố tụng.

Về thuật ngữ

Theo BLTTHS năm 2003 (Điều 59) thì đương sự có thể là người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án. Trong khi đó, theo điểm g khoản 1 Điều 4 BLTTHS năm 2015 quy định đương sự chỉ gồm nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án hình sự.

Về nguyên đơn dân sự (Điều 63)

Kế thừa quy định của BLTTHS năm 2003, khoản 1 Điều 63 BLTTHS năm 2015 định nghĩa: “Nguyên đơn dân sự là cá nhân, cơ quan, tổ chức bị thiệt hại do tội phạm gây ra và có đơn yêu cầu bồi thường thiệt hại”. Theo đó, nguyên đơn dân sự có thể là cá nhân bị thiệt hại về thể chất, tinh thần, tài sản hoặc cơ quan, tổ chức bị thiệt hại về tài sản, uy tín do tội phạm gây ra và có đơn yêu cầu bồi thường thiệt hại.

Tuy cùng là cá nhân, cơ quan, tổ chức bị thiệt hại do tội phạm gây ra, nhưng giữa nguyên đơn dân sự và bị hại lại có những điểm khác nhau như sau:

- Nguyên đơn dân sự chỉ là cá nhân, cơ quan, tổ chức bị thiệt hại do tội phạm gây ra, còn bị hại là cá nhân, cơ quan, tổ chức bị thiệt hại do tội phạm gây ra hoặc đe dọa gây ra.

- Cùng bị thiệt hại về thể chất, tinh thần, tài sản do tội phạm gây ra nhưng khác với bị hại, thiệt hại của nguyên đơn dân sự không phải là đối tượng tác động của tội phạm.

- Cá nhân, cơ quan, tổ chức bị thiệt hại do tội phạm gây ra phải có đơn yêu cầu bồi thường thiệt hại, thì mới được cơ quan tiến hành tố tụng xác định là nguyên đơn dân sự, còn đối với bị hại, dù có hay không có đơn yêu cầu, họ vẫn được cơ quan tiến hành tố tụng xác định là bị hại.

So với Điều 52 BLTTHS năm 2003, Điều 63 BLTTHS năm 2015 đã bổ sung cho nguyên đơn dân sự hoặc đại diện của họ một số quyền nhằm để họ bảo vệ tốt hơn quyền, lợi ích hợp pháp của mình:

- Được thông báo, giải thích quyền và nghĩa vụ quy định tại Điều 63 BLTTHS 2015;

- Đưa ra chứng cứ;

- Trình bày ý kiến về chứng cứ, tài liệu, đồ vật liên quan và yêu cầu người có thẩm quyền tiến hành tố tụng kiểm tra, đánh giá;

Bị hại và nguyên đơn dân sự đều là người tham gia tố tụng trong vụ án hình sự. Quyền lợi của họ đều bị hành vi phạm tội xâm phạm đến. Do sự giống nhau đó nên trên thực tế thường có sự nhầm lẫn giữa hai đối tượng này. Vậy Sự khác nhau giữa bị hại và nguyên đơn dân sự trong vụ án hình sự là gì? Phân biệt như thế nào? Hãy cùng Luật sư 247 tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này nhé.

Căn cứ pháp lý

  • Bộ luật tố tụng hình sự 2015

Bị hại trong vụ án hình sự là ai?

Theo Khoản 1 Điều 62 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 (BLTTHS):

Bị hại là cá nhân trực tiếp bị thiệt hại về thể chất, tinh thần, tài sản hoặc là cơ quan, tổ chức bị thiêt hại về tài sản, uy tín do tội phạm gây ra hoặc đe dọa gây ra.

Khoản 2 Điều 62 BLTTHS 2015 quy định về quyền của bị hại, bao gồm các QUYỀN cơ bản như:

  • Có quyền đưa ra chứng cứ, tài liệu, đồ vật, yêu cầu
  • Yêu cầu thay đổi người tiến hành tố tụng
  • Trình bày ý kiến, tham gia phiên tòa, đề nghị hình phạt, mức bồi thường thiệt hại
  • Được thông báo kết quả điều tra, giải quyết vụ án
  • Yêu cầu giám định, định giá tài sản theo quy định của pháp luật
  • Tự bảo vệ hoặc nhờ người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho mình;
  • Yêu cầu cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng bảo vệ tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tài sản, quyền và lợi ích hợp pháp khác của mình, người thân thích của mình khi bị đe dọa
  • Kháng cáo bản án, quyết định của Tòa án;
  • Khiếu nại quyết định, hành vi của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng.

Đồng thời, trong quá trình giải quyết vụ án, bị hại có NGHĨA VỤ:

  • Có mặt theo giấy triệu tập của người có thẩm quyền tiến hành tố tụng
  • Chấp hành quyết định, yêu cầu của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng

Nguyên đơn dân sự trong vụ án hình sự là ai?

Theo Khoản 1 Điều 62 Bộ BLTTHS 2015:

Nguyên đơn dân sự là cá nhân, cơ quan, tổ chức bị thiệt hại do tội phạm gây ra và có đơn yêu cầu bồi thường thiệt hại.

Nguyên đơn dân sự có các QUYỀN cơ bản sau đây:

  • Có quyền đưa ra chứng cứ, tài liệu, đồ vật, yêu cầu
  • Được thông báo kết quả điều tra, giải quyết vụ án
  • Yêu cầu giám định, định giá tài sản theo quy định của pháp luật
  • Đề nghị thay đổi người có thẩm quyền tiến hành tố tụng, người giám định, người định giá tài sản, người phiên dịch, người dịch thuật
  • Đề nghị mức bồi thường thiệt hại, biện pháp bảo đảm bồi thường
  • Tham gia phiên tòa và trình bày ý kiến, đề nghị
  • Khiếu nại quyết định hành vi tố tụng của cơ quan, người tiến hành tố tụng
  • Kháng cáo bản án, quyết định của tòa án

Đồng thời, nguyên đơn dân sự phải có các NGHĨA VỤ sau:

  • Có mặt theo giấy triệu tập của người có thẩm quyền tiến hành tố tụng
  • Trình bày trung thực những tình tiết liên quan đến việc bồi thường thiệt hại
  • Chấp hành quyết định, yêu cầu của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng

Sự khác nhau giữa bị hại và nguyên đơn dân sự trong vụ án hình sự là gì?

Về thiệt hại xảy ra

+ Bị hại: bị thiệt hại về thể chất, tinh thần, tài sản (nếu là cá nhân); tài sản, uy tín (nếu là cơ quan, tổ chức).

+ Nguyên đơn dân sự: Chỉ bị thiệt hại về tài sản.

Về mối quan hệ giữa hành vi phạm tội và thiệt hại xảy ra?

+ Bị hại bị thiệt hại TRỰC TIẾP từ hành vi phạm tội. Mục đích của người phạm tội là trực tiếp gây ra thiệt hại cho chủ thể này.

Ví dụ: A trộm cắp tài sản của cơ quan X và bị khởi tố. Theo quy định của BLTTHS 2015 thì X là bị hại trong vụ án hình sự.

+ Nguyên đơn dân sự bị thiệt hại GIÁN TIẾP từ hành vi phạm tội. Mục đích của người phạm tội không nhằm trực tiếp gây ra thiệt hại cho chủ thể này.

Ví dụ: A đánh B tại trụ sở cơ quan X. Hậu quả làm B bị thương còn cơ quan X cũng bị hư hỏng một số tài sản. Trong trường hợp này B là bị hại còn cơ quan X là nguyên đơn dân sự nếu có đơn yêu cầu bồi thường thiệt hại.

Mời bạn xem thêm

  • Hướng dẫn thủ tục khởi kiện đòi bồi thường thiệt hại
  • Căn cứ khởi tố vụ án hình sự theo quy định của pháp luật?
  • Yếu tố ảnh hưởng tới kết quả lấy lời khai của bị hại?

Trên đây là tư vấn của Luật sư 247 về nội dung vấn đề ” Sự khác nhau giữa bị hại và nguyên đơn dân sự trong vụ án hình sự?” Hy vọng rằng các kiến thức trên có thể giúp ích cho bạn trong công việc và cuộc sống. Nếu có thắc mắc cần thêm sự tư vấn và giúp đỡ hãy liên hệ 0833102102.

Câu hỏi thường gặp

Tội phạm là gì?

Tội phạm là hành vi gây nguy hiểm cho xã hội và chịu các hình phạt theo quy định của bộ luật hình sự.

Vụ án hình sự là gì?

Vụ án hình sự là vụ việc có dấu hiệu tội phạm đã được quy định trong Bộ luật hình sự và đã được cơ quan điều tra ra lệnh khởi tố vụ án để tiến hành điều tra, truy tố, xét xử theo các trình tự, thủ tục đã được quy định ở Bộ luật tố tụng hình sự.

Chứng cứ trong vụ án hình sự là gì?

Điều 86 BLTTHS năm 2015 quy định: “Chứng cứ là những gì có thật được thu thập theo trình tự, thủ tục do Bộ luật này quy định, được dùng làm căn cứ để xác định có hay không có hành vi phạm tội, người thực hiện hành vi phạm tội và những tình tiết khác có ý nghĩa trong việc giải quyết vụ án”