Số sánh quỹ tín dụng nhân dân và ngân hàng

Theo giải thích tại Điều 4 Luật Các tổ chức tín dụng 2010, sửa đổi năm 2017, ngân hàng là loại hình tổ chức tín dụng có thể thực hiện tất cả các hoạt động ngân hàng theo quy định của Luật này.

Tùy tính chất và mục tiêu hoạt động, ngân hàng bao gồm các loại hình: Ngân hàng thương mại, ngân hàng chính sách và ngân hàng hợp tác xã. Cụ thể:

- Ngân hàng thương mại là loại hình được thực hiện tất cả các hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác theo quy định của Luật Các tổ chức tín dụng này nhằm mục tiêu lợi nhuận. 

- Ngân hàng chính sách là ngân hàng do Chính phủ thành lập nhằm thực hiện các chính sách kinh tế - xã hội của Nhà nước và hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận [theo Điều 17 Luật Các tổ chức tín dụng].

- Ngân hàng hợp tác xã là ngân hàng của các quỹ tín dụng nhân dân và do các quỹ này cùng với một số pháp nhân góp vốn thành lập theo quy định của Luật này nhằm mục tiêu là liên kết hệ thống, hỗ trợ tài chính, điều hòa vốn trong hệ thống các quỹ tín dụng nhân dân là chủ yếu.

Hiện nay, ngân hàng thương mại là loại hình ngân hàng phổ biến nhất tại Việt Nam. Các hoạt động của ngân hàng thương mại được quy định tại Mục 2 Chương IV Luật Các tổ chức tín dụng.

Trong đó, ngân hàng thương mại thực hiện các hoạt động ngân hàng là:

- Nhận tiền gửi không kỳ hạn, có kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm và các loại tiền gửi khác.

- Phát hành chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu, trái phiếu, tín phiếu để huy động vốn.

-Cấp tín dụng dưới các hình thức là:

+ Cho vay;

+ Chiết khấu, tái chiết khấu công cụ chuyển nhượng và giấy tờ có giá khác;

+ Bảo lãnh ngân hàng;

+ Phát hành thẻ tín dụng;

+ Bao thanh toán trong nước; bao thanh toán quốc tế đối với các ngân hàng được phép thực hiện thanh toán quốc tế;

+ Các hình thức cấp tín dụng khác sau khi được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận.

- Mở tài khoản thanh toán cho khách hàng.

- Cung ứng các phương tiện thanh toán.

- Cung ứng các dịch vụ thanh toán như:

+ Thanh toán trong nước: Séc, lệnh chi, ủy nhiệm chi, ủy nhiệm thu, nhờ thu, thư tín dụng, thẻ ngân hàng, dịch vụ thu hộ và chi hộ;

+ Thanh toán quốc tế và các dịch vụ thanh toán khác sau khi được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận.

Ngoài hoạt động ngân hàng thì ngân hàng thương mại còn được thực hiện các hoạt động khác như:

- Vay vốn của Ngân hàng Nhà nước, các tổ chức tín dụng, tổ chức tài chính.

- Mở tài khoản tại Ngân hàng Nhà nước, tổ chức tín dụng khác, ở nước ngoài theo quy định của pháp luật về ngoại hối.

- Tổ chức và tham gia các hệ thống thanh toán.

- Góp vốn, mua cổ phần.

- Tham gia thị trường tiền tệ.

- Kinh doanh, cung ứng dịch vụ ngoại hối và các sản phẩm phái sinh.

- Nghiệp vụ ủy thác và đại lý.

- Các hoạt động kinh doanh khác như dịch vụ quản lý tiền mặt, tư vấn ngân hàng, tài chính, đầu tư; các dịch vụ quản lý, bảo quản tài sản, cho thuê tủ, két an toàn; mua, bán trái phiếu; môi giới tiền tệ; lưu ký chứng khoán, kinh doanh vàng...

So sánh ngân hàng và công ty tài chính [Ảnh minh họa]

2. Công ty tài chính là gì? Thực hiện những hoạt động nào?

Căn cứ Điều 4 Luật Các tổ chức tín dụng, công ty tài chính là một trong 03 mô hình tổ chức tín dụng phi ngân hàng, bao gồm công ty tài chính, công ty cho thuê tài chính và các tổ chức tín dụng phi ngân hàng khác.

Theo đó, công ty tài chính là tổ chức tín dụng phi ngân hàng được thực hiện một hoặc một số hoạt động ngân hàng theo quy định của Luật này, trừ các hoạt động nhận tiền gửi của cá nhân và cung ứng các dịch vụ thanh toán qua tài khoản của khách hàng.

Mục 3 Chương IV Luật Các tổ chức tin dụng quy định về hoạt động của các công ty tài chính như sau:

- Công ty tài chính được thực hiện một số hoạt động ngân hàng như:

+ Nhận tiền gửi của tổ chức;

+ Phát hành chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu, trái phiếu, tín phiếu để huy động vốn của tổ chức;

+ Vay vốn của Ngân hàng Nhà nước, các tổ chức tín dụng, tổ chức tài chính trong nước và nước ngoài theo quy định của pháp luật;

+ Cho vay, bao gồm vay trả góp, cho vay tiêu dùng;

+ Bảo lãnh ngân hàng;

+ Chiết khấu, tái chiết khấu công cụ chuyển nhượng, các giấy tờ có giá khác;

+ Phát hành thẻ tín dụng, bao thanh toán, cho thuê tài chính và các hình thức cấp tín dụng khác sau khi được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận.

- Ngoài ra, công ty tài chính cũng được mở tài khoản tại Ngân hàng Nhà nước và các ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài; góp vốn, mua cổ phần; thực hiện các hoạt động kinh doanh khác như:

+ Tham gia thị trường tiền tệ; mua, bán, bảo lãnh trái phiếu;

+ Đại lý phát hành trái phiếu, cổ phiếu và các loại giấy tờ có giá khác;

+ Kinh doanh, cung ứng dịch vụ ngoại hối theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.

+ Làm đại lý kinh doanh bảo hiểm. 

+ Tư vấn ngân hàng, tài chính, đầu tư.

+ Quản lý, bảo quản tài sản của khách hàng...  
 

3. So sánh ngân hàng và công ty tài chính

Dựa vào các quy định về hoạt động của ngân hàng và công ty tài chính, có thể thấy cả hai đều có rất nhiều hoạt động tương đồng, trong đó công ty tài chính cũng được thực hiện hầu hết các hoạt động ngân hàng phổ biến như cho vay, nhận tiền gửi, phát hành trái phiếu...

Tuy nhiên, phạm vi hoạt động nghiệp vụ của công ty tài chính bị pháp luật giới hạn hơn so với ngân hàng. Đồng thời, công ty tài chính không được thực hiện các hoạt động nhận tiền gửi của cá nhân và cung ứng các dịch vụ thanh toán qua tài khoản của khách hàng.

Bên cạnh đó, khi so sánh về mức vốn pháp định thì vốn pháp định của ngân hàng cao hơn của Công ty tài chính rất nhiều. Cụ thể, Điều 2 Nghị định 86/2019/NĐ-CP quy định vốn pháp lệnh của các tổ chức tín dụng như sau:

- Ngân hàng thương mại: 3.000 tỷ đồng.

- Ngân hàng chính sách: 5.000 tỷ đồng.

- Ngân hàng hợp tác xã: 3.000 tỷ đồng.

- Chi nhánh ngân hàng nước ngoài: 15 triệu đô la Mỹ.

- Công ty tài chính: 500 tỷ đồng.

- Công ty cho thuê tài chính: 150 tỷ đồng.

- Tổ chức tài chính vi mô: 05 tỷ đồng.

- Quỹ tín dụng nhân dân hoạt động trên địa bàn một xã: 0,5 tỷ đồng.

- Quỹ tín dụng nhân dân hoạt động trên địa bàn một phường hoặc liên xã, liên xã phường, liên phường: 01 tỷ đồng.

Trên đây là một số thông tin về: Ngân hàng và công ty tài chính khác nhau như thế nào? Nếu bạn đọc có vướng mắc hãy gọi đến tổng đài 1900.6192  để được tư vấn.

>> Mất bao lâu để được xóa lịch sử nợ xấu trên hệ thống CIC?

Hiểu đúng mặt tích cực của quỹ tín dụng

Bản thân quỹ tín dụng nếu hoạt động đúng nghĩa theo mô hình hợp tác xã thì tính an toàn được nâng cao lên rất nhiều.

Từ vụ giám đốc một quỹ tín dụng nhân dân [QTDND] ở Đồng Nai “ôm” cả chục tỉ đồng của quỹ đi xuất cảnh, TS Đinh Thế Hiển, chuyên gia tài chính-ngân hàng, cho rằng: “Mọi người không nên vì vụ này mà quá băn khoăn về hiệu quả hoạt động của các QTDND. Khi được hoàn thiện tất cả các mặt hoạt động thì QTDND sẽ có vai trò rất lớn trong việc đẩy lùi nạn tín dụng đen, đồng thời lấp đầy những khoảng trống mà ngân hàng thương mại [NHTM] không thể đáp ứng được”.

Góp phần đẩy lùi nạn tín dụng đen

. Phóng viên: Hiện nay có hàng ngàn QTDND đang hoạt động với số người tham gia gửi tiền rất lớn. Ông có nhận xét gì về hoạt động của các QTD, nhất là về tính an toàn?

TS Đinh Thế Hiển

+ TS Đinh Thế Hiển: Tên QTDND thoạt nghe có vẻ xa lạ vì quy mô của nó rất nhỏ so với các NHTM và chủ yếu phân bổ ở những địa bàn dân cư xa TP. Thế nhưng hệ thống QTD này tồn tại từ rất lâu và là nguồn cung cấp tín dụng rất tốt cho hàng triệu người dân ở nông thôn, đặc biệt là ở những vùng nuôi tôm, cá, trồng cây ăn trái, nuôi bò, heo...

Đối với phần lớn nhu cầu vay ngắn hạn với số tiền chỉ vài chục triệu đồng, vai trò của QTD góp phần tích cực trong việc đẩy lùi nạn tín dụng đen.

Hơn nữa, với lợi thế là nắm khá rõ khả năng chi trả, uy tín của từng cá nhân đi vay, chi phí hoạt động thấp, tính năng động cao… nên QTD được xem như là “vùng trũng” mà nhiều NHTM chưa thể thâm nhập vào, song lại đáp ứng rất tốt cho nhu cầu của người dân ở nông thôn.

Về bản chất thì chỉ có hội viên cùng lĩnh vực, cùng ngành nghề sống cùng địa bàn mới có quyền được hùn vốn và vay tiền từ QTD cho nên tính an toàn của quỹ khá tốt.

Người dân đang đối chiếu hồ sơ, chứng từ, hóa đơn… liên quan đến khoản tiền gửi tại Quỹ tín dụng nhân dân Thái Bình ở Đồng Nai. Ảnh: VŨ HỘI


Quản trị tốt để hạn chế rủi ro

. Theo ông, khi muốn gửi tiền vào các QTD, người dân cần làm gì để giảm thiểu rủi ro, thay vì chỉ quan tâm đến lãi suất cao hay thấp như hiện nay?

+ Đã gọi là nền kinh tế thị trường thì ai cũng phải học cách chấp nhận thất bại, chấp nhận rủi ro. Bản thân QTD nếu hoạt động đúng nghĩa theo mô hình hợp tác xã, người quản lý quỹ do xã viên “chọn mặt gửi vàng”, có chuyên môn nghiệp vụ tốt, minh bạch thông tin để các thành viên trong quỹ biết rõ tình hình kinh doanh, tài chính của người vay thì tính an toàn đã được nâng cao lên rất nhiều. Điều đó cũng đồng nghĩa với việc quyền lợi của người gửi tiền được bảo đảm.

Điểm khác biệt của quỹ tín dụng

QTDND cũng hoạt động tương đối giống như các ngân hàng nhưng khác biệt ở chỗ: QTD chỉ được huy động vốn từ hội viên và cũng chỉ được phép cho vay đối với các hội viên của quỹ đó mà thôi chứ không được cho vay ra bên ngoài.

Ngoài ra, nguồn vốn của QTD thừa, thiếu sẽ do ngân hàng hợp tác xã [trước đây gọi là QTDND trung ương] có vai trò điều hòa vốn từ người thừa sang người thiếu.

TS CẤN VĂN LỰC, chuyên gia tài chính

Ngoài ra, để tăng cường hoạt động của QTD, có thể học tập theo mô hình cho vay của Bangladesh. Đó là quy định người vay phải được sự bảo lãnh của 3-4 người có tiền gửi trong quỹ để chịu trách nhiệm, cam kết sử dụng nguồn tiền vay đúng mục đích.

. Thực tế cho thấy việc vận hành cũng như hành lang pháp lý với các quỹ vẫn còn một số bất cập, dễ bị lợi dụng. Cách nào để khắc phục lỗ hổng này? Cơ quan chức năng cần làm gì để bảo vệ người gửi tiền?

+ Một trong những bất cập dễ nhận thấy nhất là hệ thống QTD chưa có hệ thống quản lý và kiểm soát thông tin khách hàng như NHTM. Do đó vẫn xảy ra trường hợp một khách hàng đồng thời có thể vay vốn từ NHTM lẫn QTD trên địa bàn dù không có khả năng chi trả.

Để khắc phục, Ngân hàng Nhà nước [NHNN] cần có những hỗ trợ về nghiệp vụ quản trị rủi ro, kết nối về lịch sử tín dụng của cá nhân chứ như bây giờ thông tin khách hàng bị “cắt khúc”, không kết nối. Trong khi đây là mô hình tốt vì tính năng động, có tính địa phương là rất tốt, thay cho những dây hụi, vay nóng.

. Xin cám ơn ông.


Bảo đảm quyền lợi của người gửi tiền

Theo ông Nguyễn Văn Hưng, Phó Chánh Thanh tra phụ trách cơ quan Thanh tra giám sát NHNN, NHNN đang theo dõi và chỉ đạo rất sát sao đối với NHNN Chi nhánh tỉnh Đồng Nai để giải quyết vụ việc.

Trong trường hợp cần thiết, NHNN Chi nhánh tỉnh Đồng Nai sẽ có những biện pháp xử lý thông qua nguồn vốn cho vay hỗ trợ thanh khoản trong hệ thống QTDND và các biện pháp cần thiết khác để bảo đảm quyền lợi hợp pháp của người dân gửi tiền.

Cũng theo ông Hưng, về nguyên tắc, ai làm sai người đó sẽ phải chịu trách nhiệm trước pháp luật. Từ trước tới nay hoạt động của các ngân hàng nói chung và QTD nói riêng đều phải chặt chẽ, tuân thủ mọi quy định của pháp luật. Qua đó, các quỹ được bảo đảm hoạt động kinh doanh tốt, có nguồn tiền trả cho các hội viên, bởi nguồn thu chính của QTD chủ yếu chỉ dựa vào tiền gửi.


Theo Thùy Linh [Pháp luật TP HCM]

Video liên quan

Chủ Đề