So sánh tương phản là gì

ĐOẠN VĂN NHÂN QUẢ VÀ ĐOẠN VẤN ĐÁP
1. Đoạn nhân quả.

a.Trình bày nguyên nhân trước, chỉ ra kết quả sau.

Đoạn văn có kết cấu hai phần, phần trước trình bày nguyên nhân, phần sau trình bày kết quả của sự việc, hiện tượng, vấn đề,

Ví dụ 1 : Đoạn văn nhân quả, nội dung nói về chi tiết Vũ Nương sống lại dưới thuỷ cung trong Chuyện người con gái Nam Xương của Nguyễn Dữ:

Câu chuyện lẽ ra chấm hết ở đó nhưng dân chúng không chịu nhận cái tình thế đau đớn ấy và cố đem một nét huyền ảo để an ủi ta[1]. Vì thế mới có đoạn hai, kể chuyện nàng Trương xuống thuỷ cung và sau lại còn gặp mặt chồng một lần nữa[2].

Ví dụ 2: Đoạn văn nhân quả, nội dung nói tới lời khuyên về lòng biết ơn của con cái với cha mẹ trong một bài ca dao:

Núi Thái Sơn là núi cao nhất, đồ sộ nhất, vững chãi nhất ở Trung Quốc, cũng như tình cha mạnh mẽ, vững chắc[1]. Chính người đã dạy dỗ hướng cho ta về lẽ phải và truyền thêm cho ta sức mạnh để bay vào cuộc sống[2]. Và thông qua hình tượng nước trong nguồn, dòng nước tinh khiết nhất, mát lành nhất, dạt dào mãi chẳng bao giờ cạn, ta cảm nhận ró được tình yêu của mẹ mới thật ngọt ngào, vô tận và trong lành biết bao nhiêu[3]. Từ những hình ảnh cụ thể ấy mà ta có thể thấy được ý nghĩa trừu tượng về công cha nghĩa mẹ[4]. Công ơn đó, ân nghĩa đó to lớn sâu nặng xiết bao; chính vì vậy mà chỉ có những hình tượng to lớn bất diệt của thiên nhiên kì vĩ mới sánh bằng[5].Vì thế mà người xưa mới khuyên nhủ chúng ta phải làm tròn chữ hiếu, để bù đắp phần nào nỗi cực nhọc, cay đắng của cha mẹ đã phải trải qua vì ta[6].

Mô hình đoạn văn: Ý tưởng của đoạn văn là giải thích ý nghĩa câu ca dao. Sáu câu trên giải thích nghĩa đen, nghĩa bóng của hình ảnh trong câu ca dao, nêu nguyên nhân. Câu 6 là kết luận về lời khuyên, nêu kết quả

b. Chỉ ra kết quả trước, trình bày nguyên nhân sau.

Đoạn văn có kết cấu hai phần. Phần đầu nêu kết quả, phần sau nêu nguyên

nhân.

Ví dụ: Đoạn văn nhân quả, nội dung nói về lòng hiếu nghĩa của Kiều trong lúc lưu lạc:

Chính trong hoàn cảnh lưu lạc quê người của nàng ta mới thấy hết được tấm lòng chí hiếu của người con gái ấy[1]. Nàng biết sẽ còn bao cơn cát dập sóng vùi nhưng nàng vẫn chỉ lo canh cánh lo cho cha mẹ thiếu người đỡ đần phụng dưỡng vì hai em còn sân hoè đôi chút thơ ngây[2]. Bốn câu mà dùng tới bốn điển tích người tựa cửa, a và có chiều sâu nhưng cũng không kém phần chân thực[4].quạt nồng ấp lạnh, sân lai, gốc tử[3]. Nguyễn Du đã làm cho nỗi nhớ của Kiều đậm phần trang trọng, thiết th

Mô hình đoạn văn: Ý tưởng của đoạn bình về lòng hiếu của Kiều. Câu 1 nêu kết quả, ba câu còn lại nêu nguyên nhân

2. Đoạn vấn đáp

Đoạn văn vấn đáp là đoạn văn có kết cấu hai phần, phần đầu nêu câu hỏi, phần sau trả lời câu hỏi. Nội dung hỏi đáp chính là chủ đề của đoạn văn. Trong kiểu kết cấu này, phần sau có thể để người đọc tự trả lời.

Ví dụ: Đoạn văn vấn đáp, nội dung nói về cái hồn dân tộc trong bài Ông đồ của Vũ Đình Liên:

Cứ đọc kĩ mà xem, sẽ thấy cái xót xa thấm đậm quay cuồng trong câu hỏi cuối: Những người muôn năm cũ, những người ấy là những tâm hồn đẹp thanh cao bên câu đối đỏ của ông đồ, hay những ông đồ trên phố phường Hà Nội xưa[1]? Tôi nghĩ là cả hai[2]. Thắc mắc của tác giả rất có lí, và chính vì có lí nên nó thật tàn nhẫn và đau lòng[3]. Những cái đẹp cao quý sâu kín, cái đẹp của hồn người Hà Nội, cái đẹp của hồn Việt Nam cứ ngày càng mai một, càng bị cuộc sống với những quy tắc rất thực tế lấn át, chà đạp và xô đẩy sang lề đường để rồi biến mất như ông đồ già kia, và có lẽ sẽ mãi mãi không còn nếu như không có những Vũ Đình Liên đáng khâm phục[4]. Hồn ở đâu bây giờ[5]? Câu hỏi ấy là tiếng chuông cảnh tỉnh người đọc ở mọi thế hệ mọi thời đại, thức dậy những gì sâu xa đã bị lãng quên, chon vùi dưới cuộc sống ồn ào náo nhiệt[6]. Làm sao để tìm lại cái hồn thanh cao cho mỗi con người Việt Nam, để khôi phục lại cái hồn cho cả dân tộc, đó là điều nhà thơ Vũ Đình Liên muốn nhắn gửi chúng ta[7].

Mô hình đoạn văn: Ý tưởng của đoạn văn là giải thích và bình về hai câu thơ. Phần nêu câu hỏi là câu 1, phần trả lời là câu 2,3,4.

Video liên quan

Chủ Đề